Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện đời. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chuyện đời. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

Ân oán còn lâu! - Tham khảo chuyện GĐ Dũng Lò Vôi

Chuyện cũ mà không cũ về gia đình Dũng Lò vôi và Hằng Canada của nhà báo Minh Diện đăng trên blog Bùi Văn Bồng năm 2013. Sau liền đó Phương Hằng kiện ông Minh Diện về "tội vu khống, phá hoại cuộc sống bình yên của người khác". Ông MD chứng minh với cơ quan điều tra về sự trung thực của bài báo, không vụ lợi, không thù ghét vợ chồng họ nên đã vô sự.
(Có liên can chút ít tới Thợ cạo Tranhung09 nên nhớ tìm bài cũ đăng lại các bạn xem)
____________

ÂN OÁN CÒN LÂU
Thời gian vừa qua, Huỷnh Uy Dũng, trước là Huỳnh Phi Dũng, biệt danh “Dũng lò vôi”, từng là đại biểu Quốc hội khóa X (1996-2001), lại khuấy động dư luận trong và ngoài nước về chuyện đời tư của mình. Thói thường, “tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”, đằng này vợ chồng Huỳnh Uy Dũng lại phô ra. Vì háo danh, hay bị luật nhân quả nó hành như vậy?

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Hình bộ ghế Công ty và Đổng lý văn phòng.

Thích ngồi cái ghế này, vừa tầm người Việt, nói chuyện xoay hướng nào cũng tiện, hợp với con khỉ hay cựa quậy là mình.
Thiết kế đơn giản, sử dụng sạch sẽ, ngồi êm ái.

Thói cửa quyền của người Việt.

Cha mẹ muốn con mình sau này làm ông to bà lớn, dựa thế chỗ này chỗ kia lót ổ mở đường cho con cháu mình lên bệ phóng. Coi làm quan, làm cán bộ là một nghề ổn định, vinh thân hơn người. Không làm to thì làm nhỏ dù là nhỏ xíu, làm tổ trưởng vài người, làm thủ kho thủ quỹ, làm bảo vệ hộ lý cũng muốn tỏ ra ta là người có quyền... Dựa hơi con ông nọ cháu bà kia, họ hàng có khi xa lắc cũng ra vẻ đây ta là người nhà. Làm đầu sai cũng hả lê là thân tín với chủ...

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Ngẫm về cái tên.

Cha mẹ đặt tên cho con, có khi muốn con mình được vậy mà có khi đặt cho có với người ta. Dù gì thì gì, con người cõng cái tên trên lưng suốt cả cuộc đời. Nó tác động vô thức đến con người, thành ra con người cố làm theo cho đúng với cái tên.
Rốt cuộc cuộc đời như cái tên. Nếu không đúng theo nghĩa đen thì do cha mẹ đặt cái tên tréo ngoe hoặc phải tìm cách hiểu theo ý nghĩa khác thông thường.
Nghĩ lại mình, tui hồi nhở cha đặt tên Bá Hùng nghe rất "ác" thì chắc gì còn sống đến giờ vì rất dễ "xanh cỏ đỏ ngực". Rồi sau cải lại khai sinh là Văn Hùng thành ra "miệng hùm gan sứa". Bản thân mình muốn Quốc Hùng mà không được. Ông anh mình Bá mà Mai cũng "gay" thành ra yếu đi.
Chú em quen Quốc Hưng thì hưng nhờ chữ cuốc, giờ thì đã "ngỏm của tỏi". Chủ công ty mình có tên Danh Định, y vậy luôn quyết lập nên cái danh đẳng cấp dù với giá nào, đi làm thuê năm ba chục triệu khỏe re, không muốn mà chấp nhận bao khổ cực đau đầu.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Vụ tro cốt - Từ chánh kiến đến chánh hạnh

Thái Hạo:

Từ cát bụi trở về với cát bụi. Con người đến từ hư không và về lại với vô cùng. Sống chết là quy luật, thành - hoại là lẽ thật. Cố níu giữ là trái với tự nhiên, chấp vào hình tướng, tự mang dây buộc mình.
Có nhiều hình thức cư xử trước một thân thể đã chết như ướp xác, địa táng, thủy táng, điểu táng, hỏa táng... Nhưng người chết về với đất đai sông biển là hợp với đạo và lẽ tự nhiên hơn cả.
Từ Phật đến các đệ tử, sau khi viên tịch đều hỏa táng. Chỉ những xá lợi kết tinh từ công phu tu hành mới được giữ lại để làm gương và động viên học trò đời sau siêng năng mà hành trì. Nay, người đã chết mà còn cố lưu giữ thân xác của họ, việc ấy khiến cả người chết và người sống đều tổn hại.
Nếu tin có linh hồn, thì việc giữ xác sẽ khiến người chết luyến lưu, không thể buông xả mà siêu thoát. Người sống thì cũng bị thương nhớ ám ảnh khôn nguôi. Nhà Phật cho rằng, sự thương nhớ ấy chính là sợi dây tình cảm cột chặt linh hồn người chết, khiến họ vật vờ trong cõi u minh lâu dài và đau khổ khôn xiết.
Vụ tro cốt ở chùa Kỳ Quang dù đáng tiếc nhưng nên làm chúng ta phản tỉnh về lẽ sắc - không của sống chết. Có lẽ những người thân nên hiểu về những điều ấy mà cùng nhau làm lễ và đưa "họ" về với thiên nhiên - người mẹ của muôn loài. Cùng nhau trên một con thuyền nào đó giữa biển khơi mênh mông hay sông dài bát ngát mà thả tro cốt hòa vào với nước giữa vô cùng, để mỗi cuộc đời được rộng lớn hơn.
Thái Hạo, 6/9/2020

Ngày sao đêm vậy.

