Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Lịch Sử Công An Kon Tum

An ninh Kon Tum góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1969-1972)

Chủ nhật, 08 Tháng 6 2014 14:50

Thắng lợi của quân và dân ta trong tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 mở ra một bước ngoặt chiến lược, thời kỳ Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chiến lược “chiến tranh cục bộ” thất bại. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã làm đế quốc Mỹ suy yếu một bước nghiêm trọng về quân sự, tài chính và bị cô lập trên toàn thế giới. Không thể bào khác hơn, đế quốc Mỹ phải rút quân bằng việc “phi Mỹ hóa” rồi Việt Nam hóa chiến tranh” âm mưu cơ bản của chúng không phải để chấm dứt chiến tranh mà để rút bớt quân, thay màu da trên xác chết, giảm bớt chi phí chiến tranh tạo điều kiện kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược. Chiến lược “tìm diệt và “bình định” được thay thế bằng chiến lược “bình định nông thôn” với âm mưu kiểm soát đại bộ phận dân chúng, bằng mọi cách đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi nông thôn, vơ vét người và của phục vụ cho cuộc chiến tranh. Quyết định cho sự sống còn của chính quyền ngụy Sài Gòn, bình định nông thôn đã được nâng lên thành vị trí trung tâm của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Để thực hiện bằng được mục tiêu này, Mỹ đã thành lập cơ quan chỉ đạo bình định MAC – CORSS chỉ huy toàn bộ hoạt động tại miền Nam.
Tại Kon Tum về mặt tổ chức chính quyền ngụy không có thay đổi lớn. Tên trung tá Nguyễn Hợp Đoàn là tay sai đắc lực của Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ nguyên chức vụ tỉnh trưởng từ năm 1967. Tên Phạm Chí Cuộc thay Nguyễn Đức Thắng làm trưởng Ty cảnh sát quốc gia, tên Trương công Đản thay Đoàn Nhị Định làm trưởng phòng cảnh sát đặc biệt. Để triển khai kế hoạch chiến tranh “phi Mỹ hóa” vào đầu năm 1969 tại Kon Tum lính Mỹ vẫn còn một số đơn vị cơ động nhằm giúp quân ngụy có thời gian thích nghi, lực lượng Mỹ gồn có lữ đoàn thuộc 1 sư đoàn 4 Mỹ đóng ở Đăk Tô, một đại đội cơ động đóng ở đầu cầu Đăkla, 200 cố vấn tình báo CIA một trung đội quân cảnh Mỹ bảo vệ khu cố vấn. Về quân Ngụy tại Kon Tum gồm có 1đại đội pháo hỗn hợp, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 4 đại đội quân chủ lực thuộc trung đoàn 42. Trên 26 đại đội lính địa phương quân, 107 trung đội dân vệ. Có 30 đoàn cán bộ xây dựng nông thôn, đây là đội quân được đào tạo kỹ càng, thâm hiểm và xảo quyệt không thua kém bọn tình báo gián điệp, đánh phá ta rất quyết liệt từ cơ sở nhằm thực hiện triệt để kế hoạch bình định. Ngoài ra chúng còn tăng cường hơn 700 tên biệt kích, 2 đại đội cảnh sát dã chiến, 165 cảnh sát đặc biệt và 220 cảnh sát sắc tộc.

Đầu năm 1969 địch ở Kon Tum sử dụng cả bốn loại quân bao gồm quân chủ lực, quân địa phương, các lực lượng đàn áp quân Mỹ với sự yểm trợ của phương tiện vũ khí Mỹ đã mở các cuộc tấn công vào khu căn cứ Kon Bành, Kon Re, Ngọc Vin thuộc huyện Konplong âm mưu đánh phá căn cứ của ta làm mất ổn định, nhằm ngăn chặn từ xa khả năng phản kích của ta. Đồng thời chúng đưa quân tăng cường các cuộc hành quân bình định tại các vùng phụ cận, vùng ven thị xã như Tân Điền, Phương Quí, Trung Tín, Kroong, Võ Định tập trung đánh phá lần lượt trên từng khu vực, chà đi sát lại dai dẳng rồi dồn dân về các khu tập trung Đăk Lung, Đăk Rơ Manh, dồn dân Kon Gung xuống ấp Kon Trăng, Kon Loi, Kon Nhơ Non dồn vào thị xã. Khi đã dồn được dân chúng tổ chức ngay các đoàn bình định nông thôn phối hợp với các lực lượng kìm kẹp lập hệ thống đồn bốt, tổ chức mạng lưới mật vụ, tình báo Phượng hoàng để khống chế kiểm soát và tiêu diệt lực lượng cơ sở của ta.

Tại vùng giải phóng và vùng tranh chấp như Đăk Tem, Kon Gu, Kon Hơ riêng chúng tăng cường đánh phá, hủy diệt môi trường sống, phá hoại cuộc sống bình thường buộc dân chúng phải vào các khu tập trung của chúng. Các khu vực hành lang di chuyển và trú quân, đường dây 559 của ta địch tung biệt kích thám báo xâm nhập đốt phá kho tàng, phục kích bắn giết cán bộ, quấy nhiễu ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào nhằm làm mất ổn định gây khó khăn cho ta. Chúng đưa lực lượng phong tỏa đường tiếp tế lương thực, thực phẩm từ đồng bằng lên, kiểm soát chặt các cửa ra vào ấp chiến lược hòng làm ta suy yếu. Song song với các hoạt động quân sự, địch tăng cuowngfhoatj động tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, ly gián, mỵ dân, kích động lòng tự ti dân tộc hẹp hòi được bổ sung bằng những thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hơn. Chúng buộc những gia đình có người thoát ly tham gia cách mạng kêu gọi người thân trở về với “chính nghĩa quốc gia”. Sâu độc hơn là thủ đoạn “bôi lem” quần chúng. Đối với ai chúng cũng giao việc, không làm cũng giao gây nghi ngờ chia rẽ, chúng thành lập ra tổ chức “tam giao bí mật” từng tổ 3 người theo dõi lẫn nhau. Ai báo tin có giá trị đều được thưởng từ 5 đến 10 ngàn đồng cộng thêm gạo muối.

Qua đánh giá của địch các lực lượng địa phương, An ninh, quân đội cùng với bộ đội chủ lực đánh trả địch quyết liệt làm thất bại các cuộc càn quét của địch. Nhưng qua chiến đấu lực lượng ta gặp khó khăn tổn thất, một số nơi mất đất mất dân.tại vùng ta làm chủ dân chỉ còn hơn một nửa từ 22 vạn còn 13 vạn, đời sống nhân dân và cán bộ chiến sĩ khó khăn, tình trạng đói cơm lạt muối diễn ra thường xuyên, phong trào cách mạng trên toàn tỉnh bị giảm sút nghiêm trọng. Trước tình hình địch đánh phá ác liệt với thủ đoạn tàn bạo và thâm độc, nhân dân trong tỉnh bước vào giai đoạn chiến đấu đầy thử thách gay go và phức tạp.

Tháng 4-1969 Bộ chính trị Trung ương Đảng họp ra nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ trước mắt” hội nghị chỉ ra những thiếu sót của ta sau cuộc tổng tấn công xuân 1968 và đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, “phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện liên tục và mạnh mẽ”. “Giành thắng lợi quyết định tiến tới thống nhất nước nhà”.

Trên tinh thần của nghị quyết, khu ủy khu V đề ra phương hướng cách mạng cụ thể của tỉnh Kon Tum là: giữ dân và giành daanlamf chủ củng cố mở rộng vùng giải phóng là cái gốc, là vấn đề quan trọng nhất, là cái trụ cho toàn bộ phong trào hiện nay và cả về sau.

Quán triệt chủ trương của cấp trên, Tỉnh ủy Kon Tum đã tập trung sức lãnh đạo khắc phục khó khăn gian khổ, củng cố tư tưởng cán bộ chiến sĩ và nhân dân vừa đnáh địch giữ thế cân bằng, vừa ra sức chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch mùa xuaab 1969 cùng cả nước đánh đòn phủ lên chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đêm ngày 22-2-1969 quân và dân Kon Tum đã đồng loạt tổ chức các đợt tấn công tiêu diệt các cụm cứ điểm của địch tại thị xã Đăkpet, Măng Đen, Măng Bút, ĐăkTô – Tân Cảnh. Các đội công tác An ninh vũ trang tiến đánh các ấp chiến lược khu dồn dân diệt và cải tạo 22teef điệp phá lỏng thế kìm kẹp của địch tại một số thôn ở Krong, Phương Quý, Hà Mòn, Tri Đạo v.v

Hòa chung các khí thế tấn công địch Ban an ninh Kon Tum đã chỉ đạo sát các bộ phận nghiệp vụ của Ban cùng với an ninh các huyện hướng hoạt động vào mục tiêu diệt ác phá kèm, giành dân tạo thế làm chủ.

