Запрещенные фотографии -
Северная Корея, снятая скрытой камерой
Những bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eric Lafforgom bằng camera giấu kín trong chuyến thăm gần đây nhất của ông đến đất nước khép kín. Gần
đây nhất - không phải theo nghĩa
mới đây nhất, mà trong
ý nghĩa rằng bây giờ ông vĩnh viễn không bao giờ được
nhập cảnh vào đất nước này. Ông đã ghi những bức ảnh trong những chuyến đi du lịch
cùng các hướng dẫn viên được chính phủ chấp thuận, những người này người
yêu cầu ông loại bỏ tất cả các bức ảnh. Nhưng Eric
Lafforgu đã giữ được những bức ảnh này để sau đó đưa ra
cho công chúng.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforg đến thăm
Bắc Triều Tiên sáu lần. Với thẻ nhớ ông đã đưa ra khỏi đất nước những bức ảnh này.
Khi chụp
ảnh, Lafforg mong muốn cho thấy người dân Bắc Triều Tiên - trước hết đó là
những người bất hạnh, chứ không phải là những robot vô hồn mà họ thể hiện trên
những bức ảnh tại các cuộc diễu hành.
1. Quân đội Bắc Triều Tiên là một trong những quân đội
lớn nhất thế giới, nhưng trên thực tế
những người lính thường phải đảm nhận công việc tầm
thường hơn so với cầm vũ khí.
2.
"Các nhà chức trách ghét khi người ta
chụp những bức ảnh như thế này. Ngay cả
khi tôi giải thích cho họ rằng nghèo
khó ở khắp mọi nơi, họ vẫn cấm tôi chụp những bức ảnh này".
3.
"Trong những thời kỳ khó khăn (mà chúng thì tường xuyên ở đây) có thể nhìn thấy trẻ em làm việc trên những cánh đồng, -
Lafforg giải thích
thêm.
- Tôi đã bị cấm nhập cảnh sau chuyến đi vào tháng Chín năm 2012 khi tôi đăng
tải một số bức ảnh lên Internet. Những người Bắc Triều Tiên đã nhìn thấy chúng và yêu cầu loại bỏ, xem chúng là xúc phạm. Tôi từ
chối vì tôi cho rằng sẽ không công bằng nếu không cho thấy hiện thực đất nước họ".
Theo lời của nhiếp ảnh gia, bên ngoài Bình Nhưỡng và các thành phố lớn, người dân địa phương phải sống cực khổ. "Cuộc sống khắ nghiệt ở nhiều nơi của Bắc Triều Tiên, xa lạ với chuẩn mực phương Tây," - nhiếp ảnh gia kể.
Trong một ngôi làng đánh cá
nhỏ ông đã được tiếp đón như vị
khách danh dự. Người dân ở đây chưa nhìn thấy điện thoại di động bao giờ. Họ
suốt ngày bận rộn đánh bắt cá và nuôi
trồng thủy sản. "Ngay cả với cuộc sống khó khăn như vậy, họ nói với tôi trong dòng nước mắt rằng họ tôn
sùng những nhà lãnh đạo kính yêu của mình… cho dù đôi
khi họ không có đủ thức ăn".
4. Chính phủ Bắc Triều Tiên cấm chụp ảnh những
người thiếu ăn như người đàn ông này...
5. …hoặc cậu bé này.
6. «Cấm chụp ảnh những người ăn mặc không đẹp. Theo ý kiến hướng dẫn viên của tôi, người này mặc quần áo không đẹp để tôi có thể chụp ảnh ".
7. «"Tôi đã nhìn
thấy những đứa trẻ thu lượm ngô ven đường gần Begaebongom" - Lafforg giải thích thêm.
8. Một người phụ nữ đang
đứng ở giữa đám đông binh lính. Các nhà chức
trách không cho phép chụp ảnh quân nhân.
9. Bắc Triều Tiên không muốn giới thiệu thấy
quân đội của họ. "Cảnh tượng ảnh
như vậy có thể nhìn thấy thường xuyên ở đó. Nhưng cấm chụp ảnh».
10. « Dễ dàng chụp ảnh tại
khu phi quân sự (giữa Bắc và
Nam Triều Tiên ), nhưng nếu tiến đến quá gần với những người lính, họ sẽ
ngăn bạn lại".