Hồi tối lão nằm mơ. Tại nơi tập trung tiêm vaccine, thấy không báo chích loại nào, mình thây kệ miễn sao có chích, ngày sao đêm vậy. Nhưng thâm tâm vẫn thích chích của Mẽo PT hơn. hehe. Khi chích xong, Y tá đưa cái giấy xác nhận đã tiêm. Mờ cái chỗ... ghi tên vaccine thì không rõ mà ghi với chú thích: đại khái cũng của Sino Tàu phù nhưng tên thương mại thay đổi... loằng ngoằng chữ cao chữ thấp, xem tới xem lui vẫn không hiểu nó nói gì.
Sáng tỉnh dậy còn nhớ, ngẫm thì ra tại ngày ngày lên mạng méo lướt xem mấy cha nội chống xuồng nói xấu vaccine Tàu. Lão không mấy quan tâm chất lượng các loại vc hay âm miu này nọ nhưng nó cứ trước mặt đập vào mắt mình đành phải ngó sơ. Thế là nhiễm âm miu của thế lực thù địt rồi. Phần nữa, chắc do lão thấy mấy dòng chữ in dỏm ồm trên vaccine Sino, nhìn rất mất giá cứ như thời bao cấp năm thìn bão lụt.
Vậy là cấu thành giấc mơ loạn não.

Dịch không giảm, mình cầu trời mưa lớn vì nhớ chiện này.

Hồi mình còn ở nhà, trời đang nắng chang chang, cả nhà đang trang, cày phơi lúa, bỗng trời mây đen kéo tới tốc hành, chớm mưa. Bà già với hai thằng con vừa ngó lên trời vừa chạy tung chạy tác lo gom xúc lúa vô nhà. Ông già ngược lại đi ra vườn, tuốt lá chuối khô vào nhét 2 lỗ lù sân phơi, bà già chửi, ổng nói tỉnh bơ: "ướt còn cháy mất". hehe.



Bai. Nẫu bám càng máy bay dìa quơ.

 


Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Hà lội đụng Sè gồng.

Lề đường - ông Minh nói sao, bắn cối 160 ly, dưới đế cối nó nổ mà không chết. Lệnh trên nã cối, mà ông dám tháo ngòi, tiếp tay cho địch à?
Vào bếp. ông Kháng, ông là chủ cây xăng, ai cấm ông uống? Nóng rồi nha! ông nói 1 tiếng nữa là biết liền...
Tui ngã cái rật cho coi.
Chuyện trò thế này:
Ông trên lính 72 pháo thủ cối 160 ly kể: Khi đánh ở Long An, chiếm trận địa địch, khẩu đội nhảy đại vào hầm (làm biếng đào hầm mới). Bị lính VNCH cài đạn DKZ bên dưới lấp đất lại. Thế là mấy ảnh thả cối bắn mấy quả, đạn dưới nó kích nổ, bụi đất bay mù mịt. Nhờ cái đế cối quá to và nặng, nó không vỡ hoặc lật mà cứu mạng mấy anh, không ai bị chết hay bị thương.
Rồi lệnh của cấp trên nã cối, ông là pháo thủ số 2 vẫn chấp hành thả đạn vào nòng nhưng không rút chốt, cho đạn bay đến mục tiêu mà không nổ. Vì lính VNCH đang bám trụ gần với dân, cối lớn nổ tầm sát thương bán kính rộng cả 100 mét, sợ dân chết theo lính.
Còn ông dưới thì giàu, chủ cây xăng nhưng ảnh uống mới có 3 lon thì đài phát có phần lung tung. Nên hai ông anh kia bấm nhỏ cản không cho uống nhiều, dân phía Bắc - Hà lội sợ mất qui với dân Sè gồng. Haha. vui.




Mình thích sống dai vui vẻ hơn là sống thọ ì ạch.

Vì nghĩ rằng con người tiến bộ ngày nay nói chung không cứ gì VN thì sức đề kháng kém dần, bằng chứng là lớp trẻ không còn nổi hạch... Dịch Covid tràn lan ra toàn thế giới, cướp đi sinh mạng hàng triệu ngươi là một nhắc nhở đối với loài người. Mới 30-40 tuổi mà hầu như ai cũng xài thuốc, không bệnh này bệnh nọ, khác với người xưa. Còn sống thọ là nhờ cái từ ngoài như ăn uống cùng tiến bộ của khoa học trong điều trị bệnh tật. Cho nên không ít người ở những nước văn minh có xu hướng về lại với lối sống tự nhiên, sống thuận hòa với thiên nhiên.

Cách ly F1 cần sự khả thi.

