Tim thông tin blog này:
Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020
Tư tưởng chống Trung Quốc có tự bao giờ?
Tôi không biết, có điều tôi nghĩ cuốn sách dưới đây có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với người Việt cho mãi đến ngày nay. Sức lan tỏa của nó rất lớn, kể cả những người không ưa chế đô vẫn chịu ảnh hưởng gián tiếp như thường. Xuất bản 10/1979 rồi ngừng tái bản sau khi hai nước Việt - Trung bình thường hóa quan hệ.
Tình già nơi công viên.
Thực ra là một vòng xoay ở Sài Gòn có trồng cây xanh để ai đó dừng chân tạm nghỉ mát. Tôi hay ghé trốn nắng, để ý thấy một cặp nam nữ dáng nhỏ, lớn tuổi, ngồi với nhau. Thỉnh thoảng, sau bốn giờ chiều, họ ra chỗ băng đá cố định, uống nước, chuyện trò vui vẻ thân mật. Không ra vẻ bồ bịch mà cũng chả phải người nhà. Nên tôi tò mò, bắt chuyện làm quen... Mới thoạt nhìn tưởng "chàng" tuổi vai anh, hóa ra là chú 87. Tuy già nhưng nói năng vẫn còn hoạt bát minh mẫn, nguyên là tài xế taxi trước 75 nên có vẻ sành điệu hiểu biết, nhà ở gần đó. Còn "nàng" 55 tuổi, môi bôi son, mặc đầm, nhí nhảnh hay cười, không chồng con, theo đạo Công giáo, nhà cách đó chừng 15 phút đi xe đạp. Lệch nhau những 32 tuổi nhưng vẫn xứng đôi, tôi không tiện hỏi hai người quen từ đâu và vì cái gì mà họ gần nhau tâm đắc.
Chiều hôm qua cũng chỗ đó, ảnh hơi buồn vì nàng không đến...
Chiều hôm qua cũng chỗ đó, ảnh hơi buồn vì nàng không đến...
"Tài xế giang hồ dẹp loạn"
Cuối thời bao cấp, lão đi trên xe khách đường dài vào Sài Gòn, có chú chủ xe trẻ gốc Bình Định kiêm tài xế. Mình ngồi gần trước xe, thỉnh thoảng trò chuyện nên vợ chồng chú tài cư xử đàng hoàng nhưng với tình huống va chạm thì không. Trên đường, xe khác vượt mặt chèn ép không cho qua, xe mình cố chạy vượt lên rồi ép lại, hai xe dừng. Thế là chủ và lơ chụp cò lê mỏ lết nhảy xuống cái rẹt, sẵn sàng nghinh chiến. Lời qua tiếng lại dằn mặt nhau, xe kia không dám cương, đành chạy sau.
Khi khách đầy các ghế thì nhà xe vẫn đón thêm khách dọc đường ngồi ghế súp ở lối đi, chật cứng nên xảy ra lùm xùm, lau nhau giành chỗ. Trong đó có một chú cụt giò (chả biết là thương binh hay người bị tật) và một cô có chửa, đòi ưu tiên chỗ thuận lợi, làm cho lơ xe lúng túng trong việc bố trí. Thế là chú tài nổi điên tiếng chửi thề đụ má.. rồi nói: Thằng kia, mày có tin tao bẻ một giò còn lại khỏi đi luôn! Còn con kia, tao đạp một cái xịt bụng bầu luôn khỏi đẻ! Thế là tất cả im re phăng phắc để cho lơ xe sắp xếp.
Đời là vậy! Cái đơn giản có khi lại được việc, dùng bạo lực để giải quyết cái rắc rồi. Thời ấy, từ tài tới lơ, đa số tính tình cộc cằn, cư xử thô lỗ vì trên đường hay va chạm đủ chuyện làm cho thần kinh của họ luôn căng thẳng.
Ông Phó Đốc Sự
Năm 1972 tốt nghiệp ra trường tôi chọn nhiệm sở về tỉnh Kontum. Đa phần sinh viên các khóa mới ra trường đều phục vụ ở các tỉnh xa Sài Gòn hay các tỉnh nhỏ thường được xếp là vùng nước độc, có lãnh tiền phụ cấp và thăng trật nhanh hơn, một năm rưỡi so với hai năm ở các tỉnh lớn, đông dân và tương đối an ninh. Lúc bấy giờ rất hăng hái, lòng tràn đầy nhiệt huyết dấn thân phục vụ đất nước, cho dù đi bất cứ nơi đâu. Hơn nữa khi chọn về những nơi lừng danh chiến trận như Bình Long, Trị Thiên hay Kontum thì toàn thể hội trường anh em vỗ tay hò hét nhiệt liệt tán dương. Chỉ có vậy thôi, cũng đủ để tự hào như người anh hùng sắp ra trận.