Tại thị xã kon Tum, Ban an ninh thị xã tăng cường bám trụ xây dựng cơ sở các vùng ven nhất là địa bàn Phương Quý, Tri Đạo và Krong. Thông qua các cơ sở bí mật. An ninh thị xã đã phát hiện lên danh sách các tên tình báo ác ôn đang hoạt động ở ven thị xã và dọc theo đường 14 như các tên Thủy, Tài, Biên, Hè, Đinh, Ca, Hậu, Hiển, Sát, Sơn. Để cảnh cáo bọn ác ôn, tạo điều kiện xây dựng laị cơ sở cách mạng và phong trào quần chúng bị thiệt hại sau tết Mậu Thân 1968, ban An ninh thị xã lên kế hoạch diệt ác và được tỉnh ủy thông qua.

Ngày 1/4/1969 ba đồng chí an ninh H5 (Thành, Dũng, A Chơi) được sự giúp đỡ của bà Chiến (cơ sở an ninh) đã bí mật tiếp cận nhà riêng tên Sơn trung úy tình báo ác ôn. Đồng chí Thành và đồng chí A Chơi cảnh giới, đồng chí Dũng vào nhà khi tên Sơn còn nằm trên võng, đồng chí Dũng nổ súng tiêu diệt gọn và dán bản án tử hình lên áo tên Sơn, ta rút lui an toàn. Việc An ninh diệt ác giữa thị xã đã gây được tiếng vang trong quần chúng nhân dân, cũng là lời cảnh cáo đanh thép tới các tên tay sai ác ôn của địch, làm cho chúng co lại không dám hung hăng như trước. Nhờ đó ta phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở các xã vùng ven như thôn 1, thôn 2 xã Krong, Phương Quý, Hà Mòn, Tri Đạo.

Nhằm đánh bại kế hoạch thí điểm “Việt Nam hóa chiến tranh” Tỉnh ủy quyết định mở chiến dịch Đăk Tô II, để phối hợp hành động, Ban an ninh tỉnh đã tập trung hỗ trợ cho an ninh huyện Đăk Tô, tổ chức nắm lại toàn bộ hệ thống tề điệp, bọn tình báo ác ôn. Lên danh sách số tình báo viên mật báo viên tại 50 ấp chiến lược thuộc quận Đăk Tô gồm 50 tên mang bí số từ 50MB/DT đến 100MB/DT. Thông vận động thân nhân tề ngụy, phát tán thư, truyền đơn kêu gọi số tay sai của địch trở về với nhân dân, với chính nghĩa, ta đã lôi kéo được một số tên trở lại làm ăn lương thiện, số ngoan cố An ninhtinhr chỉ thị lực lượng trinh sát vũ trang đột nhập vào ấp diệt tại chỗ 12 tên ác ôn.

Tính trong 4 tháng đầu năm 1969 lực lượng an ninh huyện Đăk Tô và đội trinh sát an ninh vũ trang đã đánh 20 trận, phá banh ấp chiến lược Kon Hring, gặp và tuyên truyền giáo dục 80 dân, rải 64 truyền đơn các loại thu 4 súng và 50 viên đạn. Ngày 12/5/1969 ta nổ súng tấn công địch ở Đăk Tô đánh phá sân bay Kon Tum, trung tâm chỉ huy trung đoàn 42 khu Diên Bình, thị trấn Tân Cảnh, vây hãm căn cứ biệt kích Plei cần.

Sau hơn 1 tháng chiến đấu quyết liệt (từ 19/4 đến 31/5) quân và dân bắc kon Tum đã đánh bại cuộc hành quân “nhân quyền” của địch, diệt và đánh bại nặng 9 tiểu đoàn, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4000 tên địch, bắt sống hàng trăm tên thu nhiều vũ khí. Tranh thủ thời cơ an ninh tỉnh chỉ thị an ninh các huyện, đội trinh sát an ninh vũ trang tập trung lực lượng phối hợp hành động, tiến hành vận động chính trị kêu gọi làm rã ngũ 2 trung đội dân vệ ở Hà Mòn, 1 trung đội ở Kon Tum, tạ Võ Định, Ngô Trang, Đăk Tia một số dân vệ đấu tranh trả súng bỏ ngũ về nhà. Tại Trung Tín được sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Tình cơ sỏ bí mật an ninh, ngày 19/5/1969 lực lượng trinh sát vũ trang đã đột nhập vào ấp giữa ban ngày diệt gọn tên Hiển tình báo ác ôn đã làm cho địch tại địa phương hoảng sợ nao núng tinh thần.

Tại huyện Đăkglei (H30 – H40) Ban an ninh huyện đã tổ chức nắm lại số quân đóng tại cứ điểm Đăk Pét. Chúng tập trung ở đây 4 đại đội biệt kích, một đại đội cảnh sát dã chiến và một đoàn bình định nông thôn 50 tên. Ngoài ra còn có lính địa phương quân, dân vệ và pháo binh, chúng thường xuyên tung lính biệt kích lùng sục dọc các trục đường giao thông, phục kích đặt mìn giết hại cán bộ ta, đồng thời lùng sục đánh phá hành lang, phát hiện kho tàng, gây rối căn cứ. Chúng còn đưa bọn cảnh sát giả dân đi làm rẫy thoi dõi phát hiện cán bộ, kho tàng rồi gọi may bay, phi pháo để bắn phá. Những thủ đoạn đó của địch đã gây không ít thiệt hại cho phong trào cách mạng tại địa phương. Ban an ninh huyện đã lên kế hoạch một mặt làm tốt công tác vận động phong trào quần chúng tham gia phòng gian bảo mật, thường xuyên tổ chức các đội tuần tra canh phòng khi địch xâm nhập sẵn sàng đánh trả, bảo vệ vững chắc căn cứ giải phóng. Mặt khác đưa lực lượng nghiệp vụ xuống địa bàn quanh cứ điểm, xây dựng cơ sở làm trong sạch địa bàn, phát hiện bọn tề ddiepj ác ôn kịp thời trừng trị để bảo vệ phong trào. Kết quả trong 4 tháng đầu năm 1969 lực lượng an ninh huyện đã tổ chức đánh được 12 trận thu 5 súng diệt 20 tên trong đó có 2 tên tình báo ác ôn, xây dựng được 4 cơ sở bí mật phục vụ công tác.

Tại huyện Sa Thầy công tác bảo vệ đường dây 559 và các hành langdi chuyển trú đóng quân, kho tàng được đặt lên hàng đầu. Lực lượng an ninh huyện đã tập trung lực lượng kết hợp chặt chẽ với đơn vị bảo vệ hành lang huyện đội và các đội công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đường dây huyết mạch. Được sự quan tâm của ban an ninh tỉnh một tiểu đội An ninh vũ trang gồm 6 đồng chí được thành lập để phục vụ công tác đánh địch. Thời gian này đồng chí Thăng được bầu vào huyện ủy, làm trưởng ban an ninh huyện. Tại các xã đều có cơ sở an ninh hoạt động hiệu quả phục vụ công tác nắm tình hình vận động quần chúng. Trong chiến dịch xuân 1969 An ninh guyện Sa Thầy tổ chức đánh 8 trận trong đó 5 trận đánh biết kích xâm nhập diệt 8 tên. Tổ chức đột nhập hơn 30 lần và ấp chiến lược gặp gỡ 125 lượt dân để tuyên truyền vận động xây dựng 7 cơ sở bí mật, tổ chức treo 3 cờ giải phóng.

Trước sự bao vây phong tỏa của địch bằng mạng lưới đồn bốt, do thám chỉ điểm, cảnh sát, tình báo cài cắm khắp nơi, nhưng các lực lượng an ninh vẫn tổ chức tấn công địch trong mọi tình huống. Trong 6 tháng đầu năm 1969 các đội công tác của an ninh các huyện thị đã kiên trì trụ bám hoạt động giữ vững các đại bàn cũ và mở ra một địa bàn mới như Plei Kon, Kon Giêng, Đăk Mút… Củng cố số cơ sở cũ và phát triển thêm được 11 cơ sở mới, các đội công tác của an ninh đã đi sâu giáo dục quần chúng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác lên một bước và hoạt động thể hiện trên 3 mũi giáp công. Tuy tại các vùng bị tạm chiếm còn ở mức thấp. Bên cạnh đó lực lượng an ninh, đặc biệt là an ninh thị xã đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh chính trị, vận động phong trào quần chúng nổi dậy chống bình định như: Chống rào, chống dồn, chống học tập tố cộng, chống bắt lính, không vào phòng vệ dân sự, đòi quyền lợi dân sinh dân chủ đạt kết quả tốt như ở Tây nam thị, Trung Tín. Trong 6 tháng đầu năm 1969 ta có 57 cuộc đấu tranh trực diện với 9.600 lượt người tham gia. Vận động đào rã ngũ 2.618 lính trong đó lực lượng an ninh đóng vai trò nòng cốt thực hiện, để có kết quả trên, Ban an ninh tỉnh đã đề ra nhiệm vụ và bước đi thích hợp cho từng huyện, thị, căn cứ trên thực lực của ta, khoét sâu chỗ yếu của địch mà đánh những đòn hiểm hóc, quyết định, bất ngờ, giành thắng lợi từ thấp đến cao, đẩy lùi và từng bước đánh bại âm mưu bình định cấp tốc của địch.

