Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Việt kiều ở Cambodia – phần IV ( nạn cáp duồn)

06.11.20104 phản hồi Nạn cáp duồn
Năm 1930, Pháp cho mở trung tâm Phật giáo học tại PP. Từ nay, các sư sãi (tu theo phái tiểu thừa) tại CM, Lào và người K ở đồng bằng sông cửu Long (VN) không cần phải đi Bangkok để học các lớp học cấp cao. Một nhóm người thuộc lớp đầu tiên của trường này, trong đó có nhân vật chính trị (sau này) nổi tiếng: Sơn Ngọc Thành, đã xuất bản tờ báo “Nagara Vatta (Angkor Wat) vào năm 1936. Nội dung của tờ báo là đã kích Việt kiều. Nhìn vào #5 sau đây, thì các bạn sẽ thấy rằng đây là mầm móng của sự kích động bài xích người Việt lần đầu tiên tái xuất hiện sau gần 90 năm (từ 1844-45 đến 1936).
Danh sách những vụ cáp duồn được ghi chép trong lịch sử:
#1. Sử Miên ghi: năm 1730 một người Lào tị nạn, tự xưng là tiên tri đã xúi giục một nhóm người K cuồng tín hạ sát tất cả người Việt nào mà họ bắt gặp trong vùng Banam. Đây là vụ cáp duồn đầu tiên.
#2. Theo nhà văn Pháp Louis-Eugene Louvet, viết trong cuốn sách “Đức cha Adran”: ngày 13/11/1769, một toán cướp K và Tàu kéo nhau đánh phá ngôi nhà của GM Bá Đa Lộc ở hòn Đất, ngoài khơi Hà Tiên. Họ chỉ chém giết, hảm hiếp con chiên người Việt, vì kỳ thị chủng tộc.
#3. Vẫn trong quyển sách của ông Louvet, giữa năm 1778, một toán cướp K đánh phá nhà thờ Pinha-leu do Giám mục Bá Đa Lộc vừa xây xong ở vùng Hà Tiên và giết mọi người Việt mà chúng bắt gặp.
#4. Sử Miên ghi: Quốc vương Ang Non II ( 1775-79) rất ghét người Việt, đến nỗi có lần ngài nghĩ sẽ tàn sát tất cả người Việt trên đất CM.
#5. Sử Miên ghi: Dưới triều Ang Chan II (1796-1834), năm 1818, một số người Việt bị tàn sát ở tỉnh Baphnom và quân VN đang đóng ở CM đã đến nơi can thiệp.
#6. Suốt thời gian bảo hộ CM, VN sửa đổi cơ cấu hành chánh, vi phạm phong tục tập quán của người K đã khiến giới sư sãi và dân chúng phẫn uất nên họ vùng lên chống lại. Những năm từ 1841 đến khi quân VN rút khỏi CM (1845), nhiều cuộc tàn sát VK đã diễn ra ở khắp nơi tại Cao Miên và tại miền Tây VN.
#7. Chiến dịch cáp duồn 1945-46 đã được trình bày trong phần I. Sau vụ này chỉ có PP, Seam Reap và thành phố biển Sihanoukville là tương đối an toàn đối với người Việt trên toàn cỏi Cao Miên – dĩ nhiên là với điều kiện không xảy ra đụng chạm, tranh chấp với người K.

