Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?

HỒNG THỦY 10:53 15/03/18

(GDVN) - 30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.
Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.
Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.
Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: "Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc" của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập.
Bổ Nhất Đao là bút danh / nick name của một cây viết thường xuyên tham gia bình luận các vấn đề quốc tế và quân sự trên các diễn đàn trực tuyến Trung Quốc. 
Bài viết này có tham khảo ý kiến một số học giả Trung Quốc: Tư Trấn Đào - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Tôn Tiểu Nghênh - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây; Lưu Phong - chuyên gia Trung Quốc về biển.

Last days in Vietnam

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Hiện tượng mượn âm trong địa danh Việt Nam

1.Trong tiếng Việt có một hiện tượng rất đáng quan tâm mà chúng tôi tạm gọi là “mượn âm”. Hiện tượng này diễn ra trong các từ ngữ hằng ngày và cả địa danh. Trước khi miêu tả hiện tượng xảy ra trong địa danh, chúng tôi đề cập đến một số trường hợp trong từ ngữ thông thường.  

2.Trong từ ngữ hằng ngày, chúng tôi chia làm mấy loại nhỏ.
2.1.Trong nội bộ tiếng Việt, một số từ có âm na ná nhau, từ này đã mượn âm từ kia. Xin nêu một thí dụ tiêu biểu.
Bồ bịch trong tiếng Việt ban đầu là tên hai nông cụ. Cái bồ là dụng cụ đựng lúa, có đáy; cái bịch cũng là dụng cụ đựng lúa nhưng không có đáy, lấy nền nhà làm đáy. Ca dao xưa có câu:
Bởi anh chăm việc canh nông,
Cho nên mới có bồ trong, bịch ngoài.
Đồng thời trong tiếng Việt có từ bầu / bậu (bạn) có một biến âm thành bồ, theo kiểu: thi đậu – thi đỗ, đậu xanh – đỗ xanh,…Thế là do có hai tiếng bồ đồng âm, ta có từ bồ bịch thứ hai, chỉ bạn trai, bạn gái.
2.2. Những từ nước ngoài có âm tương tự tiếng Việt đã mượn âm từ của tiếng Việt. Xin nêu hai thí dụ.
Đu-riêng là tên một loại trái cây trong tiếng Malaysia. Khi tên loại cây này du nhập vào tiếng Việt, gặp một từ tổ có âm tương tự là sầu riêng (“nỗi sầu riêng tư”), thế là người Việt gọi là trái sầu riêng.
Saucisse là một từ của tiếng Pháp, có nghĩa là dồi, “món ăn được làm bằng ruột lợn nhồi thịt hun khói và luộc nhỏ lửa”. Khi món ăn này được người Việt tiếp thụ, gặp một từ có âm tương tự, nó liền mang tên xúc xích.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước. 

Tên gọi Kon Tum

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).

Ngôi làng của người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới

'Bắt chồng' ở ngôi làng nằm giữa ngã 3 Đông Dương

Ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới, giữa 3 quốc gia Việt - Lào - Campuchia.

Nhà Rông xây dựng theo kiểu “mẹ và hai con” của người Brâu nằm ở giữa biên giới 3 nước Việt - Lào - Campuchia

PCA phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Toà Trọng tài Biển Đông
(Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)
La Hay, ngày 12 tháng 7 năm 2016
Toà Trọng tài ban hành phán quyết
Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi là "Công ước") trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là 'Philippines' và 'Trung Quốc') hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước.
Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Mở xem sổ tang cựu Thủ tướng Phan Văn Khải

Lời dẫn: Mỗi dịp có đám tang, nhất là quốc tang, người dân lại ngó vào xem sổ tang, xem các nhân vật lớn, các lãnh đạo, chính khách, nhân sĩ trí thức viết gì trong đó về người quá cố.

Thường các lãnh đạo đến dự, viếng đều có thư ký, cận vệ đi cùng. Chính khi các lãnh đạo đi vào viếng, là lúc các anh thư ký ngồi vào bàn ghi sổ tang để ghi. Lãnh đạo viếng và an ủi tang quyến xong, trở ra là lời ghi đã xong, chỉ việc ngồi vào ký một chữ vào đó, thế là xong! Xong!

