songtra
♦ 04.11.2010
♦ Để lại bình luận
Những sinh hoạt cộng đồng của người Việt
1. Trường dạy tiếng Việt:
Như đã trình bày ở trên, những năm 1920, người V đổ xô sang CM tìm
việc và làm ăn. Lúc này, nơi nào có đông VK là trẻ em có thể chỉ học
tiếng V và tiếng P ở bậc tiểu học, lên trung học sẽ từ từ học thêm tiếng
K. Năm 1945, trong khi Pháp chưa kịp quay trở lại thì Hoàng gia CM ra
lệnh cấm dạy tiếng V ở trường công. Lập tức, vô số trường tư được mở ra
cho con em VK. Chính phủ liền đòi hỏi phải có giờ học tiếng K. Vậy là,
theo thời gian, giờ tiếng K càng tăng, tiếng V càng giảm dần cho đến khi
tiếng V chỉ còn dạy vài giờ một uần, giống như là một môn ngoại ngữ tại
trường tư Việt ngữ. Vã lại, giám đốc và chủ trường cũng thường bị các
quan chức CM hay kiếm chuyện. Cuối cùng, hệ thống trường tư hay việc dạy
tiếng V ở nhà trường bị thất bại hoàn toàn; tụ tập học tiếng V ở nhà
cũng không được quá 5 học sinh. Trong khi đó trường tư của người Tàu với
chương trình riêng đặc biệt của họ vẫn luôn được duy trì.
2. Sinh hoạt báo chí tiếng Việt:
Dưới thời bảo hộ, Việt kiều tha hồ xem sách báo từ Sài Gòn gởi sang.
Sau ngày độc lập, sách báo từ SG bị cấm. Nếu bị phát hiện có, ngay cả
một tờ giấy báo cũ rách đang gói đồ cũng có thể bị ngồi tù nếu không đưa
hối lộ. Báo chí tiếng Việt đua nhau phát hành, hết tờ này đến tờ khác.
Tuy nhiên, bài viết thường nịnh chính phủ Hoàng gia (bài viết nịnh cũng
như tấm bùa hộ mệnh) và chủ yếu là đánh đá giữa hai nhóm VK với nhau:
thân miền Nam hay thân miền Bắc. Chủ báo, chủ bút nhiều khi vào tù vì bị
VK khác truy tố bài viết có nội dung bất lợi cho Hoàng gia hay văn hoá
CM. Thời này có một ít VK xấu tính chuyên đi theo dỏi, ghi thành một cái
list VK bất đồng chính kiến rồi báo cáo với các quan chức người K để họ
tiêu diệt dùm người mình ghét. Dĩ nhiên, đây là những dịp tốt để quan
“làm nghèo” cho VK.
3. Sinh hoạt văn nghệ của Việt kiều:
Thời Pháp thuộc, các đoàn cải lương từ Việt Nam tấp nập sang trình
diễn ở Nam Vang và các tỉnh còn thường xuyên hơn là ra Trung và Bắc. Sau
1945, vì sự gây khó dễ của chính quyền CM và bị làm tiền một cách trắng
trợn nên chỉ có một số đoàn hát nhỏ liều mạng sang CM và ê chề thất
bại, lủng túi mò về lại VN. Sau khi Cambodia độc lập, 1953, họ cấm hẳn
đoàn hát từ VN sang.
Sau một thời gian vắng bóng, năm 1959 một VK có quốc tịch CM là ông
Tang Long thành lập gánh hát VK thành công suốt 7 năm, nhưng gần bị bại
sản. Gánh hát này được hưởng ứng khắp cỏi CM. Chương trình có cả tiết
mục múa truyền thống kiểu K để tỏ ra thông cảm và ngưỡng mộ văn hoá K.
Có lẻ vì thấy ông chủ giàu có, nên chính quyền đề nghị ghi vào đơn
xin phép là tự nguyện “dâng cúng” 50% tiền thu được, để giúp đở tài
chính vào việc xây cầu bắc ngang sông Tonle Sap ở ngoại ô Nam Vang.
