songtra
♦ 02.11.2010
♦ Để lại bình luận
III. TỪ KHI CAMBODIA ĐỘC LẬP
Sau khi Cambodia được trả lại nền độc lập, Việt kiều càng lo lắng, vì
đã có kinh nghiệm đau thương vào thời gian người Pháp bỏ chạy do Nhật
gành lấy chính quyền vào năm 1945. Thật vậy, tai họa thi nhau đổ ập
xuống đầu người V, không phân biệt giàu nghèo, thân Bắc hay Nam (VN).
Trước khi đi vào chi tiết, hãy bàn sơ về vua Norodom Sihanouk và tâm lý
của dân Khmer đối với Hoàng gia CM.
Quốc vương Sihanouk:
Sihanouk và vua cha, Quốc vương Suramarit đều là dân học trường
Chasseloup Laubat ở Sài Gòn nên cả hai đều nói tiếng Việt rất giỏi. Vợ
vua Sihanouk là bà Hoàng hậu Monique, lai Pháp, sinh ra tại Sài Gòn. Sau
khi lật đổ S vào năm 1970, báo chí Cambodia thi nhau chửi rủa ông S,
Hoàng gia Khmer và gọi bà Hoàng hậu Monique “con điếm người Việt,” hằng
ngày trên các phương tiện truyền tin. Cho tới hôm nay, nhiều người Khmer
vẫn còn tin là bà Monique, một người yuon, đã đầu độc vua S và vì vậy
mà S đã làm nhiều điều có lợi cho VN và ngược lại với quyền lợi của
Cambodia. Cũng có nhiều người bảo bà M là người Pháp lai Khmer hay lai
Tàu.
Trong khi Pháp mệt mỏi vì chiến tranh ở VN thì Sihanouk ra lệnh giải
tán chính phủ, bỏ sang Thái Lan sống lưu vong và tuyên bố sẽ không về
lại CM nếu Pháp không chấp nhận nền độc lập của CM. S còn phàn nàn rằng
Pháp kỳ thị, Pháp chỉ biết tinh thần đấu tranh giành độc lập của người
Việt chứ không chịu nhận ra rằng người Khmer cũng muốn độc lập. Sihanouk
và nhiều học giả, lãnh tụ người Khmer vẫn luôn tỏ lòng biết ơn sự bảo
hộ của Pháp vì đã cứu Cambodia thoát khỏi sự lấn lướt của Thailand và
Việt Nam.
Sau khoảng 5 tháng, vào đầu tháng 11, năm 1949, thì Pháp nhượng bộ và
công nhận chính phủ Cambodia là một chính phủ nằm trong Liên hiệp Pháp.
November 9, 1949 là ngày mà các chính phủ Cambodia luôn luôn chọn làm
ngày lễ Độc Lập (Independent Day) và vì vậy mà dân Cambodia bình thường
không biết nhiều về ngày độc lập thật sự – người có hiểu biết thì từ
chối hay tránh né vấn đề.
Thật ra, sự độc lập này của Cao Miên cũng giống như sự độc lập của
Quốc gia Việt Nam ( l’Etat du Viêt Nam) của vua Bảo Đại được thành lập
vào năm 1948, tức là Pháp vẫn nắm quân đội, tài chánh và ngoại giao. Mãi
cho đến khi ký Hiệp ước Geneve, sau khi thua trận Điện Biên Phủ, thì
Pháp mới công nhận nền độc lập hoàn toàn của Cambodia, Lào và Việt Nam.
Ông Sihanouk thần tượng, trung thành với Trung Quốc từ lúc trẻ cho
đến bây giờ, và có cảm tình với Bắc VN. Từng từ chối nhận viện trợ của
Mỹ và chửi Mỹ, tố cáo Mỹ âm mưu hại ô cùng gia đình. Từ năm 1966, vì CM
quá thanh bình nên S ngủ trên chiến thắng, không lo việc nước mà lo viết
nhạc, viết truyện phim, làm phim và thỉnh thoảng đóng phim. Trong phim
còn có mặt Hoàng hậu và vài bộ trưởng, bạn bè thân thiết. Chất lượng
phim tồi tệ, nhưng S luôn đọat giải thưởng lớn tại 2 lần tổ chức lễ hội
film quốc tế Pnom Penh, 1968 và 69. Theo tôi, Sihanouk là người đã quyết
tâm đánh đổ giá trị, danh vọng và nồi cơm của người Việt tại Cambodia,
bằng nhiều thủ đoạn và chính sách.
