Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIV)

 Lần thứ 2 truy đuổi càn quét núi Kimry săn đuổi Tà Mốc của hướng D7 chúng tôi đã về đến tây nam núi Kimry và lúc đó cũng gần cuối tháng 12.1979 rồi , sau vụ chúng tôi bị tập kích trưa hôm đó khi chúng tôi quay về đến ngã 3 cây me ngọt thì vận tải D đã xuống cáng thương binh đi và áp giải thằng tù binh Pốt đi rồi , trên D bộ , bộ phận khai thác tin tức tù binh do anh Thành phiên dịch hỏi cung , từ những lời khai của thằng tù binh có thêm nhiều tin tức khá quan trọng liên quan rất nhiều đến hoạt động của địch vùng này .
 Theo lời khai của tù binh : Đội hình của chúng chia lẻ thành từng nhóm nhỏ , 3 hoặc 5 tên , có nhóm nhiều hơn , chúng tùy nghi di tản trong rừng , tự mò tìm lương thực thực phẩm trong dân sống cách đó vài chục km hay đào củ quả rừng ăn duy trì cuộc sống , cách 5 ngày sẽ gặp nhau 1 lần nhận kế hoạch nhiệm vụ mới , địa điểm được chấm sẵn một vị trí bất kể nào đó cứ đúng ngày là chúng sẽ tìm về đó , cũng có khoanh vùng cho từng phiên hiệu đơn vị địch hoạt động riêng , nhiệm vụ cụ thể của chúng là duy trì đội hình chờ cấp trên giao nhiệm vụ trực tiếp khi thời cơ đến , qua về giữa dân và vùng Kimry lôi kéo dân K và thanh niên đến tuổi cầm súng theo chúng , móc nối với những thành phân là lính Pốt hiện đang hoạt động dấu mặt trong dân K chờ thời cơ đến đến có thể chắp nối thành một đơn vị chính quy chiến đấu ngay bên trong nội địa ...vv và hôm nay nhóm 5 thằng Pốt kia đã hẹn gặp nhau tại ngã 3 cây me ngọt chính vì thế chúng đã va phải đội hình C2 vô tình nằm đó nghỉ trưa .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XIII)

Đêm hôm đó D7 chúng tôi đã bỏ qua một lực lượng địch trên đường hành quân để tìm đến đúng mục tiêu đã định , thực hiện như đã được cấp trên phân công cho nhiệm vụ của đơn vị luồn sâu hành quân tác chiến . Những nguyên tắc cơ bản của chiến thuật cho những đơn vị luồn sâu đánh nở hoa trong lòng địch là tránh giao tranh với quân địch trên suốt dọc đường đi , cái điều cấp trên cần là đơn vị đó phải vào đến đúng mục tiêu đã xác định đúng thời gian đánh vào những mục tiêu quan trọng mang tính quyết định của chiến địch chứ không phải giao tranh hơn thua với mấy thằng lính địch hay đơn vị lẻ tẻ của địch trên dọc đường đi , yếu tố bí mật bất ngờ , táo bạo pha chút lạnh lùng của chiến trận cần thiết hơn .
 Khoảng 4h sáng là chúng tôi đã vào gần sát mục tiêu được xác định sẵn , mục tiêu là cái chùa cũ xác sơ cùng thời gian và vài căn nhà sàn xiêu vẹo cùng thời gian , nơi đây có lẽ từ rất lâu rồi không có người ở , vẫn rừng bao quanh cái phum cũ này , cây cối um tùm mọc tràn cả vào những khoảng đất mà có lẽ xưa kia là những nương rẫy trồng trọt canh tác của người dân địa phương .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XII)

Khoảng 3h sáng hôm đó là giờ xuất quân , bộ phận trên C bộ khá gọn nhẹ chỉ có 4 người gồm anh Phượng , thông tin vô tuyến PRC25 và 2 thằng liên lạc chúng tôi , mỗi B nhỏm nhẻm 3 4 người , hỏa lực thì có mỗi khẩu đại liên với 2 thùng đạn , tổng số quân C2 không quá 20 người đi tác chiến cũng chỉ cần thế thôi chứ đi nhiều làm gì ? Từng đó người cũng đủ đánh cho bọn lính Pốt ở đây không còn cửa sống nữa rồi .
 Chúng tôi tập chung hết về hướng C1, điểm xuất phát từ đây lần này C1 sẽ đi tiên phong thay vị trí C2 bấy lâu nay dưới sự chỉ huy của C trưởng Lừng min ( Bác này mặt dỗ min tu khá nổi tiếng trong E209 ) , thằng Nam sẹo bạn tôi là liên lạc từ thời anh Hiền và nay là liên lạc của anh Lừng và anh Đào lính Đông anh HN là CTV C1 , anh Đào là người có thành tích nhảy cóc nhanh về chức vụ nhất trong D7 từ thằng lính liên lạc của anh Hiền C trưởng C1 lên trung đội trưởng 1 B chiến đấu rồi lên CTV đại đội trong vòng thời gian có 1 tuần , anh Đào tính hiền lành nhanh nhẩu dễ dãi lính trong cả D7 chúng tôi ai cũng quý mến , anh Lừng C trưởng