Theo tui hiểu thì cách ly người nhiễm Covid tại nhà, không gì mới và nhiều nước đã áp dụng từ lâu. Họ quan niệm nhiễm chưa hẳn là bệnh nên khi công bố số liệu gọi ca, trường hợp chứ không gọi là bệnh nhân như ở VN. Bệnh nhân là khi nào kháng thể con người không chống nổi, virus phác tác, mới gọi bệnh nhân. Nên dựa vào tính tự giác của cá nhân tự bảo vệ mình là chính. Chặn lan rộng ra xã hội thội.
Xem cái quy định dưới mà ngỡ thiên đàn XHCN tới rồi ! Các trung tâm cách ly của nhà nước đang quá tải, nên tìm cách giảm áp lực mà ra văn bàn này. Biết bài bản nó phải như vậy, nước phát triển làm được nhưng với nước nghèo như mình tính khả thi rất hạn chế, cần vận dụng theo sát hoàn cảnh. Bỡi những gia đình đáp ứng yêu cầu này chỉ có tầng lớp người giàu, chứ tầng lớp nhà nghèo, công nhân và cả đời sống trung bình cũng khó có điều kiện thực hiện. Họ chính là đối tượng chiếm số đông mà chủ trương cách ly F1 nhắm tới.

https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847912-285

Dân thì đè đầu ra phạt còn quan để lây nhiễm chéo thì sao, cái nào hệ trọng hơn?

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế:
Ngày 18/07 có 2.828 ca mắc mới, trong đó có 2.108 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Ngày 19/7 có 4.195 ca mắc mới, trong đó có 3.678 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Bộ Y tế chưa làm làm rõ trong khu cách ly tập trung chuyên nghiệp do Nhà nước tổ chức có số ca nhiễm mới là bao nhiêu?
Không phải chuyên môn nên tôi dám phân tích nhưng hiểu đơn giản đó là lây nhiễm chéo, người với trong khu vực đó. Mà số người bị nhiễm Covid chiếm phần lớn, đến 82%.
Hiểu rằng quản lý khu cách ly phong toả không hề dễ nhưng Chính quyền đã đề ra biện pháp bảo vệ dân đồng thời làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân thì phải làm bằng được. Không chấn chỉnh thì để "phá sản" kế hoạch mục đích phòng địch thì "lợi bất cập hại".
Có khen thì phải có phạt.
Chính quyền đã phát động phong trào thi đua khen thưởng gương điển hình phòng chống Dịch nhưng trên địa bàn, nơi tập trung để xảy ra lây nhiễm nhiều thì không thấy có cán bộ nào bị nêu tên chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật ra sao.

Bình Dương ứng xử với dân, khác với Sài Gòn và các tỉnh.

Lưu ý chỉ là nơi mình biết vào sáng nay khi qua các chốt kiểm soát trong tâm vùng dịch BD.
Cách một ngày trước, Tỉnh BD chỉ đạo cách ly 3 thành phố và 1 thị xã, hạn chế người di chuyển ra vào giữa các khu vực. Mình có việc cần gấp nên xách xe máy đi, mang theo giấy tờ cá nhân và giấy giới thiệu của công ty.
Nhìn phố xá vắng tanh, ngoài đường xe lớn, xe nhỏ chạy không nhiều. Các chốt kiểm sát bố trí nhiều hơn gấp mấy lần so với thời gian đầu thực hiện CT 16. Hầu như đường nào cũng có chốt, cái thì chặn chính người vô, cái thì chặn người ra. Thấy không có tình trạng xe xếp hàng nối đuôi, người dừng trước chốt chừng 5, 7 người để trình bày lý do đi lại. Nhìn dáng vẻ, hầu hết đi vì công chuyện là chính. Hợp lý thì chốt cho qua, không thì phải quay đầu xe (đoán có người đi về luôn nhưng cũng có người tìm đường khác mà lách).

Mình ba lượt chạy xe qua lại mấy tuyến đường và chục lần qua chốt kiểm soát trong khu vực giữa hai thành phố. Có chốt thì yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính còn đa phần không đòi hỏi (vì coi như đi trong nội bộ khu vực cách ly). Không thấy có chốt nào tập trung đông người, không nghe lớn tiếng năn nỉ, cải cọ. Không dừng lại lâu, chỉ đoán thôi - không có chuyện phạt nên mới thế. Trước tình hình dịch rất căng nhưng Bình Dương ứng xử dễ chịu với dân (ít nhất là nơi mình chứng kiến). Ai thì không biết, riêng mình kể từ khi dịch bùng phát đợt bốn tới giờ, chả gặp khó khăn gì lớn gây ức chế tâm lý.

Bài thông chốt của lão giả nai.