Những năm 1960, quân đội của S đã giúp chuyễn vũ khí từ cảng biển CM
(từ Tàu TQ, LX và vài nước CS khác) vào căn cứ cho quân đội Bắc V, theo
tỉ lệ giữ 1 chuyễn 9. Ngoài ra, BV giúp huấn luyện một vài đơn vị của
quân đội CM; và vì để giữ lời với S, BV đã từ chối giúp đở Khmer Rouge,
khi Pol Pot lặn lội đến Hà nội nhờ vã. Sau khi bị Lonnol lật đổ, S
thường trú tại TQ, có một lần bí mật về lại CM để thăm chiến khu của KR,
dù trước đó không lâu S rất thù ghét Pol Pot. S cho rằng khi KR chiến
thắng thì thế nào ông cũng được sang sẽ quyền lực. 12/ 1975, S về thăm
PP vài ngày, rồi tháng 4/76, S đưa cả gia đình cùng cận thần, tôi tớ về
sống ở PP dưới sự quản thúc của KR (tin tức trong 2 paragraphs vừa rồi,
nằm trong sách “Pnom Penh: report from a stricken land”).
Dân Khmer chỉ biết có vua:
Một biến cố quan trọng xảy ra suốt thời bảo hộ: dân K không bằng lòng
với sưu cao thuế nặng và lao động cưỡng bách áp đặt bởi chính quyền
thực dân, đã lủ lượt kéo nhau từ khắp mọi miền đất nước về PP để tâu lên
vua – vua có thông lệ tiếp xúc với dân hai lần mỗi tuần. Theo vài tài
liệu thì đã có khoảng 10 ngàn người K kéo về kinh thành trong vòng 2
tháng cuối năm 1915, và có đến 100 ngàn nông dân trên toàn quốc lên
tiếng phản đối. Người Pháp ngạc nhiên khi thấy dân quê người K vào Hoàng
cung, đã tỏ ra coi thường đến sự hiện diện của họ – chỉ thấy và chỉ
biết vua .
Sau đây là những tai họa và chính sách trấn lột Việt kiều:
1. Vào quốc tịch, đổi thẻ căn cước, thẻ cư trú:
Năm 1945 Nhà Vua có kêu gọi ngoại kiều nhập quốc tịch CM với mọi điều
kiện dễ dãi và không tốn tiền. Rất tiếc là có rất ít người tham gia,
ngoài trừ một số VK Công giáo đã sống ở Nam Vang từ thời chạy nạn –
tránh vụ cấm và giết người Công giáo tại VN – hay những người Tàu làm
trong ngành xuất nhập khẩu vì quyền lợi của công việc. Dĩ nhiên là nhà
vua không vui. Nay, CM đã độc lập, nhà vua đưa ra những luật lệ rất
nghiêm khắt:
#1. Phải đóng 10 000 riels (Tôi nghĩ sách in lộn
thêm một con số không) tiền cước phí gia nhập quốc tịch. Lúc này, giá
chính thức cho việc thay đổi căn cước VN sang căn cước VK (Việt kiều)
chỉ tốn 50 riels.
#2. Phải biết nói, đọc, viết chữ K, ít nhất là những
chữ trong các thông báo dán ở nơi công cọng. Sau hai năm kiểm tra lại,
nếu không đạt được có thể bị trả lại quốc tịch cũ.
#3. Trong năm năm, phải tập sống theo phong tục, tập
quán của người K; không được vi phạm mọi luật lệ; không được xúc phạm
tới người K chính cống và văn hóa K; không được trộm cắp, ăn cướp, làm
chính trị, hiếp đáp người khác.