Trước khi rời Sài Gòn tôi ra đường Lê Lợi đi dọc theo vỉa hè để tìm mua một tấm bản đồ tỉnh Kontum cỡ lớn dùng để treo tường hay lót dưới bàn có phủ kính dày. Ghé qua văn phòng Bộ Nội Vụ nhận sự vụ lệnh và giấy trưng vận Hàng không Việt Nam đi Pleiku. Khi ấy sau “Mùa Hè Đỏ Lửa” phi trường Kontum bị hư hại nặng chưa được phục hồi nên đường bay chỉ tới Pleiku và sau đó phải đi xe đò tự túc hơn 40 cây số nữa để lên Kontum. May mắn, nhiệm sở có hai chỗ mà anh bạn cùng đi với tôi lại là người quê quán ở đó nên cũng yên tâm.
Hành lý mẹ xếp chật cứng va li không còn chỗ trống nên một số sách còn gởi trong Ký Túc Xá hôm dọn trả phòng về quê đành phải để lại nhờ bác Giám thị giữ dùm, chờ lần tới về Sài Gòn sẽ lấy. Chỉ nhét duy nhất một quyển “Soạn Thảo Công Văn” của Giáo Sư Lê Thái Ất và một con dấu bằng đồng khắc tên tôi để làm hành trang lên đường.
Trước khi rời Sài Gòn tôi ra đường Lê Lợi đi dọc theo vỉa hè để tìm mua một tấm bản đồ tỉnh Kontum cỡ lớn dùng để treo tường hay lót dưới bàn có phủ kính dày. Ghé qua văn phòng Bộ Nội Vụ nhận sự vụ lệnh và giấy trưng vận Hàng không Việt Nam đi Pleiku. Khi ấy sau “Mùa Hè Đỏ Lửa” phi trường Kontum bị hư hại nặng chưa được phục hồi nên đường bay chỉ tới Pleiku và sau đó phải đi xe đò tự túc hơn 40 cây số nữa để lên Kontum. May mắn, nhiệm sở có hai chỗ mà anh bạn cùng đi với tôi lại là người quê quán ở đó nên cũng yên tâm.
Hành lý mẹ xếp chật cứng va li không còn chỗ trống nên một số sách còn gởi trong Ký Túc Xá hôm dọn trả phòng về quê đành phải để lại nhờ bác Giám thị giữ dùm, chờ lần tới về Sài Gòn sẽ lấy. Chỉ nhét duy nhất một quyển “Soạn Thảo Công Văn” của Giáo Sư Lê Thái Ất và một con dấu bằng đồng khắc tên tôi để làm hành trang lên đường.
Đồng chí ấy là ai?
Có một bài viết đang lưu truyền trên mạng về ông Nguyễn Phú Trọng với tựa đề như trên. Nêu lên đức độ của một người lãnh đạo giản dị thanh liêm. Đúng thôi, ai có ghét ông cũng không thể phủ nhận. Tuy nhiên bài viết nhắc lại ông đã từng là ủy viên TƯ 6 khoá 26 năm, đại biểu QH 4 khóa 18 năm, ủy viên BCT 5 khóa 22 năm, chủ tịch QH, đương kiêm TBT - CT nước. Coi đó như sự nghiệp lẫy lừng thì người viết chưa đủ tầm ca ngợi "quân vương".
Ông có một phẩm chất đáng quý của người làm quan nhưng điều quan trọng nhất là ông đã làm được gì có lợi cho dân cho nước. Một thời gian lâu như vậy, ông và các đồng chí của mình đã làm gì để đến nỗi ngày nay, ông - người trong cuộc lại trở thành "Người đốt lò vĩ đại" lần lượt "đốt" các đồng chí mình để "cứu tinh" cho đất nước này.
Làm có sai là bình thường nhưng sửa sai liên tục mấy chục năm vẫn trong vòng lẩn quẩn, để kéo dài lại thành bất bình thương. Phải chăng do đường lối, định hướng sai lầm từ gốc, một phần trong đó do quá nhấn mạnh phong trào học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh (thực ra mấy ai đã noi gương ), coi trọng gốc gác, bằng cấp danh vị xem nhẹ năng lực thực tiễn và hiệu quả công việc của người được giao trọng trách. Mà đích đến là xây dựng nên một nhà nước pháp quyền có kỷ cương chế tài chặc chẽ, tất cả xoay quanh cái trục do dân và vì dân.
Võ Tiến Trung nói có lợi cho ai?