Tuy đầu năm 1969 ta giành một số thắng lợi nhất định nhưng địch đánh phá ác liệt cũng gây cho ta nhiều khó khăn, lương thực thực phẩm thiếu thốn, thương bệnh binh thiếu thuốc men chữa trị. Tại vùng căn cứ giải phóng của ta, địch liên tục dùng bom pháo, kể cả B52 rải thảm, rải chất độc hóa học, chất phát quang để phá các bương rẫy, tiêu hại nguồn sinh sống của nhân dân, thêm vào đó thời tiết nắng hạn gây mất mùa, nhân dân và bộ đội thiếu lương thực trầm trọng. Đối với vùng địch kiểm soát chúng tổ chức lùng sục, kiểm soát gắt gao, lập vành đai trắng quanh thị xã, thị trấn với âm mưu, “tát nước bắt cá” tách nhân dân với lực lượng cách mạng nên công tác thu mua tiếp tế lương thực của ta giữa căn cứ với vùng bị tạm chiếm gặp nhiều khó khăn, có nơi địch phong tỏa nghiêm ngặt, quần chúng không tiếp tế được, lương thực dự trữ cạn, lưc lượng vũ tang và các ban ngành trong văn cứ phải ăn rau rừng, củ chuối để thay cơm hàng tháng trời. Tại vùng căn cứ đời sống đại bộ phận cán bộ chiến sĩ gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định. Một số nơi bị địch líp lại, bộ đội địa phương nhất là du kích giảm sút số lượng và khả năng chiến đấu.

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn Tỉnh ủy chủ trương đưa một số đơn vị không trực tiếp chiến đấu, thương bệnh binh nặng chuyển ra hậu phương lớn miền Bắc. Đồng thời phát động một phong trào tăng gia sản xuất sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ chiến sĩ. Toàn dân trồng sắn chiến lược, bên cạnh đó tổ chức từng tổ nhỏ, xuyên rừng băng núi xuống đồng bằng nhận hàng tiếp tế. Nhờ những cố gắng trên mà giữa năm 1969 tình hình lương thực, thực phẩm có phần được cải thiện, đời sống cán bộ chiến sĩ dần dần tăng lên.

Trong khi phong trào cách mạng khu V có nhiều khó khăn Bộ công an quyết định mở hội nghị an ninh khu lần thứ 3 từ ngày 18 đến 29/7/1969. Hội nghị đã kiểm điểm tình hình công tác an ninh từ sau cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân 1968. Bên cạnh những thành tích đạt được, lực lượng an ninh các tỉnh đã có những thiếu sót là: Không đánh giá thật đầy đủ ý đồ nham hiểm của địch cũng như tình hình khó khăn trên chiến trường, trong chiến đấu do chủ quan nên bộc lộ lực lượng quá sớm, sau khi ta rút đi địch khủng bố dẫn đến cơ sở bị vỡ ta mất chỗ đứng chân và phải một thời gian sau mới xây dựng lại được. Hội nghị cũng đề ra phương hướng nhiệm vụ cho lực lượng an ninh khu V trong thời gian tới là động viên toàn lực lượng tiếp tục tấn công vào thành phố, thị xã, thị trấn vùng địch kiểm soát, xây dựng cơ sở trụ bám vững chắc. Tăng cường điều tra nghiên cứu nắm tình hình địch, đẩy mạnh đấu tranh công tác diệt ác trừ gian phá kèm song song với tổ chức đấu tranh chính trị, làm mất hiệu lực bộ máy ngụy quyền các cấp, triệt phá cơ quan đầu não và cơ sở phản động, phát huy khí thế cách mạng quần chúng, phát triển lực lượng xây dựng thực lực bên trong. Tích cực bảo vệ vùng giải phóng trên cơ sở phong trào quần chúng “bảo mật phòng gian” thuần khiết nội bộ cơ quan, nội bộ nhân dân, huy động mọi lực lượng chống chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý và các loại phản động khác. Làm tốt công tác bắt giam giữ và xét xử, kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng và phần tử xấu không chịu cải tạo. Tích cực chuẩn bị lực lượng đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và sẵn sàng đáp ứng tình hình đột biến xảy ra trong thời gian sắp tới.

Phương hướng và nhiệm vụ mà hội nghị An ninh chỉ ra đã thự sự trở thành quyết tâm hành động của lực lượng an ninh tỉnh Kon Tum. Ban an ninh chỉ đạo tập trung lực lượng sẵn sàng chiến đấu cùng quân và dân toàn tỉnh đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc

Mỹ.

Trong lúc sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vào thời kỳ khó khăn nhất thì ngày 3/9/1969 toàn dân tộc Việt Nam nhận được tin đau đớn: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Tin Bác mất đã gây nhiều xúc động sâu sắc, lòng tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, là tổn thất vô cùng to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Kon Tum đã làm lễ truy điệu Bác khắp nơi từ thị xã, huyện đến các địa phương trong vùng bị chiếm nhân dân lập bàn thờ truy điệu Bác, bọn địch không dám ngăn cản. Biến đau thương thành hành động cách mạng, quân và dân Kon Tum dấy lên phong trào quyết tâm trụ bám trên chiến trường, bám đất, bám dân chiến đấu tiêu diệt địch.

Quán triệt chủ trương của hội nghị an ninh khu, Ban an ninh tỉnh đã phát động một đợt thi đua lập chiến công trog các đơn vị trong toàn tỉnh. Tại Đăk Tô vào lúc 5 giờ sáng ngày 12 – 1 – 1969 địch sử dụng máy bay trực thăng đổ 2 trung đội lính dù Mỹ và lính Nam Triều Tiên xuống trại giam tỉnh để cướp tù binh, lúc này trại có 11 cán bộ chiến sĩ và hơn 50 can phạm. Tình thế rất nguy hiểm, đồng chí Huân trại trưởng phân công 4 chiến sĩ đưa phạm nhân rút theo hương dự kiến trước, 7 đồng chí còn lại dưới sự chỉ huy của đồng chí trại trưởng đã tổ chức thành hai tổ chặn đánh địch từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa thì địch rút. Ta hy sinh một đồng chí, 50 phạm nhân di chuyển an toàn đến vih trí tập kết khác. Cũng tại huyện Đăk Tô vào tháng 10 – 1969 nhân dân vùng căn cứ phát hiện một xác người không còn quần áo nằm ở bìa rừng xã Đăk Sao. Qua điều tra ban đầu thì xác định là chiến sĩ thuộc trung đoàn 66. An ninh huyện đã báo cáo về tỉnh và nhận được chỉ thị của đồng chí trưởng Ban an ninh phải điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời an ninh tỉnh cử cán bộ an ninh nội bộ về giúp an ninh huyện. Qua điều tra đã bắt được tên Ba với đầy đủ tang vật vụ án là bộ quần áo và thắt lưng bộ đội. An ninh tỉnh đã bắt giam nhưng tên Ba trốn trại và bị bộ phận bảo vệ bắn chết trên dường trốn. Vì có nguồn tin tên Ba vẫn còn sống nên sau 7 ngày an ninh tỉnh chỉ đạo an ninh huyện Đăk Tô để kiểm tra lại. Kết quả đúng là xác tên Ba. Sau đó an ninh huyện đã tổ chức họp kiểm điểm công tác nguyên nhân về vụ án kéo dài là do chưa làm tốt công tác nghiệp vụ và lập biên bản tử thi, nên không có bằng chứng xác định khi tỉnh ủy yêu cầu, có thể nói đây là lần thực tập đầu tiên của lực lượng an ninh tỉnh Kon tum về công tác kỹ thuật hình sự.

Cuối năm 1969 lực lượng an ninh Kon Tum đã thu được nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng song cũng không tránh khỏi những mất mát hi sinh. Tháng 5 – 1969 đồng chí Thanh ủy viên Ban an ninh tỉnh trên đường di công tác bị địch phục kích hi sinh. Đồng chí Sơn cán bộ an ninh huyện Đăk Tô dũng cảm đánh ấp chiến lược diệt ác bị trúng mìn hi sinh. Hai đồng chí A Đích và A Kiên an ninh huyện Ddawkglei anh dũng hy sinh trong đợt địch đánh tập kích ở Đăk Pét. Không ngại khó, ngại mất mát hi sinh cán bộ chiến sĩ an ninh Kon Tum quyết tâm vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sau thất bại nặng nề năm 1969 địch phản ứng điên cuồng, chúng tập trung thêm lực lượng đẩy mạnh nhằm đánh phá bình định cấp tốc với thử đoạn nham hiểm hơn trước. Bên cạnh xua quân càn quét chúng tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, sử dụng màng lưới mật báo viên (hầu như ấp chiến lược nào cũng có) phần lớn bọn này là người thân của bọn ác ôn, tề ngụy phản động. Đối với vùng giải phóng chúng dùng người địa phương trong số đầu hàng phản bội, một số cán bộ ta bị bắt trong nhuững cuộc hành quân hoặc kéo người trong hàng ngũ của ta để khống chế sử dụng, sau khi huấn luyện đánh vùng căn cứ hoạt động. Từ năm 1968 chúng còn tổ chức “biệt đội thiên nga” do trung tâm thẩm vấn Ty cảnh sát điều hành. Đến ngày 16/10/1970 chúng còn thành lập thêm ủy ban đặc trách tình báo nhân dân tại các quận (huyện) do tên tỉnh trưởng đại tá Nguyễn Hợp Đoàn làm chủ tịch. Chúng còn tổ chức cảnh sát đặc biệt xuống làm trưởng đoàn nhân dân tự vệ các xã, ấp. Mỗi khi phát hiện thấy cơ sở của ta chúng không bắt ngay và bí mật theo dõi, đưa tay chân của chúng vào để đánh phá lớn hơn.