Chuyện này từ lâu đã thành lệ, kể cả khi các lãnh đạo đi thăm các di tích lịch sử văn hóa, đến dự các lễ lạt có ghi cảm tưởng thì đều như vậy. 

Người dân, xem thấy lời ghi của các lãnh đạo, cứ tấm tắc chữ ông nọ bà kia đẹp quá, hoặc bay bướm quá... Nhiều khi là khen cái chữ của anh thư ký mà thôi.

Đám tang Cựu thủ tướng Phan Văn Khải cũng vậy. Dưới đây là các bút tích của các lãnh đạo trong sổ tang, mà báo chí đã đăng tải:

Đây được cho là chữ của Ông Nguyễn Phú Trọng. Và cư dân mạng nức nở khen chữ ông đẹp quá. Thực ra chỉ có chữ ký là đúng chữ ký của Ông Trọng. 55 năm trước, trong một văn bản năm 1963, lúc ông 19 tuổi, ông đã ký chữ ký này.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Chuyện phe phái đánh nhau ở Lào

Nghe kể:
"... Sáng ăn uống xong gòi ra chiến hào, đúng 7h30 là hai bên bắn nhau. Tuyền ngồi xuống giơ súng lên bắn, nói chung nghe tiếng nổ rền vang rất là vui tai quá. Bắn chán đến 11h30 là hai bên nghỉ đi ăn cơm và nghỉ trưa. Chiều 13h30 bắn đến 16h30 gòi cùng nghỉ để chuẩn bị tắm giặt, cơm nước xong vào bản cưa gái. Lúc đó chẳng phân biệt ta địch mẹ...."
"... Khi đánh nhau họ chiến đấu rất ác liệt nhưng tới kẻng nghỉ trưa ăn xôi. Thủ lãnh 3 phe các anh em ruột trong Hoàng Gia Lào. Ta gọi là Vông. 3 Vông đều mắc tội phản quốc-cõng rắn cắn gà nhà. Vông thì dạt sang Nha Trang tìm ngày phục quốc. Vông thì sang Bangkok cầu ngoại cứu viện. Khi đủ bình hùng nện nhau bôm bốp. Tuy nhiên có một qui ước đều đóng tổng hành dinh trụ sở tại Viêng chăn cách nhau qua con phố. Trong tuần, các tá các uý hò nhau đánh đấm trên rừng, cuối tuần lại cùng về cố đô mua vịt nhậu chơi. Mặc dù Mỹ-Thái-Liên xô-Trung quốc-VN đều trực tiếp có mặt tại chỗ thúc 3 phe Lào nội chiến nhưng có một chuyện làm các siêu cường chán nản nhất đó là: cứ bên nào bắt được tù binh của nhau sáng sau báo cáo chúng nó đã trốn hết rồi ạ. Cả một tiểu đoàn chuồn mất cùng nguyên vũ khí quân trang mà lại đào thoát được bằng máy bay mới tài..."
Theo Lão Bựa và Le Hong Linh

"Giao Hoàng Sa, Trường Sa để trả ơn Tàu, lấy uy tín với Thế giới" ?

Một người "yêu nước thông thái":

Gạc Ma không thể nào quên: Dựng nhà giữa vòng vây địch

Những ngày giữ đảo, dựng nhà cao cẳng trên Cô Lin, Len Đao rất cam go và rất nhiều lần suýt xảy ra đụng độ như sự kiện 14.3.1988.Cán bộ, học viên Học viện Hải quân xây dựng nhà trên đảo Len Đao, tháng 7.1988
ẢNH TƯ LIỆU

Nhìn lại sự kiện ngày 14/3/1988 ở Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao

Không ít người cho rằng Việt Nam tổn thất nhân mạng nhiều, mất bãi Gạc Ma là do có lệnh "không được nổ súng"?
Họ suy đoán cho rằng Đại tướng Lê Đức Anh đã ra lệnh đó, coi ông là "tội đồ phản quốc". Chẳng qua vì họ thù ghét chế độ và không phải là quân nhân nên dễ tin hoặc lợi dụng lời ông tướng bảo tàng Lê Mã Lương ngồi lê đôi mách, nói thiếu từ "...... trước" hoặc là: "không được bắn khi chưa có lệnh ". Câu đó rất bình thường trong quân đội, trừ trường hợp địch bất ngờ tập kích, phục kích nổ súng bắn trước quân ta thì khỏi nói, ai cũng đều tự động bắn trả. Còn hấu hết các trường hợp đều bắn khi có lệnh của người chỉ huy đơn vị sau khi đã cân nhắc thời điểm nổ súng sao cho có lợi nhất cho phe ta hoặc gấp quá thì chỉ huy bắn trước lính bắn theo. Ở trường hợp sự kiện Gạc Ma là không được tùy tiện nổ súng trước là để tránh mắc bẩy khiêu khích của Trung Quốc với lực lượng HQ áp đảo, mạnh hơn hẳn, tàu chiến, pháo to. Chuyện gì xảy ra, nếu phía quân VN nổ súng bắn vào tàu chiến của TQ trước? - Sẵn đà ấy, TQ lấy cớ sẽ nổ súng tiêu diệt hết, chắc chắn quân ta nhận hậu quả nặng nề về nhân mạng hơn, mất luôn 3 bãi, chứ không phải mất 1 giữ được 2 vị trí như đã qua.
Trên đất liền, lực lượng ít có thể bất ngờ tấn công lực lượng đối phương mạnh, đông hơn vì có thể lợi dụng ưu thế địa hình ẩn nấp. Còn trên biển, hai bên đã gần nhau, bên nào cũng sẵn sàng nổ súng về phía đối lương, lấy đâu yếu tố bất ngờ. Trên biển trong tầm mắt nhìn hoặc ống nhòm, chỉ di chuyển tàu tránh né chứ núp chỗ nào.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào. Còn đối với những người còn lại, nó gần giống như một phép màu.
Lấy ví dụ, làm thế nào Google có thể tạo ra một bản đồ chính xác đến như vậy cho từng vùng miền? Làm sao nó có thể thu thập nhiều dữ liệu như vậy? Ai làm việc để giữ cho Google Maps được duy trì và cập nhật? Thêm vào đó là những câu hỏi về hệ thống điều kiện giao thông thời gian thực, tốc độ giới hạn tạm thời, và giờ mở cửa của các doanh nghiệp lân cận?
Bằng một cách nào đó mà những chức năng phức tạp này hoạt động quá tốt, đó là lý do dẫn đến việc quá nhiều người trong chúng ta phụ thuộc vào nó trong công việc di chuyển hàng ngày. Vì vậy đã đến lúc bạn cần biết về cách thức hoạt động của công cụ này. Bài viết dưới đây sẽ vén màn điều kỳ diệu này.

Tại sao Google lại cho ra đời Maps?

Nhiệm vụ đại chúng của Google là “tổ chức thông tin về thế giới và làm nó có thể truy cập cũng như hữu ích trên toàn cầu”. Nhiều, những không phải là tất cả, dự án ngày nay của Google tập trung vào nhiệm vụ này, một nhiệm vụ phụ thuộc vào việc thu thập, tổ chức và hiểu được hàng triệu gigabyte dữ liệu.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (V) hết

HAI THẰNG MẶT DÀY!
Căn cứ mới của trung đoàn 2 cách thị trấn S’toung 3.5 km dọc theo lộ 6, nằm cạnh một con đê thuỷ lợi thẳng tắp chạy theo hướng đông – tây. Con đê có tên “Xam sập canh nha” – lưu danh ba mươi cô gái lao động tiên tiến trong cái đội thuỷ lợi công xã đã đắp nên công trình này. Địa hình toàn rừng thưa xen lẫn trảng nhỏ. Phía bắc cách 2 km là tiểu đoàn 4 nằm sát suối. Giữa tiểu đoàn 4 và trung đoàn bộ là đại đội 17 DKZ.75mm. Cũng cách 2 km về phía đông theo dọc con đê là tiểu đoàn 5. Giữa khoảng này là đại đội 18- 12.8mm. Đại đội trinh sát 21 và đại đội 2 tiểu đoàn 4 nằm chẹn trên cầu S’toung ở hướng đông. Phía tây nam E bộ là tiểu đoàn 6.

