Hồi ở K, có thằng lính bảo: nói đ. mẹ mất lòng quá, thôi đ. ngựa cho xong. Nghe vui vui, té ra đám thanh niên Campuchia cũng chửi chôy m'dai (đ. mẹ), chôy sé (đ. ngựa) như người Việt mình. Cũng tiếng chửi thề chửi tục theo thói quen nhưng dân ngoài Bắc chửi nghe trịch thượng rất sốc còn dân miền Tây thì chửi muốn tỏ ta đây tay chơi, thạo đời. Nhẹ thì giống như một bên Khoe và một bên Nổ, dụng ý khác nhau. Nói chơi nhưng chết là có thật, bình thường chả gì mà khi mâu thuẫn ghim gút nhau thì khác, biết bao vụ đâm chém chết người một cách lảng xẹt vì vậy.
Theo mình biết thì dân Nam Trung bộ ít chửi bậy nói tục. Trong Nam trước 1975, có chăng là đám lính tráng, bụi đời. Thời đi học, tụi mình cũng tập tò ra vẻ người lớn chửi thề nhưng nói trại ra, ví dụ: "đu me" hay "đù...".
Có lần Tết, mình cùng mấy thằng bạn về quê, đến nơi đã khuya nên đành ngồi uống cà phê ở ngả ba thành phố chờ trời sáng. Nghe bàn bên, hai thằng thanh niên có vẻ đi làm xa về, một thằng nhóc ra vẻ giang hồ, vừa nói vừa chửi thề như bắp rang. Mà mình đi, tiếp xúc khá nhiều sắc dân vùng miền, chưa từng nghe ai nói đến độ như vậy. Thật hỡi ôi! Cảm thấy rất khó chịu và xấu hổ cho đứa con lạc loài của quê hương.
Ngày nay thì khỏi nói rồi, người ta vô tư xúc phạm nhau. Học sinh, nam thanh nữ tú lên mạng chửi nhau như két.
Tim thông tin blog này:
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021
Vụ tro cốt - Từ chánh kiến đến chánh hạnh
Thái Hạo:
Từ cát bụi trở về với cát bụi. Con người đến từ hư không và về lại với vô cùng. Sống chết là quy luật, thành - hoại là lẽ thật. Cố níu giữ là trái với tự nhiên, chấp vào hình tướng, tự mang dây buộc mình.
Có nhiều hình thức cư xử trước một thân thể đã chết như ướp xác, địa táng, thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Nhưng người chết về với đất đai sông biển là hợp với đạo và lẽ tự nhiên hơn cả.
Từ Phật đến các đệ tử, sau khi viên tịch đều hỏa táng. Chỉ những xá lợi kết tinh từ công phu tu hành mới được giữ lại để làm gương và động viên học trò đời sau siêng năng mà hành trì. Nay, người đã chết mà còn cố lưu giữ thân xác của họ, việc ấy khiến cả người chết và người sống đều tổn hại.
Nếu tin có linh hồn, thì việc giữ xác sẽ khiến người chết luyến lưu, không thể buông xả mà siêu thoát. Người sống thì cũng bị thương nhớ ám ảnh khôn nguôi. Nhà Phật cho rằng, sự thương nhớ ấy chính là sợi dây tình cảm cột chặt linh hồn người chết, khiến họ vật vờ trong cõi u minh lâu dài và đau khổ khôn xiết.
Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang dù đáng tiếc nhưng nên làm chúng ta phản tỉnh về lẽ sắc - không của sống chết. Có lẽ những người thân nên hiểu về những điều ấy mà cùng nhau làm lễ và đưa "họ" về với thiên nhiên - người mẹ của muôn loài. Cùng nhau trên một con thuyền nào đó giữa biển khơi mênh mông hay sông dài bát ngát mà thả tro cốt hòa vào với nước giữa vô cùng, để mỗi cuộc đời được rộng lớn hơn.
Thái Hạo, 6/9/2020
Từ cát bụi trở về với cát bụi. Con người đến từ hư không và về lại với vô cùng. Sống chết là quy luật, thành - hoại là lẽ thật. Cố níu giữ là trái với tự nhiên, chấp vào hình tướng, tự mang dây buộc mình.
Có nhiều hình thức cư xử trước một thân thể đã chết như ướp xác, địa táng, thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Nhưng người chết về với đất đai sông biển là hợp với đạo và lẽ tự nhiên hơn cả.
Từ Phật đến các đệ tử, sau khi viên tịch đều hỏa táng. Chỉ những xá lợi kết tinh từ công phu tu hành mới được giữ lại để làm gương và động viên học trò đời sau siêng năng mà hành trì. Nay, người đã chết mà còn cố lưu giữ thân xác của họ, việc ấy khiến cả người chết và người sống đều tổn hại.
Nếu tin có linh hồn, thì việc giữ xác sẽ khiến người chết luyến lưu, không thể buông xả mà siêu thoát. Người sống thì cũng bị thương nhớ ám ảnh khôn nguôi. Nhà Phật cho rằng, sự thương nhớ ấy chính là sợi dây tình cảm cột chặt linh hồn người chết, khiến họ vật vờ trong cõi u minh lâu dài và đau khổ khôn xiết.
Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang dù đáng tiếc nhưng nên làm chúng ta phản tỉnh về lẽ sắc - không của sống chết. Có lẽ những người thân nên hiểu về những điều ấy mà cùng nhau làm lễ và đưa "họ" về với thiên nhiên - người mẹ của muôn loài. Cùng nhau trên một con thuyền nào đó giữa biển khơi mênh mông hay sông dài bát ngát mà thả tro cốt hòa vào với nước giữa vô cùng, để mỗi cuộc đời được rộng lớn hơn.
Thái Hạo, 6/9/2020
Theo dõi chống Covid, theo kiểu CMCN 4.0 của Vi-en.
TP.HCM báo chỉ còn nửa triệu liều, kêu cứu đề nghị Bộ Y tế rót VX xuống gấp. Bộ Y tế thì bảo còn 1,7 triệu liều. Bình Dương cũng gần hết, đang kêu cứu như vậy.
Trên thì dục đẩy nhanh tiến độ, Bộ Y tế còn đe nơi nào tiêm chậm sẽ điều chuyển cho địa phương khác. Tại BD, tôi thấy dân mạng thôi khoe được tiêm là đoán có vấn đề. Các quận, thành phố như ở Sài Gòn, Bình Dương đang chích cầm canh cho khỏi đứt gãy chiến dịch.
Xem Cổng TT tiêm chủng của Bộ Y tế thì SG được cấp 5 triệu liều, đã tiêm 2,5 triệu liều. Còn Bình Dương được cấp 500 ngàn liều, đã tiêm 170 ngàn liều. Nhiêu đó đã thấy bất hợp lý, hổng lẽ BD triển khai 10 ngày rồi mà như mới bắt đầu 2 ngày thôi.
Rất nhiều người phản ánh trên báo, họ đã tiêm mà tra cứu trên trang của Bộ không thấy tên.
Như cái việc cập nhật tình hình Covid cũng rất lôm côm. Thợ cạo tui quan tâm theo dõi ở Binh Dương thì thấy số liệu người nhiễm hôm nay ở thành phố này cao chót vót, thành phố kia thấp lè tè. Ngày hôm sau thì ngược lại, 4 thành phố của BD cứ vậy mà luân phiên đội sổ.