Những hoạt động trên của địch gây cho ta nhiều khó khăn và tổn thất. Trên toàn tỉnh chúng bắt bớ hơn 600 người, tàn bạo hơn trong ngày 28/8/1969 chúng đã dùng bom và phi pháo bắn chết 300 dân ở ấp Kon Hring, ném bom và bắn cháy hủy diệt ấp Kon Geng, Kon Leng làm chết 70 dân, dùng xe tăng ủi phá rẫy của nhân dân để làm đồn bốt ở Đăk Pét.

Sang năm 1970 do bị thất bại trong kế hoạch “bình định cấp tốc” dịch chuyển sang kế hoạch “bình định bổ túc” rồi bình định “phát triển nông thôn”. Đến giữa năm 1970 địch mở chiến dịch “đại phong đặc biệt phượng hoàng”, “tam hoàng” nhằm đánh phá ác liệt hạ tầng cơ sở nông thôn vùng căn cứ.

Nắm được âm mưu địch, tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo lực lượng vũ trang địa phương, phối hợp với bộ đội chủ lực B3 chủ động tấn công địch ở Đăk Siêng. Tiếp đó ngày lực lượng ta tổ chức đánh địch phản công và đã tiêu diệt tiểu đoàn 1, 2 diệt và bắt sống hơn 700 tên địch, thu nhiều vũ khí, chiến thắng Đăk Siêng đã phá tan một phần kế hoạch mở rộng chiến tranh ra vùng biên giới của địch trong trong năm 1970.

Để tăng cường quân số cho lực lượng an ninh Kon Tum, an ninh khu 5, Bộ công an tiếp tục điều một đoàn cán bộ về Kon Tum hơn 20 đồng chí, sau khi học tập và phổ biến nhiệm vụ, tất cả các đồng chí chiến sĩ mới vào đều được phân công về các phòng ban nghiệp vụ và an ninh các huyện. Riêng an ninh thị xã Kon Tum được bổ sung 3 đồng chí, khi về được bổ sung ngay cho đội công tác A25. Như vậy, lúc này độ công tác A25 có 17 đồng chí do đồng chí Viêm phụ trách, đồng chí Lê (Hoàng) bí thư chi bộ và đồng chí Tạ Minh phụ trách hậu cần.

Tháng 2 năm 1970 theo chủ trương của tỉnh ủy nhằm quản lý tốt hơn nữa vùng Diên Bình, Kon Hreng, Pô Cô, Kon Hro, Kon Trây, Kon Roi và thúc đẩy phong trào cách mạng vùng này lên một bước mới. Tỉnh ủy Kon tum quyết định huyện mới thành lập mang biệt danh là H9. Theo sự chỉ đạo của tỉnh ủy, Ban an ninh cũng gấp rút điều cán bộ thành lập an ninh huyện. Đồng chí le Thế Mạnh được bầu vào ban cán sự kiêm trưởng ban an ninh huyện. Ngay khi mới thành lập, mặc dù cán bộ ít chỉ có 4 đồng chí phải quản lý địa bàn mới, tương đối rộng và phức tạp, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của An ninh tỉnh, tỉnh ủy đặc biệt là sự phối hợp hoạt động có hiệu quả của an ninh và các đội công tác huyện nên công tác xây dựng cơ sở quản lý địa bàn sớm đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả. Đêm ngày 10/4/1970 đội công tác an ninh cùng với một số du kích đột nhập vào ấp Kon Trăng Long Loi, vì chuẩn bị kỹ càng từ trước cùng với cơ sở bên trong, ta bất ngờ tấn công bọn nghĩa quân và ác ôn hoảng sợ bỏ chạy. Ta bắt được 3 tên ác ôn (diệt 2 tên tại chỗ, bắt một tên về căn cứ để khai thác) thu 1 súng và đưa 25 quần chúng ra căn cứ để xem ta biểu diễn văn nghệ và nghe đội công tác tuyên truyền. Qua học tập đồng bào đã tố cáo tội ác của địch trong việc dồn dân, rào ấp chiến lược, nhân dân đã xé cờ, ảnh, khẩu hiệu của địch, phá rào ấp chiến lược bung ra làm ăn. Phát huy những kết quả ban đầu, đêm 14/4/1970 đội công tác an ninh phối hợp với đội vũ trang của huyện tiến đánh ấp Đăk Mút. Địch bị bất ngờ bỏ chạy, ta vào vận động dân chúng trong ấp phá được 8/10 lớp rào ở ấp. Ngày 17/4 địch bắt nhân dân ấp Đăk Mút rào lại nhưng được sự hướng dẫn của đội công tác, nhân dân nhất quyết đấu tranh chống rào. Tại Diên Bình địch bắn pháo sập một số nhà của dân, đội công tác đã xuống tận nơi giúp dân sử chữa nhà khắc phục hậu quả và tổ chức cho quần chúng đấu tranh với địch bắt bồi thường, cuối cùng chúng phải bồi thường 15.000 đồng và thả 3 dân thường bị bắt. Đội công tác cũng vận động nhân dân đấu tranh chống rào ấp 2 lần với hơn 160 lượt người tham gia. Đồng thời thông qua công tác vận dộng quần chúng đội công tác an ninh đã đột nhập vào ấp diệt 3 tên ác ôn, phát tán 21.000 tờ truyền đơn các loại. Với những thành tích đáng khích lệ trên. Ban an ninhH9 đã được an ninh tỉnh tặng bằng khen trong dịp tổng kết công tác an ninh 6 tháng đầu năm 1970.

Tháng 6 năm 1970 theo chỉ thị của khu ủy khu 5 nhằm xây dựng phương án 2 di chuyển cơ quan khu ủy lên Kon Tum lãnh đạo phong trào cách mạng, Tỉnh ủy Kon Tum quyết định thành lập khu Yên Thế đóng tại huyện Đălglei trực thuộc khu ủy khu 5. Theo đó an ninh khu Yên Thế cũng được thành lập. Đồng chí Ngọc Anh được cử phụ trách an ninh khu Yên Thế với biên chế 5 cán bộ chiến sĩ, nhiệm vụ là tiến hành xây dựng lực lượng an ninh, phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ khu hậu cứ, làm trong sạch địa bàn bảo đảm an toàn, bí mật. Tuy lực lượng ít (5 đòng chí) lại bảo vệ một địa bàn rộng, địa hình rừng núi hiểm trở nhưng được sự chỉ đạo song hành giữa An ninh khu 5 và An ninh tỉnh Kon Tum, An ninh khu Yên Thế đã làm tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo an ninh tuyệt đối khu hậu cứ. Tại khu Yên Thế địch cắm 2 cứ điểm Đăk Pét và Đăk Xiêng từ hai cứ điểm này địch thường tung thám báo biệt kích xâm nhập vùng căn cứ ta phá hoại, phát triển nơi đồn trú quân gọi phi pháo bắn phá. Lực lượng an ninh khu đã xây dựng cơ sở an ninh bí mật quanh 2 cứ điểm gồn 6 cơ sở phục vụ công tác nắm tình hình. 2 cơ sở an ninh đã tổ chức diệt 5 tên ác ôn. Tại vùng căn cứ an ninh khu thực hiện tốt chỉ thị của A15 (tỉnh ủy) về công tác phát động quần chúng tham gia phong trào phòng gian bảo mật ở các xã Đăk Ôn, Đăk Peng,Đăk Nhơn, Đăk Bla, xã Sốp, tại các cơ quan đơn vị đóng tại vùng căn cứ làm tổ công tác bảo đảm bí mật, làm trong sạch nội bộ chống nội gián, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện những biểu hiện sai lệch để có biện pháp xử lý.