Thế là chính phủ gởi người đến bán vé, thu tiền. Hết xuất hát, các
quan đưa cho đoàn hát 50%, nhưng thật ra chỉ 10-20%, tuỳ ý quan. Khi cầu
xây xong, chủ gánh hát tưởng đã thoát nợ, từ nay sẽ tự do bán vé thâu
tiền, gở gạc lại phần nào, nhưng không phải vậy. Các quan có chiến dịch
khác: hát giúp cho hội từ thiện này, đoàn thể xã hội nọ. Cứ thế cho mọi
buổi hát.
Nhiều Việt kiều giàu có cũng đua nhau mở gánh hát. Đôi lúc có tới 3
gánh cùng diễn trong một đêm tại Nam Vang. Lúc này đã có luật rõ ràng là
mỗi xuất hát phải đóng góp vào công quỷ 30%. Tuy nhiên, các quan có
nhều cách gây khó dễ để làm tiền nên gần chục gánh thay nhau bị sụp
tiệm. Cuối cùng, vào khoảng đầu năm
1967, có luật mới: VK không được lập gánh hát cải lương.
4. Tổ chức cộng đồng của người Việt Nam:
Vào thập niên thứ hai của thế kỷ 17, Quốc vương Chey Ches Da II cưới
công chúa Ngọc Vạn, con chúa Sãi. 500 cô gái và 500 lính đã được phái
theo để bảo vệ và phục vụ công chúa. Đây là những người Việt Nam chính
thức đầu tiên trên đất Cambodia. Vào đầu thế kỷ 19, theo ghi nhận của
những nhà truyền giáo Tây phương thì đã có ba ngàn ngư phủ người Việt
hành nghề trên Biển hồ, giữa Battambang và Siêm Reap (Năm 1954, khoảng
100 ngàn VK sống trên Biển hồ và toàn CM khoảng 350 ngàn người). Rồi
hàng ngàn người trốn vụ bắt đạo Công giáo ở VN định cư tại Nam Vang. Thế
nhưng cho đến năm 1938 mới xuất hiện tổ chức đầu tiên của người Việt
Nam.
Ngày 13/6/1938 hội Nam Kỳ Ái Hữu (Amicale Cochinchinoise du
Cambodge). Lúc này, do nạn kỳ thị Bắc Nam được người Pháp khai thác
nhiều, nên hội NKAH chỉ nhận VK quê ở miền Nam hay có quốc tịch Pháp gia
nhập. Vài tháng sau, hội Việt Kiều Tương Tế (Mutuelle des Annamites du
Cambodge) được thành lập. Hội này nhận tất cả mọi người, không phân biệt
Nam, Bắc, Trung. Rất tiếc cả hai hội đều chỉ hoạt động trong phạm vi:
phúng điếu hội viên hay tứ thân phụ mẫu từ trần. Vì vậy, hai hội này
thật ra chỉ có hư danh trong suốt 12 năm trời.
Năm 1950, ông khâm sứ Pháp De Raymond ở CM kêu gọi hai hội nhập thành
một và khuyên nên bỏ chữ Cochinchinoise và Annamites, Vì hai chữ này
không còn thích hợp với hoàn cảnh VN đã thống nhất trở lại. Hai, ba
tháng tranh cải quyết liệt – một bên quyết tâm giữ chữ Ái hữu, bên kia
thì chữ Tương tế. Khi trình lên toà khâm để xin đăng ký hoạt động thì
ông khâm gạch bỏ cả hai, Ông ghi là Association des Vietnamiens du
Cambodge, tức là: Hội Việt kiều tại Cambodge.
Từ nay, hội mở rộng hoạt động, giúp đở kiều bào nghèo, mở phòng khám
bệnh miển phí không phân biệt K, V, T, lào, chàm, Thái…, phát học bổng
cho trẻ em nghèo và đại diện cộng đồng tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Rất tiếc, vì tình hình chính trị tại VN và vì chính sách kiềm chế của
chính phủ CM mà sau 7 năm hoạt động tích cực hội bị tan rã.
5. Một vài khác biệt giữa cộng đồng Tàu kiều và Cộng đồng Việt kiều:
Có thể nói người Tàu nắm mọi hoạt động kinh tế: nhà buôn lớn, nhỏ;
đại lý phân phối, thu mua; kể cả kiểm soát phần lớn việc xuất nhập khẩu.