Những nét văn hóa Bách Việt trong mộ Nam Việt Vương, Quảng Châu TQ

Nguyễn Xuân Quang
Tàc giả đứng trước tượng Triệu Đà (Zhao Tou) trong Bảo Tàng Viện Quảng Châu, Nam Trung Hoa.
(ảnh Michelle Mai Nguyễn).

Lạc Việt Tráng (Choang, Zhuang) và Lạc Việt Việt Nam.

Nguyễn Xuân Quang 

 Người Zhuang (tiếng Zhuang ouчcueŋь/Bouxcuengh phát âm là bou shung, Hán ngữ giản thể 壮族 phồn thể 壯族, phiên âm Zhuàngzú) là một tộc sống phần lớn ở vùng Tự Trị ở Quảng Tây miền Nam Trung Hoa. Một số sống ở VânNam, Quảng Đông và HồNam. Dân số hơn 18 triệu người, đứng hàng thứ nhì sau tộc Hán ở Trung Quốc. Đây là sắc tộc lớn nhất ở Trung Quốc (1).
Các học giả Trung Quốc phân định rõ người Tráng Zhuang là người minzu hiện nay, nhưng thích dùng từ xianzu [ancestors] chỉ tổ tiên của Tráng Zhuang.  Đa số xưa và nay đồng thuận cho rằng tổ tiên của ngươi Tráng Zhuang là Bách Việt.
Khác với người Trung Hoa cổ và các học giả theo tài liệu cổ cho rằng Bách Việt là những kẻ man di, các khảo cổ học và các chứng cứ về sử thời ban sơ cho thấy người cổ Việt đã văn minh đầy đủ như người trung nguyên (The early history of the Yue, for example, reveals them to be fully as civilized as were the peoples of the central plain) (2). Các học giả Trung Quốc hiện nay cho rằng người Việt phía nam, tiền nhân, tổ tiên người Tráng Zhuang phải được xem là có nguồn gốc từ một nền văn hóa bản địa thời Tân Thạch ở vùng đông nam Trung Hoa (Zhuang  Chinese mainland scholars now hold that the Yue of the south who are antecedent to the Zhuang should be viewed as originating in a Neolithic era culture native to southeast China).

So sánh với các đại tộc của Bách Việt hay liên hệ với Bách Việt

LẠC LONG QUÂN
NHẬN DIỆN DANH TÍNH và BẢN THỂ.
(phần 5).
Nguyễn Xuân Quang
ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC ĐẠI TỘC CỦA BÁCH VIỆT VÀ VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC.
So Sánh Với Các Đại Tộc Khác của Bách Việt hay Liên Hệ với Bách Việt.
-Lạc Việt Tráng Zhuang, Quảng Tây.
Qua bài viết Lạc Việt Tráng Zhuang ta đã biết Lạc Việt tráng Zhuang ruột thịt với Lạc Việt Việt Nam Lạc Long Quân. Họ cũng nhận mình là con cháu của rồng. Họ cũng có văn hóa lưỡng hợp chim rắn.

clip_image014
Thần Tổ Người Chim Sừng (Cắt) (ảnh của tác giả chụp tại Làng Văn Hóa Zhuang, Nam Ninh).