Vào những tháng cuối năm 1970, tại địa bàn huyện Đăkglei địch liên tiếp tập kích và cho máy bay liên tục đánh phá vùng căn cứ, nơi đóng quân của bộ đội ta gây nhiều thiệt hại. Trước tình hình đó an ninh khu Yên Thế kết hợp với An ninh huyện Đăkglei (H40) được sự chi viện của bộ phận an ninh nội bộ (B4) tổ chức công tác vận động quần chúng rà soát làm trong sạch nội bộ nắm lại các loại đối tượng nghi vấn qua quá trình điều tra sàng lọc nổi lên đối tượng Y Tập là văn công huyện, lợi dụng công tác Y Tập đã đi lại nhiều nơi trong vùng căn cứ thu thập tin tức báo cho địch An ninh huyện Đăkglei quyết định bắt Y Tập để điều tra làm rõ. Qua bước đầu khai thác Thị đã nhận tội. An ninh huyện chuyển về trại giam tỉnh để tíếp tục khai thác. Tình hình an ninh chính trị ở huyện Đăkglei trở lại bình thường, nhân dân yên tâm tăng gia sản xuất, các cơ quan đơn vị hoạt động bình thường trở lại. Đến cuối năm 1972 khi ta giải phóng Đăk Tô – Tân Cảnh xét thấy không cần thiết, An ninh khu 5 quyết định giải thể an ninh khu Yên Thế, cán bộ an ninh khu được tăng cường về cho Ban an ninh tỉnh Kon Tum tiếp tục công tác.

Thực hiện chủ trương nghị quyết của tỉnh ủy tháng 12/1969 là ra sức xây dựng thực lực cách mạng đưa phong trào quần chúng nổi dậy diệt ác phá kềm ở nông thôn và vùng núi. Tổ chức nhân dân vùng thị xã nổi dậy đấu tranh chính trị quấy rối gây mất ổn định, với nhiệm vụ trọng tâm là giành dân và giữ dân, lực lượng an ninh tỉnh đã tổ chức quán triệt đến từng cán bộ Đảng viên, cơ cấu tổ chức lực lượng cán bộ được bổ sung và hoàn chỉnh toàn bộ lực lượng an ninh sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu ác liệt.

Tại địa bàn Phương Quý, địa bàn do an ninh đảm nhiệm tình hình trong năm 1970 có nhiều biến chuyển phức tạp. Địch đưa tên Hồ Thông cảnh sát đặc biệt về làm liên gia trưởng. Y đã tạo được vỏ bọc tương đối kỹ lưỡng, chí thú làm ăn, chính vì thế trong thời gian làm việc Y đã dò la tin tức, theo dõi hoạt động của ta rồi bí mật báo cho cảnh sát. Ngày 7/1/1970 được sự chỉ điểm của Hồ Thông, địch đã đưa quan vây ráp, phá hầm bí mật của đội công tác A25. Lúc này dưới hầm đồng chí Viêm, dồng chí Lê dùng lựu đạn và súng đánh trả, địch giản ra, hai đồng chí rút vào trong rừng an toàn. Sau đó địch khai thêm một số hầm khác và bắt bớ hàng loạt cơ sở như Trần Thị Cờ, chị Lê Thị Đức Hạnh, Nguyễn Chồm, bà Lạc và ba mẹ con chị Võ Thị Hàng. Trước tình hình trên An ninh, xã lập kế hoạch diệt ác ôn chỉ điểm Hồ Thông. Nhiệm vụ diệt ác được giao cho đội công tác A25 và tổ chức trinh sát vũ trang. Được sự đồng ý của ban an ninh tỉnh 17 giờ ngày 14/2/1970 đồng chí Ngô Tiến Dũng cùng 2 đồng chí an ninh đóng giả lính biệt động đột nhập nhà riêng Hồ thông tại Phương Quý. Được sự phân công trước, một đồng chí cảnh giới, một đồng chí vòng ra sau nhà đề phòng Hồ Thông thấy động chạy thoát. Đồng chí Dũng mở cửa bước vào hỏi lớn: Có ông Hồ Thông ở nhà không? Hồ Thông lúc này ở nhà đang ăn cơm chiều ở nhà bếp bước lên chỉ kịp trả lời: Ai hỏi tôi có việc gì? Đồng chí Dũng rút súng K59 bắn liền 2 phát, Hồ Thông trúng đạn gục xuống. Khi bọn dân vệ nghe tiếng súng nổ đến nơi thì Hồ Thông đã chết. Đội công tác vượt sông Đăkla rút theo hướng Tân Điền về hậu cứ an toàn.

Việc lực lượng An ninh đột nhập vào ấp chiến lược diệt ác giữa ban ngày gây cho địch hoang mang lo sợ, co cụm không dám lộng hành, ta phá lỏng thế kìm kẹp của địch giữ thế tranh chấp làm chủ, tạo điều kiện cho phong trào tại Phương Quý, địa bàn do an ninh đảm trách phát triển lên một bước mới.

Tại ấp Trung Tín với vị trí nằm sát đường 14 là cửa ngõ ra vào thị xã Kon Tum ở phía bắc vì thế địch tập trung lực lượng quyết tâm xây dựng nơi đây thành ấp chiến lược kiểu mẫu, chúng đưa nhiều lượt tên mật vụ, tình báo để điều tra phát hiện cơ sở của ta và đưa 1 đại đội lính bảo an đến đồn trú nhằm đánh bại lực lượng ta ra khỏi vùng này. Nhưng các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh cùng với đội công tác A25 đã liên tục đánh địch, diệt ác, phá kìm. Trong 4 tháng đầu năm 1970 ta liên tục đột nhập vào ấp diệt 2 tên ác ôn, tổ chức đánh tập kích ở lô cốt diệt 5 tên. Trung Tín thực sự trở thành vùng tranh chấp giữa ta và địch, cơ sở cách mạng và phong trào quần chúng ở đây rất mạnh, phong trào được giữ vững và ngày càng phát triển.

Tại Tri Đạo là khu vực ta với địch tranh chấp nhau quyết liệt, với vị trí hết sức xung yếu nằm sát trục giao thông 14 có cầu Nước Ni và địch dựng ở đây một tuyến phòng thủ vững chắc vừa là nơi xuất phát của các toán biệt kích đánh vào vùng ta. Xác định vị trí và tầm quan trọng đó, An ninh thị xã H5 đã tập trung 5 đồng chí an ninh trực tiếp xuống xây dựng cơ sở. Trong năm 1970 đã xây dựng được 15 cơ sở, trong đó 10 cơ sở là nhân viên trong bộ máy chính quyền xã ấp. Những cơ sở này lúc đầu chỉ mới hoạt động ở mức thấp như theo dõi thông báo tình hình địch, mua hàng tiếp tế cho ta, sau dần dần độ công tác an ninh đưa lên chỉ ác, làm nội ứng cho ta diệt, nắm lực lượng quân sự và tổ chức cnah gacsbaor vệ cho ta hoạt động, đi bắt mối và xây dựng cơ sở vào nội ô, thị trấn Tân Cảnh. Đầu năm 1970 lực lượng an ninh thị xã được sự giúp đỡ của cơ sỏ cách mạng trong ấp đã đột nhập diệt tên Hồ Quy, bắn bị thương tên Trần Hẹn là trung đội trưởng và trung đội phó nghĩa quân. Qua sự hoạt động của ta trên các mặt diệt ác phá kìm, tấn công chính trị, binh vận, tuyên truyền xâm nhập đường lối chính sách… Đã có ảnh hưởng và tác động sâu rộng trong các tầng lớp quần chúng, đại bộ phận nhân dân trong ấp đều được đôik công tác an ninh giáo dục tuyên truyền xâm nhập chính sách nên hiểu biết và tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng nên đa số quần chúng muốn được giải phóng hòa bình, nhiều người cảm tình với cách mạng muốn tiếp xúc với đội công tác, giúp đỡ cán bộ ta hoạt động như chỉ ác cho đội công tác ta diệt, báo cáo tình hình cho ta, mua hàng tiếp tế lương thực thực phẩm chuyển cho cách mạng. Trong đó có cả nhân viên ngụy quyền và nghĩa quân phòng vệ dân sự.

Nhằm đánh giá tình hình và tổng kết kinh nghiệm công tác an ninh các tỉnh, khu ủy khu 5 quyết định triệu tập hội nghị an ninh khu 5 lần thứ 4 vào tháng 9/1970. sau khi đánh giá những kết quả đã đạt được, hội nghị đã chỉ ra những thiếu sót khuyết điểm mà an ninh các tỉnh còn tồn tại là chưa đánh giá đầy đủ ý đồ nham hiểm của địch cũng như những khó khăn của ta trong công tác an ninh nên dốc lực vào công tác an ninh ở vùng đô thị, thị trấn chưa chuyển hướng kịp thời về nông thôn, vùng núi, nên đã chậm trễ để mất dân, mất chỗ đứng chân. An ninh các tỉnh đã nghiêm khắc kiểm điểm nhứng thiếu sót trong khâu chỉ đạo lãnh đạo ở địa phương mình.

Hội nghị đã nhất trí đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác an ninh thời gian tới với các mục tiêu cụ thể sau:

- Tổ chức lực lượng làm tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng nhằm chống gián điệp biệt kích, chống chiến tranh tâm lý, chống chiêu hồi chiêu hàng, bảo vệ dân, chui vào nội bộ Đảng, tổ chức quâng chúng, thực hiện đúng chính sách trấn áp phản cách mạng.

- Tại vùng địch tạm chiến phải xây dựng được cơ sở trong dân, từ đó tổ chức diệt ác phá kìm tiến công chính trị vào hàng ngũ địch, chống bình định đặc biệt, giành giữ dân, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính quyền làm chủ cơ sở.