Đội hình Ban chính trị bố trí hình chữ U ôm lấy một cái trảng nhỏ, có chừng mươi nóc nhà. Đội văn nghệ được bố trí ở rìa bên phải chữ U đó, nằm khoảng giữa đại đội 12.8mm và đại đội 20 thông tin. Nghĩa là có hướng lạnh sườn để mà phải gác. Cũng may là có một rừng dây mây thấp rất dày, không thể nào chui qua được ôm lấy đội hình nên cũng yên tâm phần nào. Hướng này chỉ có mỗi con đường bò chui qua cái luỹ mây đó. Đi truy quét thì thôi chứ lập cứ lâu dài thì việc quan sát, sắp xếp chỗ ăn ở sao cho kín đáo và thuận tiện, cho chuyện chống đột nhập là rất quan trọng. Xem “phong thuỷ” xong xuôi, chúng tôi bắt đầu dựng nhà và đào giếng nước ăn. Buổi chiều hôm đó, trời nóng gắt. Không khí nóng từ mặt trảng bốc lên rung rung dưới nắng. Lính ta phải đợi gần tắt nắng mới sục vào rừng chặt cột. Rừng thưa có sẵn nên cột kèo cũng dễ kiếm. Bên kia đê, qua con mương có một đám cây tương đối thẳng.

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (IV)

RÁI CÁ

Đến cả tuần không bắn được con gì. Tối nào anh Nhương với T lé cũng xách đèn xách súng đi rồi lại về không. Bọn hay săn dưới các đại đội cũng chịu chung hoàn cảnh đó. Đang tháng ba tháng tư, mùa giao phối, mùa sinh sôi của núi rừng nhưng thú quanh chỗ đứng chân của đơn vị bỗng nhiên biến đi đâu sạch. Mọi đêm nằm vẫn nghe một vài tiếng con mễn tác gọi bạn “oác! oác” xa gần. Bây giờ thì lặng phắc. Đến cả thỏ rừng vốn nhiều như thế cũng còn không thấy nốt.

Dường như có điều gì bất thường đang xảy ra. Đến bữa đành lòng với những con cá suối kiếm được. Bình cò thương tình, bắn được con rái cá hiếm hoi trên eo suối đại đội 1 vất lên cho thông tin. Bọn tôi hí hửng vác ra suối làm lông. Con rái cá nặng khoảng 4 ký. Lông nó màu tro đen, khoảng ngực lại trắng như trẻ con đeo yếm dãi, đặc biệt mịn như nhung. Cái mõm ngắn, hàng ria bạc, chân trước có màng như chân vịt, đuôi dài và dẹp làm bánh lái khi lặn đuổi cá…đại loại trông nó như thế. Tôi muốn kể là về cái bộ lông của nó.

Chúng tôi dốt, có thằng nào làm thịt rái cá bao giờ đâu nên cứ thực hành làm lông nó như mọi con thú rừng bình thường. Nghĩa là nhúng nước lạnh cho ướt đều, dội nước sôi, sau đó cạo lông và đem thui. Thế nhưng lông con này đã được nhúng ướt đẫm hết rồi, dội nước sôi lên để cạo thì không đi một tý nào hết. Cứ như là chưa dội vậy. Hoá ra nó chỉ bị ướt ở phần ngoài thôi, bên trong vẫn khô nguyên. Giống như lớp lông tơ mịn trên mặt lá khoai, lá sen ...

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (III)

Tôi được anh Nhương cho nghỉ ba hôm rồi lại xuống phối thuộc dưới đại đội 2. Bây giờ là tháng 6 năm 1980, đang mùa mưa. Một buổi chiều, đang chuẩn bị mưa thì từ phía đường sắt dội lên những tiếng nổ rất lớn. Chỉ có thể là tiếng DK thôi, tôi nghĩ thế! Những tiếng nổ lẫn trong tiếng sấm ầm ì nhưng vẫn phân biệt được rất rõ.

Chưa kịp nấu xong nồi nước hà thủ ô thì tiểu đoàn gọi xuống kêu đại đội 2 vận động ngay. Trung đoàn thông báo địch đánh cắt đường tàu tại kẹp núi tiểu đoàn 5. Đại đội 2 gần nơi xảy ra chiến sự nhất, có trách nhiệm vận động theo hướng tây bắc, phía sau lưng đường sắt, chẹn đường rút của địch vào trong núi. Cả đại đội lao đi trong trời mưa bắt đầu nặng hạt. Chúng tôi đến điểm quy định sau đúng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Mưa sầm trời tối đất. Mới ba bốn giờ chiều mà trời đen kịt cứ như sắp sửa vào đêm. Đường bò ngang dọc, nhưng nào thấy có bóng thằng địch nào?