Điều lệ #2 và #3 như cái án treo đối với VK. Nó tạo điều kiện cho các
quan làm tiền VK lâu dài và dễ dàng hơn. Rõ ràng, điều kiện quá khó và
lệ phí quá đắt, chưa kể nạn hối lộ, làm tiền. Vì vậy, đa số VK không thể
nhập tịch được. Giấy tờ như căn cước riêng dành cho VK và thẻ tạm trú,
thường trú cũng hay bị thay đổi. Ngoại kiều nào cũng bị ảnh hưởng bởi
thủ tục mới, nhưng chỉ có VK là bị khổ nhiều và khổ dài dài. Hiếm có VK
nào chỉ trả đúng giá chính thức hay gặp mọi điều suông sẽ mà không tốn
nhiều tiền thêm.
Thông cáo thì đưa ra đột xuất mà thời hạn thì luôn có giới hạn ngắn
ngủi vài ngày. Quan chức thì ung dung chờ VK đưa tiền mới tiến hành giải
quyết. Nhiều VK ở tỉnh lẻ hay tin chậm. Thế là bị bắt giam. Có khi bị
sạt nghiệp hay bị trục xuất về VN.
Nói chung, vì các quan làm việc có chính sách, có tổ chức, có hệ
thống và có phối hợp các cấp chính quyền. Các quan thường tỏ ra hung
hản, quyết liệt, chỉ biết có tiền nên lúc nào VK cũng sợ các quan hù
dọa, truy tố, sợ bị tống về VN và là nạn nhân của mọi đổi thay, mọi luật
lệ mới. Công chức VK là thành phần ngoại lệ, họ gần như được mời nhập
tịch, vì CM cần sự phục vụ của họ.
2. Luật cấm nghề:
Tháng 6 năm 1957, CM đưa ra luật cấm ngoại kiều làm 24 nghề. Lúc đầu
cấm người không có quốc tịch làm 18 nghề, ba tháng sau cấm thêm 6 nghề.
Mỗi tỉnh còn có quyền cấm thêm 6 nghề hay 6 cách sinh hoạt kiếm sống,
tuỳ vùng, ví dụ: ở các tỉnh có nhiều sông rạnh như ở Kandal, Preyveng,
VK còn bị cấm đặt lờ, đặt lọp, kéo vó (làm đó), mỗi gia đình VK chỉ được
quyền có một cần câu cá.
Đối với thời buổi lúc ấy, cấm như vậy cũng đồng nghĩa với cấm hết mọi
nghề. Có những nghề mà người K sẽ không thể nào thay chổ cho người V
hay ít ra đòi hỏi một thời gian dài, vẫn bị cấm: Thợ mộc, thợ hồ, đánh
cá ở Biển hồ, phu cao su, thợ sửa xe, thợ in, thợ vàng, thợ điện, thợ
may, thợ hớt tóc, dược sĩ, công chức, tư chức, vv. Không chỉ cấm nghề mà
còn cấm làm chủ và cấm bán nhà cửa, đất đai cho người không phải là K,
cũng làm điêu đứng cho VK, vì người K được dịp ép giá tối đa – lúc này
nhiều VK đã bắt đầu bán đổ bán tháo nhà cửa, tài sản để hồi hương.
Dù luật cấm tất cả mọi nghề đối với ngoại kiều là không thực tế và
không thể nào thực hiện được, nhưng nó mở cánh cửa cho người K có cơ hội
vươn lên; mới là chủ của CM; nâng cao giá trị của người Miên: sang sẽ
sự giàu có từ người Việt và người Tàu cho người K; đồng thời tất cả đều
nằm trong kế hoạch ngấm ngầm bần cùng hoá người Việt. Trong khi đó, các
quan chức K có thêm nhiều cơ hội làm giàu túi tiền một cách công khai
hơn. Ngoại kiều chưa vào quốc tịch được sẽ còn bị làm tiền thường xuyên
và gặp khó khăn đủ điều.