- Về xây dựng lực lượng, đảm bảo tất cả các vùng giải phóng, địa bàn xung yếu quan trọng đều phải xây dựng được an ninh chuyên trách trong các đội công tác vũ trang.

- Chấp hành nghị quyết hội nghị an ninh khu, Ban an ninh tỉnh đã tổ chức quán triệt đến đảng viên, cán bộ chiến sĩ trong toàn lực lượng. Toàn bộ các phòng ban nghiệp vụ, an ninh các huyện thị đồng loạt ra quân thực hiện phối hợp với các lực lượng vũ trang tỉnh nhà đánh bại chiến lược bình định đặc biệt” của địch, mở ra giành giữ dân mở rộng vùng giải phóng.

Về cơ cấu tổ chức chính quyền ngụy tại Kon Tum trong thời gian này cũng có nhiều thay đổi. Tên Nguyễn Hợp Đoàn tỉnh trưởng đã bị ta diệt ngày 6/12/1969 trong trận càn mang tên “quyết thắng” tại đông bắc Đăk Tô. Đến tháng 11/1970 địch đưa tên đại tá Nguyễn Bá Thìn lên làm tỉnh trưởng. Vừa lên làm tỉnh trưởng Nguyễn Bá Thìn đã tỏ là 1 tên ác ôn nguy hiểm. Chúng tập trung đẩy mạnh bình định với đội quân cảnh sát làm nòng cốt phối hợp với bọn Phượng Hoàng, bình định, tâm lý và địa phương quân đi sâu phát triển mạng lưới mật báo viên, cộng tác viên. Đi đôi với biện pháp trên chúng tăng cường biện pháp công khai, thường xuyên lên danh sách phân loại thanh lọc quần chúng, theo dõi khắc khe những ai mà chúng nghi có liên quan đến cách mạng, lập trạm kiểm soát tại các cửa ra vào thị xã khám xét, bắt bớ tìm kiếm, đánh phá ta. Với thủ đoạn nham hiểm đó chúng đã gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Đầu năm 1971 ta đã hi sinh 15 đồng chí ở đội công tác vì bị phục kích, bị mai phục, bị mìn, 3 đồng chí bị thương, 3 cơ sở và 11 quần chúng bị tốt bắt, mất liên lạc 4 cơ sở, địch khai 18 hầm bí mật. Trước những tổn thất trên làm không ít cán bộ chiến sĩ và một bộ phận nhân dân hoang mang dao động không dám đến gặp ta, một số sợ liên lụy chuyển chỗ đi nơi khác. Trước tình hình trên, tỉnh ủy chủ trương phát động đợt đấu tranh mới nhằm đánh bại âm mưu bình định của địch mở ra giành dân. Đầu năm 1971 các đội công tác an ninh đồng loạt ra quân và sau thời gian ngắn đã thu được những kết quả đáng khích lệ, xây dựng được 74 cơ sở sồn 49 đầu mối, riêng tại địa bàn Phương Quý đội công tác A25 đã xây dựng được 13 cơ sở bao gồm An ninh mật 3 cơ sở, trinh sát vũ trang mật 2 cơ sở, 2 cơ sở bảo vệ, 3 cơ sở nắm tình hình, ngoài ra còn có cơ sở giao thông liên lạc, cơ sở kinh tế và cán bộ hợp pháp. Các địa bàn khác như Tri Đạo, Đăk Pét, Măng Đen, Măng Bút, Đăk Tô – Tân Cảnh mỗi địa bàn đều có trên 8 an ninh mật. Chính những kết quả trên đã giúp an ninh các huyện thị thực sự nắm vững địa bàn phân công, thực sự nắm dân khống chế bọn tề điệp phục vụ công tác trước mắt cũng như lâu dài.

Ngoài bàn đạp Phương quý do dội công tác A25 phụ trách an ninh các huyện còn phát triển thêm các bàn đạp Kon Hring do an ninh huyện H9 phụ trách. Kon Long, Kon Liêng an ninh huyện Đăk Tô. Lúc này an ninh các huyện đều có chủ truong tăng cường cán bộ cho phía trước được 21 đồng chí, địa bàn trọng điểm A25 tăng cường 5 đồng chí.

Đến giữa năm 1971 trong đợt tấn công chính trị lực lượng an ninh đã phát tán được 2960 tờ truyền đơn các loại. Hơn 20 lần đột nhập vào các ấp gặp gỡ quần chúng vũ trang tuyên truyền trong đó có 6 gia đình thân nhân cảnh sát, chỉ đạo hướng dẫn 6 đợt đấu tranh trực diện với kẻ thù hơn 200 lượt người tham gia.

Trong công tác điều tra nắm tình hình lực luongj an ninh tỉnh đã chỉ đạo an ninh các huyện thị đưa vào cơ sở quần chúng khai thác tài liệu địch đồng thời kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, các đơn vị và đội công tác đã phát hiện và nắm chắc tình hình các mặt phục vụ cho sự chỉ đạo lãnh đạo của cấp ủy và ngành. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm thì lực lượng an ninh đã lên danh sách đối tượng sưu tra 504 tên gồm 45 tên tình báo gián điệp, 151 tên Ngụy quyền, 209 Ngụy quân, 6 tên cảnh sát ác ôn, 4 tên an ninh quân đội. Đặc biệt an ninh các huyện thị đã lập được 84 hồ sơ để phục vụ cho công tác diệt ác, một cố vấn vượt bậc nữa của an ninh các huyện thị đến ngày 28/7/1971 đã lập hoàn tất 6 hồ sơ chính trị xã ấp, vẽ chính xác sơ đồ bố trí lực lượng của địch điều tra hệ thống tình báo gián điệp mật vụ và đảng phái phản động, thông qua công tác điều tra cơ quan mà đội công tác an ninh đã tổ chức một hệ thống cơ sở vững chắc đấu tranh phân hóa kẻ thù, đặc biệt là khống chế được tên Đỗ Tế xã trưởng kiêm trưởng lưới tình báo để phục vụ công tác.

Trước yêu cầu công tác trong tình hình mới ngày 31/7/1971 Tỉnh ủy quyết định điều đồng chí Đặng hoàng Nguyên phó ban an ninh, phụ trách an ninh tỉnh, đồng chí Lê Duy Triêm (Quốc Thành) làm phó ban an ninh tỉnh, đồng chí Xuân phụ trách an ninh thị xã (H5).

Qua chiến dịch xuân hè năm 1971 ta tấn công tiêu diệt nhiều sinh lực địch phá lỏng kìm kẹp ở nhiều nơi nhất là vùng ven thị xã. Tuy vậy địch cũng rất ngoan cố sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt khủng bố, dồn ấp để kìm kẹp quần chúng hòng đánh bật lực lượng ta ra khỏi các vị trí chiến lược quan trọng, gây cho ta nhiều khó khăn trong việc giúp dân xây dựng cơ sở, tiến hành các mặt công tác. Trước tình hình trên tỉnh ủy ra chỉ thị số 17/VPH550 ngày 23/7/1971 “Mở chiến dịch diệt ác phá kìm đánh bại thủ đoạn tan rã chiến lược địch”. Ban an ninh tỉnh đã tổ chức quán triệt tinh thần chỉ thị và lập kế hoạch thực hiện với nội dung sau:

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ từng thủ đoạn mới của địch nhận thức rõ diệt ác là một trong bốn khâu quan trọng để tiến hành đánh bại âm mưu bình định của địch.

- Cần làm cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng nhận thức đúng đắn rõ ràng địch ta, sẵn sàng tấn công địch không chần chừ mất cảnh giác.

- Tổ chức bồi dưỡng kịp thời huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật và phương thức nghiệp vụ trong lực lượng an ninh vũ trang.

- Đối với riêng từng đối tượng phải lập kế hoạch phương án diệt ác cụ thể, khi có ý kiến của cấp ủy mới thực hiện nhằm phục vụ tốt yêu cầu chính trị trước mắt cũng như lâu dài

- Cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang đội công tác để thực hiện tốt chỉ thị.

- Sau khi chỉ thị 17 của Tỉnh ủy và kế hoạch công tác cụ thể của An ninh tỉnh được triển khai xuống các huyện thị, các đơn vị tích cực thực hiện. Tại Phương Quý đội công tác A25 đã đưa lực lượng vào ém trong ấp, các đồng chí đội trưởng, đội phó đều vào tại chỗ điều tra nắm tình hình, qua công tác vận động quần chúng, đội đã phát hiện Ngô My là trưởng lưới tình báo của địch tại Phương Quý cầm đầu một mạng lưới tình báo, cung cấp tin cho địch giết hại cán bộ, bắt bớ cơ sở, phá hoại phong trào cách mạng tại địa phương. Kế hoạch diệt tên Ngô My được chuẩn bị kỹ và được sự đồng ý của thị ủy, vào lúc 12 giờ trưa ngày 25/8/1971 3 đồng chí An ninh (Vưu, Hữu, Dũng) cải trang thành lính ngụy đột nhập vào nhà riêng tên Ngô My tại Phương Quý và tên ác ôn nguy hiểm đã đền tội, đội an ninh vũ trang rút lui an toàn về hậu cứ.