Đầu tư cho phần mền là tốn chi phí thấp nhất. Ngành Y tế liên quan đến khoa học kỹ thuật mà báo cáo, cập nhật thủ công thì tránh sao khỏi sai sót, chậm trễ. Khác nào con Covid-19 nó đi bằng tên lửa, còn con người thì đạp xe chạy theo, có mà chống vào mắt!
Bó tay. com. Tầm nhìn chiến lược lẽ nào vậy, chắc lỗi tại thằng đánh máy cả.
(Con số TC làm tròn)
Trên thì dục đẩy nhanh tiến độ, Bộ Y tế còn đe nơi nào tiêm chậm sẽ điều chuyển cho địa phương khác. Tại BD, tôi thấy dân mạng thôi khoe được tiêm là đoán có vấn đề. Các quận, thành phố như ở Sài Gòn, Bình Dương đang chích cầm canh cho khỏi đứt gãy chiến dịch.
Xem Cổng TT tiêm chủng của Bộ Y tế thì SG được cấp 5 triệu liều, đã tiêm 2,5 triệu liều. Còn Bình Dương được cấp 500 ngàn liều, đã tiêm 170 ngàn liều. Nhiêu đó đã thấy bất hợp lý, hổng lẽ BD triển khai 10 ngày rồi mà như mới bắt đầu 2 ngày thôi.
Rất nhiều người phản ánh trên báo, họ đã tiêm mà tra cứu trên trang của Bộ không thấy tên.
Như cái việc cập nhật tình hình Covid cũng rất lôm côm. Thợ cạo tui quan tâm theo dõi ở Binh Dương thì thấy số liệu người nhiễm hôm nay ở thành phố này cao chót vót, thành phố kia thấp lè tè. Ngày hôm sau thì ngược lại, 4 thành phố của BD cứ vậy mà luân phiên đội sổ.
Đầu tư cho phần mền là tốn chi phí thấp nhất. Ngành Y tế liên quan đến khoa học kỹ thuật mà báo cáo, cập nhật thủ công thì tránh sao khỏi sai sót, chậm trễ. Khác nào con Covid-19 nó đi bằng tên lửa, còn con người thì đạp xe chạy theo, có mà chống vào mắt!
Bó tay. com. Tầm nhìn chiến lược lẽ nào vậy, chắc lỗi tại thằng đánh máy cả.
(Con số TC làm tròn)
Những ai giúp dân mùa dịch?
Trong lúc khó khăn, trừ nhà nước ra, tôi thấy dân giúp dân là chính. Cụ thể là những người có thu nhập từ trung bình trở xuống. Người ta có gì giúp nấy, người giúp gạo đồ ăn, người có phương tiện giúp vận tải, người không có gì hết thì giúp công... Họ bất chấp nguy cơ lây nghiễm dịch bệnh cho bản thân và gia đình mình. Công nhân, người nghèo cô thế vô cùng biết ơn họ, có khi kịp nói lời biết ơn, có khi nhận lòng hảo tâm mà không biết nói gì hơn. Người cho, người nhận đơn giản thân thương, không màu mè, khác với những gì thường thấy trên TV, báo chí.
Diện rộng, phần nhiều vắng bóng đại gia, người có thu nhập khá, gia đình cán bộ... Vậy đại gia, họ giúp gì cho dân mùa dịch? - Có, là những gói tài trợ lớn rất quan trọng như thuốc men, thiết bị y tế... Người ta đoán có thể đi kèm với nó là "bánh mức trao đi bánh qui trao lại" sau này, nhận ưu đãi của chính quyền về dự án hay hợp đồng này nọ. Dân biết dù với động cơ nào, dân cũng rất biết ơn. Nhưng phần đông những người giàu có im hơi lặng tiếng trước khó khăn của đồng bào mình. Thương lắm chỗ này chỗ nọ, nguyện cầu quốc thái dân an bằng miệng. Hình như với họ, nghĩ có giúp cũng âm thầm quá, truyền thông có đưa tin cũng qua quýt, không tương xứng với số tiền, tên tuổi mình bỏ ra.
Tôi nghĩ vậy, vẫn là những suy đoán cá nhân, có thể mình chưa thấy hết được tấm lòng nhân ái của họ...
Diện rộng, phần nhiều vắng bóng đại gia, người có thu nhập khá, gia đình cán bộ... Vậy đại gia, họ giúp gì cho dân mùa dịch? - Có, là những gói tài trợ lớn rất quan trọng như thuốc men, thiết bị y tế... Người ta đoán có thể đi kèm với nó là "bánh mức trao đi bánh qui trao lại" sau này, nhận ưu đãi của chính quyền về dự án hay hợp đồng này nọ. Dân biết dù với động cơ nào, dân cũng rất biết ơn. Nhưng phần đông những người giàu có im hơi lặng tiếng trước khó khăn của đồng bào mình. Thương lắm chỗ này chỗ nọ, nguyện cầu quốc thái dân an bằng miệng. Hình như với họ, nghĩ có giúp cũng âm thầm quá, truyền thông có đưa tin cũng qua quýt, không tương xứng với số tiền, tên tuổi mình bỏ ra.
Tôi nghĩ vậy, vẫn là những suy đoán cá nhân, có thể mình chưa thấy hết được tấm lòng nhân ái của họ...
Chuyện lính ở CPC, Bạn không bao giờ thấy trên sách báo.
Có tự hào, có đau thương, có ray rứt. Một góc khuất của người lính.
Câu chuyện kể ở một phum, rốt cuộc cô nọ trong lúc có bầu đã căm thù bộ đội VN khi bí mật thủ tiêu chồng mình. Đã là con người không ai muốn vậy. Cho thấy tính phức tạp trong việc tách địch ra khỏi dân, đánh địch trong dân, tôi từng làm công tác rất thấu cảm tình huống đó. Vì sao, xin dẫn lại.
-----------------------------
Tuan Doan
ANH HÀ VĂN KẠC
... Đầu thắng 5/ 1979, D8 bị thiệt hại lớn. Toàn bộ Ban chỉ huy C5 lọt vào ổ phục của địch tại phum Căm-tin. Ban chỉ huy bay sạch. Anh Hà Huy Lan, Đại trưởng, anh Huyên, C phó chính trị, hy sinh. Anh Trung Mường, C trưởng chính trị, bị thương. Chỉ có mỗi ông Việt, D phó chính trị, còn sống, nhưng chạy mất. Người có lỗi trong chuyện này là ông Việt. Đường từ Cầm-pra về Choăm'Sre chỉ mất nửa ngày đường. Ông Việt bày đặt nấu ăn ở phum Căm-tin. Vì ông ấy làm công tác dân vận. Bốn người vừa ăn trưa xong, ra khỏi phum, rơi vào ổ phục luôn.
Về anh Lan, ông Lực đang có ý định, đưa lên làm D phó. Còn anh Huyên, mới từ C17 thông tin, về C5 được ít ngày. Anh vừa về phép cưới vợ. Tôi thương anh Huyên. Trúng mấy viên đạn vào miệng. Cây AK báng gập chưa kịp mở, ngã xuống vũng nước. Lão Việt thì chạy vào rừng. Mấy hôm sau lạc về Cam-tuất. Ông Nhi, Chính trị viên D8 giễu :'' Chính trị viên phó đàng hoàng / Chạy lạc sang tận Trung đoàn 95''.
