Tim thông tin blog này:
Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019
Chuyện nước ở chiến trường K
ÂN NHÂN
Trích ( mùa chinh chiến ấy )
Nếu không có anh Đước - là y tá C6 của D8 trung đoàn 29 thì tôi cũng đã chết. Đó là vào tháng Ba năm 79. Cũng tại Anlong Veng. Sau 3 ngày hành quân không có nước, đến ngày thứ ba thì tôi không thể chịu đựng được nữa. Trong người cứ rạo rực, cồn cào. Cảm giác chỉ cần một đốm lửa là tôi có thể cháy bùng lên.
Đang hành quân, đơn vị dừng lại. Tìm nước. Giữa rừng hoang thế này kiếm đâu ra nước? Thôi thì cứ đi. Trinh sát giở bản đồ, địa bàn, bày ra giữa rừng tìm suối. Chỉ huy, lính tráng châu đầu vào xem. Tôi cũng mò đến. Mọi người nhìn vào tọa độ này nọ, còn tôi thì tìm xem bản đồ in năm nào. Tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy năm in bản đồ là 1964. Đây là bản đồ của quân đội Mỹ. Trời đất, từ năm 64 đến giờ đã mười mấy năm. “Thế gian biến cải vũng nên đồi”. Làm gì còn địa hình như năm 64. Cũng không biết, quân đội Mỹ dựa vào đâu để vẽ bản đồ này? Tôi nêu ý kiến. Lính tráng đã thất vọng giờ càng thêm tuyệt vọng.
Nhưng dù sao, vẫn phải sống và chiến đấu với cơn khát. Tôi theo anh Ngân, đại đội trưởng, khoác súng, cầm dao đi. Mang súng theo vì gặp địch là đánh nhau liền. Cầm dao là để chặt dây, chặt cây.
Anh Ngân lại đi tìm mấy cây con. Thử chặt xem. May ra cây con còn trữ nước. Nhưng rừng mùa khô làm gì có cây con nào, ngoài mấy cây khộp nhỏ bằng cổ chân.
Trích ( mùa chinh chiến ấy )
Nếu không có anh Đước - là y tá C6 của D8 trung đoàn 29 thì tôi cũng đã chết. Đó là vào tháng Ba năm 79. Cũng tại Anlong Veng. Sau 3 ngày hành quân không có nước, đến ngày thứ ba thì tôi không thể chịu đựng được nữa. Trong người cứ rạo rực, cồn cào. Cảm giác chỉ cần một đốm lửa là tôi có thể cháy bùng lên.
Đang hành quân, đơn vị dừng lại. Tìm nước. Giữa rừng hoang thế này kiếm đâu ra nước? Thôi thì cứ đi. Trinh sát giở bản đồ, địa bàn, bày ra giữa rừng tìm suối. Chỉ huy, lính tráng châu đầu vào xem. Tôi cũng mò đến. Mọi người nhìn vào tọa độ này nọ, còn tôi thì tìm xem bản đồ in năm nào. Tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy năm in bản đồ là 1964. Đây là bản đồ của quân đội Mỹ. Trời đất, từ năm 64 đến giờ đã mười mấy năm. “Thế gian biến cải vũng nên đồi”. Làm gì còn địa hình như năm 64. Cũng không biết, quân đội Mỹ dựa vào đâu để vẽ bản đồ này? Tôi nêu ý kiến. Lính tráng đã thất vọng giờ càng thêm tuyệt vọng.
Nhưng dù sao, vẫn phải sống và chiến đấu với cơn khát. Tôi theo anh Ngân, đại đội trưởng, khoác súng, cầm dao đi. Mang súng theo vì gặp địch là đánh nhau liền. Cầm dao là để chặt dây, chặt cây.
Anh Ngân lại đi tìm mấy cây con. Thử chặt xem. May ra cây con còn trữ nước. Nhưng rừng mùa khô làm gì có cây con nào, ngoài mấy cây khộp nhỏ bằng cổ chân.
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019
VN-CPC thời lời của tướng Cao Văn Khánh PTTMT
.....Trước đó, tướng Tấn muốn có được tài liệu của đối phương để xác định chính xác có phải Đảng Polpot đã trở mặt hay không, nên có ý định dùng một bộ phận lực lượng tấn công sang đất Campuchia. Ông nói :”Nhìn tổng thể, rất nhiều hành vi của Polpot là có hệ thống (từ 30-5-1975 đánh Phú Quốc, xâm nhập năm tỉnh biên giới, đánh đảo Thổ Châu, 4-1977 tấn công toàn tuyến biên giới giết dân ta, cướp của..), không thể có hàng loạt hoạt động ngẫu nhiên trùng lặp như vậy. Muốn xác định bản chất vấn đề phải tìm tài liệu đối phương.”. Sau đó, ông báo cáo với ông Nguyễn Duy Trinh ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng ngoại giao: “Quân Khmer đỏ có ý định tấn công Tây Ninh. Muốn đánh cánh quân này, không thể không vượt biên giới Việt Nam-Campuchia. Đề nghị cho phép đánh qua, nhân thể tìm tài liệu của Trung ương Polpot”. Ông Nguyễn Duy Trinh hỏi:” Dư kiến vượt biên giới sâu bao nhiêu?”. Tướng Tấn đáp: “ Địa hình vùng Mỏ Vẹt phía Campuchia làng mạc xen lẫn ruộng và có các cánh rừng không lớn. Vì Đảng Campuchia trước đây là liên minh chiến đấu nên sau khi bạn giải phóng Phnompenh, ta rút hết tình báo trinh sát về nước. Hiện nay, ta không nắm được tình hình, ý đồ, quân số, cách bố trí của quân Khmer Đỏ nên chưa tính được chiều sâu phải tiến công“. Ông Trinh cân nhắc hồi lâu nói phải báo cáo với Tổng Bí thư. Sau đó ông trả lời: “Tiến vào đất Campuchia càng ít càng tốt, không quá 10km!”.