Biết tình hình là không nói nhiều, SG thì phạt, BD thì hốt. Mấy con ngựa non háu đá gặp thiên lôi thì kể như xong phim.
Lệ thường lão hay lý sự cùn, nay lễ phép phải biết ca bài ca con cá lóc.!
Này nhé:
Thay chiếc wave Tầu bằng chiếc tay ga. Chạy còn cách chốt 5 mét, lịch sự dừng lại, tắt máy xuống xe, bỏ kính đen ra, rút mấy lá bùa chuẩn bị. Chững chạc đàng hoàng như cán bộ í chứ không nó bắt nọn, bảo đi trộm gà thì bỏ mẹ.
Bước tới.
Bác đi đâu?
- Dạ. Đi mua đồ cho xưởng SX 3 tại chỗ, anh em tự cách ly hết, chỉ mỗi tui chạy vòng ngoài hổ trợ.
Rút túi ra thêm mớ giấy nữa, chứng minh là người đi vì công chuyện chứ không giả danh.
Chú gác lật tới lật lui, coi không biết đâu mà lần, hỏi tiếp:
Phiếu xét nghiệm đâu?
- Dạ. Xét nghiệm âm tính ngon lành nhưng khu phố đâu có đưa giấy đâu mà trình mấy chú.
Bên thành phố này dịch nhiều, nguy hiểm hơn bên thành phố kia, không giấy không vô được.
- Dạ. Bên nào cũng cách ly như nhau mà (lại ngứa mỏ).
Không nói nhiều, không giấy thì quay lại.
- Dạ. Tui già cũng sợ chết thấy pà, trách nhiệm cũng như mấy chú. Vì miếng cơm chứ ai muốn đi giờ này, xét nghiệm thì tốn 300 chủ đâu có chịu.
Rút kinh nghiệm, phải đủ giấy tờ nghen, thôi bác đi.
- Dạ. dạ. Cảm ơn mấy chú thông cảm.
Chuyện cách đây một tuần, giờ 16++ mà phải đi nữa thì có xâm mình, uống mật gấu cũng mếu như thường. Công ty phải trả tiền bảo hiểm nhân thọ cho lão, hoạ may.
P/S gõ thêm ít dòng cho trọn chiện thông chốt.
Thật ra, lão từ chối không đi cũng không sao vì địa phương đang phong toả gắt. Nhưng do máu bộ đội vẫn còn, bất kỳ việc gì trên giao cũng ráng hoàn thành. Mặt khác tính lão hay tò mò, thử thách bản thân để biết: cách gì mà tụi ship hàng (không chuyên) đi được trong khi đa số không có giấy xét nghiệm.
Từ nơi ở đến chỗ giao dịch, rồi đến công ty. Đoạn đường thẳng rồi quẹo qua quẹo lại chừng 8 cây số nhưng phải qua 4 chốt, nơi này hơi dễ thì nơi khác khó. Có chốt dứt khoát không cho qua, thì biết năn nỉ vô ích nên quay đầu xe tìm hẻm nhỏ mà vòng lách. Biết chắc lực lượng kiểm soát không thể bít hết được mọi ngã đường, không thể dăng dây tất cả mọi nơi. Người ta nói "không gì là không thể", vấn đề là cái giá phải trả mà thôi.
Từ mình mà đoán ra đám shipper: họ để ý chiều nào chốt chặn là chính nên đi đường này thì về đường khác hoặc chịu khó đi vòng vèo. Các chốt dân quân, dân phòng dễ qua hơn có CSGT, 113. Trên xe có hàng hoá cồng kềnh càng dễ thông hơn xe chạy không. Đặt mình vào vị trí của nhân viên thừa hành công vụ thì đỡ ức chế tâm lý (nếu mình cho là họ bắt sai). Họ như con cháu mình, hầu hết gốc gác là con em lao động nên ít nhiều dễ thông cảm nhau.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Hàng độc thời bao cấp: Mua 1 chiếc khăn cần có 7 chữ ký.

Châu Trà

kể: Mình có anh bạn sau ngày xuất ngũ làm công nhân xí nghiệp gỗ Hòa Khánh. Khi cưới vợ làm đơn để mua một số đồ dùng thiết yếu gởi lên giám đốc phê duyệt, trong đó có 1 chiếc khăn hiệu CON CÔNG.

(Hình sưu tầm ở bảo tàng tư nhân của bạn Trà Châu ở Đà Nẵng).
Má ơi! đếm cả thảy 7 chữ ký, gồm có:
Thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng, Thủ quỹ, Thủ kho, Cung ứng vật tư. Người nhận, cuối cùng là Bảo vệ cho ra cổng.
Cảm ơn đoảng và chánh phủ đã rèn luyện tính kiên trì cho quí ông. Muốn vợ tương lai được sạch sẽ trong đêm động phòng hoa chúc, phải vậy thôi.



Tin Phật điều gì?