Một đêm khuya, ông già Lào vào Tiểu đoàn bộ thông báo, trong phum, có thằng Rin, tham gia vào vụ phục C5. Thằng này là chính quyền 2 mặt. Nhà nó ở đầu phum, sau nhà cô Thíp. Ban chỉ huy D8 họp. Ông Thịnh già cho biết, thấy anh Cạc mấy lần vào nhà thằng Rin xin thuốc rê.
Ông Lực gặp anh Kạc. Anh Kạc nói, dạo ở đội công tác dân vận, biết thằng Rin. Nó cũng tham gia chính quyền xã Giềng. Thằng này dáng cao to. Nhà nó khá lớn. Anh Kạc đã cùng thằng Rin đi săn mấy lần. Ban chỉ huy D8 giao cho anh Kạc nhiệm vụ khử thằng Rin. Nhưng phải đảm bảo bí mật. Không để dân biết. Nếu dân biết, họ sẽ chống lại bộ đội VN.
Anh Kạc cũng làm công tác dân vận với thằng Rin. C8 đánh được cá. Anh chọn mấy con lớn, xách sang biếu vợ chồng Rin. Biết vợ nó đang có bầu, anh xin ông Tố, y sỹ, mấy hộp sữa Ông Thọ, biếu vợ Rin... Thấy thời cơ chín muồi, một hôm, anh rủ Rin đi săn. Ở phía Bắc phum, dân đồn có con hổ. Anh Kạc bảo, sắp về phép, muốn nấu cao hổ, biếu cha mẹ già. Rin cũng biết hướng đó có hổ. Sau vài nhày chần chừ, hắn đồng ý.
Một ngày đẹp trời, hai người khoác súng vào rừng. Anh Kạc cũng rất thông minh. Để cho Rin hết nghi ngờ, anh luôn đi trước. Vì theo kể hoạch, C8 cũng cử một tổ 3 người, đi sau một khoảng cách. Có gì hỗ trợ. Thằng Rin thấy anh Kạc hăm hở tìm dấu chân hổ, nó dần tin. Dạo đó đầu mùa mưa. Thú rừng xuất hiện nhiều. Trưa, hai người cùng dọn bữa. Ăn uống vô tư. Anh Kạc cũng biết nhiều tiếng Miên. Trò chuyện thoải mái. Hai người đi tiếp. Đến khoảng 3 giờ chiều, thấy thời cơ đến, anh Kạc khử ngay thằng Rin.
Phum ở CPC, mỗi phum cách xa nhau cả chục cây. Không ai nghe tiếng nổ. Dân Choăm' Sre không biết thằng Rin bị chết. Chiều tối, anh Kạc về báo cáo ông Lực, ông Hán cùng ông Phú : Nhiệm vụ đã hoàn thành. Anh kể, phải lừa nó tùng ly từng tí. Tuyệt đối không nhắc đến vụ Căm-tin. Chỉ nói chuyện cao hổ, tác dụng của cao, đặc biệt đối với '' chuyện ấy'' của đàn ông. Anh khen Rin khoẻ, đẹp trai. Vợ Rin xinh đẹp nhất phum. Cũng đôi lúc buông những lời mệt mỏi. Xa nhà nhiều năm, cha mẹ già, ít có dịp chăm sóc. Lại cảm nhận, dân Kh'mer rất giống dân VN về lối sống, tình cảm v.v...Rin tin anh nhiều. Khi vào rừng đã sâu, đến gần núi, hai người đoán chỗ này chắc có hổ. Họ đi thận trọng dọc suối. Rin bên kia. Anh bên này. Qua đoạn rừng rậm, đến chỗ rừng thưa. Thấy Rin đang tiến về phía trước, đứng bên này, không cần ngắm, anh nổ súng. Thằng Rin ngã xuống suối. Anh lôi lên. Tìm cái khe. Đạp đất chôn. Vừa chôn, anh vừa khấn linh hồn anh Lan, anh Huyên. Thông báo đã trả thù cho đồng đội.
Sau khi thằng Rin chết, ông già Lào cũng bị bọn địch trong phum trả thù. Một đêm, bọn địch lôi ra rừng, thủ tiêu. Căn nhà ông ở một mình. Giờ bỏ hoang. Tàn lụi dần.
Anh Kạc, sau lên làn Đại phó C8.
Năm sau, D8 từ giã Choăm S're, lên An lung.
Người dân ở phum Choăm Sre là những người Campuchia đầu tiên chúng tôi được tiếp xúc. Những tiếng Kh'mer đầu tiên chúng tôi học ở phum này. Đó là một phum nằm gần biên giới Campuchia - Thái Lan. Sau nhiều năm ở CPC, chúng tôi nhận thấy, mức sống và phong cảnh của Choăm Sre thuộc loại trung bình ở CPC. Không giàu như Kulen, không nghèo như Căm-tin, nhưng ở đây cũng có bốn dân tộc trong phum. Người Cuôi, người Kh'mer và ngươi Hoa và người Lào.
Người Cuôi là dân tộc thiểu số ở CPC. Pol Pot không giết nhiều người Cuôi. Con em người Cuôi thường đi lính Pol Pot. Còn ba dân tộc khác, ít hơn. Họ đều nói tiếng Kh'mer.
Nhà Rin là một trong những nhà lớn trong phum. Từ đường cái nhìn vào, nhà Rin nằm sau nhà cô Thíp, một cô gái già, ế chồng, rất yêu bộ đội VN. Nhà cô Thíp xơ xác, có mỗi cây me già trong sân. Nhưng nhà Rin đầy bóng mát. Dừa, xoài...phủ bóng kín sân. Đặc biệt, nhà Rin khá vũng chắc. Cột nào ra cột nấy. Toàn loại gỗ tốt. Cầu thang lên to, rộng. Nhìn vào nhà, biết gia chủ có quyền uy, làm ăn khá.
Vợ Rin là người phụ nữ tầm gần ba mươi. Họ đã có một con. Người vợ dang mang bầu đứa sau. Bụng bầu đã lớn. Gặp chị ở giếng mấy lần, chị thường mỉm cười , nhường chúng tôi lấy nước trước. Hình như chị không phải người vùng này. Chị để tóc dài, không để ngắn như những người phụ nữ CPC để tóc kiểu hồng vệ binh. Gương mặt chị hình trái xoan, không tròn như những cô gái trong phum. Và chị ít mặc váy và áo màu đen, một màu đặc trưng trang phục thời Pol Pot. Váy áo của chị thường có màu đậm, thích hợp với tuổi trung niên.
Choăm Sre có mỗi cái giếng ở đầu phum. Giếng hình vuông. Thành giếng bằng gỗ. Những phiến gỗ ngả màu đen bền bỉ. Bên giếng, các cô gái thường ra tắm. Quanh giếng là nền đất pha cát. Những hạt cát non màu hồng, ẩm ướt, mịn màng. Trên nền cát tinh khôi ấy, những cây cỏ gấu mọc xanh tươi. Buổi sáng, các cô gái thường lấy cát hồng làm thuốc đánh răng.
Nước giếng đủ dùng cho dân trong phum. Từ khi D8 về đóng quân, giếng luôn thiếu nước. Phải đi sớm mới có.
