Triết Học Đường Phố: Khi
nói về văn hóa là ta đang nói về mọi mặt đời sống tinh thần của một dân
tộc. Chúng ta vẫn luôn tự hào có nền văn hiến 4000 năm nhưng theo tôi
đó chỉ là cái ảo ảnh mà chúng ta tự vẽ lên để huyễn hoặc mình, nó không
có thật, nó là cần thiết để gắn kết những cá thể của một dân tộc lại với
nhau, cho chúng ta một niềm tin để vượt qua những khó khăn để tồn tại.
Vì sao là huyễn hoặc? sự hình thành văn hóa của một dân tộc giống như
quá trình phát triển của một con người từ sinh ra đến trưởng thành, già
cỗi và tái sinh hoặc chết đi.
Một con người muốn trưởng thành phải trải qua sự học hỏi bởi những sóng
gió trong đời và quan trọng là cần sự tiếp nối liên tục. 4000 năm chúng
ta có được bao lâu là tự đứng trên đôi chân của mình? Cứ mỗi lần bị đô
hộ là mỗi lần những thành quả mà chúng ta xây dựng bị tẩy sạch, và những
quảng thời gian ấy chúng ta sống dựa vào nền văn hóa của “nước mẹ”, rồi
sau đó khi dành lại độc lập, chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu với những
gì của mình và tiếp nối cái văn hóa từng là “nước mẹ” kia, nó giống như
một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thì bỗng dưng bị mất trí,
phải học lại những bài học đầu tiên, phải sống dựa vào sự hiểu biết của
kẻ khác – mà sự hiểu biết này không phải là tinh túy vì nó chỉ do vay
mượn mà có. Chính vì thế với tôi Việt Nam là một dân tộc chưa trưởng
thành.
Dân tộc ta giống như một cậu thiếu niên chưa lớn, do thời gian bắc thuộc
quá dài mà nền văn hóa phần lớn đều là vay mượn. trong văn hóa Việt Nam
có bao nhiều phần trăm vay mượn từ Trung Quốc? Chí ít cũng 70-80%, sự
ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi kể cả ngôn ngữ cũng hao hao giống nhau. Theo
tôi văn hóa chúng ta là thứ văn hóa bắt chước, cái gì chúng ta cũng bắc
chước, hãy tìm trong những biểu hiện của nền văn hóa, bạn sẽ thấy rất
rất nhiều, nó đều giống giống như của Trung Quốc. Nếu có sự khác biệt
thì đó chính là ý chí kiên cường, tình đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của…
một kẻ yếu, vì nếu không có những đức tính đó thì dân tộc ta bị diệt
vong từ rất lâu.
Cũng có thời chúng ta muốn thoát ly nền văn hóa vay mượn như việc bỏ chữ
Hán dùng chữ Nôm, nhưng than ôi! Chúng ta có thể làm được sao? Khi mà
những gì chúng ta được dạy được học và sống bằng những gì được vay mượn,
đó có lẽ là nỗi đau của tiền nhân nước Việt. Chúng ta là một dân tộc
yếu kém và lạc hậu thì lấy gì để tạo ra một con đường mới ưu việt hơn
cái nền văn hóa vĩ đại ở kề bên?
Bằng sức của mình chúng ta tiến 1 thì kẻ kia đã tiến đến 4-5, đơn giản
vì kẻ kia có một nền tảng vô cùng vững chắc, trong khi nền tảng của
chúng ta là sự vay mượn. Khi con đường chúng ta tự tạo kém cỏi hơn thì
không có cách nào khác ngoài sữ dụng những thành quả đã đạt được của kẻ
kia. thế nên chúng ta cứ mãi đi sau, chúng ta sử dụng thành quả của nó
nhưng lại không có nền tảng và tinh túy. Đó là nỗi đau của một dân tộc ở
bên cạnh một dân tộc lớn.
Nhưng cuối cùng thời đại đã thay đổi, với sự phát triển của công nghệ
thông tin, mọi nền văn minh được kéo lại gần nhau và hòa lẫn vào nhau.
tất cả tinh hoa nhân loại đều phơi bày ra trước mắt ta, đó là cách tốt
nhất để có thể thoát khỏi nền văn hóa to lớn bên cạnh. Đơn giản vì nền
văn hóa đó so với các nền văn hóa vĩ đại khác thì vẫn còn kém vài bước.
