Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(V)

  Chúng tôi đã chờ đợi đến hơn 2h chiều ngày 7.1.1979 thì có lệnh hành quân khi phà của hải quân VN đã được lắp xong , C2 D7 chúng tôi là đơn vị đầu tiên vượt sông Mekong bằng phà do hải quân VN chuyển qua sông trên bến phà Niek luong đó .

.....  Nắng đã ngả về chiều trên bến phà Niếp lương chiều hôm đấy 7.1.1979 không khí quân sự khẩn trương đến căng thẳng, hải quân đang lắp ráp phà để chuẩn bị đưa bộ binh qua sông, các đơn vị và những đoàn xe quân sự ùn ùn chuyển dần đến gần bến phà , đơn vị tôi đã nằm đây 2 ngày rồi nên với ai đến sau thì cho rằng mới mẻ chứ lính D7 E 209 chúng tôi thì quen quá rồi, dọc đường vào bến phà xen lẫn vài xe chở lính Campuchia cắm cờ 5 tháp quân trang quân dụng mới tinh gọi nhau bằng tiếng Khơme inh ỏi, lính tình nguyện ta thì cả cơ giới lẫn hành quân bộ dồn về đó rất đông gọi nhau ý ới nhận đồng hương đồng khói inh ỏi.

Một trận chiến sắp tới sẽ ác liệt lắm đây vậy mà họ vẫn cười đùa vui vẻ chẳng thấy ai có thái độ sợ sệt hay âu lo gì cả tinh thần của chiến dịch đúng như bài hát Trường sơn đông Trường sơn tây có đoạn Đường ra trận mùa này đẹp lắm . Đại đội 2 của tôi và tôi cũng lẫn trong trong đòan quân đó bên bến phà trên dòng sông Mê kông.

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(IV)

...Những ngày tiếp theo địch ít đánh vào chốt , cũng từ hầm hố bắn qua nhau thôi , hầm trung gian giữa ta có 2 hố chiến đấu địch đang giữ 1 hố rất gần nhau hàng ngày địch và ta quăng lựu đạn qua hầm nhau , pháo cối 2 bên vẫn bắn vào chốt nhau cả ngày đêm đến từng nhóm nhỏ của địch bò vào tập kích khiến lính ta luôn ở thế 100% chiến đấu , ban ngày thay nhau cảnh giới và ngủ lấy sức , điều khiến lính khổ nhất là đói , tuyến sau không thể mang lên cơm nước cho chúng tôi được , nhìn những cục cơm mấy ngày trước lăn lóc dưới công sự lẫn cùng bùn đất chỉ muốn ăn nhưng nó đã thiu thối nhão nhét từ lâu rồi , còn nước thì dưới ruộng uống thoải mái những ngày đầu thì còn bòn mót được cơm trên chốt do anh nuôi mang lên chưa ai kịp ăn trong lúc đánh nhau nó đổ vãi lung tung , những cục cơm nắm lăn lóc dưới công sự hay hầm hào .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(III)

....Toàn tuyến chốt im ắng , đã đến giờ nghỉ trưa và chỉ đánh nhau trong giờ hành chính đó là phương châm của lính bắn tỉa . Tôi thì thấy khoái vì có anh em bắn tỉa lên chốt là tôi có cái mà chơi mà nghịch , trên chốt sống chết chẳng biết thế nào mà vô tư thế đấy
Chiều hôm đó khi ánh nắng mặt trời bớt đi sự gay gắt anh An lại ra nằm ngắm tìm mục tiêu , tôi cũng ra nằm bên nhìn bằng mắt thường , hướng anh ngắm tìm là phía trên của chốt D9 , bên đó địch có khẩu 12.8ly chúng bắn rất mạnh qua chốt C12 của D9 , chắc khẩu 12,8ly này đã gây nhiều thiết hại cho D9 nên E mới lên cho lính bắn tỉa bắn bằng được mục tiêu này , từ sáng đến giờ anh An soi mỏi mắt mấy tiếng đồng hồ đã bắn được phát đạn nào đâu . Lâu lâu tôi lại đòi anh cho ngắm và nhờ anh chỉ mục tiêu cần tìm , dù sao tôi cũng là lần đầu tiên được ngắm bằng súng có kính ngắm quang học này , kinh nghiệm chưa có địa hình điểm ngắm chưa quen và cứ theo tay anh chỉ mà soi mà tìm , nằm bên tôi anh An nói từng chi tiết nhỏ như anh là người đã từng ở cái vị trí đó , một hình ảnh không gian 3 chiều trong óc của anh và tả ra bằng mồm cho tôi cùng tưởng tượng :

