Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đổi tiền

Đồng tiền nối liền khúc ruột cho nên mọi sự thay đổi về tiền tệ từ phía chính quyền trong bất kỳ thời kỳ nào cũng có ảnh hưởng sâu đậm đến người dân sống trong tầm chi phối của nhà cầm quyền đó. Tính từ năm 1975, lịch sử Việt Nam đã có đến 3 lần đổi tiền với cột mốc là các năm 1975, 1978 và 1985.
Vào thời điểm cuối tháng 4/1975, lượng tiền mặt tại miền Nam do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành và lưu trữ trong ngân khố VNCH được tính khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường niền Nam vào lúc đó chiếm khoảng 615 tỷ đồng.
Tại Sài Gòn, ngay chiều 30/4/1975, hầu hết các Ngân hàng của VNCH ở khu vực Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn đều đã được niêm phong, bộ đội tiếp quản toàn bộ kho tiền và các ngân hàng. Sáng 1/5, Uỷ Ban Quân quản của Chính phủ Cách mạng Lâm thời ra lệnh quốc hữu hoá toàn bộ hệ thống ngân hàng cũ.
Mặt trước giấy bạc 100đ, phát hành tại miền Nam năm 1955

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Những bức ảnh của Bắc Triều Tiên bị cấm

insideNorthKorea01 800x561 Запрещенные фотографии — Северная Корея, снятая скрытой камерой

Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền (I)

(TNO) Ngay từ ngày đầu tiên tiếp quản Trường Sa từ tay chính quyền Sài Gòn (đầu tháng 4.1975), những người lính hải quân QĐND Việt Nam đã ngay lập tức đối đầu với những con tàu nước ngoài lăm le chiếm đảo. Trong suốt gần 40 năm, sự căng thẳng chưa bao giờ giảm nhiệt trên từng điểm đảo, từng góc trời Tổ quốc nơi biển Đông.

Đại tá Phạm Duy Tam (thứ ba từ trái sang) trong một lần ra thăm Trường Sa (Trung Hiếu chụp lại ảnh tư liệu)

Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền (II)

Kỳ 4: Những cuộc đối đầu căng thẳng

(TNO) Giai đoạn cuối 1986 đến tháng 3.1988 là quãng thời gian đối đầu căng thẳng giữa ta và các lực lượng nước ngoài âm mưu chiếm đóng các đảo ở Trường Sa. Trong đó, tàu Trung Quốc nguy hiểm và hung hãn nhất.

Tàu chiến Trung Quốc (bên phải) cắt mũi khiêu khích tàu vận tải của ta trên vùng biển Cô Lin - Len Đao, tháng 5.1988 - Ảnh: Nguyễn Viết Thái
Tàu chiến Trung Quốc cắt mũi khiêu khích tàu vận tải của ta trên vùng biển Cô Lin - Len Đao, tháng 5.1988

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc


Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul: Câu chuyện đáng suy ngẫm về đất nước và con người Hàn Quốc 
 
Cô bán hàng mỹ phẩm ở Seoul

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Mốc thời gian các nước chiếm đóng các đảo, bãi ngầm ở QĐ Trường Sa

TL tham khảo: Xếp theo trình tự thời gian, do tính phức tạp trong tranh chấp chủ quyền giữa các nước nên có thể sớm muộn hơn tùy nguồn. Tên viết tắt các quốc gia: Việt Nam - VN, Trung Quốc - CN, Đài Loan - TW, Philippines - PH, Malaysia - MY

TW: 1956 - Ba Bình (Itu Aba Island, 太平 島)

VN: 19/05/1963 - Trường Sa (Spratley Island)
VN: 24/05/1963 - Song Tử Tây (Southwest Cay)
VN: 1968-1973 - Sơn Ca (Sand Cay)
VN: 1968-1973 - Nam Yết (Nanyit Island)
VN: 1968-1973 - Sinh Tồn (Sin Cowe Island)

PH:   1970-1971 - Thị Tứ (Thitu Island, Pag-asa)
PH:   1970-1971 - Vĩnh Viễn (Nanshan Island, Lawak)
PH:   1971-1973 - Song Tử Đông (Northeast Cay, Parola)
PH:   1971-1973 - Loại Ta (Loaita Island, Kota)
PH:   1971-1973 - Bình Nguyên (Flat Island, Patag)

PH:       02/1978 - Bến Lạc (West York Island, Likas)
PH:       02/1978 - An Nhơn (Lankiam Cay, Panata)

VN: 05/03/1978 - Thuyền Chài (Barque Canada Reef)
VN: 10/03/1978 - An Bang (Amboyna Cay)
VN: 15/03/1978 - Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
VN: 30/03/1978 - Phan Vinh (Pearson Reef)
VN: 04/04/1978 - Trường Sa Đông (Central Reef)

PH:            1980 - Công Đo (Commodore Reef, Rizal)

MY:      06/1983 - Hoa Lau (Swallow Reef, Layang-Layang)
MY:      09/1983 - Kỳ Vân (Mariveles Reef, Mantanani)
MY:     09/1983 - Kiệu Ngựa (Ardasier Reef, Ubi)