Một dân tộc thông minh là một dân tộc biết học hỏi những gì là tinh túy
và biến thành của mình.
Nhật và Hàn là những ví dụ cụ thể. còn chúng ta thì thế nào? Chúng ta
vẫn mãi dậm chân tại chỗ, không những thế nền văn hóa chúng ta ngày càng
trở nên suy đồi hơn, chúng ta mãi là cậu thiếu niên chưa lớn, chỉ biết
bắt chước, chỉ lười biếng học những gì có sẵn, chỉ ham muốn những hạnh
phúc nhỏ nhoi do vật chất mang lại, chỉ nhìn thấy những gì trước mắt,
chỉ thấy bản thân mình là lớn nhất vĩ đại nhất, chỉ biết đỗ lỗi cho hoàn
cảnh, chỉ biết che dấu và biện hộ cho những sai trái của mình, chỉ biết
bo bo giữ lấy những thành quả của mình trong khi đặt trên bình diện thế
giới thì nó nhỏ nhoi vô cùng, chỉ biết sống trong một cái ao bé tẹo để
được yên thân trong khi những kẻ khác đang cố gắng tìm ra biển lớn. Ôi!
bao giờ dân tộc ta mới thật sự trưởng thành?
Nếu sự thay đổi của thời đại là một cơ hội cho chúng ta chuyển mình thì
khi không biết nắm bắt cơ hội sẽ trở thành tiền đề cho sự diệt vong. bởi
vì cái cơ hội đó không chỉ đến với riêng chúng ta. Ngày xưa để diệt một
dân tộc thì người ta chỉ có một biện pháp là chiếm đóng bằng vũ lực rồi
đồng hóa dần, để tự vệ chúng ta có thể đoàn kết giết giặc chống ngoại
xâm. Nhưng ngày nay thì sao? Có vô số cách để đô hộ, dùng kinh tế, dùng
chính trị, dùng văn hóa, dùng vũ lực… đó là sự xâm lăng một cách từ từ
không đau đớn.
Chúng ta giống như một con ếch trong nồi nước nóng dần, con ếch vẫn cứ
hồn nhiên bơi lội và khi nước sôi cũng là lúc nó chết, chết bởi sự hôn
mê mà nó không biết. Hãy nhìn những gì diễn ra với Ukraine, một phần
quốc gia mất đi với sự ủng hộ đa số của dân chúng nơi đó, sự phân hóa đã
ngấm vào tận xương tủy dân tộc đó và nhiều dân tộc nhược tiểu khác.
Than ôi chúng ta vẫn là một đứa trẻ tưởng mình đã lớn.
Không ít lần tôi đã khóc cho quê hương khi nhìn con đường mà chúng ta
đang đi, tôi thấy mình bất lực, có lúc tôi đã cố gắng lên tiếng, nhưng
sau đó tôi thấy tim mình chai đá. Trên đất nước này chúng ta tự hào mình
là người Việt Nam, nhưng hãy hỏi những ai từng đi ra ngoài, hỏi họ xem
khi đứng trước những dân tộc khác họ cảm thấy gì. Ước gì đứng trước Mỹ
ta có thể vỗ ngực: “Kinh tế và giáo dục nước tôi không hề thua bạn”, đứng trước Nhật chúng ta tự hào: “Dân tộc tôi là một dân tộc chăm chỉ và có lòng tự trọng cao”, đứng trước Đức chúng ta mỉm cười và nói: “Nền triết học nước tôi đang tiến gần sát anh” và đứng trước Trung Quốc chúng ta có thể lớn tiếng bảo: “Hãy giao trả Hoàng Sa – Trường Sa, nếu không quân đội chúng tôi sẽ đè bẹp các người”.
Nếu chúng ta có thể làm được những điều đó thì mới đáng để tự hào, còn
lúc này? tự hào để làm chi khi nền dân trí thấp và đang sống trong nghèo
nàn lạc hậu.
Tác giả: Mắt Đời