Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Hăm ba ngày đi lạc rừng

Ông cố vấn xã muốn thăm chốn cũ nhưng sợ "ân oán giang hồ"!

Ngày xưa, cán bộ và dân xã gọi mình là Tà Hùng (Tà tiếng Kh'mer là ông). Mình rời Campuchia lâu rồi, rất muốn có dịp quay lại thăm nơi đây vì có nhiều kỷ niệm với cảnh vật và con người. Nhưng ê hèm. hơi ngán! Nên tìm hiểu xem người ta có còn nhớ bộ đội Việt Nam, có thù oán gì không? Mình hỏi thăm đồng đội đã đi phượt mấy lần về lại chiến trường K. Đồng đội nói: nhìn chung ngày nay dân và cán bộ CPC ở vùng quê thân thiện với cựu chiến binh VN. Họ chỉ quan tâm làm ăn, chính trị gạt qua một bên. Nếu CCB quên đường đi và nơi đóng quân khi xưa, họ hướng dẫn giúp đỡ tận tinh. Mình hỏi thêm: về vùng sâu vùng xa thì sao? Đồng đội bảo: cần thì báo và nhờ công an nơi ấy hổ trợ cho chắc ăn. vậy thôi.
Nghe thế nhưng mình chưa thật yên tâm đi. Không phải quá nhát mà sợ có cơ sở. Số là ngày xưa tại cái xã mình đảm nhiệm xảy ra vài vụ đụng chạm cá nhân.
- Có lần, mình tìm đến nhà, hỏi ông già tướng người rắn rỏi, ra mặt không thân thiện với bộ đôi. Thằng con ổng dông ra rừng mất vì nó là tên đầu sỏ của địch ở trong dân. Nay còn sống ắt nó đã về lại xóm làng.
- Có lần, thằng dân quân láo toét, doạ bắn Tà Hùng cố vấn, vì mình răn đe không cho tụ tập đánh bài ăn đạn (thời ấy chưa phát hành tiền). Mình trị cho một trận xanh mặt, nó sợ quá chạy ra rừng, bỏ lại vợ con. Nay nếu còn sống, chắc nó cũng đã về.
- Có lần. lính Pol Pot gài mìn trên đường đi, làm chết một trung đội trưởng dân quân xã, làm cụt giò một đội trưởng công tác bạn. Cả hai là người gần gũi, thân tín nhất. Mình tin là có tay trong thù ghét nên mật báo cho địch biết sẽ đi. Dân ắt biết vì địch thông báo ngầm để không đi lại trên đường xe bò ngày ấy.
......
Đến thành phố rồi, tìm thăm người từng thầm yêu trộm nhớ. Biết đâu nghe câu nói chạnh lòng: anh là ai mà tôi không nhớ.
Biết đâu, từ cái ngả ba sông Mê Kông này, thẩn thờ ngồi ngó về nơi xa xăm ấy.

Bóng ma vô định tìm về đất mẹ.


Phiêu liêu ký của Cạo đi máy bai Liên Xô.

Năm 1988, lần đầu mình được cử đi công tác bằng mái bai. Cái nhớ nhất là chiếc Mi-8 của Liên Xô do phi công VN lái. Hồi nhỏ, từng thấy chiếc trực thăng HU-1 của Mỹ bay lượn như cào cào. Đám trẻ con đứa nào cũng thích lại gần ngó vào xem, thấy nội thất của nó gọn gàng hiện đại. Nay, ngồi lên trực thăng LX rồi mới biết, thấy thảm làm sao! Nhìn xuôi nhìn ngược, nó đơn giản và cũ kỹ, trống huê trống hoác. Có 4 hay 6 cái bình accu gì đó đấu nối nhau, bự chà bá... oãi !
Bay từ TX Stung Treng (ngả ba sông Mê Kông) đến TX Mondolkiri (giáp Đắk Lắk). Từ tỉnh lỵ nọ đến tỉnh lỵ kia, kế bên. Thế mà phi công tìm không ra vị trí đáp, không dám hạ thấp độ cao để quan sát sợ phòng không Pol Pot bén. Trình dỏm thiệt, chưa xứng đáng là "giặc lái". Vì tuy là ở chiến trường K nhưng vùng bay khá an toàn, chứ đâu như vùng chiến sự ở gần biên giới Thái. Không rõ do hiệp đồng báo hiệu vị trí chưa rõ hay mấy ảnh nhát. Nhìn xuống toàn màu xanh của rừng, làm mình hơi lo mấy ông nội bay trật mục tiêu. Mấy ảnh lượn vài vòng rồi đành phải dông về lại nơi xuất phát.
Thật oái ăm. Từ Quy Nhơn bay đi Stung Treng bằng máy bay vận tải hạng nhẹ AN-26, từ Stung Treng bay đi Mondolkiri bằng trực thăng. Rồi quay vòng, tiếp tục đi xe từ Stung Treng về lại VN, lên Đắk Lắk vòng sang Mondolkiri CPC... Ê ẩm. kiểu gì cũng ngán!....
Đi mái bai mà bụng lo thon thót. Em là lính bô binh, thôi cho em đi bộ cho chắc ăn!