Mưa đã xoá hết những dấu vết trên đường. Lại có lệnh cắt vuông góc với đường sắt, đến thẳng điểm phục kích của địch. Đến gần đường sắt, cả đại đội triển khai thành ba mũi cứ thế song song tiến lên. Vừa ra đến cửa rừng, đại đội 2 bắn bắt liên lạc với tiểu đoàn 5 đã vận động lên dọc đường sắt theo hiệp đồng. Dân buôn sống sót nghe tiếng súng, tưởng địch tấn công một lần nữa liền quăng hết đồ, nhao hết sang phía bên kia đường sắt, kêu khóc như di.

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (II)

Những người dân thoát từ rừng ra cũng không dám trụ lại những phum bám quanh nhà ga Bâmnak vì nơi đây vẫn còn hoang vu và nằm trong vùng chiến sự. Một cái nhà ga hoang, như ga Rômeas, đúng nghĩa. Ban đêm, lợn rừng vào ủi tận những mảnh ruộng sát mép đường sắt.

Còn ban ngày, vịt trời và các loài chim nước tụ đàn trên những đầm nước ven đường. Cầu đường sắt bắc qua con suối Damrei (trung đoàn gọi là suối tiểu đoàn 4) chưa bị địch phá nhưng cầu đường bộ, vốn làm bằng những cây gỗ lớn, đã bị chúng nó đốt nham nhở. Trở lại cùng với mùa mưa là các hoạt động tăng cường của địch. Những hoạt động tuy nhỏ lẻ nhưng thường xuyên gây khó khăn cho chúng tôi.

Công tác hậu cần bị chậm trễ. Từ Bâmnak ra lộ 5 chỉ có hai con lộ đất. Lộ 28 chạy từ ga Kâmrenh (ga phía trên Bâmnak), qua kẹp núi Tuk S’ra, gặp lộ 5 tại Kra Ko. Lộ không tên, vốn là con đường bò lớn chạy từ ga Th’may, ga dưới ga Bâmnak ra thị trấn Ponley. Đi đường nào lộ trình cũng tương đương 30 km toàn rừng thưa và đồng hoang không một bóng người. Đường sắt chưa khôi phục hoạt động.

Tất cả trông chờ vào xe vận tải sư đoàn và trung đoàn. Mỗi lần chốt đường thông xe là mỗi lần đổ máu. Tuy ít nhưng cứ lai nhai kiểu “kê cân” rất khó chịu. Nước mưa xuống, rừng nhiệt đới sinh sôi phát triển mãnh liệt. Có những khoảng rừng thưa khẳng khiu khi đơn vị đi qua mới non một tháng. Khi trở lại vòm lá đã trở nên thẫm tối. Những con đường bò mùa khô đầy bụi. Bây giờ cỏ dại đan ken che lấp hai vệt bánh, phải khó khăn lắm mới nhận ra.

Hồi ức của Trungsi1: Biên giới Tây Nam (I)

Trungsi1

Biên giới Tây Nam

(Đã từ lâu tôi có ý định viết về trung đoàn 2, sư đoàn 9 thân yêu của tôi. Tình cờ biết trang web quansuvn này,tôi tranh thủ ghi lại những chặng đường đã đi qua cùng Trung đoàn của mình ở dạng đơn sơ nhất trước khi rèn giũa biên tập lại thành cái gì đó hay hơn để chia sẻ với các anh em đồng đội trên diễn đàn. Kỷ sử của một binh nhì trong Quân sử lớn. Tạm coi là thế ! Tất cả tên người, tên đất trong bài này, vì theo tiêu chí Sử nên xin phèp các Liệt sĩ, các đồng đội cho phép dùng tên thật. Xin cảm ơn!)


Cho đến khi chuyển từ trạm Long Bình về cứ của Sư đoàn 9 ở Trảng Lớn, Thị xã Tây ninh năm 1978, tôi - một binh nhì 18 tuổi đời vẫn chưa có hình dung nào về chiến tranh, về những ngày tháng mình sẽ đi qua cùng trung đoàn mình được bổ sung vào. Trung đoàn Đồng Xoài của tôi, một trang bi hùng, một phần máu xương của đồng đội tôi, của tôi...