Tôi chuộng sự đơn giản thay vì rối rắm mơ hồ.
Là người trần mắt thịt nên tôi nghĩ khi Phật qua đời, người đời diễn giãi ra nhiều kinh sách, có thể sai lạc xa rời nguyên lý cơ bản mà Thích Ca đã đề ra. Biết ít thôi, biết nhiều chỉ tổ rách việc!
Bài tham khảo:
__________
Hãy bỏ chút thời gian để đọc một bài viết thật hay này cho đời bớt u mê lầm lạc:
1. Phật giáo là gì?
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những lời giảng của ông được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.
Như vậy, Phật giáo vốn KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người. Như thế, Phật là một ông thầy giáo – người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ.
Chùa là trường học của nhà Phật, kinh là sách giáo khoa, đệ tử là học sinh. Mỗi người đến chùa là đang thực hiện con đường học vấn theo phương pháp của nhà Phật. Tuyệt nhiên không cần cúng bái, lạy lục - nếu có lạy cũng để tỏa lòng tôn kính và biết ơn thầy minh; không cần bày ra các lễ lạt rườm rà hình thức gây lãng phí và làm mê muội nhân tâm. Ngày nay, khi khi ông thầy sáng lập đã qua đời thì công việc giáo dục ấy được trao vào tay những vị thầy chùa ( sư ). Những người Phật tử đến chùa không được biến những vị sư này thành những thần thánh, hãy chỉ coi họ là thầy giáo, và kính trọng họ như kính trọng những vị thầy giáo (nếu họ có đức hạnh). Xin nhớ rằng, họ không có quyền năng gì trong việc ban phước giáng họ cho ta cả; cái lợi ích (nếu có) thì là do sự chân thành học hỏi và kiên trì thực hành đúng phương pháp từ lòng nhiệt thành giảng dạy của thầy chùa mà có.
2. Tư tưởng Phật giáo
Nếu tính cả Kinh, Luật, Luận thì hệ thống sách vở của Phật giáo sẽ “chất cao như núi”, làm nản lòng những ai muốn bước vào tìm hiểu. Nhưng dù phức tạp và uyên áo mà trí tuệ thông thường khó có thể lãnh ngộ hết được thì Phật giáo vẫn khá sáng sủa chỉ với 4 chữ: KHỔ - TẬP – DIỆT – ĐẠO (Khổ - Tập là Nguyên nhân của khổ - Diệt là Trạng thái hết khổ - và Đạo là Con đường thực hành để đạt tới hết khổ). Đây là “4 sự thật cao quý” – hay còn gọi là 4 chân lý căn bản, và người phật giáo phải hiểu được một cách thấu triệt để ra khỏi những nỗi khổ của đời sống. Khổ đế là sự thật (chân lý) về đời sống: đời nhìn chung là khổ, từ 8 nỗi khổ căn bản cho đến trăm ngàn nỗi khổ, vô biên nỗi khổ. Những nỗi khổ này bị gây ra bởi những tập khí – thói quen sai lầm của con người cả trong hành động, nói năng, suy nghĩ, tình trạng này được gọi chung là Vô minh – không thấy được ánh sáng của sự thật nên tạo tác sai lầm. Diệt là trạng thái hết khổ - trạng thái Niết Bàn của tinh thần, khi đạt tới trạng thái này con người đồng nghĩa với giác ngộ và đạt tới niềm phúc lạc vô biên – một thứ hạnh phúc chân thật. Đạo là con đường thực hành để dẫn ra khỏi khổ đau. Nếu Tập là “tà” thì đạo là “chánh” – phải tư duy đúng đắn, thấy đúng đắn, nói năng đúng đắn, hành động đúng đắn…
Tất cả các tông phái Phật giáo (Thiền, Tịnh, Mật, Thiên thai, Duy thức…) dù có những sai biệt trong tư tưởng và đường lối thực hành nhưng vẫn không ra khỏi tư tưởng nền tảng như đã trình bày.
3. Tu Phật
Tu Phật là gì? Tu là sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng. Tụng kinh, ăn chay, niệm phật, ngồi thiền, cúng dường…sẽ không phải là tu nếu nó không lấy việc sửa mình làm mục đích. Nếu một người Phật tử làm một hành động nào đó, như ăn chay chẳng hạn, để mong được ban phước (hay được phước đức) thì đó không phải là một người Phật giáo! Cái ý muốn ấy là ý muốn của kẻ tham lam và ích kỉ, chỉ muốn đổi chác bằng cách bỏ ít để lấy nhiều; nó đồng thời là một sự mê tín khi không hiểu rằng ăn chay là cách nuôi dưỡng tình yêu thương với động vật, lòng yêu thương ấy sinh ra năng lượng tích cực và niềm hạnh phúc tự sinh khởi từ tâm ý tốt lành ấy; con người sống tốt lành, vô cầu vô dục thì trí tuệ sáng suốt, và đồng thời sẽ nhận được tình yêu thương từ mọi người mọi vật. Vì thế mà cuộc sống mỗi ngày một hạnh phúc và tốt lành hơn.