3. 70% nhân viên Khmer:
Vua Sihanouk liên tục kêu gọi dân chúng canh tác ruộng đất bỏ hoang
khắp nước, nhất là vùng gần Battambang, đất đai rất màu mở. Chính phủ sẽ
hổ trợ mọi thứ, nhưng không ai hưởng ứng. Vua nhận ra dân K lười quá,
không có trách nhiệm và có nhiều tật xấu nên chủ Tây, Mỹ, Tàu và Việt
không chịu mướn. Vì vậy, ông quyết định ra luật đòi hỏi mọi cửa hiệu, cơ
sở, công ty, phải mướn ít nhất 70% nhân viên người K.
Tháng 7/1958, một năm sau khi cấm nghề, sắc luật được ban hành. Vậy
là, ví dụ: Trong một tiệm sửa xe, có ba thợ V nay phải thuê thêm bảy thợ
K. Bảy thợ K chỉ có nhiệm vụ quét rửa, dọn dẹp hay ngồi chơi, chứ không
dám để họ mó tay vào việc làm – sợ hư đồ. Nếu chủ tử tế cho họ học nghề
thì vừa mới biết sơ sơ đã đòi lên lương, rồi muốn làm thì làm, nghỉ thì
nghỉ, hễ đuổi thì họ đi thưa, chủ sẽ bị phạt.
Theo ô Lê Hương, người từng sống 20 năm ở CM, 1946-66: người Khmer
làm biếng, hay ăn cắp, không có lương tâm, không nể sợ người mướn mình,
nên nhiều ông chủ thường thuê họ cho lấy có, chứ thợ V và T vẫn giữ lại.
Vì vậy, chủ phải đóng lệ phí, nộp tiền phạt mỗi khi quan đến khám (vì
dễ có tiền nên quan rất chăm đi khám xét) hay lùa thợ V thợ Tàu đi trốn
và dùng thợ “dỏm” người K đóng kịch đổi vai đúng lúc.
Ở những nơi, những nghề mà V kiều bị cấm làm chủ như tiệm vàng, nhà
in, tiệm thuốc Tây… thì phải thuê một người K đứng tên làm chủ. Ngoài ra
phải giỏi tổ chức các màn kịch nhằm che mắt các quan. Một hiệu may có 3
người V phải thuê 7 phụ nữ K nấu nướng, giặt giũ, giữ con ngay trong
tiệm. Khi quan đến thì thợ V và K đổi vị trí cho nhau.
4. Những cách làm tiền Việt kiều:
Hầu hết các quan người K có danh sách VK đang sống hay hành nghề tại
khu vực dưới quyền. Hạng VK tai to, mặt lớn, có tên tuổi, trình độ trí
thức cao thì do quan lớn “phụ trách, còn hạng bình dân, lao động thì
thuộc vào phạm vi của các quan nhỏ địa phương.
+ Thật ra, loại quan nào cũng có
thể kiếm được tiền nếu biết đó là VK. Ví dụ: nhân viên ty vệ sinh làm lơ
khi thấy người Tàu quậy phân tưới rau cải – mùi hôi thúi bay khắp xóm
nhằm ngay giờ cơm chiều. Trái lại, vào nhà VK kiểm tra vệ sinh thì hạch
xách đủ điều, chẳng hạn như, thấy lót gạch dưới sàn thì đòi xem giấy
phép, doạ tố cáo trước toà án nếu chủ nhà không chịu đưa tiền. Vừa rồi
là một dẫn chứng làm tiền đối với VK bình dân.
+ Việt kiều khá giả có sự nghiệp,
có cửa hàng thì quan áp dụng chiến thuật có bài bản hẳn hoi. VK được mời
đến văn phòng, quan đưa ra một cái cớ nào đó (đâu có ai dại gì bảo quan
nói xạo hay cải lại), tạm giử vài ngày, rồi cho đám tay chân thông báo
thân nhân nộp tiền chuộc. Số tiền nhiều ít tuỳ quan ấn định dựa vào gia
tài của VK. Cứ thế xảy ra mỗi vài ba tháng.
