Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Phi Cơ Không Lực Việt Nam Cộng Hòa - 1951-1975

Các loại phi cơ của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNAF) do Pháp để lại sau cuộc chiến Đông Dương (1945-1954), và Mỹ viện trợ trong cuộc chiến Việt Nam (1954-1975).1951 Dassault Mystere MD.312 Flamant
Phi cơ chở hành khách và oanh tạc do Pháp để lại.  Nguyền Cao Kỳ bắt đầu cuộc đời phi công qua chiếc máy bay này.
1951 Dassault Mystere MD.312 Flamant
Phi cơ chở hành khách và oanh tạc do Pháp để lại. Nguyền Cao Kỳ bắt đầu cuộc đời phi công qua chiếc máy bay này.

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Chuyện tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở Gạc Ma

HQ 604 - nỗi khắc khoải Gạc Ma...
14/03/2015 12:27 GMT+7TTO - Nhìn hình ảnh Trung Quốc đang mở rộng Gạc Ma, chúng ta không thể không nhớ tới con tàu HQ 604 vẫn còn đang chìm ở rìa đảo đá ấy cùng xương cốt anh linh của nhiều chiến sĩ Việt Nam...
Gạc Ma - mãi mãi khắc ghi
​Giỗ đồng đội hi sinh ở Gạc Ma
Đặt đá xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Di vật của các liệt sĩ được vớt lên từ đáy biển Gạc Ma trong con tàu HQ 604 được cất giữ ở phòn truyền thống Lữ đoàn Hải quân 125 - “Đoàn tàu không số”- Ảnh: L.Đ.Dục

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Kỷ niệm của Trần Hùng với hiệu trưởng Hồ Công Danh.

Tran Hung
22 giờ
Nói qua, là H học Hoàng Đạo từ lớp 6 đến 9A thuộc loại chơi nhiều, dốt đều, được cái giỏi mỗi môn không phép: cúp cua tắm sông, đến năm 1973 mình về Tuy Hòa học tiếp. Sau 1975, nghỉ học đi bộ đội rồi ra đời xiêu bạt khắp nơi ("xiêu bạt" là chữ thầy Trần Duy Phiên đề tặng), không mấy khi về lại Kon Tum. Thầy cô, bạn bè quên như gần hết, liên lạc chủ yếu với Phạm Thái Vĩnh, mà cũng thỉnh thoảng thôi. Nhớ chủ yếu mấy thằng bạn học kiêm bạn nhậu, lâu lâu gặp lại.
Thầy, thì cũng như nhiều bạn khác, Hồ Công Danh là cái tên nhớ mãi, sự tích không quên về thầy rất nhiều. Với H khi học lớp 6 như các bạn biết: ổng bắt viết đầy trang vở một chữ mới dạy, to như con gà mái (ổng nói viết vậy mới nhớ). H học cực dốt, ngơ ngơ ngáo ngáo môn Anh văn, có hôm Thầy gọi lên trước bàn, Thầy hỏi: What is your name? Học trò ngu trả lời bằng câu đó, ổng điên gan, bắt nằm phết 3 roi, són đái. Và những lần ấm ớ sau bị ăn roi nữa...
Từ đó mình thù Thầy, gọi là "ông Danh phát xít" và thù luôn cả môn Anh văn và cho rằng nó là "công cụ nô dịch dân ta của đế quốc Mỹ" (hồi đó không biết nghe ông thầy nào mà bén hơi chính trị nhỉ?). Có lần mình đu lên ô thông gió của lớp, hô vào: "đả đảo Hồ Công Danh, đã đảo...", vừa tuột xuống thì thầy Đoàn Phước Chí, giám thị đã đứng sau lưng, đưa lên văn phòng xử... (chuyện này nhờ bạn Trần Đức nhớ nhắc lại).

Kể chuyện mình đã tập bơi được 4 km dọc bờ biển Nha Trang như thế nào.