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(II)

Căn cứ Lai khê với những hàng rào dây thép gai và những ngày sống trong phập phồng lo sợ của đám lính mới D5 mới được bổ xung vào F7 , đời sống của lính thì khổ như lúc huấn luyện tại miền Bắc , cơm nửa gạo nếp nửa gạo tẻ dính nhằng nhằng , mỗi bữa mỗi thằng 1 bát con con , đồ ăn thì không có gì đáng nhớ , tôi cũng ăn đâu 1 2 bữa thôi nên cũng chẳng thèm biết chính xác nó là cái gì đã là khẩu phần ăn của chúng tôi , mọi sinh hoạt sau 2 ngày nghỉ ngơi đã bắt đầu đi vào quy củ , đám cán bộ khung mới toàn lính cũ bị thương trên những trận đánh bên K về , sau này tôi mới biết có cả lính C2 D7 chúng tôi trong cái đám cán bộ khung đó , anh em này sống thoáng hơn hơn đám cán bộ khung thời huấn luyện .

Anh em cán bộ khung cũ đã bàn giao quân xong , họ cũng chuẩn bị quay về đơn vị cũ , tôi đứng ra mời mấy anh của C18 ra ngoài Lai khê ăn nhậu với nhau một bữa cuối cùng rồi chia tay , 2 ông ở B khác trong C18 có vẻ ngại bởi có ông đã từng đuổi theo bắt tôi quay trở lại khi trốn về và lần đó tôi đã đi tới gần Nho quan Ninh bình rồi , nay tôi mời đi ăn với tôi thì ngại thật , gặp lúc tôi khùng khùng điên điên lên chuốc cho uống vào lơ mơ rồi đập cho một trận trả thù thì hỏng bét , nhưng anh Sướng tin tôi không bao giờ làm thế cả nên đã đứng ra nhận lời , tôi cũng đâu phải hạng người đó , họ làm gì cũng bởi nhiệm vụ không để lính vô kỷ luật , trốn về như vậy thì còn đâu kỷ cương , cũng muốn rèn luyện cho chúng tôi có sức chịu đựng sau này thử sức trên chiến trường thôi . Cái anh đó tên Khá , vâng là anh Khá , Sướng và Khá toàn những cái tên với đầy hứa hẹn ở phía trước cả .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(I)

Đây là hồi ký của một Cựu chiến binh ở đơn vị C2, D7, E209, F7, QD4. Qua góc nhìn và đánh giá mọi việc diễn ra xung quanh của một chiến sĩ liên lạc, có chuyện tác giả nghe cấp trên, bạn bè kể lại...
Nó phản ánh đời sống sinh hoạt buồn vui đời lính xen lẫn vinh quang, cay đắng đi cùng những trận đánh to nhỏ bất tận trên chiến trường, trải dài từ giới Tây Nam đến biên giới Thái Lan và nội địa Campuchia.  
Phải nói là tác gỉa có trí nhớ siêu phàm, câu chuyện nếu in thành sách cỡ 500 trang, đã được đưa lên trang Quansu, Vnmilitaryhistory, tác giả gõ từng bài ngắn, rồi chiến hữu còm thảo luận, kéo dài gần 2 năm, thành mấy tập với tựa đề khác nhau... Nhưng không hề nhàm chán vì nó sinh động chân thực có sao nói vậy, vừa khái quát vừa chi tiết, ai đồng cảm với người lính chịu khó xem sẽ thấy nó hấp dẫn hơn tiểu thuyết
Câu chuyện có giá trị tư liệu rất lớn cho những ai quan tâm tìm hiểu người tình nguyện Việt Nam đã sống và chiến đấu như thế nào trong một giai đoạn lịch sử khó khăn của đất nước.
Thợ Cạo mời bạn theo dõi


Ngã 3 Chóp - Biên giới Tây nam hướng sư đoàn 7 bộ binh.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Xe thiết giáp ông Hải có gì mà ầm ĩ ?

Nghề của mềnh là cạo nên mắt phải lé tí đỉnh. he he. 
 