Một hôm, sáng tinh mơ , tôi và anh Lê Quỳnh Lang ra giếng lấy nước. Đến nơi, gặp vợ Rin. Chị đã đứng đó từ lâu. Nhưng chưa lấy nước. Tôi chào, nhưng chị không nói. Tôi hỏi mượn cru, chị không nói gì. Đặc biệt, chị nhìn chúng tôi bằng cặp mắt trợn trừng. Đôi lông mày rậm của chi cong lên. Từ đôi mắt ấy, những tia lửa căm thù phóng về phía chúng tôi. Rợn cả người. Không biết nói gì. Không thể hỏi chuyện gì. Nhưng lòng hai bên đều hiểu bi kịch lớn đã xảy ra. Nếu nói thẳng, lý lẽ hai bên sẽ vênh nhau. Song, tất cả đều im lặng. Sự im lặng như núi lửa sắp bùng. Không nên kéo dài khoảnh khắc này, anh Lang ra hiệu cho tôi rút sớm.
Những ngày đầu đến phum, chúng tôi thường mang theo súng đi lấy nước. Sau quen dần, đi người không. Nếu sáng ấy, có khẩu súng, có thể chị ấy đã bắn chúng tôi ? Chưa bao giờ tôi gặp cái nhìn đục ngầu sự thù hằn như thế. Nhất là cái nhìn của ngườu phụ nữ mang bầu, sắp đến ngày sinh nở. Chắc chúng tôi là một trong số những người gây ra cái chết của chồng chị ?
Khuya hôm đó, khi công việc trong ngày tạm ổn, dưới gốc khộp, hai anh em ngồi quấn thuốc rê. Anh Lang bảo :'' Thấy chưa, biết thế nào là sự thù hằn của người đàn bà rồi nhé !'' -'' May mà chưa bị trả thù''.- Tôi cúi xuống. '' Mọi lần, gặp mình, chị ấy hiền , dễ thương lắm. Thuốc rê này của chị ấy cho mình đấy ! - anh Lang nói - Chắc từ nay hết nguồn !''- Tôi biết, chị ấy quý anh Lang, một người trẳng trẻo, đẹp trai, trông vừa thư sinh, vừa rất trí thức. '' Hôm nào để chị ấy nguôi, mình qua lại xem ''.- Tôi nói. Vì tôi nhớ những lần đến chơi, tôi thường học tiếng Kh'mer từ chị và đứa con trai 4 tuổi của chị. Một hôm, thấy chị nằm võng ru con. Chị không hát thành lời, nhưng cứ ngân giai điệu bài hát. Lúc ấy, còn trẻ, tôi nghĩ, đứa bé có hiểu được lời ru không ? Tôi hỏi, chị trả lời: Nó chỉ cần nghe nhạc.
Một chiều, tôi lại cùng anh Lang ra giếng. Qua nhà chị, thấy thằng bé đang chơi ngoài đường. Nó kéo cái mai con rùa làm xe. Trên mai rùa còn nhiều vệt máu. Tôi bảo cháu dừng lại. Xé lá chuối, lau cho sạch . Từ trong nhà, đang ngồi dệt, chị lao nhanh ra, kéo thằng bé về. Hai chúng tôi buồn. Không biết làm thế nào.
Ít ngày sau, anh Lang bảo tôi :'' Mình có cái bàn chải đánh răng, nhưng chưa dùng đến. Muốn tặng chị ấy, mà chưa có cách''. Tôi cũng có một hộp thuốc đánh răng còn mới. Hôm nào, mang tặng chị ấy ? Anh Lang nhất trí. Bởi chúng tôi chẳng có thứ gì đáng giá. Có mỗi cái đồng hồ, dùng để canh giờ liên lạc.
Rồi một chiều, hai anh em ra. Nhưng chị đi vắng. Đứa con đang chơi dưới sân. Tôi hỏi :'' Mẹ đi đâu ?'' Nó chỉ ra đồng. Chúng tôi gửi lại món quà nhỏ, bảo cháu về đưa cho mẹ.
Sau đó, tôi nhận nhiệm vụ, đi phối thuộc với C5. Lên đóng quân ở gần con suối phía trên, cách D bộ chừng hai cây. Sau đó, lại lên Cầm-pờ-rạ, một phum xa Choăm Sre gần một ngày đường.
Mấy chục năm sau, tôi về Bình Định, thăm anh Lang. Hai anh em vẫn nhắc lại cái nhìn dữ dội của người phụ nữ mất chồng.
(TC lược bớt đoạn đầu của bài)
Nguồn: Hồi ức chiến binh F307
Câu chuyện kể ở một phum, rốt cuộc cô nọ trong lúc có bầu đã căm thù bộ đội VN khi bí mật thủ tiêu chồng mình. Đã là con người không ai muốn vậy. Cho thấy tính phức tạp trong việc tách địch ra khỏi dân, đánh địch trong dân, tôi từng làm công tác rất thấu cảm tình huống đó. Vì sao, xin dẫn lại.
-----------------------------
Tuan Doan
ANH HÀ VĂN KẠC
... Đầu thắng 5/ 1979, D8 bị thiệt hại lớn. Toàn bộ Ban chỉ huy C5 lọt vào ổ phục của địch tại phum Căm-tin. Ban chỉ huy bay sạch. Anh Hà Huy Lan, Đại trưởng, anh Huyên, C phó chính trị, hy sinh. Anh Trung Mường, C trưởng chính trị, bị thương. Chỉ có mỗi ông Việt, D phó chính trị, còn sống, nhưng chạy mất. Người có lỗi trong chuyện này là ông Việt. Đường từ Cầm-pra về Choăm'Sre chỉ mất nửa ngày đường. Ông Việt bày đặt nấu ăn ở phum Căm-tin. Vì ông ấy làm công tác dân vận. Bốn người vừa ăn trưa xong, ra khỏi phum, rơi vào ổ phục luôn.
Về anh Lan, ông Lực đang có ý định, đưa lên làm D phó. Còn anh Huyên, mới từ C17 thông tin, về C5 được ít ngày. Anh vừa về phép cưới vợ. Tôi thương anh Huyên. Trúng mấy viên đạn vào miệng. Cây AK báng gập chưa kịp mở, ngã xuống vũng nước. Lão Việt thì chạy vào rừng. Mấy hôm sau lạc về Cam-tuất. Ông Nhi, Chính trị viên D8 giễu :'' Chính trị viên phó đàng hoàng / Chạy lạc sang tận Trung đoàn 95''.
Một đêm khuya, ông già Lào vào Tiểu đoàn bộ thông báo, trong phum, có thằng Rin, tham gia vào vụ phục C5. Thằng này là chính quyền 2 mặt. Nhà nó ở đầu phum, sau nhà cô Thíp. Ban chỉ huy D8 họp. Ông Thịnh già cho biết, thấy anh Cạc mấy lần vào nhà thằng Rin xin thuốc rê.
Ông Lực gặp anh Kạc. Anh Kạc nói, dạo ở đội công tác dân vận, biết thằng Rin. Nó cũng tham gia chính quyền xã Giềng. Thằng này dáng cao to. Nhà nó khá lớn. Anh Kạc đã cùng thằng Rin đi săn mấy lần. Ban chỉ huy D8 giao cho anh Kạc nhiệm vụ khử thằng Rin. Nhưng phải đảm bảo bí mật. Không để dân biết. Nếu dân biết, họ sẽ chống lại bộ đội VN.
Anh Kạc cũng làm công tác dân vận với thằng Rin. C8 đánh được cá. Anh chọn mấy con lớn, xách sang biếu vợ chồng Rin. Biết vợ nó đang có bầu, anh xin ông Tố, y sỹ, mấy hộp sữa Ông Thọ, biếu vợ Rin... Thấy thời cơ chín muồi, một hôm, anh rủ Rin đi săn. Ở phía Bắc phum, dân đồn có con hổ. Anh Kạc bảo, sắp về phép, muốn nấu cao hổ, biếu cha mẹ già. Rin cũng biết hướng đó có hổ. Sau vài nhày chần chừ, hắn đồng ý.