VN:02/12/1987 - Đá Tây (West Reef)

PH:           1987 - Cá Nhám (Irving Reef, Balagtas)

MY:           1987 - Sác Lốt (Royal Charlotte ReefTerumbu Samarang Barat Besar)
MY:           1987 - Suối Cát (Dallas ReefTerumbu Laya)

CN: 22/01/1988 - Chữ Thập (Fiery Cross Reef  )

VN: 02/03/1988 - Núi Le (Cornwallis South Reef)
VN: 05/02/1988 - Đá Lát (Ladd Reef)
VN: 06/02/1988 - Đá Lớn (Discovery Great Reef)
VN: 19/02/1988 - Đá Đông (East Reef)

CN: 26/02/1988 - Ga Ven (Gaven Reef南薰 )

VN: 26/02/1988 - Tiên Nữ (Pigeon / Tennent Reef)
VN: 27/02/1988 - Tốc Tan (Allison Reef)

CN: 14/ 03/1988 - Gạc Ma (Johnson South Reef  )

VN: 14/03/1988 - Len Đao (Lansdowne Reef)
VN: 14/03/1988 - Cô Lin (Collins Reef)
VN: 15/03/1988 - Đá Thị (Petley Reef)

VN: 16/03/1988 - Đá Nam (South Reef)

CN:     03/1988 - Châu Viên (Cuarteron Reef华阳 )
CN:     03/1988 - Tư Nghĩa (Hughes Reef, 东门 )
CN:     03/1988 - Xu Bi ((Subi Reef,   )
CN:          1988 - Ken Nan (McKennan Reef)

Có ai tốt với bạn TQ bằng Bộ trưởng Quốc phòng VN

Hàng trăm bài báo đã bình luận lên án động thái của Trung Quốc xây dựng những bãi ngầm thành đảo nhân tạo, nổi cộm là Gạc Ma, rồi Chữ Thập (ó diện tích rộng hơn đảo Ba Bình (đảo lớn nhất ở Trường Sa). Nhưng xem đoạn trả lời báo chí dưới đây của ông Phùng Quang Thanh về chuyến thăm TQ vừa rồi như một gáo nước lạnh dội vào báo chí và những ai quan tâm đến quyền lợi đất nước, đang ngày đêm lo lắng trước ý đồ của TQ ra sức thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, đẩy nguy cơ xung đột khu vực ngày càng lớn. Gáo nước lạnh ấy ánh thực tế trên Biển Đông nhưng phủ phàng với lòng người Việt
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu
Thợ Cạo từng là lính, tháng 6 giữa năm đã bức xúc trước phát biểu của ông PQT ở Shangri-La , lần này nữa thì "thâu rầu lượm ơi!" thất vọng hoàn toàn với người đứng đầu toàn quân. Ở nhiều nước: giới quân đội thường là "diều hâu hiếu chiến", sự mềm mỏng dành cho giới ngoại giao thì ngược lại ở Việt Nam, đại tướng dẫn đường lại là "bồ câu hòa bình", tôi không tin ông "nói dzậy chứ không phải dzậy". TC có mấy lời bình:

Theo Thanhnien - Cái mà dư luận quan tâm là cuộc gặp giữa hai đoàn quân sự cao cấp Việt - Trung, mang lại kết quả gì, thì có ai như ông lại khoe nghi thức ngoại giao - xem như một thắng lợi: "Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị..."

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Việt Nam - Một dân tộc chưa trưởng thành

Triết Học Đường Phố: Khi nói về văn hóa là ta đang nói về mọi mặt đời sống tinh thần của một dân tộc. Chúng ta vẫn luôn tự hào có nền văn hiến 4000 năm nhưng theo tôi đó chỉ là cái ảo ảnh mà chúng ta tự vẽ lên để huyễn hoặc mình, nó không có thật, nó là cần thiết để gắn kết những cá thể của một dân tộc lại với nhau, cho chúng ta một niềm tin để vượt qua những khó khăn để tồn tại. Vì sao là huyễn hoặc? sự hình thành văn hóa của một dân tộc giống như quá trình phát triển của một con người từ sinh ra đến trưởng thành, già cỗi và tái sinh hoặc chết đi.
Một con người muốn trưởng thành phải trải qua sự học hỏi bởi những sóng gió trong đời và quan trọng là cần sự tiếp nối liên tục. 4000 năm chúng ta có được bao lâu là tự đứng trên đôi chân của mình? Cứ mỗi lần bị đô hộ là mỗi lần những thành quả mà chúng ta xây dựng bị tẩy sạch, và những quảng thời gian ấy chúng ta sống dựa vào nền văn hóa của “nước mẹ”, rồi sau đó khi dành lại độc lập, chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu với những gì của mình và tiếp nối cái văn hóa từng là “nước mẹ” kia, nó giống như một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thì bỗng dưng bị mất trí, phải học lại những bài học đầu tiên, phải sống dựa vào sự hiểu biết của kẻ khác – mà sự hiểu biết này không phải là tinh túy vì nó chỉ do vay mượn mà có. Chính vì thế với tôi Việt Nam là một dân tộc chưa trưởng thành.

Tìm kiếm Blog này