Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu
Thợ Cạo từng là lính, tháng 6 giữa năm đã bức xúc trước phát biểu của ông PQT ở Shangri-La , lần này nữa thì "thâu rầu lượm ơi!" thất vọng hoàn toàn với người đứng đầu toàn quân. Ở nhiều nước: giới quân đội thường là "diều hâu hiếu chiến", sự mềm mỏng dành cho giới ngoại giao thì ngược lại ở Việt Nam, đại tướng dẫn đường lại là "bồ câu hòa bình", tôi không tin ông "nói dzậy chứ không phải dzậy". TC có mấy lời bình:
Theo Thanhnien - Cái mà dư luận quan tâm là cuộc gặp giữa hai đoàn quân sự cao cấp Việt - Trung, mang lại kết quả gì, thì có ai như ông lại khoe nghi thức ngoại giao - xem như một thắng lợi: "Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị..."
PV: Thưa Bộ trưởng, 2 bên có bàn về việc phía Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như chuyện giàn khoan đã xảy ra ít tháng trước?
BT: Chúng tôi có trao đổi là giờ phải giữ nguyên hiện trạng, trên biển Đông phải thực hiện cho đầy đủ DOC - tinh thần, quan điểm chung là không mở rộng tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm. Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam.
PV: Họ có đưa ra một cam kết, lời hứa nào về việc giữ nguyên hiện trạng như này?
BT: Hứa thì bạn không hứa nhưng nói chung 2 bên đều thống nhất phải thực hiện DOC - nghĩa là không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp.
TC: Tôi nghĩ hai câu trên là mục đích chính mà VN mong muốn trong chuyến đi do ông dẫn đầu đã thất bại.
Theo Nhandan - "Hai bên nhất trí ...tăng cường hợp tác công tác Ðảng, công tác chính trị, trong đó chú trọng công tác thông tin tuyên truyền một cách khách quan, không để các thế lực thù địch tạo cớ gây chia rẽ quan hệ hai nước..."
TC: Nhiều người không thể không thắc mắc, ở đây ai là "thế lực thù địch"
Với người dân bình thường đều thấy "thế lực thù địch" có thể đe dọa đến an nguy tổ quốc, quyền lợi quốc gia trong quá khứ, hiện tại và tương lại, không ai khác là nước láng giềng Trung Quốc.
Với ông "thế lực thù địch" là ai "gây chia rẽ quan hệ hai nước", có thể hiểu là từ nước khác hay trong nước - Phải chăng đó là điều quân đội phải quan tâm hàng đầu?
Theo: Infonet
BT: Còn hiện nay trên Biển Đông, nói thật là các bên đều có xây dựng: Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng và Việt nam cũng có hoạt động xây dựng.
Các hoạt động xây dựng này đều là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, bảo đảm điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc.
PV: Nhiều chuyên gia tỏ ý lo ngại hướng xây dựng của Trung Quốc có thể hình thành một căn cứ quân sự tấn công, đe doạ hòa bình trong khu vực. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
BT: Các nhà nghiên cứu dự báo thôi, còn đương nhiên bên nào tiến hành xây dựng thì đó cũng là một căn cứ quân sự. Quan trọng là phải thống nhất với nhau giữ cho được môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác, tránh dùng vũ lực.
TC: Ông thừa biết rằng: TQ nói một đường làm một nẻo, thực thế họ đã coi thảo thuận DOC là cái "hứa cho vui". Điều khó hiểu là ông đã đánh đồng việc các nước trong đó có VN củng cố cơi nới các vị trí đóng giữ với việc TQ biến không thành có, từ bãi ngầm thành đảo nhân tạo, quy mô và tính chất khác nhau hoàn toàn. Nói thế khác nào coi hành động của TQ là chuyện bình thường, câu "Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc" - tôi có cảm tưởng như là ông mừng nổ lực bạn TQ giàu mạnh của mình, thay vì thấy đó mối đe dọa không hề nhỏ. Ông cho rằng "Quan trọng là phải thống nhất với nhau giữ cho được môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác, tránh dùng vũ lực" - Nói thế là chấp nhận ai xây cứ xây miễn là giữ được môi trường... Hòa bình ổn định thế nào khi những bãi ngầm trở thành căn cứ liên hợp kinh tế - quân sự, cơ sở hậu cần khai thác nguồn lợi Biển Đông, khả năng xảy ra tranh chấp quyền lợi, đụng độ vũ trang là điều khó tránh khỏi và tất nhiên thế bất lợi luôn nghiêng về nước yếu, cụ thể trực tiếp là Việt Nam.
Nhìn nhận vấn đề như thế, tự mâu thuẫn với tinh thần DOC và dự luận có thể nghĩ rằng Bộ trưởng Quốc phòng VN bênh vực ý đồ TQ, thừa nhận Trung Quốc có quyền mở rộng lợi ích của mình ở Biển Đông?
Chụp màn hình sự nghiêp lưu hậu thế của ông PQT:
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời báo chí ngày 20/10/2014
Nguồn: Nhandan
Nguồn: Infonet
Diễn văn nổi tiếng của Bộ trưởng Quốc Phòng VN tại Hội nghị Shangri-La, 01/6/2014
"quan hệ Việt-Trung vẫn phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'" và "Quan
hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các
mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ
quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng" - (ý hiểu)
Nguồn: Vietnamplus