Một ngày đẹp trời, hai người khoác súng vào rừng. Anh Kạc cũng rất thông minh. Để cho Rin hết nghi ngờ, anh luôn đi trước. Vì theo kể hoạch, C8 cũng cử một tổ 3 người, đi sau một khoảng cách. Có gì hỗ trợ. Thằng Rin thấy anh Kạc hăm hở tìm dấu chân hổ, nó dần tin. Dạo đó đầu mùa mưa. Thú rừng xuất hiện nhiều. Trưa, hai người cùng dọn bữa. Ăn uống vô tư. Anh Kạc cũng biết nhiều tiếng Miên. Trò chuyện thoải mái. Hai người đi tiếp. Đến khoảng 3 giờ chiều, thấy thời cơ đến, anh Kạc khử ngay thằng Rin.
Phum ở CPC, mỗi phum cách xa nhau cả chục cây. Không ai nghe tiếng nổ. Dân Choăm' Sre không biết thằng Rin bị chết. Chiều tối, anh Kạc về báo cáo ông Lực, ông Hán cùng ông Phú : Nhiệm vụ đã hoàn thành. Anh kể, phải lừa nó tùng ly từng tí. Tuyệt đối không nhắc đến vụ Căm-tin. Chỉ nói chuyện cao hổ, tác dụng của cao, đặc biệt đối với '' chuyện ấy'' của đàn ông. Anh khen Rin khoẻ, đẹp trai. Vợ Rin xinh đẹp nhất phum. Cũng đôi lúc buông những lời mệt mỏi. Xa nhà nhiều năm, cha mẹ già, ít có dịp chăm sóc. Lại cảm nhận, dân Kh'mer rất giống dân VN về lối sống, tình cảm v.v...Rin tin anh nhiều. Khi vào rừng đã sâu, đến gần núi, hai người đoán chỗ này chắc có hổ. Họ đi thận trọng dọc suối. Rin bên kia. Anh bên này. Qua đoạn rừng rậm, đến chỗ rừng thưa. Thấy Rin đang tiến về phía trước, đứng bên này, không cần ngắm, anh nổ súng. Thằng Rin ngã xuống suối. Anh lôi lên. Tìm cái khe. Đạp đất chôn. Vừa chôn, anh vừa khấn linh hồn anh Lan, anh Huyên. Thông báo đã trả thù cho đồng đội.
Sau khi thằng Rin chết, ông già Lào cũng bị bọn địch trong phum trả thù. Một đêm, bọn địch lôi ra rừng, thủ tiêu. Căn nhà ông ở một mình. Giờ bỏ hoang. Tàn lụi dần.
Anh Kạc, sau lên làn Đại phó C8.
Năm sau, D8 từ giã Choăm S're, lên An lung.
Người dân ở phum Choăm Sre là những người Campuchia đầu tiên chúng tôi được tiếp xúc. Những tiếng Kh'mer đầu tiên chúng tôi học ở phum này. Đó là một phum nằm gần biên giới Campuchia - Thái Lan. Sau nhiều năm ở CPC, chúng tôi nhận thấy, mức sống và phong cảnh của Choăm Sre thuộc loại trung bình ở CPC. Không giàu như Kulen, không nghèo như Căm-tin, nhưng ở đây cũng có bốn dân tộc trong phum. Người Cuôi, người Kh'mer và ngươi Hoa và người Lào.
Người Cuôi là dân tộc thiểu số ở CPC. Pol Pot không giết nhiều người Cuôi. Con em người Cuôi thường đi lính Pol Pot. Còn ba dân tộc khác, ít hơn. Họ đều nói tiếng Kh'mer.
Nhà Rin là một trong những nhà lớn trong phum. Từ đường cái nhìn vào, nhà Rin nằm sau nhà cô Thíp, một cô gái già, ế chồng, rất yêu bộ đội VN. Nhà cô Thíp xơ xác, có mỗi cây me già trong sân. Nhưng nhà Rin đầy bóng mát. Dừa, xoài...phủ bóng kín sân. Đặc biệt, nhà Rin khá vũng chắc. Cột nào ra cột nấy. Toàn loại gỗ tốt. Cầu thang lên to, rộng. Nhìn vào nhà, biết gia chủ có quyền uy, làm ăn khá.
Vợ Rin là người phụ nữ tầm gần ba mươi. Họ đã có một con. Người vợ dang mang bầu đứa sau. Bụng bầu đã lớn. Gặp chị ở giếng mấy lần, chị thường mỉm cười , nhường chúng tôi lấy nước trước. Hình như chị không phải người vùng này. Chị để tóc dài, không để ngắn như những người phụ nữ CPC để tóc kiểu hồng vệ binh. Gương mặt chị hình trái xoan, không tròn như những cô gái trong phum. Và chị ít mặc váy và áo màu đen, một màu đặc trưng trang phục thời Pol Pot. Váy áo của chị thường có màu đậm, thích hợp với tuổi trung niên.
Choăm Sre có mỗi cái giếng ở đầu phum. Giếng hình vuông. Thành giếng bằng gỗ. Những phiến gỗ ngả màu đen bền bỉ. Bên giếng, các cô gái thường ra tắm. Quanh giếng là nền đất pha cát. Những hạt cát non màu hồng, ẩm ướt, mịn màng. Trên nền cát tinh khôi ấy, những cây cỏ gấu mọc xanh tươi. Buổi sáng, các cô gái thường lấy cát hồng làm thuốc đánh răng.
Nước giếng đủ dùng cho dân trong phum. Từ khi D8 về đóng quân, giếng luôn thiếu nước. Phải đi sớm mới có.
Một hôm, sáng tinh mơ , tôi và anh Lê Quỳnh Lang ra giếng lấy nước. Đến nơi, gặp vợ Rin. Chị đã đứng đó từ lâu. Nhưng chưa lấy nước. Tôi chào, nhưng chị không nói. Tôi hỏi mượn cru, chị không nói gì. Đặc biệt, chị nhìn chúng tôi bằng cặp mắt trợn trừng. Đôi lông mày rậm của chi cong lên. Từ đôi mắt ấy, những tia lửa căm thù phóng về phía chúng tôi. Rợn cả người. Không biết nói gì. Không thể hỏi chuyện gì. Nhưng lòng hai bên đều hiểu bi kịch lớn đã xảy ra. Nếu nói thẳng, lý lẽ hai bên sẽ vênh nhau. Song, tất cả đều im lặng. Sự im lặng như núi lửa sắp bùng. Không nên kéo dài khoảnh khắc này, anh Lang ra hiệu cho tôi rút sớm.
Những ngày đầu đến phum, chúng tôi thường mang theo súng đi lấy nước. Sau quen dần, đi người không. Nếu sáng ấy, có khẩu súng, có thể chị ấy đã bắn chúng tôi ? Chưa bao giờ tôi gặp cái nhìn đục ngầu sự thù hằn như thế. Nhất là cái nhìn của ngườu phụ nữ mang bầu, sắp đến ngày sinh nở. Chắc chúng tôi là một trong số những người gây ra cái chết của chồng chị ?