11. Chụp ảnh những người lính khi họ nghỉ ngơi
cũng bị cấm.
12. "Trong
một chuyến đi xem biểu diễn các heo ở
Bình Nhưỡng, bạn có thể chụp ảnh các
loài động vật, nhưng không phải là quân nhân, những người chiếm
99% số lượng khán giả".
13. Các nhà chức trách Bắc Triều Tiên ghét những hình ảnh chụp binh lính của họ đang nghỉ ngơi.
"Bức ảnh này chắc chắn đã
góp phần vào việc làm cho tôi bị trục
xuất khỏi đất nước", -
Lafforg nói.
14. Người đàn ông tắm sông ở Bình
Nhưỡng. "Ở các tỉnh khác cảnh này bắt gặp khá thường xuyên".
15. "Người
đàn ông này đã sử dụng một chiếc săm
cũ thay cho thuyền. Ở nông thôn,
người ta thường câu cá ở ao hồ - đây là một cách
tốt nhất để có được thực phẩm tươi sống
ở những nơi mà chúng rất hiếm ".
16. "Khi
đi xe buýt đến Chongjin, một
khu vực đang bị nạn đói, máy ảnh của tôi đã bị tịch thu. Khi tôi nhìn thấy những người trên đường phố, tôi mới
biết tại sao".
17. "Người đàn ông này ngủ bên bờ biển tại Chilbo. Hướng
dẫn viên của tôi yêu cầu tôi loại bỏ hình ảnh này, bởi vì ông sợ rằng mọi người sẽ nghĩ rằng người
đàn ông này đã chết. Không, ông
ấy vẫn còn sống".
18. "Tại Kaesong,
gần khu phi quân sự, khách du lịch lưu trú trong tổ hợp
khách sạn xây dựng từ những ngôi nhà ở
cũ. Hướng dẫn viên nói rằng bên ngoài tất
cả đều như nhau. Không, điều này không đúng như vậy".
19. "Đây là những bức ảnh
phổ biến ở
phương Tây. Viết rằng người Bắc
Triều Tiên phải ăn cỏ. Hướng dẫn viên sẽ mất tự chủ nếu bạn chụp bức ảnh như vậy".
20. "Mọi
người về nông thôn tham gia các hoạt động công ích. Trước
đây, chính quyền xem những hình ảnh này là tích cực, nhưng bây giờ họ nghĩ rằng chúng ta xem đây là bằng chứng về lao động cưỡng bức".
21. "Đi
qua các tòa nhà này, các hướng dẫn viên
yêu cầu tôi không chụp ảnh flash. Lý do chính thức - "để không làm mọi người sợ hãi".
22. "Người
dân Bắc Triều Tiên hơi một chút hoang
tưởng. Hướng dẫn yêu cầu tôi
loại bỏ hình ảnh này, bởi vì họ tin chắc chắn rằng tôi sau đó sẽ nói rằng đây là những người vô gia cư, nhưng thực ra họ chỉ đang nghỉ ngơi".
23. Các nhà chức
trách cho rằng những bức ảnh
ghi lại mọi người đứng và mỉm cười dưới
bức chân dung của các nhà lãnh đạo của đất nước là điều xúc phạm. "Đừng bao giờ chụp
ảnh khi bạn nhìn thấy mọi người
đang làm những điều ngu ngốc trước
bức chân dung của các Kim", - Lafforg nói.
24. "Mặc ở
Bình Nhưỡng ô tô ngày càng trở nên phổ biến hơn, người dân vẫn chưa quen sử dụng. Trẻ em tiếp
tục chơi đùa giữa đường, như thể không
nhận thấy xe cộ qua lại».
25. "Trong
hai siêu thị ở Bình Nhưỡng bạn có thể tìm thấy tất
cả các loại thực phẩm và đồ uống.
Họ thậm chí có cả nước khoáng Evian, ở
đây chỉ giới thượng lưu mới sờ được".
26. "Chúng
tôi đến phòng trưng bày nghệ thuật
ở Bình Nhưỡng, khi bị cúp điện. Khi điều
này xảy ra, họ nói rằng lỗi do người Mỹ".