Như bạn đã xem qua các báo tường thuật về việc cải tiến, chế tạo xe thiết giáp của cha con ông Hải ở Campuchia. Sở dĩ báo chí ầm ĩ như thế không phải vì những cải tiến độc đáo sáng tạo gì mà là do có tên người Việt - "người Việt ta đấy". Không thấy báo CPC, hoặc hãng tin thông tấn nào đưa tin, đủ hiểu các báo viết bài đều nghe ông Hải kể và lấy thông tin từ ông Hải cung cấp. Một số báo mở rộng thành chuyện Việt Nam không trân trọng chất xám, không biết sử dụng người tài như ông Hải và các ông bờ cờ khác... công rtình họ làm ra Việt Nam không biết xài, nước ngoài biết xài, bán cho nước này nước nọ...

Trở lại chuyện xe thiết giáp ông Hải (ê hèm dùng từ xe bọc thép coi bộ rõ nghĩa hơn!), những ai có kiến thức chút ít chứ chưa cần nói đến chuyên gia quân sự, dễ thấy rằng nó có tính show hàng cho ông Hải và Lữ đoàn 70 hơn là chất mà nó có được. Không phủ nhận tài độ chế của cha con ông Hải và qua đó cũng thấy rằng người CPC thoáng hơn, thực dụng hơn, không để cơ chế thủ tục hành chính ràng buột như VN. Biết trân trọng người tài dù là tài độ chế, biết tạo điều kiện tốt nhất cho thầy thợ phát huy sáng kiến, có chế độ ưu đãi vật chất để giữ người làm việc cho họ.

Nên hiểu đất nước CPC rất thiếu người có tay nghề kỷ thuật nói chung chứ không riêng về cơ khí, họ không ngu để ông Hải vẽ hưu vẽ vượn, tuy trình độ tướng tá, sĩ qua kỷ thật của họ không cao nhưng họ có tham vọng sản xuất xe made in Campuchia dù là "hổng giống ai" đi nữa. Với Vịt, câu cửa miệng là "người Việt mình" thì với Cam là "người Khơ me dơng" nghĩa là "Khmer ta".
Nó phù hợp với điều kiện nước bạn nên có chuyện nghe như đùa, ông Hải nói với đài BBC:
"Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh... Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học."

Những chiếc xe độ chế ấy tất nhiên là rẻ. Có hữu ích không? Thợ Cạo nghĩ là có, nó đáp ứng nhu cầu khoe mẻ của bạn và trấn áp biểu tình, báo loạn đường phố. Nên biết Lữ đoàn 70 đã đặt hàng cha con ông Hải sửa chữa, nâng cấp, chế tạo mới là đơn vị bảo vệ kiêm chống biểu tình bạo động. Tất nhiên chỉ huy đơn vị là người thân cận với Hun Sen nên dễ dàng rút được kinh phí nhà nước. Còn bảo nó là xe chiến đấu đánh nhau thì đừng giấc mơ còn xa.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Xe điên & Mất phanh cái mả cụ nhà các bạn

XE ĐIÊN

Khoai@

Chuyên về xe và giao thông, "Cố" Nguyễn Đăng Ninh mặc dù tuổi cực cao nhưng vẫn có những đóng góp cực kỳ hữu ích cho xã hội với giọng văn phủi.

Xin giời thiệu cùng bạn đọc.

Xe điên

Địnhnghĩa:

Xe điên là loại xe không dừng lại bằng phanh. Nó dừng lại bằng gì thì tùy theo hiện trường; có thể là dải phân cách, cột điện, xe máy, nhà dân.....Bạn có thể thắc mắc rất công chính rằng: Thằng lái ở đâu mà không đạp phanh? Xin thưa: Thằng lái vẫn ngồi đó nhưng sợ cứng người, mất hết phản xạ, ôm chặt vô lăng, nhắm tịt hai mắt và đạp lút chân ga.

Nóng: Kết quả "ai chung thủy cao - chung thủy và chung thủy thấp”


Thu nhập giảng viên An-nam - Thực sự là bao nhiêu?

I. Là thế này, có bạn Tag mình bài báo trên VNN của bạn hiệu trưởng trẻ trường FPT rằng:Thu nhập giảng viên (An-nam) cao nhất hơn 1 tỷ/năm. Chuyện thiên hạ, chả muốn chém zó, nhưng thấy mấy bạn liếm láp bơ sữa ở Khoai Tây một thời gian, về nước cứ như người zời, toàn nói chuyện trên mây, y như mấy hội thảo cải cách giáo dục đại học cách đây mấy tháng, nên cũng nên nói cho các bạn í hiểu, để lần sau bớt bi-bô những điều tối nghĩa đi. Đối tượng nói trong stt này là giảng viên, từ to đến bé, không nói đến các đối tượng ngành nghề khác trong xã hội.

Tìm kiếm Blog này