Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Người lính viết lá thư mang tính dự cảm gửi người yêu.

"... Ngày mai anh sẽ ra phương bắc để bước vào cuộc chiến mới. Nơi đó cuộc ác chiến đã và đang diễn ra, nơi đó quân thù đang giày xéo biên cương của Tổ quốc. Nơi đó đồng đội đang chờ anh. Anh buồn vì những lúc này anh thấy mình cô đơn và buồn tẻ. Anh nhớ em da diết bởi vì anh sẽ phải xa em nhiều năm nữa, chưa biết khi nào anh mới quay trở lại gặp em. Ôm em và hôn em thắm thiết..."
Trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc bành trướng, anh đã hy sinh hơn 2 tuần sau đó. Là chính trị viên phó đại đội dĩ nhiên có hơi hướm chính trị và còn trẻ nên lãng mạn. Có người chê sáo mòn nhưng nếu đồng cảm mới thấm được cái tình nồng cháy trong ấy.



Ngôn ngữ tình yêu của lính tráng một thời.

Đi tán tỉnh gọi là cưa gái
Thấy được gọi là điện nước đầy đủ
Chê ngực tấn công mông phòng ngự
Khen đểu lập trường trước sau như một
Lâm trận khám phá gọi là móc lốp
Bị người yêu bỏ gọi là bò đá
.....
Còn gì nữa hè? quên.
Mờ em nào lẳng lơ, lính chê thì dễ lấy chồng bộ đội, thế mới tài!.

Ông bảy giải thích thế này, bà con thông tỏ chưa?

01.4.2020
Mấy ngày trước, ông 7 thủ tướng kêu gọi toàn dân chống dịch như tinh thần giải phóng miền Nam. Dân nghe hổng hiểu chi ráo.
Hôm qua, ổng ký chỉ thị 16 cách ly xã hội cả nước. Dân tình nháo nhác. Thế là ngay buổi chiều, ông chánh VP chánh phủ vội giải thích cách ly khác với phong tỏa. Dân hiểu cách ly là nằm riêng còn phong tỏa là trùm mền.
Thủ tướng thấy chưa yên tâm nên hôm nay ổng bổ sung thêm khái niệm mới: cách ly là "tiền khẩn cấp" là "giãn cách xã hội". Ý ảnh là nhá từ từ chứ chưa quất cái rụp đâu!
Có thằng ác mồm xỏ xiên bảo: chống dịch như làm kinh tế thị trường định hướng XHCN ấy. Nói hết sức bậy bạ.
Dân là tui, rõ dậy chứ không lính ổng bảo dám thay mẹc nhân dân là bỏ bố, phạt 12 trẹo là héo cả đời em.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Quê hương là gì hở mẹ?

P. NGUYỄN THÁI HỢP, GM[1]

Quê hương, Đất nước, Tổ quốc, Dân tộc, Quốc gia, Nước nhà, Nhà nước… những từ thật quen thuộc, nhưng cũng thật phức tạp và nhiều khi dị nghĩa. Đứng trên quan điểm lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và nhất là ý thức hệ người ta có thể đưa ra nhiều lối giải thích và lập trường đối nghịch nhau[2]. Chỉ cần đọc lại một số bài viết của người Việt hải ngoại cũng như ở trong nước suốt mấy thập niên vừa qua, tất sẽ rõ cái cảnh “ông nói gà, bà nói vịt” hoặc “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”. Tùy theo quan điểm và chọn lựa chính trị, người ta đã đưa ra nhiều quả quyết triệt để, đối lập và thường khi gay gắt, khai trừ nhau …

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Đã từng có "Pháp trường cát" di động giữa lòng Sài Gòn

"Các pháp trường này được lập vào các năm 1965-66 là những năm tình hình Nam VN cực kỳ rối loạn, liên tục đảo chánh, sư sãi biểu tình, VC nổ bom giữa Sài Gòn, gian thương lợi dụng tình hình khó khăn đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường để làm giàu.

Chính quyền miền Nam lúc ấy phải lập ra các tòa án quân sự đặc biệt để xét xử nhiều vụ án nổi bật với những bản án nghiêm khắc, không chỉ dành cho các kẻ khủng bố hay gian thương, mà một số viên chức chính quyền tham nhũng cũng phải chịu những hình phạt nặng như nhiều tài liệu hay sách báo ngày ấy có ghi lại. Những vụ hành quyết công khai này nhằm mục đích trấn áp tội phạm với tính cách răn đe, nhưng cũng đã bị mang tiếng nhiều với quốc tế." - Nguồn: Anhxua.com

Họ lập ra hội đồng gọi là “nội các chiến tranh”, nếu có bằng chứng, họ xét xử và quyết định "chớp nhoáng" rồi đưa ra dựa cột và đòm.

Quan chức mà nói như bà tám!

Ông Trần Quang Thảo, chủ tịch UNND Q.8, TP.HCM nói: Có 4 hộ người Chăm yêu cầu Ban chỉ đạo cung cấp trái cây là táo Newzeland và nho Mỹ, gây khó khăn cho Quận.
Nếu như chính quyền không ghi âm lời nói của họ thì thành ra vu khống xúc phạm công dân. Cho dù có thật thì nó là trường hợp cá biệt không nên nói. Chính quyền có nhu yếu phẩm thiết yếu gì thì cung cấp cho dân cách ly cái đó, không bắt buột. Ông nói như vậy, có thể gây dân mất đoàn kết với nhau, khơi mào cho dư luận đố kỵ giàu nghèo, tôn giáo.