#8. Năm 1970, chính phủ Cao Miên (Lon nol) phát động chiến dịch cáp duồn toàn quốc. TV, radio, báo chí đua nhau kể tội, nói xấu người Việt mỗi ngày. Bức hình “ba cái đầu người K chụm lại làm ba ông táo” lại tái xuất hiện và nhiều bài viết kích động có tính bịa dặt được tuyên tuyền liên tục nhằm dấy lên làn sóng bài Việt, vốn luôn âm ỉ trong lòng người dân K, sẵn sàng bùng lên khi có cơ hội hoặc bị khích động. Có từ hàng chục đến cả trăm xác chết Việt kiều trôi trên sông Mekong và hồ Tonle Sap mỗi ngày. Người Việt bị ruồng bắt để nhốt tù hay để bắn giết một cách dã man.
Giới ngoại giao quốc tế đang có mặt ở Nam Vang can gián chính phủ CM, nhưng không được, nên dân ngoại giao và ngoại kiều lục tục rời bỏ CM. Do đó, đã có cả trăm ngàn Việt kiều bỏ của chạy lấy người về Việt Nam. Theo thống kê của VNCH thì có khoảng 400 ngàn VK đang sống tại CM vào năm 1969. Tôi không tìm thấy con số nào, nhưng có tài liệu cho rằng Pol Pot đã xua đuổi gần 200 ngàn người V về nước, vậy phải có từ 100 đến 200 ngàn chạy về VN vào năm 1970.
Lý do tại sao còn nhiều người Việt không chịu hồi hương về VN:
Tại vì đa số VK thân với miền Bắc nên nhiều người sợ bị rắc rối khi về miền Nam.
Lúc này chiến tranh đang leo thang ở VN, vì vậy nhiều người sợ về VN sẽ bị bắt đi lính.
Sống ở CM quá lâu, ngay cả nhiều người sinh ra và lớn lên tại CM và không còn thân nhân tại VN.
Sự nghiệp xây dựng được nơi xứ người quá lớn nên tiếc, không nỡ bỏ.
Một số có vợ hay chồng là người Khmer nên hy vọng sẽ được để yên.
Năm 67 hay 68, VNCH có chương trình giúp đở cho VK hồi hương, nhưng sự thất bại, thất tín của nó đã làm mất lòng tin cho những VK khác. Lý do thất bại cũng có nhiều điểm giống như khoảng 35 ngàn VK Thái về miền Bắc (VNDCCH).
Có nhiều gia đình VK sống dựa vào sự che chở tạm thời của ông bà chủ người ngoại quốc.
Một số chạy vào rừng theo quân dội miền Bắc.
Nhiều người trong số còn lại phải cải trang, thay tên, đổi họ, đổi nơi cư trú, để tồn tại.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng: hầu hết VK ở CM là những người nghèo hay có học chút đỉnh từ VN sang; do dễ làm ăn sinh sống nên họ trở nên khá giả, vì vậy, dù cho bị bạc đãi, bị làm tiền và nhiều lúc nguy hiểm đến tánh mạng họ cũng quyết tâm bám trụ vì họ vẫn còn hy vọng, mà nếu không vươn lên được thì cũng đã quen nước quen cái; sống nghèo ở CM còn hơn là hồi hương – chỉ được cái an toàn chứ làm sao vươn lên nổi trong cái môi trường cạnh tranh khốc liệt mà 2, 3 thập kỷ trước hay lâu hơn nữa, chính họ hoặc cha mẹ của họ đã chào thua. Còn số công chức VK thì đa số trở thành công dân và bị đồng hoá thành người K. Tuy nhiên, họ đã không thoát khỏi bàn tay đẩm máu của chế độ Pol Pot, 5 năm sau.
#9. Chế độ Pol Pot xua đuổi từ 150 đến 200 trăm ngàn Việt kiều còn lại về Việt Nam. Năm 1977-78, đã có nhiều vụ cáp duồn từ bên kia biên giới tràn vào lãnh thổ Việt Nam, làm thiệt mạng khoảng 5-10 (?) ngàn người.
Nói chung, vào những thế kỷ trước, cáp duồn chỉ xảy ra lẻ tẻ, tự phát bởi người dân tại một vài đia phương và mức độ thiệt hại không lớn lắm. Tuy nhiên, từ lúc Cambodia trở nên độc lập; dân trí của người Cambodia càng cao; VK ở CM càng đông; quyền lợi trong xã hội của người K càng bị đụng chạm – vì tài năng và sức cạnh tranh trong cuộc sống của người Khmer yếu kém, thua xa VK – thì nạn cáp duồn càng xảy ra quy mô trên toàn quốc do chính quyền Cambodia ngấm ngầm (1945-46) hay công khai phát động (1970).
Rất tiếc, tôi không tìm thấy có thông kê nào ghi nhận bao nhiêu VK và bao nhiêu người V tại VN đã bị giết một cách dã man trong suốt chiến dịch cáp duồn năm 1945-46 và 1970. Tôi nghĩ, dù không nói ra, nhưng nhiều người có quan tâm đến thời cuộc, gần như đều có chung suy nghĩ: Cáp duồn chắc chắn sẽ xảy ra lần nữa, với mức độ không nghiêm trọng như trong quá khứ, nếu Sam Raíny lên ngôi lãnh đạo tại Cambodia.
Chú ý: bài viết này không có ý gợi lên sự thù hận giữa hai dân tộc, Việt và Khmer, mà nó chỉ phản ảnh hậu quả do sự thiếu đoàn kết của dân tộc Việt Nam.