Vậy thì tu cái gì? chỉ có 3 chữ: GIỚI – ĐỊNH – TUỆ. Giới là sự ngăn giữ mình trong khuôn khổ đạo đức để không phạm vào những tội ác (giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối...); Định là làm cho tâm yên ổn lại bằng cách trụ vào 1 đối tượng nào đó (ví dụ như trụ vào hơi thở - luôn biết hơi thở vào - ra chứ không để ý nghĩ lang thang chỗ khác) để đạt tới trạng thái quân bình. Tuệ là quan sát, suy nghĩ, tư duy đúng đắn – phải thấy biết được bản chất của thế giới và đời sống một cách chân thật (thấy được sự dời đổi vô thường, thấy được bản chất của đời sống là khổ, thấy được cái “tôi” là giả...)
Tất cả mọi tông phái của Phật giáo đều là tu Định, tức làm cho tâm an trụ lại, chứ không để bị rơi vào tán loạn, rong ruổi mà đánh mất “chánh niệm”. Niệm Phật (Nam mô A Di Đà Phật) không phải là kêu tên cho Phật nghe, hay kêu Phật đến giúp (!) mà là làm cho tâm an trụ vào câu Phật hiệu này, và chỉ an trụ vào câu Phật hiệu, không để ý nghĩ lang thang. Niệm lâu ngày thì từ cái tâm lăng xăng nhảy nhót dần “thuần” lại, tức “định” lại, đạt tới “nhất tâm bất loạn”. Khi tâm định lại rồi thì trí tuệ sẽ sáng suốt, như nước lặng thì mặt trời hiện, mây tan thì mặt trăng tỏa rạng.
Xin nhớ rằng, mọi sự thực hành trong đường lối của Phật giáo là đều nhằm để khắc chế cái tâm động loạn và vô minh này. Và mọi sự “tu hành” phải lấy việc hướng nội làm tông chỉ. Hướng ngoại tìm cầu đều là đường tà. Cho nên mới có câu “Phật tại tâm” là vì thế.
Nhưng tại sao? Phật giáo giải minh rằng: Mỗi người đều vốn có trí tuệ sáng suốt viên mãn (tức là có tâm phật), nên Thích Ca mới nói “ta là Phật đã thành, các ông là phật sẽ thành”, chỉ cần nỗ lực, siêng năng đúng phương pháp thì sẽ khai mở được cái trí tuệ đang bị vùi lấp bởi vô minh kia (tham sân si) mà đạt tới trạng thái tâm sáng suốt và hạnh phúc chân thật (gọi là Niết Bàn).
Như thế, Phật giáo chuyên chở một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà ở đó con người được đề cao với địa vị chưa từng có. Và những người Phật giáo phải tự tin và tự lực mà khai mở lấy cái trí tuệ vô giá đang bị chôn lấp kia chứ không phải ném cuộc đời mình cho Phật hay Bồ Tát nào cả.
Thích Ca Mâu Ni nói “tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Cái sự “không hiểu” này, cộng với thói tham lam cố hữu đã biến những người theo Phật giáo thành những kẻ mê tin dị đoan, biến một tư tưởng tiến bộ và đầy nhân văn thành một thứ tôn giáo mà ở đó cuộc sống của mỗi người lại bị ném ra cho những vị thầy (Phật) của mình. Phật - vị thầy giáo trí tuệ đã bị những người "theo Phật" biến thành một thần linh có khả năng ban phước giáng họa ! Họ đã không muốn trở thành con người tự chủ, tự do; mà ngược lại, từ trong vô minh, họ đã biến mình thành những nô lệ của lòng tham, biến mình thành kẻ yếu hèn và bạc nhược khi gửi gắm cuộc đời mình cho những “thế lực” bên ngoài.
Người đến với Phật giáo là để thành tựu lý tưởng tự do; trở nên sáng suốt hơn, dũng khí hơn chứ không phải để sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật. Tình trạng mê tín mịt mù trong xã hội Việt Nam ngày nay cần phải được tẩy uế bằng cách rọi ánh sáng của chánh pháp và tiếp nhận các thành tựu của khoa học nhân loại như Phân tâm học, vật lý lượng tử... để mong cứu chuộc lấy nhân tâm.
Trách nhiệm ấy thuộc về những người quản lý, những nhà khoa học và những nhà giáo chân chính như là một cách thực hành từ bi đối với chúng sinh theo lời Phật dạy. Nhưng đồng thời, phải chữa được căn bệnh vô minh và tham lam của giới quan chức đã.
(Tây Lạc Viên - 15/2/2020).