+ Đối với Việt kiều làm ăn lớn, có
tiếng trong xã hội thì khi đến văn phòng, quan đệ nghị thẳng: hội từ
thiện này, đoàn thể nọ mới thành lập, công trình lớn kia đang tiến hành,
nhờ ông ký tên đóng góp vào sổ vàng. Trường hợp quan chưa vừa lòng với
số tiền ký sổ thì khó mà xin về.
5. Câu chuyện điển hình về nạn hội lộ và vô lương tâm:
Đây là câu chuyện mà người Việt, người Tàu nào cũng thuộc lòng vào
những năm 1960 ở CM. Ở góc đường Piquet và Charles Thompson, có một xe
bán hủ tiếu. Mỗi buổi sáng có một quan cảnh sát có nhiệm vụ trực khúc
đường ấy đến ăn một tô. Quan hay gọi nước uống, người bán hàng phải bó
tiền túi đi mua nước hầu quan. Ăn xong quan gọi thêm một tô để đem về
cho vợ. Sự việc cứ thế diễn ra hết tháng này sang tháng khác và quan
không bao giờ trả tiền. Một hôm, sau khi quan và vợ ăn xong, quan bảo:
“lâu quá, không phạt anh lần nào, bửa nay xin phạt một lần”. Người bán
hàng tưởng quan đùa, nên mỉm cười. Quan nổi giận, trợn mắt lớn tiếng
nạt: “Bộ tao giỡn với mày sao, hả? Giấy tờ đâu, đưa đây coi!”
6. Vụ ám sát hụt Quốc vương và Hoàng hậu:
Vào đầu tháng 5/1959, có hộp quà, có chứa chất nổ bên trong, được gởi
tặng Hoàng hậu. Hoàng thân Norodom Rakkrivan, vì mở quà dùm cho HH, bị
nổ chết tan xác cùng 4 cận vệ. Vua và HH thoát chết nhờ vừa bỏ đi tiếp
khách. Qua sự mô tả của bé hầu 10 tuổi, ô chủ báo Phan Vĩnh Tòng bị bắt.
Ra toà, đứa bé không xác nhận ô T sau 3 lần tra hỏi. Lần thứ tư, sau
khi dắt vào trong đánh cho một trận, mặt mày đỏ ửng, nước mắt ước mi,
con bé nói: “nưng hơi”, tức là phải rồi.
Vậy là, ô T bị tịch thu 2 nhà in, 6 căn phố và bị xử tử hình, nhưng
bản án (hình như) không bao giờ thi hành. Trong tù, hằng ngày ô T dạy
đám con các vị bộ trưởng và con giám đốc trại tù, cả mấy con của ô cũng
được phép vào học.
Hơn 1000 VK bị mang họa lây. Có nhều người bị oan. Ví dụ: Có một ông
chú hơi điên điên từ Sài Gòn sang thăm đứa cháu, đang mở tiệm bán nước
giải khát, ở quá 15 ngày phép mà chưa gia hạn thêm 15 ngày nữa. Một đêm,
ô chú đi dạo trước nhà bị CA bắt đem về đồn để điều tra lý lịch và hỏi
về thân nhân tại Nam Vang. Ô nói, ông thấy người cháu đóng thùng gỗ, ý
nói, đóng thùng gỗ đựng mấy chai nước. Vậy là người cháu bị buộc tội
đóng hộp gỗ đựng bom cố sát vua. Người cháu và vợ lập tức bị bắt tù,
Chiếc xe hơi bị tịch thu; nhà cửa cũng bị tịch thu và mọi vàng bạc cất
dấu hay đổ quí giá trong nhà đều bị các quan vơ vét.
Xin xem tiếp phần III: “Những sinh hoạt của người Việt ở Cambodia”
Lưu ý: 90% chi tiết, sự việc liên quan đến Việt kiều từ lúc kéo nhau
sang Cao Miên: xin việc và dạy học, cho đến năm 1965 đều trích ra từ
cuốn sách của nhà văn, nhà soạn kịch, nhà Miên ngữ và Miên học Lê Hương.
Rất tiếc, LH đã mất quá sớm, khoảng 40 năm rồi.