Khuya hôm đó, khi công việc trong ngày tạm ổn, dưới gốc khộp, hai anh em ngồi quấn thuốc rê. Anh Lang bảo :'' Thấy chưa, biết thế nào là sự thù hằn của người đàn bà rồi nhé !'' -'' May mà chưa bị trả thù''.- Tôi cúi xuống. '' Mọi lần, gặp mình, chị ấy hiền , dễ thương lắm. Thuốc rê này của chị ấy cho mình đấy ! - anh Lang nói - Chắc từ nay hết nguồn !''- Tôi biết, chị ấy quý anh Lang, một người trẳng trẻo, đẹp trai, trông vừa thư sinh, vừa rất trí thức. '' Hôm nào để chị ấy nguôi, mình qua lại xem ''.- Tôi nói. Vì tôi nhớ những lần đến chơi, tôi thường học tiếng Kh'mer từ chị và đứa con trai 4 tuổi của chị. Một hôm, thấy chị nằm võng ru con. Chị không hát thành lời, nhưng cứ ngân giai điệu bài hát. Lúc ấy, còn trẻ, tôi nghĩ, đứa bé có hiểu được lời ru không ? Tôi hỏi, chị trả lời: Nó chỉ cần nghe nhạc.
Một chiều, tôi lại cùng anh Lang ra giếng. Qua nhà chị, thấy thằng bé đang chơi ngoài đường. Nó kéo cái mai con rùa làm xe. Trên mai rùa còn nhiều vệt máu. Tôi bảo cháu dừng lại. Xé lá chuối, lau cho sạch . Từ trong nhà, đang ngồi dệt, chị lao nhanh ra, kéo thằng bé về. Hai chúng tôi buồn. Không biết làm thế nào.
Ít ngày sau, anh Lang bảo tôi :'' Mình có cái bàn chải đánh răng, nhưng chưa dùng đến. Muốn tặng chị ấy, mà chưa có cách''. Tôi cũng có một hộp thuốc đánh răng còn mới. Hôm nào, mang tặng chị ấy ? Anh Lang nhất trí. Bởi chúng tôi chẳng có thứ gì đáng giá. Có mỗi cái đồng hồ, dùng để canh giờ liên lạc.
Rồi một chiều, hai anh em ra. Nhưng chị đi vắng. Đứa con đang chơi dưới sân. Tôi hỏi :'' Mẹ đi đâu ?'' Nó chỉ ra đồng. Chúng tôi gửi lại món quà nhỏ, bảo cháu về đưa cho mẹ.
Sau đó, tôi nhận nhiệm vụ, đi phối thuộc với C5. Lên đóng quân ở gần con suối phía trên, cách D bộ chừng hai cây. Sau đó, lại lên Cầm-pờ-rạ, một phum xa Choăm Sre gần một ngày đường.
Mấy chục năm sau, tôi về Bình Định, thăm anh Lang. Hai anh em vẫn nhắc lại cái nhìn dữ dội của người phụ nữ mất chồng.
(TC lược bớt đoạn đầu của bài)
Nguồn: Hồi ức chiến binh F307
Các dân tộc ở Campuchia sống với nhau thế nào.
Theo mình chứng kiến và được biết thì tại mấy tỉnh ở Đông Bắc CPC có nhiều sắc dân sống trộn lẫn với nhau trong một phum (làng), rất khác ở VN.
- Tất nhiên người Kh'mer chiếm đa số, tuy vậy có vài nơi thì người dân tộc thiểu số chiếm số đông do đặc điểm họ sống quần tụ với nhau. Thường là nơi ở sâu trong rừng hay cuối đầu con sông, đời sống nghèo khổ. Họ theo nào, địch hay ta chỉ một phe, không hai mang.
- Có những làng, người gốc Lào chiến đa số. Nơi nào có người Lào chiếm phần đa thường là nơi gần sông, có đời sống khá, có chùa chiềng bề thế, cảnh vật đẹp, cây cối sum suê. Tính tình người Lào hiền hoà thân thiện.
- Người Hoa dĩ nhiên thường thấy sống ở thị xã thị trấn, buôn bán dịch vụ là chính, ở nông thôn có ít, thường là vài gia đình sống bằng nghề nông. Dưới thời Kh'mer Đỏ diệt chủng thì người Hoa không phải đối tượng tàn sát chính nhưng cũng không ưu đãi. Tính hay bợ đỡ bằng vật chất để lấy lòng chuyên gia, bộ đội VN.
- Người Việt ít hơn người Hoa, vẫn phần đa ở thị xã thị trấn như người Hoa, làm nghề buôn bán dịch vụ sửa chữa. Là mục tiêu diệt chủng của KMĐ nên còn sống rất ít, hiếm gia đình gốc, lai Kh'mer là chính, họ dấu tung tích, lấy tên họ CPC. Có người tiếp xúc gần gũi với bộ đội VN, vồn vập, ma mảnh để dựa hơi kiếm sống nhưng có người hạn chế vì sợ thời thế thay đổi thì nguy hiểm đến gia định.
- Ngoài dân bản địa tại chỗ thì có người vùng xuôi đồng bằng miệt dưới CPC lên sống ở đây do dưới thời KMĐ đã điều chuyển dân đi kinh tế mới, thường là những gia đình có học, khá hiểu biết, có đời sống khá giả.
Ở các xã thôn quê, nhà sư và cán bộ biết đọc biết viết coi như thành phần trí thức, dù họ cấp tiểu học là cùng, ở thị xã mới có người học phổ thông cơ sở.
Dưới thời KMĐ cầm quyền áp đặt một ngôn ngữ KM, không tôn giáo trên cả nước. Ở những nơi mình từng công tác, người Kh'mer là chính, ngoài ra có người Lào, Kui, Chăm, Hoa, Việt. Tôn giáo, phổ biến là đạo Phật Tiểu thừa, có một phum theo đạo Islam - Hồi giáo (sau khi quân VN rút quân thì chính phủ CPC cho phục hồi tín ngưỡng riêng).
Các dân tộc sống chan hoà với nhau, có đố kỵ trong lòng hay không, mình không biết. NhuHa Nguyen nhận xét thế nào và các bạn từng sống ở CPC thấy khác, vui lòng bổ sung để cùng hiểu biết.
- Tất nhiên người Kh'mer chiếm đa số, tuy vậy có vài nơi thì người dân tộc thiểu số chiếm số đông do đặc điểm họ sống quần tụ với nhau. Thường là nơi ở sâu trong rừng hay cuối đầu con sông, đời sống nghèo khổ. Họ theo nào, địch hay ta chỉ một phe, không hai mang.
- Có những làng, người gốc Lào chiến đa số. Nơi nào có người Lào chiếm phần đa thường là nơi gần sông, có đời sống khá, có chùa chiềng bề thế, cảnh vật đẹp, cây cối sum suê. Tính tình người Lào hiền hoà thân thiện.
- Người Hoa dĩ nhiên thường thấy sống ở thị xã thị trấn, buôn bán dịch vụ là chính, ở nông thôn có ít, thường là vài gia đình sống bằng nghề nông. Dưới thời Kh'mer Đỏ diệt chủng thì người Hoa không phải đối tượng tàn sát chính nhưng cũng không ưu đãi. Tính hay bợ đỡ bằng vật chất để lấy lòng chuyên gia, bộ đội VN.