Ði Tìm Con Cháu Thuyền Nhân 849 Năm Trước: Nguyên tổ hai giòng họ Lý tại Ðại Hàn

Yên-tử cư-sĩ Trần Ðại Sỹ

 

Tính danh học Việt Nam: Nguồn gốc tên họ

Mục đích nghiên cứu của chương này là: (a) tìm hiểu nguồn gốc phát sinh tên họ tại Việt Nam, Trung Quốc và tây phương, (b) tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt giữa tên họ tây phương và Việt Nam để từ đó biết được nguyên tắc chung của nhân loại trong vấn đề tên họ. Với 2 mục đích này, nội dung chương hai gồm 3 mục chính: mục một: tên họ của người Việt Nam, mục hai: tên họ của người tây phương, mục ba: so sánh tên họ tây phương với tên họ Việt Nam và Trung Quốc.
 MỤC I:  TÊN HỌ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tìm hiểu tên họ Việt Nam, ta cần hiểu các vấn đề: (a) định nghĩa tên họ, (b) số tên họ tại Việt Nam, (c) nguồn gốc tên họ tại Trung Quốc, (d) nguồn gốc tên họ tại Việt Nam, (e) các hình thức tên họ Việt Nam, (f) sự biến đổi tên họ.
TIẾT  A:   ĐỊNH NGHĨA TÊN HỌ
Việt ngữ có bốn từ chỉ tên họ: Tính, Thị, Tộc và Họ. Trong bốn từ trên, họ là từ Nôm, còn ba từ kia là Hán Việt. Những tiếng ấy ai cũng hiểu, nhưng cũng nên dựa vào sách vở để có một định nghĩa rõ ràng.
Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa Họ: Gia tộc do một ông tổ gây ra. Trong một họ thường chia ra làm nhiều chi, họ nội, họ ngoại. Người cùng gia tộc gọi là người cùng họ.
Về chữ Tính, Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa như sau: Tính: họ. Nước ta mỗi người có mỗi họ như Lê, Nguyễn, Phạm…Còn chữ Tính, Thị nghĩa là: Họ. Nước Tàu, đời Tam Đại, đàn ông xưng là thị, đàn bà xưng là tính. Ở nước ta, đàn bà xưng là thị.

Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài Việt Nam

Quanh việc Nguyễn An xây Tử Cấm Thành, Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Một giai đoạn lịch sử xuất hiện nhiều nhân tài

Trong số chủ nhật tuần trước, Báo SGGP có thông tin về vai trò của Nguyễn An, một người Việt Nam, trong quá trình xây dựng Tử Cấm Thành. Chúng tôi nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc, bày tỏ sự quan tâm và tự hào. Nhưng trong đó, một số ý kiến ngạc nhiên là sự kiện rất đáng tự hào này tại sao đến nay chưa có nhiều người biết. Trước câu hỏi này, chúng tôi đã trao đổi cùng Giáo sư - tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu văn hóa học, người đã đưa vấn đề này lên trang web www.vanhoahoc.edu.vn.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(X)

Sau nhiều ngày đêm hành quân triền miên như vậy chúng tôi tới dãy núi đá trước mặt thì dừng lại , trên suốt dọc đường đi không gặp bất kể một chuyện gì , địch không có dân cũng không , đồi núi trùng điệp rừng cây mịt mù , thỉnh thoảng vẫn cắt ngang những con đường đất cũ cỏ mọc đầu trên đường , những vết bánh xe bò cũ hằn xuống mặt đất cây cỏ đã mọc đầy chứng tỏ con đường đó đã rất lâu rồi không hề có người hay xe bò kéo đi lại .
 Từ sâu trong lòng núi đá chảy ra có một khe nước suối trong veo mát lạnh , từ đó địa danh này được anh em lính D7 chúng tôi đặt cho cái tên mới Suối nước lạnh , thật dễ hiểu và dễ nhớ cho tất cả những khoảng thời gian cùng địa danh trên đường hành quân , suối nước lạnh là điểm dừng chân cho cả tiểu đoàn được nghỉ ngơi một ngày , một điểm dừng chân trên đường hành quân quá lý tưởng , ở gần núi không khí cũng mát hơn cây cối nhiều suối nước mát lạnh ngay bên cạnh , cả tiểu đoàn 7 đóng quân chung quanh vị trí con suối nhỏ , thôi thì tắm giặt nghỉ ngơi ăn uống , những nồi chè đỗ xanh với đường kính trắng được anh em nấu lên rồi đổ ra cái chậu nhôm to của lính được anh em bê ra con suối đưa tít sâu vào trong khe đá chỗ mạch nước chảy ra cho nó được mát lạnh rồi mang ra ăn với nhau , những chậu nước chanh nước cam cũng được lính bê vào cái khe nước đó để mát rồi uống , ngày đó chúng tôi thèm được một ly nước mía nước chanh có cục nước đá mát lạnh đến như thế , một đất nước mà nền công nghiệp bị tàn phá trở về từ con số không thì lấy đâu ra có được cục nước đá mà mơ ước .

Tìm kiếm Blog này