Nhớ chiện ban C và lớp C

Nhớ chiện ban C
Lớp tụi mình là 10-11C, già rồi ngẫm lại thấy vui. Tiếng là ban văn chương nhưng cày mòn đít tụng kinh là môn Anh văn. Cho nên H nhớ nhất ông thầy đuổi học mình là tiến sĩ Trần Thinh. Ông thứ hai mình nhớ là thầy ngông bất cần đời Long Ngoạn dạy Hán văn, có râu độc ở mục ruồi dưới cằm. Nên hậu quả là ông Ngọc Châu đi đâu cũng nghỉnh mặt lên trời. Ông Trọng Tuyến thì thành cụ non triết da. Thằng Hùng thì hay lý sự cùn. Di chứng mãi đến ngày nay là cụ quái nhơn Lưu Hải.
Sinh hoạt lớp đã hoạt động mạnh ngay từ những ngày đầu. Ban C không sinh ra nhà văn hay thi sĩ mà đẻ ra nhạc sỉ, ca lẻ. hehe. Giỏi môn cắm trại và nấu chè. Xây cái tháp Eiffel theo thiết kế của thầy KTS Xuân Huy, KS là ông Trọng Bình mị dân. Chi mà nó thô thiển thẳng tuột, uổng công tụi tui đi xin tre tận mãi Hoà Vinh. Tan cắm trại là mấy tên to đầu dỡ tre bán nhậu mất. Nói tới nấu chè bán thì nhớ bà chị Tuyết Mai đảm đang (bà này cũng có công làm chim xanh cho H). Nhạc sỉ có Thất Túc, Chấn Khánh. Ca lẻ có Kim Khuê để đời với bài Ngày xưa Hoàng Thị. Ngoài ra còn nhớ Nhạn, Thảo...
Bạn cùng lớp, tuy tuổi sàng sàng nhau nhưng trong đầu mình luôn coi như anh như chị vì mấy ảnh chĩ to xác hơn, chững chạc sành đời biết yêu sớm hơn. Trong khi đó H và mấy thằng nữa tính còn lóc chóc ham chơi, thấy gái là sợ, thế mới tiếc. Nhớ Quốc Hưng gạo bài số 1 có cô em thánh nữ, nhìn đã đứng tim mà chả anh nào dám rấp tâm bắn sẻ.
Lớp tàn những anh tài, 75 không phỏng dái thì chỗ đâu chứa hết. haha
Các bạn nhớ gì, bổ sung thêm cho vui nhé!
____________

Về lớp C đệ nhị cấp Nguyễn Huệ

Thế nào là selfie nghệ thuật.

Chỉnh sửa ảnh là xoàng, không hề kéo mà điếu thuốc dài ra tất rưỡi. Lồng ý nghĩa nhân văng bảo vệ môi trường mới ghê! hehe.

Thắc mắc ở một sân bay cũ - Cheo Reo.

Chúng tôi đến, nghe nói ngày xưa là sân bay của VNCH, nơi xuất phát cuộc di tản đường số 7 máu lửa kinh hoàng từ Pleiku xuống Tuy Hoà. Thấy dấu tích cũ vẫn còn bãi đất trống có hai đường băng đổ bê tông. Lạ là nó không song song như thường thấy mà người ta thiết kế phi đạo, một đầu hẹp còn đâu kia hơi choải ra.
Bàn tán nhau ở chỗ những gờ nổi lên chắn ngang đường băng, không biết để làm gì? Một ông bảo: nó dùng để giảm tốc cho máy bay khi đáp xuống, chạy không lố phi đạo, nghe có lý. Một ông nữa thì bảo: nó để chống đua xe máy, nghe cũng có lý vì gần đó là thị xã Ayun Pa, thanh niên buồn tình ra đây cáp độ.
Còn theo bạn, xem ảnh thì nó là gì?

"Nam quốc sơn hà, nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

Viêt Nam ta nó thế. gì thì gì, cũng phải đúng quy trình cái đã!


"Vậy là vợ nuôi tốt chứ hồi xưa tui đen thui hà!".

Vừa rồi xem nhà văn Nguyễn Tam Mỹ kể trong "Chiến trường K. ngày ấy" về lính cạo như thế này:

"...Trần Văn Hùng - chuyên gia phụ trách địa bàn xã. Lính Tiểu đoàn bộ 12 thường gọi anh là Hùng “Phú Khánh” bởi quê anh ở Phú Khánh. Anh nhỏ con, da ngăm đen, cổ lúc nào cũng quàng chiếc khăn kàma. Hồi mới về công tác ở Tiểu đoàn bộ 12, lần đầu gặp anh, tôi cứ ngỡ anh là người Kh’mer, ai hay mình bé cái nhầm!..."
Cho nên dạo ấy, lính ta có lần nảy ra ý định điên khùng là trà trộn với dân Kh'mer để vào hang ổ địch...

Trong bài:
ĐÊM ROMVÔNG “VIỆT NAM - CAMPUCHIA XAMAKHI”
Link ở đây:
https://www.facebook.com/lao.thongtue/posts/2479385535661783

Liên tưởng chuyện múa hát ở CPC

Hồi mới sang K, đám lính mình chê gái Kh'mer đen, hôi. Riết rồi cũng quen mùi nhất là cặp mắt hớp hồn. Mỗi lần nghe tiếng trống scô là tim đập theo, háo hức chi lạ! Ở chỗ xã anh thời đầu, gái đi chân đất trên bãi đất hoang, múa mà như đi cày, khói của đuốt dầu rái bay vào mặt lem luốt. Thấy người ta múa dễ mà mình vào múa theo thì lóng nga lóng ngóng. Ai hoà nhập với đời sống tinh thần của họ, biết uống rượu, biết tiếng chút ít tiếng và thường tham gia dần dần sẽ nhuyễn và rất vui...

Tìm kiếm Blog này