Đôi nét về tình hình người Việt tại Cambodia

12.11.20106 phản hồi Phần V của bài viết: “Người Việt ở Cambodia
Khó biết được có bao nhiêu VK đang sống ở Cambodia, ước đoán từ 200 đến 500 ngàn. Tuy nhiên, những người K quá khích theo chủ nghĩa dân tộc và nhất là người gốc K đang sống ở nước ngoài (Long Beach, CA) vẫn không chấp nhận sự tồn tại của VK trên lảnh thổ CM. Họ cho rằng con số VK thật sự là hàng triệu người và phải đuổi hết về lại VN. Họ không ngừng phát động, kêu gọi sự bài xích VK; bịa đặt đủ điều để vu khống, nói xấu người VN thông qua báo chí, internet và bằng miệng với du khách/ người nước ngoài – hung hăng nhất là vào những dịp tranh cử. Họ còn thường xúi dục nhóm người Việt gốc Khmer nổi loạn. Họ cố tình không công nhận những sự nhượng bộ đất hạ Chân Lạp của các Quốc vương Khmer đối với các vua VN và nhà Mạc.
Có quá nhiều người Việt chưa bao giờ có đủ điều kiện để đến trường và không biết viết, không biết nói tiếng Khmer. Có ít nhất là một nữa ở nhà thuê. Nhiều người không có lấy một tờ giấy khai sinh hay một giấy tờ hợp pháp. Vì không có lối thoát, vì tương lai tăm tối, nên có hàng chục ngàn phụ nữ và trẻ em nghèo gốc Việt trở thành nạn nhân của kỹ nghệ tình dục.
Cá nhân tôi, tôi cho rằng bài học về hậu quả của sự thiếu đoàn kết của cộng đồng lâu đời nhất của người Việt nơi xứ người – cộng đồng người Việt tại Cambodia – là bài học vô giá đối với mọi Việt kiều và cả người trong nước. Tuy nhiên, rất buồn là ít người biết, ít người để ý đúng mức để có thể thấy được giá trị học hỏi cần thiết của nó.
Người Việt thường quên những chuyện thù hận và đau thương trong quá khứ. Vì vậy bài này chỉ giải thích phần nào nguyên nhân tại sao phần lớn người Việt tại Cambodia đã và đang lâm vào cảnh bần cùng, thất học, không có cơ hội vươn lên, rất đáng thương. Cũng như phản ảnh lý do tại sao mại dâm là con đường sống gần như duy nhất của một số gia đình.
Paulle
Thông tin trong bài được lấy ra từ nhiều nguồn tài liệu, sách vở và blog. Tôi đính kèm một số trang web để các bạn có thể tìm hiểu thêm.
http://www.nguyenhuynhmai.com/D_1-2_2-59_4-1328_5-4_6-1_17-3_14-2/#nl_detail_bookmark
http://thongtinberlin.net/thoisu1/nguoivietnamocampuchiadangchetmon.htm
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/64574/Thang-tram-phan-Viet.html
Sách “Vòng quanh thế giới – Người Việt tại hải ngoại (chương Cambodia)”
Sách hay tiếng Anh online miễn phí về Cambodia và Việt Nam: http://books.google.ca/books?id=wtBkD5CoIMkC&pg=PA80&lpg=PA80&dq=carmelite+chapel,+cambodia&source=bl&ots=Uv-kSMYI-x&sig=UV0Mvz1wDOapOWdyDU4aaVvFtrY&hl=en&ei=yPS8S5S9KIG78gaNnYnBCQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CAkQ6AEwAQ#v=onepage&q=carmelite%20chapel%2C%20cambodia&f=false

Tìm kiếm Blog này