- Đi đôi với công tác diệt ác phá kìm, lực lượng an ninh phối hợp với đơn vị chuyên trách bố trí luân phiên tuần tra phát hiện ngăn chặn bọn thám báo biệt kích xâm nhập vào vùng căn cứ của ta và diệt nhiều tổ thám báo. Trong lực lượng an ninh huyện Sa Thầy đã bố trí lực lượng bảo vệ tốt khu vực hành lang đồn trú quân của B3 tại khu vực Bờ Y, tiêu diệt 3 toán biệt kích xâm nhập và ngăn chặn nhiều toán khác. Trong một văn thư gửi tổng nha cảnh sát vào tháng 9/1971 của Hồ Xuân Trâm tổng trưởng Bộ chiêu hồi than thở sự thất bại của kế hoạch “Chim ưng” xâm nhập vào vùng tự do huyện Sa Thầy bị phá sản, toán biệt kích mang số hiệu B25 xâm nhập từ Lào sang cũng bị phát hiện truy quét tại Mang Tất nên rút chạy.

Trong năm 1971, An ninh tỉnh Kon Tum mở đợt tống quét điệp trong khu căn cứ của tỉnh đóng tại Đăk Tô, Ban cũng thành lập một đoàn công tác chuyên trách do đồng chí hội làm đoàn trưởng, tổ chức phát động phong trào quần chúng tham gia phòng gian bảo mật, xây dựng căn cứ thành địa bàn trong sạch, nội bộ cơ quan đơn vị thuần khiết. Chính nhờ những nỗ lực trên của lực lương An ninh, lực lượng bảo vệ mà khu căn cứ của tỉnh ủy trong suốt thời gian chống Mỹ địch không tổ chức được một đợt tập kích nào. Chỉ có vài nhóm biệt kích, gián điệp xâm nhập nhưng đều bị lực lượng an ninh,lực lượng bảo vệ phát hiện và tiêu diệt. Ban an ninh tỉnh cũng tổ chức học tập và quán triệt chỉ thị 12 của An ninh khu về công tác phòng chống chiến tranh tâm lý gián điệp, qua đó nâng cao tinh thần cảnh giác,nhạy bén phát hiện địch. Mặc dù địch tổ chức đánh phá ta rất ác liệt nhưng các cùng giải phóng, khu hành lang vận chuyển hàng hóa, lưu trú quân, khu căn cứ đều được bảo vệ an toàn. Vùng giải phóng căn bản được giữ vững và ngày càng mở rộng, chất lượng được nâng lên, cán bộ chiến sĩ kiên trì bám trụ, nhân dân tích cực mua bán lương thực thực phẩm tiếp tế cho cách mạng hoặc nuôi giấu cán bộ.

Kết quả của các chiến dịch diệt ác phá kìm giành dân giành quyền làm chủ trong những năm 1970, 1971 là sự nỗ lực, mưu trí dũng cảm của toàn lực lượng an ninh tỉnh Kon Tum, thể hiện sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, mọi phương thức, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, binh vận thực hiện 3 mũi giáp tấn công. Trong chiến đấu đã xuất hiện nhiều cách đánh hay, táo bạo hiệu quả, xuất hiện nhiều các nhân có hành động dũng cảm mưu trí và đã góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân toàn tỉnh trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Ngày 1/11/1971 tại Cô Xia (Đăk Tô), đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Kon Tum lần thứ 4 chính thức khai mạc. Sau khi đánh giá nhận định tình hình địch ở chiến trường Kon Tum, kết quả đấu tranh của ta, hội nghị đã quyết định động viên toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân Kon Tum kiên quyết đánh địch, tranh thủ thời gian, nắm thời cơ phát triển thế tấn công địch. Phát động phong trào thi đua giết giặc lập công, đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh”. Đại hội đã bầu Ban chấp hành tỉnh ủy nhiệm kỳ tới gồm 25 đồng chí, đồng chí Phan Phụ làm bí thư, đồng chí Phạm Trọng Nhớ phó bí thư, Phan Vững (Rét), đồng chí Đặng Hoàng được bầu làm tỉnh ủy viên ngày 7/11/1971, tỉnh ủy quyết định giữ chức trưởng ban An ninh.

Trong năm 1971 lực lượng an ninh Kon Tum thu được nhiều thành tích trong chiến đấu cũng như các mặt công tác nhưng cũng không tránh khỏi mất mát hy sinh. Ngày 29/10/1971 2 đồng chí Viên, đồng chí Lê trưởng phó an ninh thị xã trong đợt công tác nắm địa bàn bị địch phát hiện khui hầm tại Phương Quý, 2 đồng chí đã chiến đấu dũng cảmđến viên đạn cuối cùng và đã anh dũng hi sinh. Đồng chí Ninh an ninh thị xã, trên đường đi công tác, bị vướng mìn hi sinh. Tuy nhiên với tinh thàn cách mạng tấn công lớp trước ngã, lớp sau tiếp tục tiến lên đảm nhận nhiệm vụ sẵn sàng đánh địch, giữ vững địa bàn. Vào đầu năm 1972 trước yêu cầu mới của sự phát triển cuộc cách mạng nươc ta. Ban chấp hành trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 20. Hội nghị đã nhất trí đánh giá những thắng lợi cơ bản của quân và dân ta đã làm phá sản một bước quan trọng trong chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, địch thua nặng. Hội nghị khẳng định “Nhìn chung thế và lực so sánh giữa ta và địch, diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động, thế thuận lợi; địch đang ở thế thua, thế bị động, thế khó khăn”. Từ tình hình thực tế trên, hội nghị đã đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới là: “Với tinh thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, phải động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh cuộc kháng chiến… đánh bại chính “Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đánh bại học thuyết Ních Xơn” giành thắng lợi hơn nữa cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Thực hiện quyết định của hội nghị Bộ chỉ huy quân sự miền quyết định mở tiến công chiến lược quy mô lớn vào năm 1972 đánh bại lực lượng chủ lực của Ngụy, tạo bước ngoặt mới trong chiến tranh. Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên là một hướng tấn công chủ lực với nhiệm vụ tiêu diệt địch giải phóng Đăk Tô – Tân Cảnh, có điều kiện thì giải phóng thị xã Kon Tum. Hướng phát triển có thể là thị xã Pleiku, có điều kiện thì giải phóng tây Pleiku, giải phóng Buôn Mê Thuột hình thành căn cứ địa hoàn chỉnh hỗ trợ các tỉnh đồng bằng khu 5 tấn công nổi dậy phá tan kế hoạch bình định nông thôn của địch.

Dựa theo chủ trương chủa khu ủy khu 5 và của an ninh khu 5, An ninh tỉnh Kon Tum bắt tay vào triển khai kế hoạch công tác phục vụ công kích vũ trang năm 1972 có tính đến kế hoạch quản lý thị xã, thị trấn và vùng giải phóng mới. An ninh tỉnh đã chỉ thị cho các phòng nghiệp vụ như B2, B3, B4 và an ninh thị xã tiến hành điều tra nghiên cứu lập hồ sơ tổng thể các tổ chức chính trị, quân sự, kho tàng, cứ điểm, sơ đồ tổ chức phòng thủ của địch. Đặc biệt là tổ chức của Ty cảnh sát quốc gia tỉnh Kon Tum, cảnh sát quận Đăk Tô, các cơ quan tổ chức tình báo biệt kích của địch (quân số cơ cấu tổ chức, bố trí lực lượng) đến ngày 10 – 12 – 1971 hoàn thành bổ sung đầy đủ hồ sơ chính trị thị xã Kon Tum kịp thời phục vụ cho công tác.

Bên cạnh đó công tác xây dựng lực lượng an ninh đủ số lượng mạnh về chuyên môn nghiệp vụ cũng được an ninh tỉnh chú ý nhằm nhanh chóng phát triển lực lượng tại các xã thôn trên toàn tỉnh, củng cố lực lượng an ninh huyện và các phòng nghiệp vụ. Được sự hỗ trợ của an ninh khu ngày 15 - 2 – 1972 an ninh tỉnh Kon Tum đã mở lớp đào tạo an ninh các cấp qua 3 khóa huấn luyện đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 60 đồng chí, mỗi khóa hơn 10 ngày, tổ chức huấn luyện nâng cao cho 11 đồng chí an ninh vũ trang huyện Konplong và huyện Đăk Tô, sau đó các cán bộ này về huyện tổ chức huấn luyện lại cho gần 95 đồng chí an ninh địa phương.