- Người Việt ít hơn người Hoa, vẫn phần đa ở thị xã thị trấn như người Hoa, làm nghề buôn bán dịch vụ sửa chữa. Là mục tiêu diệt chủng của KMĐ nên còn sống rất ít, hiếm gia đình gốc, lai Kh'mer là chính, họ dấu tung tích, lấy tên họ CPC. Có người tiếp xúc gần gũi với bộ đội VN, vồn vập, ma mảnh để dựa hơi kiếm sống nhưng có người hạn chế vì sợ thời thế thay đổi thì nguy hiểm đến gia định.
- Ngoài dân bản địa tại chỗ thì có người vùng xuôi đồng bằng miệt dưới CPC lên sống ở đây do dưới thời KMĐ đã điều chuyển dân đi kinh tế mới, thường là những gia đình có học, khá hiểu biết, có đời sống khá giả.
Ở các xã thôn quê, nhà sư và cán bộ biết đọc biết viết coi như thành phần trí thức, dù họ cấp tiểu học là cùng, ở thị xã mới có người học phổ thông cơ sở.
Dưới thời KMĐ cầm quyền áp đặt một ngôn ngữ KM, không tôn giáo trên cả nước. Ở những nơi mình từng công tác, người Kh'mer là chính, ngoài ra có người Lào, Kui, Chăm, Hoa, Việt. Tôn giáo, phổ biến là đạo Phật Tiểu thừa, có một phum theo đạo Islam - Hồi giáo (sau khi quân VN rút quân thì chính phủ CPC cho phục hồi tín ngưỡng riêng).
Các dân tộc sống chan hoà với nhau, có đố kỵ trong lòng hay không, mình không biết. NhuHa Nguyen nhận xét thế nào và các bạn từng sống ở CPC thấy khác, vui lòng bổ sung để cùng hiểu biết.
BKAV bảo vệ, chống virus kiểu gì?
Mới đây bị hacker rao bán phần mềm mã nguồn của BKAV. Lâu rồi cũng có lần hacker công bố thông tin khách hàng của BKAV. Nếu cho là KKAV nó kém thì sao giàu lên và phát triển đến ngay nay? Mình nghĩ do thời trước, đa số người Việt không biết gì về bảo mật mà PM tiếng Việt của nó dễ dùng nên cơ quan NN ưu tiên công ty TN cúng tiền nuôi BKAV.
Cách đây khá lâu, mình mua thử phần mềm có bản quyền của BKAV. Thấy cài nó vô máy tính như em bé vào máy ngủ ngon, chán quá gõ bỏ dù mới xài nửa thời gian. Hiện tại, máy tính xưởng mình, chủ có cài BKAV, thấy 1,2 ngày nó báo cả chục threats (mối đe doạ) đã được cô lập, trong khi đó mình chỉ lên mạng xem, USB cắm vào của cá nhân sạch sẽ. Cái người ta sợ là thứ nguy hiểm chứ ba cái vơ vẩn thì có cả triệu con, mã độc khỉ mốc gì.
Ai xài qua PM của hãng nước ngoài mới biết, họ bảo vệ máy tính nghiêm ngặt rất khác với BKAV. Hễ thấy nghi ngờ là nó chặn hỏi mình có cho phép hay không, kiểu "giết nhầm hơn bỏ sót" rất khó chịu cho người dùng. Còn BKAV cài vào máy cho có để yên tâm đã có thằng gác cổng. Nhá xèng báo cáo ba cái vớ vẩn để loè thiên hạ thiếu am hiểu.
Mình khá quan tâm lãnh vực an toàn nên khi có chuyện nào đó, hay lên vài diễn đàn hacker xem họ bàn tán ra sao thì biết dân hacker thứ thiệt đều coi thường BKAV. Vào xem cái diễn đàn Hack Mũ trắng và diễn đàn BKAV cho đám học trò và con nhang BKAV, tìm cái gì đó mình không biết để học cách xử lý thì gặp nhiều cái lèng phèng cho dân tay ngang, rõ chán.
Ngay cả những hãng tên tuổi lừng lẫy trên thế giới, mình tin cũng chỉ chặn được mã độc dư luận đã phát hiện, còn cái thiên hạ cần bảo vệ là những mã độc mới, chưa biết. Biết rồi thì tiền mất tật mang.
Cách đây khá lâu, mình mua thử phần mềm có bản quyền của BKAV. Thấy cài nó vô máy tính như em bé vào máy ngủ ngon, chán quá gõ bỏ dù mới xài nửa thời gian. Hiện tại, máy tính xưởng mình, chủ có cài BKAV, thấy 1,2 ngày nó báo cả chục threats (mối đe doạ) đã được cô lập, trong khi đó mình chỉ lên mạng xem, USB cắm vào của cá nhân sạch sẽ. Cái người ta sợ là thứ nguy hiểm chứ ba cái vơ vẩn thì có cả triệu con, mã độc khỉ mốc gì.
Ai xài qua PM của hãng nước ngoài mới biết, họ bảo vệ máy tính nghiêm ngặt rất khác với BKAV. Hễ thấy nghi ngờ là nó chặn hỏi mình có cho phép hay không, kiểu "giết nhầm hơn bỏ sót" rất khó chịu cho người dùng. Còn BKAV cài vào máy cho có để yên tâm đã có thằng gác cổng. Nhá xèng báo cáo ba cái vớ vẩn để loè thiên hạ thiếu am hiểu.
Mình khá quan tâm lãnh vực an toàn nên khi có chuyện nào đó, hay lên vài diễn đàn hacker xem họ bàn tán ra sao thì biết dân hacker thứ thiệt đều coi thường BKAV. Vào xem cái diễn đàn Hack Mũ trắng và diễn đàn BKAV cho đám học trò và con nhang BKAV, tìm cái gì đó mình không biết để học cách xử lý thì gặp nhiều cái lèng phèng cho dân tay ngang, rõ chán.
Ngay cả những hãng tên tuổi lừng lẫy trên thế giới, mình tin cũng chỉ chặn được mã độc dư luận đã phát hiện, còn cái thiên hạ cần bảo vệ là những mã độc mới, chưa biết. Biết rồi thì tiền mất tật mang.
Tấm hình dzầy mà người ta tin được.
Làm bác cạo có chiện mần quài. Mợt!
Mịa. Làm nghề tâm lý chiến mà để phóng viên nước ngoài chộp hình thì đã là ngu mà còn khoe, chưa phân tích cái khác.
Mấy ông mặc quần áo dân sự đấy, đoán là sĩ quan và nhân viên tâm lý chiến VNCH, đang sửa soạn cho một cô (bị bắt) ra họp báo để (tố cáo VC khủng bố). Việc đó làm cần khéo léo chỗ kín chứ sao lại cho PV nước ngoài chụp hình. Anh chưa nói những điểm bất hợp lý khác trong tấm hình hình này, về nhận dạng và lựu đạn.
Ảnh nhét cho chặc đới, LĐ Liên Xô mà giắt như vậy nhảy vài cái nó văng ráo trọi.
Mình giải thích vài điểm vô lý trong hình để các bạn biết thêm:
- Mấy ông mặc quần áo dân sự, đoán là sĩ quan và nhân viên tâm lý chiến VNCH, đang sửa soạn cho một cô "bị bắt" ra họp báo để "tố cáo VC khủng bố".
- Cô trong hình có thể là nữ quân nhân VNCH đóng thế hoặc có thể là VC bị bắt. Nhưng chú thích trên bảo là Đặc công là sai, không có nữ và không mập mạp vậy đâu. Nếu đúng là VC thì chỉ có thể là Biệt động Thành.
