Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Cây nêu ngày Tết ở sân trường Hoàng Đạo, KT

Tran Hung

Mỗi dịp Tết, ngày nghỉ học bạn nào có ghé trường chơi, sẽ thấy một cây nêu được trồng chỗ trụ cờ. Hồi nhỏ, chẳng mấy ai để ý nhà trường trồng nó có ý nghĩa gì? Bây giờ nghĩ lại, có thể trường khác, nơi khác không có. 
Thử tìm hiểu, bỏ qua chuyện cổ tích mang tính tôn giáo thì: Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc, giai tầng xã hội của chủ nhân v.v. Có loại cây nêu mang tính nguyên sơ, không gắn liền với lễ hội mà hình thức cổ xưa nhất còn thấy ở cộng đồng người Kinh, với tục dùng cành tre dài cắm trên ruộng sau khi gặt. Khi thấy dấu hiệu này, người ta biết là chủ ruộng giữ lại mầm lúa cho mùa năm sau, không thể tuỳ tiện thả trâu bò vào ăn. Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu.
Cây nêu còn coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.
Cây nêu được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời. Ngày dựng cây nêu gọi là thượng nêu, và ngày 7 tháng giêng âm lịch, làm lễ hạ nêu.
Ảnh dưới vào năm 1973, chúng ta nhìn lại sẽ thấy một cây cây tre suông thẳng có đọt được để lại các cành nhỏ cùng chùm lá tươi, có treo vải điều (đỏ) phất phơ trước gió, được trồng bên canh cột cờ với lá quốc kỳ.
Mình có nhớ mang máng hình như xung quang gốc được rắc vôi bột. Không rõ hồi đó trước khi dựng cây nêu nhà trường có cúng khấn, làm lễ gì không?

Tìm kiếm Blog này