Sau khi củng cố tổ chức an ninh tỉnh tiến hành thực hiện các mặt công tác, chuẩn bị các khâu như bảo vệ chiến dịch, qui định chặt chẽ chế độ, nguyên tắc phổ biến chủ trương kế hoạch tác chiến, thông tin liên lạc, nắm chắc tình hình tư tưởng chủa các lực lượng tham gia chiến dịch, nhất là trong số dân công tiếp tế tải thương, kịp thời ngăn ngừa số người dao động đào ngũ, đầu thú địch làm lộ kế hoạch. Một công việc cấp bách nữa được các đơn vị triệt để thi hành nghiêm túc là khâu làm trong sạch địa bàn, nắm chắc và quản lý các đối tượng xấu trên các trục đường chiến lược điểm trú quân, quản lý số người qua lại giữa vùng ta và vùng địch, vùng giải phóng và vùng căn cứ. Các trại cũng được xây dựng củng cố lại hoặc sát nhập thành lập trại Đăk Psi trên cơ sở của 2 trại 30 và trại Đăk Côi do đồng chí Huân làm trại trưởng. Tăng cường củng cố xây dựng đại đội quản lý trại giam gọi tắt là C3 vững mạnh đảm bảo tốt công tác giam giữ và cải tạo phạm nhân không để phạm trốn, phạm chết và tăng cường sản xuất ổn định đời sống. Đồng thời có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm chuẩn bị nơi giam giữ nhàm kịp thời giải quyết tốt các đối tượng bị bắt khi ta tấn công.

Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, đêm 30 rạng ngày 31 – 3 – 1972 cùng với chiến trường toàn miền, quân và dân Tây Nguyên nổ súng tấn công tiêu diệt địch và giải phóng Đăk Tô – Tân Cảnh, địch ở Tri Đạo quận Đăk Tô – Tây sông Pô Cô (trừ Măng Bút) đều sụp đổ tan rã và chạy về thị xã Kon Tum. Lực lượng địch trong vùng bị tan rã hoàn toàn, ta giải phóng hơn 25.000 đồng bào dân tộc trong các ấp chiến lược, khu đồn dọc 14 – 18 từ Võ Định đi Tân Cảnh và từ Đăk Tô đi Đăk Mót, quần chúng bung về làng cũ làm ăn xây dựng chính quyền mới. Với chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh thì khả năng đánh địch giải phóng Kon Tum đã trở thành hiện thực.

Vừa bảo vệ chiến dịch, vừa trực tiếp chiến đấu tại Kon Tum, công tác điệp báo và an ninh đô thị được chú ý đúng mức, cán bộ chiến sĩ đã kiên trì trụ bám đột nhập vào vùng phụ cận thị xã xây dựng cơ sở, tấn công chính trị vào hàng ngũ địch, tuyên truyền chiến thắng, phát tán được 1165 truyền đơn, 221 thư tay vào thị xã và huyện Konplong, vùng Măng Bút. Kết hợp các hoạt động quân sự, an ninh huyện Konplong đã tổ chức phục kích diệt được 3 tên thám báo, trong đó có tên Đoàn, tên này nhiều lần tuyên truyền lôi kéo dân chạy theo địch ở đồn Măng Đen, phục kích bắn chết tên ác ôn a Nhố đang cùng đi lùng sục khủng bố nhân dân ở làng Kongol. Tại các làng quanh Măng Đen như làng Đăk dem, Kon Rơ Liang, Kon Ti Leo, kon Von Keo Kia an ninh đã tổ chức giáo dục dân vệ, chue làng lập hồ sơ phân loại xử lý hơn 70 đối tượng, bắt tập trung cải tạo 32 tên. Ngoài ra an ninh huyện Konplong còn tổ chức 4 đội an ninh vũ trang chuyên chấn áp bọn ác ôn đến cuối tháng 6 đã diệt được 7 tên và bắt gọn 1 toán thám báo 5 tên.

Ngày 24 – 4 – 1972 khi quân ta tấn công cứ điểm Đăk Tô – Tân Cảnh, lực lượng an ninh huyện đã tham gia chiến đấu và bắt sống các tên Trần Văn Thương, Phan Văn Vĩ trưởng, phó chi cảnh sát Đăk Tô, ten Võ Văn Túc thiếu úy an ninh quân đội, Phan Đình Huỳnh thiếu tá trung đoàn trưởng trung đoàn 42 và một số tên tình báo ác ôn ở Kon Hring. Qua đấu tranh khai thác an ninh đã nắm được âm mưu của địch cài cắm lực lượng chờ bộ đội chủ lực rút sẽ nổi dậy tiêu diệt đội công tác hoặc gọi máy bay ném bom các địa điểm trú quân của ta, sau khi nắm rõ âm mưu của địch, Ban an ninh tỉnh dã kịp thời tổ chức lực lượng truy bắt những tên còn ẩn nấp, tổ chức sơ tán lực lượng đề phòng địch bắn pháo hoặc thả bom. Để nắm bắt số đối tượng quản lý vùng giải phóng đảm bảo an ninh trật tự, đề phòng địch xâm nhập, ngày 26 – 4 – 1972 Ban an ninh tỉnh quyết định thành lập 3 đồn kiểm soát tại huyện Đăk Tô gồm:

- Đồn 41 (Tân Cảnh) : đồng chí Bình làm đồn trưởng (sau đó đồng chí Hà Chác thay).

- Đồn 42 (Diên Bình) : đồng chí Hứa Viết Pỏn làm đồn trưởng.

- Đồn 43 (Tri Đạo) : đồng chí Tạ Minh đồn trưởng.

Tại địa bàn an ninh thị xã, địch đem quân xâm nhập hoạt động tại vùng ta vừa giải phóng như vùng Võ Định, Kon Geng, Kon Sơ Tiêu, Kon Rơ Banh nhờ nắm chắc địa bàn chủ động tấn công địch lực lượng an ninh thị xã đã đánh 3 toán biệt kích xâm nhập bắt 9 tên, diệt tại chỗ 3 tên.

Nhằm kiểm điểm tình hình công tác của các đơn vị huyện thị về mọi mặt công tác phục vụ chiến dịch, công tác bảo vệ khu căn cứ. Đồng thời kiểm điểm công tác chiếm lĩnh tiếp quản thị trấn và công tác diệt ác phá kìm. Được sự nhất trí của tỉnh ủy Ban an ninh tỉnh triệu tập hội nghị sơ kết công tác thời gian qua và bàn công tác sắp đến tại huyện Konplong (H16), thành phần dự bao gồm các phòng ban nghiệp vụ, an ninh các huyện, thị, an ninh khu Yên Thế. Hội nghị đã đánh giá những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của lực lượng an ninh là rất lớn thể hiện sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ chiến sĩ, khắc phục khó khăn phát huy tinh thần tự lực cánh sinh tích cực công tác đánh địch bảo vệ ta phục vụ nhiệm vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trước trong và sau chiến dịch các địa bàn đều có lực lượng an ninh bám sát hoạt động và thu được kết quả trong các mặt công tác như: Tấn công tiêu diệt địch, bảo vệ ta an toàn. Đồng thời lực lượng an ninh đã chú ý đến công tác xây dựng lực lượng, cán bộ được thử thách rèn luyện trình độ nghiệp vụ nâng cao, tư tưởng chính trị vững vàng, luôn luôn có ý thức chủ động tấn công địch không ngại khó, ngại khổ sẵn sàng hoàn thành tốt mọi công tác dduocj giao. Tuy nhiên khách quan mà đánh giá thì trong thời gian qua lực lượng an ninh tỉnh cũng còn thiếu sót, khuyết điểm như khâu nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với lãnh đạo để có nhũng chủ trương đối sách chưa kịp thời và chưa sát đúng.

Từ những nhận định trên hội nghị đã đề ra nhiệm vụ của lực lượng trong thời gian sắp đến là trước mắt tích cực nhanh chóng triển khai lực lượng ổn định vùng mới giải phóng, kiên quyết đánh bại âm mưu và hoạt động của bọn tình báo, gián điệp, biệt kích. Khẩn trương xây dựng thực lực vững mạnh về mọi mặt như chính trị, nghiệp vụ. Tổ chức bộ máy an ninh từ huyện đến tận cơ sở xã thôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Vào những tháng cuối năm 1972 tình hình có nhiều chuyển biến mới. Vì địch biết phải ký hiệp định nên chúng thực hiên kế hoạch tràn ngập lãnh thổ, chiếm nhiều đất và giành quyền kiểm soát dân, có lợi cho thế chính trị của chúng. Do ta lường được khả năng đánh phá và âm mưu mới của địch, lực lượng an ninh Kon Tum đã sát cánh với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh đã đánh bại và đẩy lùi nhiều đợt tấn công lấn chiếm của địch. Ta vững giữ vững vùng giải phóng phát triển lực lượng sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống. Trong khi đó chiến dịch bao vây đánh phá miền Bắc với âm mưu đàm phán với ta trên thế mạnh của địch đã bị thất bại. Quân và dân miền Bắc đã làm một trận Điện Biên Phủ trên không, với 12 ngày đêm (từ 18 đến 29/12 quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay trong đó 34 máy bay B52, hàng trăm giặc lái bị chết, 43 tên bị bắt sống. Cuối cùng không thể nào khác hơn, ngày 27/1/1973 hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại Pari (Pháp), chấm dứt mọi sự dính líu quân sự của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

Đánh giá về cuộc đấu tranh ngoại giao ở Pari, nghị quyết hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương đã nhận định “Hiệp định Pari đã ghi lại những thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta”.

Minh Đạt (Văn phòng Công an tỉnh)
Nguồn: Congankontum

Tìm kiếm Blog này