Thị xã Tây ninh, một thị xã biên giới xinh xắn và xanh ngắt nằm yên tĩnh giữa một vùng đất đỏ. Đoàn xe quân sự vừa dừng bánh, các dì, các em chìa tận cửa xe mời mua những bịch nước mía đá, những gói kẹo đậu phộng..." Mía ghim ! Mía ghim....Năm hào một cây mía ghimm...".

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

Cuộc phiêu lưu của "Maria đệ nhất" và "Vương quốc Sedang"

"Vương quốc Sedang" - Trò bịp bợm của óc phiêu lưu thực dân

11:16 09/11/2009

Một  số nhà  nghiên cứu phương Tây đã nhiều lần nhắc đến cái gọi là "Vương quốc Sedang"  từng  tồn tại một thời gian rất ngắn (1888-1890) trong vùng cao nguyên Kon Tum. Thậm chí, tỏ ra độc lập và khách quan, họ còn xếp nó vào hàng "các vương quốc cổ" ở  Việt Nam. Thực tế thì chưa ai, chưa ở đâu và chưa khi nào cái gọi là "vương quốc" này được xác định một cách rõ ràng cả  về vị trí địa lý lẫn ranh giới lãnh thổ.

Chống Tàu ư? có mà chống nạn!.

Thủng thoảng, lão Cạo chơi một bài xã nuận công râng xem nào!.

Ở những nước đảng cầm quyền toàn trị, người dân chỉ bị xỏ mũi bỡi công cụ tuyên truyền khi họ cần kích động vấn đề nào đó phục vụ cho việc bẻ lái chính sách. 

Quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ: Hai bên đã mâu thuẫn từ lâu nhưng dân không được biết, đến khi Việt Nam ngã hẵn về Liên Xô thì họ moi móc lịch sử ngàn đời nhau, nói xấu mạt sát nhau không từ chuyện gì, bộ máy truyên truyền vận hành hết công suất, dẫn đến TQ vượt biên giới tấn công VN, 10 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục TQ để hình ảnh xấu của một nước lớn nhưng qua đó hiện đại hóa được quân đội và...  VN giữ được lãnh thổ nhưng lâm vào khủng hoảng kinh tế phải nhún nhường, VN lệ thuộc TQ nặng hơn xưa.   

Quan hệ với Campuchia là một ví dụ thứ hai: Hai bên cũng đã có khúc mắc nhau từ lâu, nhưng vì tập trung đánh Mỹ nên đã hợp tác lợi dụng nhau. Sau 1975, tranh chấp lãnh thổ âm thầm đánh nhau, nhưng họ vẫn coi nhau là đồng chí thì dân ngoài vùng chiến sự không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Khi họ cần loại trừ nhau thì bộ máy truyên truyền cũng vận hành hết công suất, tội ác của Khmer đỏ được cấp tập tung lên, lúc ấy đối phương thành kẻ thù không đội trời chung của toàn quân, toàn dân. Từ xung đột biên giới dẫn đến việc VN đưa quân sang CPC, 14 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục: dân CPC lâm vào khủng hoảng nhân đạo, đất nước tan hoang, thoát khỏi gông kiềng VN thì rơi vào vòng tay TQ. VN bảo vệ được biên giới nhưng hình ảnh ngoại giao xấu đi dưới mắt thế giới, bị thế giới bao vây cấm vận, kinh tế suy kiệt.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Cách phân biệt các điểm du lịch tâm linh

Chùa, đình, miếu, điện, phủ, nghè, quán, am đều là những công trình kiến trúc xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nhưng không phải ai cũng phân biệt được những công trình này.

Đầu năm là khoảng thời gian nhiều người muốn đi lễ chùa, đền… cầu bình an, sức khỏe, thành công. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn điểm đến thích hợp cho bản thân, gia đình để những tâm nguyện được đặt đúng nơi đúng chỗ.
Chùa
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng và thường là nơi thờ Phật. Trong mỗi ngôi chùa đều có tượng Phật được đặt ở giữa. Khi đi lễ chùa hay đến bất cứ ngôi đình, đền, miếu nào, bạn chú ý cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn.
Đến chùa, mọi người thường cầu bình an, sức khỏe đến việc học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi. Nhưng theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi đi chùa, bạn nên xin được Phật che chở, bảo vệ.

Tìm kiếm Blog này