27. "Có lẽ
việc cấm vô lý nhất trong tất cả
các lệnh cấm. Khi tôi chụp xong bức ảnh
này, tất cả mọi người bắt đầu la
hét tôi. Bởi vì bức tranh chưa hoàn thành, tôi
không thể chụp ảnh nó".
28. "Tại
trại thiếu nhi Sondovon cần có tiếng
cười và niềm vui, nhưng rất nhiều
trẻ em đến đây từ nông thôn. Chúng
sợ hãi, chẳng hạn như thang máy là chúng chưa bao giờ nhìn thấy trước đây".
29. "Các
nhà chức trách có vấn đề với bức ảnh này vì hai lý do: cậu bé
này đội mũ một cách kỳ lạ (theo ý kiến hướng dẫn của tôi), và hậu cảnh nhìn thấy rõ binh
lính".
30. "Metro
ở Bình Nhưỡng - sâu
nhất trên thế giới, bởi vì nó còn
đóng vai trò là hầm trú bom. Họ
buộc tôi loại bỏ hình ảnh này,
bởi vì nhìn thấy rõ đường hầm".
31. "Quần áo
rất quan trọng ở Bắc Triều Tiên. Khi
tôi yêu cầu được chụp ảnh các sinh viên này, một cô gái đòi chàng trai
chỉnh đốn trang phục của mình".
32. "Nếu
bạn ghé thăm các gia đình, hướng
dẫn du lịch muốn khi bạn chụp ảnh
cho thấy trẻ em đang sử dụng máy tính.
Nhưng khi họ thấy rằng máy tính bị ngắt điện họ yêu cầu bạn xóa bức ảnh!"
33. "Hai
bên đường rất nhiều người mệt mỏi,
bởi vì họ phải hàng giờ liền gò lưng trên xe đạp để đến nơi làm
việc. Chụp ảnh những người này, dĩ nhiên, cũng bị cấm".
34. Mặc dù chính
quyền che giấu thị trường chợ đen, "thị trường xám" mà họ nhắm mắt làm ngơ cho phép một số người
kiếm sống.
35. "Chụp ảnh nhãn mác của Chương trình Lương
thực Thế giới qua cửa sổ của một
ngôi nhà trong làng cũng bị cấm".
36. "Một
ví dụ hiếm hoi một đứa trẻ vô kỷ luật
ở Bắc Triều Tiên. Chiếc xe buýt đang đi trên những con đường nhỏ Samiyona ở phía
bắc, thì cậu bé chạy lao ra
đường".
37. "Xếp
hàng - loại hình thể thao quốc
gia đối với người dân Bắc Triều
Tiên". Trong bức ảnh này,
mọi người xếp hàng chờ đến lượt của mình lên xe lên xe buýt.
38. "Bình
Nhưỡng - tủ kính của Bắc Triều Tiên,
vì vậy hình thức bên ngoài của các ngôi nhà được chăm chút kỹ lưỡng. Nhưng nhìn vào bên trong, tất cả những bí mật
được phơi bày rõ ràng".
39. Tại lễ hội
tưởng niệm Kim Jong-il
hàng nghìn người Bắc Triều Tiên xếp hàng đến các tượng đài khác nhau.
40. Thăm một gia
đình ở nông thôn. Nhà ở và dân
làng cho những bức ảnh như thế này được chính phủ
lựa chọn kỹ càng. Tuy nhiên, đôi khi có những chi tiết, chẳng hạn như một
bồn tắm như một hồ trữ nước, cho thấy cuộc
sống ở đây khá
khó khăn.
41. Giao thông công cộng đi lại giữa các thành phố hầu như không
có. Người dân muốn đi từ nơi này đến nơi khác phải được phép. Trong bức ảnh này, bạn
có thể nhìn thấy những
người lính đưa tay vẫy xe trên xa lộ.
42. Giới thiệu sự nghèo đói bị cấm, nhưng cho thấy sự giàu sang cũng bị cấm. Chiếc xe này Lafforg chụp ảnh vào
ngày Chủ nhật tại một trong những công viên ở Bình Nhưỡng. Chủ sở hữu "Mercedes" đã tổ chức một bữa thịt nướng.
43. Chụp ảnh những người lính lúc nghỉ ngơi cũng bị cấm.
44. Cấm hoàn toàn việc chụp ảnh các tượng đài Kim Nhật Thành từ phía
sau lưng. Điều này bị xem là rất thô tục.