Tướng Lê Trọng Tấn tiết lộ: “cách đây mấy tháng, ngày 21-6-1977, có anh Hun Sen trung đoàn phó quân Campuchia chạy sang ta thông báo: lãnh đạo Đảng Campuchia đã biến chất, gây nhiều tai họa cho nhân dân Campuchia. Đề nghị Việt Nam giúp Campuchia khôi phục nhà nước dân chủ”.Báo cáo của anh Hun Sen có nhiều vấn đề đáng suy nghị. Tôi bảo anh em đưa Hun Sen đến gặp mình. Tôi nói với Hun Sen” Tôi muốn có tài liệu xác minh bản chất vấn đề. Đánh vào đâu có thể lấy được tài liệu?” Anh Hun Sen chỉ ngay trên bản đồ:” Đây là Bộ Tư Lệnh 203, đây là Khu ủy. Đánh vào đó nhất định lấy được tài liệu. Tôi tình nguyện dẫn đường”. Mình hoan nghênh, anh Hun sen nói tiếp: “Tôi muốn đón vợ con sang Việt Nam, anh có cho phép?”. Tướng Tấn chỉ thị ngay “dành cho chị Hun Sen và các cháu một xe thiết giáp”.
(Lược trích một đoan vì dài quá- người viết)
(Lược trích một đoan vì dài quá- người viết)
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019
Bước chân xao động
Tờ sự vụ lệnh bỏ trong túi áo, chàng trẻ tuổi bước đến nhiệm sở với lòng hăng hái yêu đời, chan hòa niềm vui như cái buổi sáng rực rỡ ở thành phố này. Chàng đi dưới các cây bàng tươi tốt, không cao lắm nhưng tàn lá tỏa rộng. Hai bên đường phố các cửa hàng đã mở, tủ kiếng lóng lánh khoe các mặt hàng rực rỡ. Tiếng máy xe nổ, tiếng động lách cách, tiếng cười nói xôn xao. Một mùi hương hăng hắc lẫn lộn của khói xe và mùi lá cây gợi nhớ một phần đời sống, đã trôi đi biền biệt. Qua ngã tư nhà sách Vạn-Kim, cô chủ xinh xắn đang ngồi chống cằm mơ mộng. Một gã đàn ông đội mũ lính rộng vành, lái xe gắn máy tới sát bên giơ một ngón tay mời mọc, nhưng chàng mải tìm một cái lon.
Lát sau người ta thấy chàng đá cái lon kêu lóc cóc dưới chân. Rồi cứ như thế, chàng mang cái lon theo trên đường, và hôm nay trò chơi này thật sự đã quyến rũ một thằng nhỏ. Thằng nhỏ xách theo một cái hộp gỗ, mặt lầm lì, mắt ngó chăm chú vào đôi chân người trẻ tuổi đang điều khiển quả banh sắt kêu lóc cóc. Không biết cái gì đã làm say mê nó, nhưng nó đã đi theo chàng bén gót một đoạn đường dài.
Khi thấy một cổng trường, chàng dừng lại. Phải, đó là một ngôi trường trung học lớn. Chàng tạm gởi cái lon bên bờ cỏ, bước qua cổng trường. Người đầu tiên chàng gặp là một ông gác trường. Khi biết chàng là một giáo sư mới, ông tới tấp hỏi chàng đủ thứ. Vừa đi, chàng vừa vui vẻ trả lời về tuổi tác, vợ con đã có hay chưa, nhà cửa cha mẹ ở tận đâu. Họ tới văn phòng, là một toà nhà riêng biệt, kế đó là một dãy nhà dài có bốn chữ lớn Thư viện La-Sơn. Còn đang ngơ ngác không biết đó là tên một dịa danh hay một danh nhân nào trong văn chương sách sử, người gác trường đã đẩy chàng vào một phòng rộng rãi. Một ông mặt trắng tươi, phốp pháp sau bàn giấy chìa tay ra. Chàng nắm lấy cái bàn tay mềm nhũn đó mà muốn ném nó trở lại.
