Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Hán Tộc, từ nhục nhã đến niềm tự hào.

Trung Quốc (中国) mà dân tộc chiếm đại đa số là Hán Tộc. dân tộc Hán cùng với Mãn, Mông, Hồi, Tạng cùng các dân tộc nhỏ khác hợp thành người Trung Quốc (中国人). Cũng giống như ở Việt Nam ta có dân tộc Kinh, Khme, Mường,... Nhưng tuyệt nhiên dân tộc Kinh chắc chắn là đại diện cho người Việt, tương tự như bên Trung Quốc, người ta nói đến người Trung Quốc thì tức là đang nói tới người Hán.
Sau 1 thiên niên kỷ huy hoàng, Đế Quốc Trung Hoa của Hán tộc từ Tần, Hán, Tấn, Tuỳ, Đường là những niềm tự hào của Trung Hoa. Một thế lực hùng mạnh cát cứ ở phía Đông. Với các thành tích như diệt Hung Nô, hiếp dâm Giao Chỉ (Bắc Việt), hút máu Triều Tiên, Nhật Bản thì do có Đại dương che chở nên họ nằm ngoài tầm ảnh hưởng Trung Hoa nhưng vẫn cử người tới học tập văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên tới thời Tống thì Trung Hoa bắt đầu suy. Tống lần lượt bị Khiết Đan, Tây Hạ, Kim Quốc uy hiếp. Dương gia tướng đời đời trung liệt, toàn là quả phụ, truyền tới đời thứ 5 thì quy ẩn. Anh Đại Việt nhỏ bé phía nam kia cũng đánh không nổi.
Người ta vẫn nói văn hoá Trung Hoa có sức đồng hoá cực mạnh, lần lượt đồng hoá các dân tộc Hồ phía bắc như Mãn, Khiết Đan, Đảng Hạng (Tây Hạ) nhưng không đồng hoá nổi người Việt ở phía Nam. Xin lật bài như sau: Người Việt Đã bị đồng hoá cũng như các dân tộc Hồ phương bắc thôi, nhưng Việt may mắn hơn, đã thoát ra ngoài được sự kiềm toả của Trung Hoa, lây giống với người Chăm, người Khơ me phía nam (Miền Trung và Miền Nam Việt Nam hiện nay) rồi tạo ra 90 triệu người Việt hiện nay. ngôn ngữ, phát âm cũng khác, tuy nhiên do Việt tộc là dân tộc đi chinh phục, nên mọi thứ phải theo tục người Việt. Mặt khác dân tộc Việt có thêm các phong tục tạp quán, lễ hội, văn hoá của các dân tộc thiểu số bị chinh phục kia. Trong lịch sử, người Việt chưa bao giờ bị các dân tộc Chăm, Khơ me chinh phục, nên người Việt hấp thụ văn hoá của dân tộc nhỏ hơn, biến nó thành cái của mình là lẽ tất nhiên, là bình thường.
Trung Hoa thì khác. Trung Hoa đời Tống đất đai chỉ là cái bản thổ phía đông, bị mất vùng Bắc Kinh trở về bắc, không có Tây Tạng, không có Vân Nam (Đại Lý), không có vùng Tân Cương của người Hồi. Tống triều là của người Hán, người Hán lần lượt bị người Kim (Nữ Chân) chinh phục và cai trị miền bắc. Sau đó tới lượt người Mông cổ hiếp dâm toàn bộ Trung Hoa. Người Kim và người Mông cổ đã mang văn hoá mới vào Trung Hoa, thứ tiếng nói mới, các cư dân miền bắc dần dần phát âm theo kiểu người Kim/Mông Cổ nói tiếng Hán. Như vậy, mặc dù Chữ Hán vẫn được dùng, nhưng khẩu âm của người Hán đã bị đồng hoá cùng với người Kim,Mông Cổ phương bắc. Tới thời Minh, người Hán độc lập và khôi phục nền văn hoá của người Hán không lâu thì ông con Chu Đệ dẫy binh làm phản, Chú cướp ngôi của Cháu, đặt luôn kinh đô ở Bắc Kinh hiện nay, coi phát âm của Bắc Kinh làm âm chuẩn cho cả nước. Lâu dần, kiểu phát âm miền bắc lan toả ra khắp bình nguyên hoa bắc. Đến khi người Mãn lúc này là nhà Thanh một lần nữa chinh phục Trung Hoa, kiến đô ở Bắc Kinh, thì tiếng nói theo phong cách của người Mãn nói tiếng Hán đã lan toả khắp Trung Hoa, khẩu âm mà nãy giờ tôi nói tới đó chính là "Quan thoại" nghĩa là tiếng nói của các quan nhân trong triều, các quan nhân trong triều chính là người Mãn, triều đại nhà Thanh. Và Mandarin (滿大人) chính là tiếng quan thoại được sử dụng ở Trung Quốc hiện nay. Người Hán thời nhà Thanh vẫn tự cảm thấy nhục nhã do bị cai trị, bị bắt cạo đầu thắt bím, bị mất nước, nào là phản Thanh phục Minh, nào là Thiên địa hội,... tất cả đều chỉ muốn đánh đuổi ngoại tộc Mãn Châu ra khỏi bờ cõi. "Mandarin" có nghĩa là "Mãn Đại Nhân" - một cách gọi đầy nhục nhã cho dân tộc Hán thời đó.