Bây giờ già, H sống tiêu cực, chẳng rèn luyện thân thể chi cả nhưng sức khỏe vẫn ổn so với tuổi tác. Mình nghĩ có lẽ do thời học sinh vận động nhiều và một phần nhờ thời gian 4 năm rèn luyện chạy bộ và bơi lội ở Nha Trang.
Ở stt trước, H có kể chuyện thời bọn học sinh tụi mình tắm sông quanh năm suốt tháng. Học bơi theo kiểu bắt chước nhau chứ chẳng ai chỉ dạy bày vẽ cho.
Sau này, khi về Tỉnh đội Phú Khánh, H có nhiều thời gian rảnh, đến thư viện mượn sách về tìm hiểu cách chạy bộ và bơi. Bơi thể thao có 4 kiểu, tư thế khác nhau là bơi trườn sấp, bơi ếch, bơi bướm và bơi ngửa. Bơi bướm dùng sức bật nhiều nên quá mệt. Bơi ngửa dùng sức ít nhưng nhẹ nhàng đơn điệu. Bơi trườn sấp khá giống bơi sải tự do nhưng kỹ thuật khó hơn. Bơi ếch khá chậm là kiểu kết hợp giữa bơi và lặn. Bơi bài bản khác với bơi tự do, nó hoàn thiện ở chỗ hạn chế lực cản của nước và tạo nhịp trong lúc bơi, thở.
Nghe mấy anh lớn tuổi nói thời đánh Mỹ, đặc công uống nước mắm nhỉ để chịu lạnh ngâm mình trong nước, bơi ếch xuôi dòng sông vài chục cây số, kéo thuốc nổ để đánh cầu.
Thời ở Nha Trang, hầu như ngày nào cũng vậy, một mình: 5 giờ 30 sáng dậy chạy bộ từ đơn vị đến đài liệt sĩ, tắm xong chạy bộ về, tắm lại nước ngọt rồi mặc quần áo vào cơ quan làm. 5 chiều tan sở về chạy và tắm ít hơn buổi sáng.

Nhớ chiếc bánh tổ ngày tết

Chiếc bánh tét và bánh tổ có nguồn gốc Chăm, là bộ đôi dâng lên tổ tiên ngày tết, bánh tổ tượng trưng cho Yoni. Ngày xưa, lúc nhỏ mình được bà dì cho ăn, ngày nay không còn nghe đến nó nữa. Ngày xuân ở Phú Yên, bánh tét cũng mai một dần, nhà có nhà không...
Trong hình ảnh có thể có: món ăn

Cây nêu ngày Tết ở sân trường Hoàng Đạo, KT

Tran Hung

Mỗi dịp Tết, ngày nghỉ học bạn nào có ghé trường chơi, sẽ thấy một cây nêu được trồng chỗ trụ cờ. Hồi nhỏ, chẳng mấy ai để ý nhà trường trồng nó có ý nghĩa gì? Bây giờ nghĩ lại, có thể trường khác, nơi khác không có. 
Thử tìm hiểu, bỏ qua chuyện cổ tích mang tính tôn giáo thì: Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai tầng xã hội của chủ nhân v.v. Có loại cây nêu mang tính nguyên sơ, không gắn liền với lễ hội mà hình thức cổ xưa nhất còn thấy ở cộng đồng người Kinh, với tục dùng cành tre dài cắm trên ruộng sau khi gặt. Khi thấy dấu hiệu này, người ta biết là chủ ruộng giữ lại mầm lúa cho mùa năm sau, không thể tuỳ tiện thả trâu bò vào ăn. Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu.
Cây nêu còn coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.
Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Lịch sử cầu Đăk Bla

Cọc gỗ làm trụ cầu trên sông ĐắkB'la thời kỳ Pháp thuộc

Thứ hai - 03/04/2017 08:54
Tháng 3/2016, trong quá trình thi công nạo vét đất bồi phía bờ Tây nam sông Đăk B’la (cách cầu Đăk Bla khoảng 500m), để đắp mặt bằng cho Dự án Khu đô thị phía Nam cầu Đăk Bla thuộc Ban quản lý các Dự án 98 tỉnh Kon Tum, công nhân lái máy múc công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Long Kon Tum đã phát hiện những cọc gỗ này.
Cọc gỗ được vùi sâu trong lớp đất cát khoảng 3 - 4m. Ngay sau khi phát hiện, người công nhân lái máy múc nghĩ là gỗ quý nên đã kéo cọc gỗ lên và chuyển về lán trại của Ban quản lý các Dự án 98 tại công trường. Sau khi có thông tin phản ánh về các cọc gỗ trên, nhận thấy đây có thể là những cọc gỗ được sử dụng làm trụ cầu bắc qua sông Đăk Bla thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng Kon Tum, nên Ban giám đốc Bảo tàng đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp đến khảo sát về 2 cọc gỗ này. Sau khi có kết quả, Bảo tàng tỉnh đã báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý các Dự án 98 bàn giao lại 2 cọc gỗ cho Bảo tàng tỉnh tiếp nhận bảo quản, nghiên cứu phục vụ công tác trưng bày.  
 
Cọc gỗ được tập kết tại lán trại Ban quản lý các Dự án 98

Tìm kiếm Blog này