Bí kíp làm nên thương hiệu rượu xoài của lính ở K

Một anh xin dân đâu được dăm trái xoài tượng đã chín, xếp vào thùng đạn AR-15, xong đổ vào một ký đường. Vác về lập công với anh em. Nghĩ đường sẽ thấm vào xoài, ăn vậy mới đã, vừa cung cấp năng lượng vừa bổ sung vitamin. Ai dè do đi đường xa mất mấy ngày lại gặp thời tiết đang nóng nữa. Cái thùng đạn có ron cao su kín mít, xoài chín gặp đường lên men, tích khí ga nên cái thùng đạn nó phình. Anh em háo hức chờ thưởng thức món lạ. Nhưng cái thùng đạn phình bụng, ép chặc hai pát khoá, lính không mở được. Đục phá ra thì sợ nó nổ banh mất ăn. Cả bọn hì hục dùng dao cạy mãi mới được, cho hơi xì ra từ từ. Mở nắp, nhìn vào thùng, thấy xoài vàng ươm, xâm xấp nước đỏ vàng sóng sánh, mùi rượu bốc lên ngào ngạt.
Thử hơi gắt cổ nên anh em pha thêm một ít nước vào cho đỡ ngọt và cho đủ cả bọn uống chung. Người thì dùng chén, người thì lấy muỗng múc, vừa nước vừa cái, những quả xoài nát ủng tọng vào mồm trơn tuột. Nó có vị ngọt của đường, có hương thơm man mác của xoài, có khí ga nồng sực, có vị đắng khét của thuốc đạn. Quất một tăng, men rượu thấm vào làm cho khuôn mặt ai nấy cũng hồng hào, nói cười vui vẻ. Nhằm lúc tình hình chiến sự yên tĩnh, giải quyết nó xong, cả bọn ngồi tán dóc, uống nước chè và hút thuốc lào. Tiếng điếu cày không ngừng sòng sọc vang lên.

Cách chức trong quá khứ...


Ngưng xuất khẩu gạo cần tính sát thực tế.

Chính phủ dựa vào báo cáo phỏng đoán của các địa phương, chắc gì họ nắm được trữ lượng trong dân. Nếu đó là chiêu làm giá với nước nhập khẩu thì ok. Còn bảo vì bảo đảm an toàn lương thực quốc gia thì tại sao nông dân nghèo phải lo cho cả nước, ai lo cho người nông dân? Tui tin: giả như lâm vào cảnh thiếu lương thực, người có của không chết còn người nghèo cũng chả chết ở một nước nông nghiệp như VN. Họ sẽ tự bươi móc và đùm bọc nhau mà sống.

Cách ly, có đáng phải "vì nhân dân quên mình" hay không?

Tại sao nhà nước ưu ái coi họ như thượng đế!
Những người mà chính quyền đưa vào các khu cách ly, hầu hết là giới có tiền, người thì xuất khẩu lao động, người thì học tập, công tác ở nước ngoài trở về. Ngoài việc chăm sóc y tế còn được nhà nước tạo điều kiện sinh hoạt vui chơi giải trí, được cung cấp thức ăn đồ uống đầy đủ. So với gia đình người lao động chân tay đang ở ngoài, mơ cũng chưa có được! Nhu cầu thiết yếu như vậy là quá đủ. Chỉ 14 ngày thôi vậy mà người thân họ ở bên ngoài còn tiếp tế cho con em hàng thùng thùng đồ, đủ thứ tiện nghi khác. Ăn, dùng thừa mứa, lẽ dĩ nhiên phải xả rác, lại phải huy động người phục vụ gom dọn.
Hiểu ý nhà nước muốn tạo điều kiện tốt nhất để người ta không ngại ngần trong việc cách ly. Nhà nước Việt Nam được tiếng thơm từ nhân dân và nước ngoài khen ngợi. Nhưng làm vậy là quá đáng, thành gánh nặng đối với một nước nghèo. Hàng hoá từ ngoài vào liên tục với khối lượng lớn, tiếp xúc giữa người bên trong và bên ngoài thì ai dám chắc kiểm soát chặc an toàn, không bị lây nhiễm. Biết đâu, chỉ một người thôi thì hàng ngàn khác bị theo, nơi cách lý biến thành ổ dịch.
Trong khi đó bộ đội, dân quân, nhân viên y tế phải nhường chỗ cho họ, ăn uống vội vàn, bạ đâu ngủ đó.
Thử hỏi, gỉa như người bị lây nhiễm, người phải chịu cách ly tăng lên từng ngày thì chỗ đâu chứa cho hết, nhân viên y tế đâu cho đủ. Nó tăng cấp số cộng còn đỡ nếu tăng cấp số nhân thành bùng phát dịch thì sao, tài lực cỡ VN có chịu nổi không?

Tìm kiếm Blog này