Đồng ý là Hán tự có sức đồng hoá rất cao, nhưng tiếng nói thì rất dễ bị ảnh hưởng. Có lẽ chỉ cần truyền tới đời thứ 3 thì người bị cai trị sẽ nói thứ tiếng gần giống với người bị trị, trong khi Hán tộc bị người Kim và Mông cổ đô hộ 242 năm từ 1126 đến 1368. Bị người Mãn đô hộ gần 3 trăm năm từ 1644 đến 1912. Thử hỏi họ trải qua mấy đời. Có thể nói, về khẩu âm, người Hán không đồng hoá được người Kim/Mông/Mãn mà là hoà hợp với các dân tộc đó cho ra thứ khẩu âm mới chính là tiếng "Mandarin" - "Quan Thoại" hiện nay. Tương tự như người Việt có khẩu âm rất giống với người Hán từ khi độc lập năm 938 dần dần lai với các dân tộc phía nam tạo thành thứ tiếng Việt đang dùng hiện nay. Muốn đồng hoá hoàn toàn ư? không có đâu. Bằng chứng là người miền bắc Trung Quốc và người Quảng Đông cùng xem 1 văn tự thì có thể hiểu nhau, nhưng khi phát khẩu âm thì không ai hiểu ai. Do miền bắc đã bị đồng hoá cùng với các dân tộc Hồ phương bắc, còn miền Nam Trung Quốc còn lại là những tàn tích của dân tộc Hán cổ, người Ngô, người Mân cổ do ở rất xa các dân tộc Hồ nên có lẽ đã may mắn thoát được sự đồng hoá khẩu âm của nó.
Và khi nhà Thanh sụp đổ, Hán tộc (tự xưng) quay lại nắm quyền, họ không biết là họ đã không còn thuần chủng người Hán nữa, họ nhận vơ tất cả các lãnh thổ từng thuộc Đế quốc Mãn Châu là của họ. Chỉ riêng có Mông Cổ do được Đế Quốc Nga sau đó là Liên Xô bảo kê, cho nên mới thoát được số đông trơ trẽn của tụi Hán tộc. Sự nhục nhã khi bị trị đã được thay thế bằng sự tự hào, vùng lãnh thổ không thể tách rời,... Không hiếm khi hiện nay, phim được người Hán làm về nhà Thanh của người Mãn và tự nhận vơ đó là triều đại của Trung Quốc. Ta dễ dàng thấy được "Hoàn Châu Cách Cách" là sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, nghiễm nhiên các cách cách người Mãn kia là người Trung Quốc. Họ không còn thấy nhục nhã khi bi cạo đầu thắt tóc bím mà còn coi đó là nét đẹp văn hoá. Họ tự cho là họ đã đồng hoá ngược lại dân tộc Mãn. Họ dùng Mandarin là tiếng nói phổ thông chuẩn của người Trung Quốc, họ không cảm thấy đau đớn khi dùng từ Mandarin. Có thể họ biết có thể họ cố tình không biết, thứ tiếng nói hiện nay của họ không phải tiếng nói thuần Hán đầy tự hào của họ, một triều đại hùng mạnh có thể sánh ngang Đế quốc La Mã. Chưa hết, trong sách giáo khoa của Trung Quốc còn coi nhà Nguyên - một triều đại của người Mông Cổ là một triều đại của Trung Quốc. Họ coi tất cả những thứ bên ngoài là của Trung Quốc, giờ đây họ rất tự hào những giá trị phi vật thể ngoại lai đó là của Trung Quốc.
Tới thời Mao Trạch Đông lập nghiệp từ vùng đông bắc, quê hương của người Mãn. Khi ông chiếm toàn bộ Trung Quốc đã cho giản lượt bộ chữ Hán Cổ thành chữ giản thể hiện nay. với chữ viết mới, khẩu âm mới, dân miền bắc Trung Quốc đó cũng đã biến chất, tương tự như dân Việt biến chất vậy. Những giá trị gốc Hán đã biến mất hoàn toàn ở Đại Lục, trừ những vùng như HongKong, Macau, Đài Loan. Thế nhưng họ vẫn tự xưng họ là người Hán. Thật xảo trá, khi vùng dậy thì cướp luôn miếng đất của những kẻ ngày xưa từng cai trị mình. Thế nhưng về khẩu âm thì không thể nào trở lại như cũ được. Nếu bạn để ý, những âm tiết phát ra của người nói tiếng quan thoại thường hay cong lưỡi, hầu như âm nào cũng có cong lưỡi. Còn gốc Hán thì hoàn toàn không có. Nghe tiếng Quảng thì rõ nhất, giống y như người Việt nghe tiếng người Khơ Me nói.
Tóm lại, thời xưa Hán tộc nhục nhã vì bị người Mãn cai trị, nhưng giờ đây nọ đã tự hào vì đã "convert" được những thứ của người Mãn làm của riêng của mình. Tự hào với các bộ phim cổ trang Cạo đầu tóc bím. Giờ các bố "giáo sư" hay "tiến sĩ" bảo là học tiếng Trung Quốc là để biết được nguồn gốc, là bảo tồn được nền văn hoá chữ Nôm của người Việt thì tôi cũng xin vái lạy mấy ông. Mấy ông viện cớ người Nhật vẫn còn dùng chữ Hán, xin thưa, tụi nó bắt buộc phải xài vì ký tự latin méo có ghi âm được khẩu âm của tụi nó. Còn chữ quốc ngữ hiện tại đã ghi âm được hoàn toàn tiếng Việt. Các ông lại nói Việt Nam ta lạc hậu vì không học chữ Hán như Nhật Bản. Đến lúc này thì tôi không muốn lạy các ông nữa, vì các ông quá thông minh, các ông thừa biết là mấy cái đó méo có liên quan tới nhau, nhưng các ông nghĩ ra được trò để moi thêm được ngân sách nhà nước. Tại hạ xin bái phục.


Tìm kiếm Blog này