Họ cũng chuyên nghề bồi bàn, nấu ăn, phục dịnh trong Hoàng cung. Một
điều đáng lưu ý: trong một cuộc hội chợ triển lảm quốc tế ở PP vào cuối
thập niên 50, tất cả mọi sứ quán đều nhờ người Tàu phục trách về ẩm thực
cho gian hàng của quốc gia họ, ngoại trừ gian hàng Việt kiều.
Đa số người T tại CM đến từ chợ Lớn. Kinh nghiệm lâu năm nơi xứ người
đã dạy cho người Tàu cách sống có hội, có tổ chức và sống phù hợp với
người K, văn hoá K. Lúc mới đến định cư, người T (người V) đều nghèo,
người Tàu thường chụp cười liền một cô vợ K (mặc dù nhiều người đã có vợ
bên Tàu và sẽ đưa sang sau đó) để học hỏi ngôn ngữ, phong tục tập quán
và tạo bộ mặt thân thiện, hoà đồng với người bản xứ. Khi có con, thì họ
quyết tâm biến con họ thành Tàu hoàn toàn. Con gái họ nhất định không gả
cho người bản xứ. Nếu có thì chỉ gả cho nhà giàu hoặc quan lớn người K
để có cơ hội nhờ vả khi cần.
Không như nhiều VK, họ cư xử khôn ngoan, không để lộ cho người K
(bình thường) nhận thấy cái xấu, cái sự khinh khi và kỳ thị người K của
họ. Lúc tiếp xúc, mua bán với người Miên họ cũng hay hạ mình gọi ông
chủ, bà chủ. Họ ý thức rằng quyền lợi của mỗi người T đều có liên hệ với
nhau, nên họ luôn luôn quyết tâm đấu tranh và che chở cho nhau một cách
đồng nhất. Có thể nói: sức mạnh, tài năng của Tàu kiều là sức mạnh, là
tài năng của cả một công đồng hàng trăm hay ngàn người T.
Thế nhưng, cộng đồng 3- 400 ngàn VK, thật ra, không có sức mạnh tập
thể, bởi vì không thành lập những tổ chức đại diện, không đồng nhất,
không có/được hướng dẫn cụ thể về đời sống mới nơi xứ người: cách hội
nhập vào đời sồng văn hoá K, cách đối phó với những tình huống phức tạp,
nên khi gặp nạn thì phần ai nấy lo, nấy chạy. Có quá ít VK tìm hiểu, để
ý, và ý thức đúng mức những chuyện tế nhị, nhạy cảm đã xảy ra giữa CM
và VN trong lịch sử nhằm tránh tạo thêm sự hiểu lầm giữa hai dân tộc và
những rắc rối có thể xảy ra nếu VK hành xữ kém khéo léo, nhưng tin tức,
tài liệu, bài viết liên quan cũng hiếm thấy xuất hiện trên các báo chí
tiếng Việt – ngay cả thời buổi ngày nay, hình như việc này cũng chưa
được chú ý lắm.
Là dân viễn xứ, sống trên đất người ta, không những coi thường văn
hoá và màu da sậm của người K, VK còn hiếm khi lấy vợ hay chồng người K.
Có thể vì có vị trí huy hoàng trong xã hội dưới thời Pháp thuộc và vì
đã có công trong việc giáo hoá người K nên đa số VK an phận, cảm thấy
như đang sống ở quê nhà, mặc nhiên xem người K thấp hèn, ngu dốt không
bằng người mình (có lẻ một phần bị ảnh hưởng tâm lý từ người P). Cái bậy
nữa là, dưới thời Pháp thuộc có một số ít người Việt lên mặt, bắt nạt
người K. Chuyện gì sẽ xảy ra đã xảy ra: VK đã trở tay không kịp, khi
người K có cơ hội ra tay.
Một điều đặc biệt khác mà chỉ xảy ra trong cộng đồng người Việt: nạn
bất đồng chính kiến một cách quá khích và không cần thiết (với mức độ
như vậy) cho một cộng đồng xa xứ. Điều này vô tình đã làm hao tổn biết
bao nhiệt huyết, tinh thần & tài chính; làm chia rẽ VK và quên đi
chuyện lớn trước mắt cần có sự đoàn kết để đối phó. Nói một cách khác,
trong khi hiểm hoạ đang chụp xuống toàn thể VK thì nhiều người ham mê
chính trị, những khuông mặt sáng của cộng đồng lại chỉ lo bận rộn, tìm
cách hơn thua giữa VK với nhau.