- Lựu đạn trong hình do LX sản xuất, chất lượng rất kém như điểm hoả phát ra tiếng "Bép", nhỏ nên uy lực kém. Bộ đội BB còn chế huống chi Đặc công hay BĐ Thành càng không sử dụng, mua của LĐ của Mỹ xài không ngon sao. Mỏ vịt của nó bằng nhôm mà giắt như vậy chạy nhảy vài cái nó văng phân nửa.
Mịa. Làm nghề tâm lý chiến mà để phóng viên nước ngoài chộp hình thì đã là ngu mà còn khoe, chưa phân tích cái khác.
Mấy ông mặc quần áo dân sự đấy, đoán là sĩ quan và nhân viên tâm lý chiến VNCH, đang sửa soạn cho một cô (bị bắt) ra họp báo để (tố cáo VC khủng bố). Việc đó làm cần khéo léo chỗ kín chứ sao lại cho PV nước ngoài chụp hình. Anh chưa nói những điểm bất hợp lý khác trong tấm hình hình này, về nhận dạng và lựu đạn.
Ảnh nhét cho chặc đới, LĐ Liên Xô mà giắt như vậy nhảy vài cái nó văng ráo trọi.
Mình giải thích vài điểm vô lý trong hình để các bạn biết thêm:
- Mấy ông mặc quần áo dân sự, đoán là sĩ quan và nhân viên tâm lý chiến VNCH, đang sửa soạn cho một cô "bị bắt" ra họp báo để "tố cáo VC khủng bố".
- Cô trong hình có thể là nữ quân nhân VNCH đóng thế hoặc có thể là VC bị bắt. Nhưng chú thích trên bảo là Đặc công là sai, không có nữ và không mập mạp vậy đâu. Nếu đúng là VC thì chỉ có thể là Biệt động Thành.
- Lựu đạn trong hình do LX sản xuất, chất lượng rất kém như điểm hoả phát ra tiếng "Bép", nhỏ nên uy lực kém. Bộ đội BB còn chế huống chi Đặc công hay BĐ Thành càng không sử dụng, mua của LĐ của Mỹ xài không ngon sao. Mỏ vịt của nó bằng nhôm mà giắt như vậy chạy nhảy vài cái nó văng phân nửa.
Hổng tin mình thì tin ai.
Mình và ông bạn già rất hợp ở chỗ quan niệm: sức đề kháng của từng người là then chốt của sự tồn tại trước dịch. Hai thằng vẫn tà tà, đến lúc dịch bủa vây tứ phía, mới lo chuyện vaccine. Bi giờ nghe ông BS Trương Hữu Khanh nói, niềm lạc quan hâm lại trong lòng. Anh ấy nói chung là vậy, ngắn gọn nên không thể bao gồm các trường hợp. Ai không tin thì cứ chích thí xác con chuột bạch. hehe.
Tại sao Mỹ thua ở Afganistan?
Nhân Le Van Duc
Có tag lão, tính comment tham gia nhưng nói đủ ý khá dài nên gõ thành stt:
Vì sao Mỹ không thay đổi sách lược và cách đánh khi can thiệp vào nước khác?
Không thể bàn chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa vì nó vô cùng, bản thân chính trị là quyền lợi bên này hoặc bên kia, gây tranh luận không đáng có. Lão nghĩ tới lịch sử thế giới từ xưa tới nay, khi một nước lớn tiến công vào nước nhỏ thì chỉ có 2 cách: Một là chiếm và nhập nước đó vào lãnh thổ của mình, thì thời nay không cho phép. Thứ hai, biến nước đó hoàn toàn theo mình thì phải đổ quân can thiệp nhanh. Mà viễn chinh thì hầu như tất cả nước lớn trước hay sau đều phải rút, để lại cái giá phải trả rất đắc. Cái mà Mỹ làm được là của đi thay người, nhân mạng bỏ ra thấp nhất so với các đế quốc khác..
Mỹ tự cao nhưng không hề bảo thủ. Trải qua từng cuộc chiến, đặc biệt là CT Việt Nam họ nghiên cứu đúc kết rất cẩn thận, hy vọng tìm cách xử lý vấn đề mâu thuẫn và thay đổi cách đánh. Nhưng họ không thay đổi được bỡi vì bản chất của một nước tư bản, còn quân đội thì phụ thuộc vào tính chất ấy nên khó thể điều binh khiển tướng cách khác. Nên lặp lại vết xe đổ là điều khó tránh...
Nga thì có vấn đề của Nga. Trung Quốc có lúc mạnh lúc yếu nhưng mãi là cường quốc đáng gờm của thế giới. Thế tại sao thời hiện đại, TQ không làm như Mỹ? - Vì TQ rộng lớn luôn tìm ẩn vấn đề nội bộ sắc tộc ở các vùng lãnh thổ đã sát nhập. Chứ không phải TQ cao thượng, không có mưu đồ thôn tính nước khác. Thành ra họ chơi bài không cầu toàn, âm thầm gặm nhấm và làm cho nước khác phải lệ thuộc họ trong chừng mực nào đấy...
Dịch dã cứ nói hoài chuyện covid cũng chán, thợ cạo tám chơi vậy thôi.
Có tag lão, tính comment tham gia nhưng nói đủ ý khá dài nên gõ thành stt:
Vì sao Mỹ không thay đổi sách lược và cách đánh khi can thiệp vào nước khác?
Không thể bàn chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa vì nó vô cùng, bản thân chính trị là quyền lợi bên này hoặc bên kia, gây tranh luận không đáng có. Lão nghĩ tới lịch sử thế giới từ xưa tới nay, khi một nước lớn tiến công vào nước nhỏ thì chỉ có 2 cách: Một là chiếm và nhập nước đó vào lãnh thổ của mình, thì thời nay không cho phép. Thứ hai, biến nước đó hoàn toàn theo mình thì phải đổ quân can thiệp nhanh. Mà viễn chinh thì hầu như tất cả nước lớn trước hay sau đều phải rút, để lại cái giá phải trả rất đắc. Cái mà Mỹ làm được là của đi thay người, nhân mạng bỏ ra thấp nhất so với các đế quốc khác..
Mỹ tự cao nhưng không hề bảo thủ. Trải qua từng cuộc chiến, đặc biệt là CT Việt Nam họ nghiên cứu đúc kết rất cẩn thận, hy vọng tìm cách xử lý vấn đề mâu thuẫn và thay đổi cách đánh. Nhưng họ không thay đổi được bỡi vì bản chất của một nước tư bản, còn quân đội thì phụ thuộc vào tính chất ấy nên khó thể điều binh khiển tướng cách khác. Nên lặp lại vết xe đổ là điều khó tránh...
Nga thì có vấn đề của Nga. Trung Quốc có lúc mạnh lúc yếu nhưng mãi là cường quốc đáng gờm của thế giới. Thế tại sao thời hiện đại, TQ không làm như Mỹ? - Vì TQ rộng lớn luôn tìm ẩn vấn đề nội bộ sắc tộc ở các vùng lãnh thổ đã sát nhập. Chứ không phải TQ cao thượng, không có mưu đồ thôn tính nước khác. Thành ra họ chơi bài không cầu toàn, âm thầm gặm nhấm và làm cho nước khác phải lệ thuộc họ trong chừng mực nào đấy...
Dịch dã cứ nói hoài chuyện covid cũng chán, thợ cạo tám chơi vậy thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)