Thượng tướng VTT là PGS TS, Giám đốc Học viện Quốc Phòng - nơi đào tạo cấp tướng lãnh của Việt Nam. Được cho là nhà nghiên cứu quân sự, khi bình luận về động thái tập trận của Trung Quốc và Mỹ gần đây trên Biển Đông. Ở góc độ thế giới khách quan là đúng, họ dằn mặt nhau, cái đó không gì mới. Tuy nhiên ở góc độ quyền lợi đất nước, ông đã đánh đồng TQ với Mỹ khi nói: "Mỹ tập trận ở Biển Đông không phải để ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền... Hành động của Trung Quốc và Mỹ đã gây bất ổn và căng thẳng trên khu vực Biển Đông". Ông ta nói như vậy là trúng ý đồ của TQ, tất nhiên Tàu ưng cái bụng còn Mỹ không hài lòng..
Câu đó làm không ít người phẩn nộ vì ông không phân biệt cái cụ thể, họ tập trận ở đâu và nhằm mục đích gì?
TQ tập trận trên quần đảo Hoàng Sa của VN (đã bị TQ cưỡng chiếm bằng vũ lực), khác với Mỹ tập trận ngoài quần đảo HS là vùng biển quốc tế.
TQ tập trận nhằm mục đích muốn làm bá chủ Biển Đông bằng súng đạn, khác với Mỹ tập trận để bảo vệ quyền tự do hàng hải và địa vị siêu cường.
TQ tập trận trên quần đảo Hoàng Sa của VN (đã bị TQ cưỡng chiếm bằng vũ lực), khác với Mỹ tập trận ngoài quần đảo HS là vùng biển quốc tế.
TQ tập trận nhằm mục đích muốn làm bá chủ Biển Đông bằng súng đạn, khác với Mỹ tập trận để bảo vệ quyền tự do hàng hải và địa vị siêu cường.
"Thượng sĩ già" ông là ai, làm gì?
Tuổi trạc trên 40 thôi nhưng thời chiến vậy là thọ rồi, có bề dày trận mạc, ai cũng phải kiêng dè. Có thượng sĩ và thượng sĩ nhứt, cấp cỡ trung đội phó, gọi là thường vụ đại đội.
Làm cái công việc tổng quản mama đơn vị, như: quản lý quân số, giải quyết phép tắc, lương bỗng, lương thực, quân nhu... Sĩ quan chỉ huy đánh đấm còn ổng lo việc cắt cử bố trí phòng thủ nơi đóng quân. Sĩ quan mới ra trường và lính lác tình thương mến thương hay gọi nịnh cũng phải, gọi ổng là bố. Sĩ quan trẻ dựa hơi để bố chăm lo công việc của đơn vị cho chu đáo còn lính nịnh để bố cho đi tranh thủ về nhà ngủ với vợ và bắt gà vịt về đơn vị nhậu chơi.
Bố học ít, đi lính miết mà gáo còn nguyên, leo bở hai tai từ binh nhì lên thượng sĩ nhứt là nhứt hạng - hết cốt. Quân lực VNCH không quy định niên hạng thăng bậc, tuỳ thực tế mà cấp trên đề bạt lên. Hết cốt, vì trình độ học vấn thấp phải chịu vậy, muốn là sĩ quan phải học qua tú tài. Cũng chưa hẳn không lên sĩ quan được, nếu có năng lực thành tích nổi bật, cấp trên có thể cho đi học sĩ quan bổ túc, Ra trường leo tiếp tới đại uý là cùng.
Có hai lý do mà thượng sĩ cứ ngồi đó mãi, là vì:
Có hai lý do mà thượng sĩ cứ ngồi đó mãi, là vì:
Điện Quang của gia tộc đồng chí Hồ Thị Kim Thoa
Thứ trưởng Bộ Bộ Công thương quê gốc Nghệ An, có quốc tịch Pháp, bỏ trốn qua Pháp. Trước là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, 100% vốn nhà nước, sau cổ phần hoá. Các thành viên gia đình đều là cổ đông lớn của Công ty. Sau khi HTKT chuyển công tác giao lại:
Em trài là Hồ Quỳnh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ĐQ, Cổ đông ĐQ
Em trai là Hồ Đức Lam - Chủ sở hữu 65% cổ phần công ty Rạng Đông
Cháu là Hồ Đức Dũng (con Hồ Đức Lam) - Cổ đông ĐQ
Mẹ là Nguyễn Thị Mỹ Xuân - Cổ đông ĐQ
Con gái lớn là Nguyễn Thái Nga - Phó Tổng Giám đốc, Cổ đông ĐQ
Con gái kế là Nguyễn Thái Quỳnh - Giám đốc Dự án, Cổ đông ĐQ
Phó Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Thanh và vợ là Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Thúy Hiền, con trai họ là rể của đồng chí Thoa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)