"Chủ thì có một còn công nhân hàng ngàn"

Nhớ mãi câu nói của người tiền nhiệm truyền đạt lại cho khi tôi nhận chức thay chú ấy làm quản đốc xưởng của một công ty gỗ XK khá lớn. Không sai, sâu sắc. Nhưng tôi nghĩ: ai cũng vì manh cơm manh áo thôi, ai cũng có bổn phận phải lo nhưng vì nịnh bợ lấy điểm với chủ, muốn leo cao mà bóp vắt sức lao động của anh em thì sống quá tệ. Đa phần công ty lớn không chủ trương như vậy tuy nhiên ngay cả công ty có vốn nước ngoài, chủ uỷ nhiệm cho người Việt quản lý thì vẫn có tình trạng ăn bớt ăn xén và tình trang như trên.

Ngẫm lại trong đời làm công ăn lương của mình, trải qua vài cương vị nho nhỏ có ảnh hưởng đến thu nhập của người khác. Làm thì có đúng có sai nhưng tôi luôn đặt vấn đề thu nhập của người dưới quyền lên hàng đầu. Cũng chả phải đạo đức gì mà xuất phát từ quan điểm: lợi ích của công ty và của người lao động phải luôn là một gắn bó nhau. Nó là động lực để công ty đứng vững và phát triển. Có họ thì bản thân mình mới tồn tại.
Chính vì vậy nên trong phạm vị có thể, tôi thường đạo diễn đề xuất tăng lương hay nâng mức giá khoán công việc cho anh em bên dưới. Làm thế nào để thuyết phục cấp trên nghe hợp lý, lọt lỗ tai mà phê duyệt. Biết, chủ có thể không ưng ý, bụng họ nghĩ sao thì chưa nghe ám chỉ trách trã gì.
Lần gần nhất, khoảng năm 2009, tôi làm quản đốc một công ty sx gỗ nhỏ nọ. Công ty làm ăn thua lỗ, chủ - giám đốc thì ít khi có mặt. Xem bảng lương công nhân viên thì tôi hỡi ôi, thấy nó quá thấp so với mặt bằng thị trường lao động. Chú phó giám đốc trước quản lý công ty ép công nhân sát rạt. Công ty làm hàng thành phẩm cho công ty lớn bị lỗ lã nên sử đụng lực lượng lao động rẻ tiền mà các công ty lớn gần đó dạt ra. Đa phần do tuổi nhỏ hay quá lớn, giấy tờ hồ sơ không hợp lệ, ngay cả công nhân có tay nghề cũng vậy. Gò lương để đỡ bị thâm tài chính. Mình nghĩ bụng: vậy là phi lý, không thể lâu bền.
Một mặt, tôi xốc lại tinh thần mọi người, mặt khác trực tiếp giám sát chất lượng sản phẩm vì nó là khâu yếu nhất. Đồng thời tham khảo ý kiến các tổ trưởng và kỷ thuật xưởng ra soát xem xét lại lương từng người có phù hợp với năng lực của họ chưa? Thế là mỗi tháng, tôi đệ trình với chủ tăng lương một ít cho 1/3 quân số. Nhích dần lên... Như vậy chỉ trong vòng 3 tháng, đã giải quyết tăng lương gần như toàn bộ công nhân.
Thế, kết quả công việc ra sao? - Tài chính lên dần từng bước, từ âm đến tháng thứ ba dừng lại. Tháng thứ tư huề vốn. Tháng thứ năm bắt đầu có lãi một ít. Xưởng hoạt động đi vào nền nếp hơn, chất lượng sản phẩm cải thiện rõ rệt... Dù số nhân viên gián tiếp không hề thấp, chiếm tới 15% quân số. Tuy chiếm quỹ lương lớn nhưng cái quan trọng là bộ máy vận hành nó có hiệu quả không. Chấp nhận thôi vì không thể quản lý theo kiểu công ty gia đình lu xa bu. Cơ may, công ty phát triển tăng thêm công nhân thì bộ máy điều hành vẫn thế.
Rồi chủ mới nâng lương cho nhân viên gián tiếp như kỹ thuật, kế toán còn mình thì lơ đi. Mỗi khi chấp nhận đi làm tôi không quan tâm lương nhiều hay ít mà trước hết nghĩ mình có làm được việc hay không cái đã, rồi tính. Nhưng khi đã chứng minh được năng lực rồi mà chơi vậy tức là không đẹp, người ta không hiểu mà đánh giá thấp vai trò mình. Coi đó là một sự xúc phạm! Buồn và chán thêm khi nghe chú em (kỹ thuật trường cùng làm công ty cũ ngày trước) là người giới thiệu mình vào làm, nói: ... chứ anh làm gì mà đòi hỏi? Nghỉ thôi, cuộc sống nó là vậy, ra đi nhẹ nhàng.
Trước không hiểu sao vì tôi đánh giá rất cao tay chủ là người rất khéo trong đối sách và thuật dụng người. Sau này ngẫm lại đó là chiêu giảm lương nhân sự VP bằng cách không nâng lương để tôi buồn ý ra đi. Bớt tôi, cho kỹ thuật kiêm nhiệm quản đốc. Tuy vậy, mối quan hệ giữa tôi và chủ cũ vẫn anh em thân tình như xưa. Vài tháng sau, xưởng sang cho người khác vì nợ ngập đầu. Từ đó, chú chủ lặn mất tiêu.
Lâu lâu, mỗi lần gặp lại nhậu với anh em cũ, hay nhắc đến người này người nọ. Ai để lại ấn tượng, sống không quá tệ với đồng nghiệp, tôi vẫn nhớ vẫn mong gặp lại người quen thuở nào.

Tầm quan trọng sống chết của cái thắng xe máy.

Ai quan tâm đến an toàn không những muốn có thắng đĩa trước mà muốn xe mình có 2 thắng đĩa trước lẫn sau.