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019
Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019
Kó là đảo, Na là ruộng, còn Roạt là gì nhỉ?
Kó NaRoạt, cái tên Khmer-Lào. Ta biết mặt nhau từ thời NR còn đi học làm y tá, còn TH là thằng lính lon ton. Rồi thân nhau ở Suối tre giữa Ô Rưsây Kondal. Đôi mắt ấy, nụ cười ấy làm sao quên được!
Kết bạn fb, nhắn tin, NR vờ như không biết. Sao nỡ lòng với người một thời coi Campuchia là quê hương thứ hai của mình - không thể nào là quân xâm lược. NR làm công tác thiện nguyện, về hưu có buồn, xin đừng vô chùa mà cắt đứt dây chuông cuộc đời, NaRoạt nhé. Bỡi ta chưa kịp là Lan và Điệp.
Biết đâu một ngày nào đó, ta tái ngộ..Tay bắt mặt mừng, nối lại tình cảm Việt Nam-Campuchia sa ma ki. si bồ hốc. sốc sa bai...
Biết đâu một ngày nào đó, ta tái ngộ..Tay bắt mặt mừng, nối lại tình cảm Việt Nam-Campuchia sa ma ki. si bồ hốc. sốc sa bai...
Nói nổ như bom là có thật, để lại bản đồ trên lưng.
Năm 2000, khi ấy tôi phụ trách kỹ thuật sấy gỗ cho xí nghiệp chế biến gỗ Công Danh ở Kon Tum (sau là công ty Vùng Quê BD). Để có thêm thu nhập, tôi tự nhận thêm việc bảo trì điện và cơ khí cho 10 lò sấy. Nếu moteur cháy thì đưa đi quấn lại, ống nhiệt thủng, kêu thợ ngoài vô hàn. Tính mình thì ham tìm tòi học hỏi, đã làm nên vài việc có ích, như: Mày mò tự độ thành công hộp khởi động từ đóng cắt điện không có trong sách vở. Bằng cách đấu nối linh kiện phế thải, thay vì mua cái mới mất mấy triệu thời đó. Nhờ nó mà cắt điện ngay tức khắc cùng lúc 3 pha, bảo vệ hàng loat moteur khỏi bị cháy khi mạng lưới điện bị mất pha nào đó. Tự thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công ty, thực tế đã chữa cháy có hiệu quả. Tiếp nữa là thiết kế bể luột gỗ dầu với quy mô lớn cũng thành công, mình từng kể ở đây:
https://www.facebook.com/Thocao09/posts/1659310650768772 . Còn vô tình phá gỗ, có lúc sẽ kể...
Dạo sơ vậy tới chuyện nổ, nó diễn ra thế này mà ai từng làm cho công ty lúc ấy đều biết vụ này. Số là ngoài chuyên môn ra, mỗi khi rảnh, tôi tập tò hàn điện, rồi muốn lấn sân tập hàn gió đá. Đề có phương tiện tôi đề xuất với chủ, lấy tiền đi tận Quy Nhơn mua. Có có đồ nghề rồi, lại có sẵn vật tư linh tinh nên tha hồ dợt. Trải qua mới biết hàn gió đá khó hơn hàn điện rất nhiều, miệt mài mấy tháng mà trình của mình vẫn là a ma tơ.
Đầu giờ buổi chiều nọ, tôi đang hàn ống thổi cấp gió cho than đá cháy đun lò luột gỗ. Thì chú thợ cơ khí đem mấy thanh sắt chữ I lớn đến nhờ cắt. Trước đó, có nghe bà chủ bảo chú ấy giỏi lắm biết hàn cả gió đá, nên mình bảo chú: anh thay đầu cắt còn chú thay đá (đất đèn) cho khí nó mạnh mới cắt được. Chú bước vào phòng kỹ thuật (nơi để bình oxy và khí đa) thay xong đá mới rồi mở mạnh robinet nước nhỏ xuống tỏn. tỏn. Đúng ra, chỉ được cho nước nhỏ từ từ từng giọt nhỏ. Nếu chú ấy dốt không rành thì nói thật để mình làm thì đâu sinh tai nạn.
Bà chủ tịch QH nói vậy tưởng rằng hay?
Nên lặp đi lặp lại câu: "Thanh niên phải làm gì cho Tổ quốc, chứ không phải Tổ quốc phải làm gì cho ta".
Nói về luật thì Tổ quốc là cái gì đó mơ hồ.
Nghĩa vụ và quyền lợi luôn song hành, tại sao phải đặt hai vế đối nghịch nhau? Ngày nay, lớp trẻ rất thực dụng, TC tin chả ai nghe theo trừ lúc phải hô khẩu hiệu.
Nghĩa vụ và quyền lợi luôn song hành, tại sao phải đặt hai vế đối nghịch nhau? Ngày nay, lớp trẻ rất thực dụng, TC tin chả ai nghe theo trừ lúc phải hô khẩu hiệu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)