Mình không phải thợ hay dân kỹ thuật nhưng vẫn nói đi nói lại về thắng xe vì nó là sự an toàn chung của mọi người. Mỗi khi ra đường quan tâm đầu tiên là: "thắng và thắng và luôn luôn là 2 thắng trước sau cùng lúc". Chứ không phải cái còi cảnh báo "tin. tin". Thấy lạ là nhiều người, thay vì tay hờ lên thắng sẵn sàng bóp mà lại hờ lên cái nút còi. Làm như vậy, bóp thắng sẽ chậm hơn do phân tán sự chú ý. Ngón cái không còn ôm vào tay cầm nên giữ ghi đông xe không còn chắc chắn khi có sự cố.
Ông anh
Loi Pham Minh
có đặt vấn đề: vì sao người ta không chế tạo cái đùm bánh xe lớn hơn để tăng độ ma sát?
Mình nghĩ xe có tang trống lớn để tăng ma sát hơn nhưng chế tạo sẽ phức tạp hơn để guốc bố phanh bung ra ôm đều đùm. Thắng đĩa phức tạp nhưng mắc tiền tương ứng với hiệu quả nên người ta không còn quan tâm đến cải tiến thắng bằng bố. Dĩ nhân cái nào cũng có ưu nhược riêng. Vấn đề cái nào ưu việt hơn. Thắng đĩa đã ra đời từ lâu nhưng không phổ biến vì nó đội giá thành làm xe mắc tiền hơn. Mãi đến ngày nay mới đưa ứng dụng vào đại trà dần ở dòng xe phổ thông xe tay ga, xe số
Năm 2000, mình thấy một chú em ở công ty có chiếc Suzuki Viva 110 với 2 thắng đĩa nhập từ Thái về, mượn chạy thử, nó sướng gì đâu! ước ao bao giờ có một chiếc như vậy. Xã hội phát triển người tiêu dùng có tiền hơn nên các nhà SX đang tiến dần sẽ lắp thắng đĩa cả 2 bánh xe. Vì thắng đĩa thắng nhanh dừng hơn, không bị nóng làm chai bố như kiểu thắng bố.
Chỉ nói về vì sao người ta lắp thắng đĩa ưu tiên ở bánh trước ở đa số xe hiện nay.
Xe đang chạy mà thắng thì trọng tâm dồn về phía trước cho nên thắng trước quan trọng hơn thắng sau. Tạm cho rằng lực ma sát quyết định xe dừng lại đến 2/3 ở bánh trước, chỉ 1/3 ở bánh sau. Tuỳ vào tốc độ, giả dụ nếu xe thắng bằng bố, xe sẽ lết 3-4 mét mới dừng lại thì thắng đĩa xe sẽ lết 1-2 mét sẽ dừng. Xe mà lắp 2 thắng đĩa thì độ dài giảm xuống chỉ còn 0.5-1 mét.
Một số người ngại thắng đĩa bánh trước vì sợ dễ bị té khi thắng gấp là do kỹ năng của người lái không quen dùng chứ không phải do tại cái thắng đĩa. Cần lưu ý: tuỳ vào thiết kế của nhà sản xuất mà có xe bóp nhe thì đã tác dụng liền, có nhà sx thiết kế cầu phải bóp thắng manh tay hơn.
.....
Hình xe đùm trước lớn thắng bằng bố và xe Suzuki Viva 110 với 2 thắng đĩa.




Vì sao chạy xe máy nên nhanh và chọn đường, chọn lề mà chạy.

Như đã nói: mình thường chạy xe máy nhanh, chọn đường lớn ở mé giáp làn ô tô, có cảm giác dễ chạy và yên tâm hơn chạy chậm sát lề. Chạy chậm chưa hẳn là an toàn vì khi chạy chậm làm người xao lãng nên khi gặp sự cố bất ngờ thì đã muộn...

Tại sao như vậy, từ góc nhìn cá nhân mình nêu vài lý do:
- Chạy nhanh bắt buột người cầm lái tập trung chú ý để xử lý tình huống nên chủ động hơn người chạy chậm.
- Cần phải chạy gần biên làn của ô tô nên tách rời đám động bên cạnh và phía trước sau, tạo được khoảng cách khá an toàn.
- Chạnh nhanh thì không sợ xe người ta húc đít mình và ngược lại mình cũng không húc đít người khác vì tập trung chú ý nên chủ động tay chân luôn hờ trên thắng.
- Do ít bị "vướng chân" và vướng tầm nhìn nên có điều kiện quan sát tốt hơn, chạy thoải mái hơn.
- Đường lớn có tầm nhìn xa và rộng hơn, thường phân làn nên phần đường của ai nấy chạy. Nếu đường có "con lươn" ngăn cách thì càng khoẻ vì ít có giao lộ đèn xanh đèn đỏ, không sợ xe cắt ngang, quay đầu.
- Đi đường nhỏ, đường tắt chưa hẳn là đến trước. Do phải chạy chậm vì đường hẹp người đông và có thể gặp sự cố đột ngột như trẻ em chạy vụt ra hay người lớn chạy ẩu từ hẻm vụt ra đường.
- Mé trong "mặc định" thường dành cho những người chạy nhanh nên đường sẽ thông thoáng hơn. Nếu chạy gần lề lỡ có sự cố bất ngờ thắng khó kịp.
- Gần lề, xe dễ bị dính vật nhọn làm thủng lốp, gần nơi làm ăn buôn bán người ta tiện tay vứt ra đấy. Mé trong nếu có vật nhọn thì được xe ô tô đè bẹp, xe máy chạy nhanh đánh bạt đi.
Trừ đám trẻ và mấy tay mắc dịch thích phóng nhanh để thể hiện còn những người đàng hoàng thì đó là cá tính và thói quen. Đi cùng người chậm dù là không vội vẫn cảm thấy như là một bắt buột.
Ở đây, theo kinh nghiệm mình cho vậy là tốt. Người chạy xe chậm cũng có lý và thói quen của họ. Không bàn luật giao thông. Có điều khi chạy nhanh đường xa hay lấn làn đường bị CSGT hỏi thăm sức khoẻ nhưng không thường vì cái gậy chặn xe của mấy chú CSGT khó mà với tới kịp. hehe.

Tìm kiếm Blog này