Nguyễn Xuân Quang
Tàc giả đứng trước tượng Triệu Đà (Zhao Tou) trong Bảo Tàng Viện Quảng Châu, Nam Trung Hoa.
(ảnh Michelle Mai Nguyễn).
Vào năm 214 Trước Tây Lịch
(BC), Tần Thủy Hoàng xua quân chiếm Lĩnh Nam và lập ra ba quận: Nam Hải,
Quế Lâm và Tượng Quận. Nam Hải là thành Phiên Ngung (Panyu), nay là
tỉnh Quảng Châu. Khi nhà Tần suy tàn, Triệu Đà, vị tướng nhà Tần tại địa
phương, thống nhất ba quận lại lập nên nước Nam Việt và xưng là Vũ Đế (137 BC-122 BC). Cung điện của Nam Việt là thành Phiên Ngung ở ngay trung tâm tỉnh Quảng Châu ngày nay.
Vương quốc Nam Việt Vương gồm có 5 triều vua kéo dài 93 năm (137 TTL-122 TTL).Điểm cần lưu ý, vương phả cho thấy Triệu Đà truyền ngôi cho cháu là Triệu Mô (Hồ) chứ không phải cho con là Trọng Thủy. Điểm này cho thấy truyền thuyết nói rằng Trọng Thủy tự tử theo Mỵ Châu có thể là có thật.
Vương quốc Nam Việt còn để lại nhiều di chỉ khảo cổ học tại Lĩnh Nam, Quảng Châu như Cung Điện của Vương quốc Nam Việt, Lăng Mộ Nam Việt Vương và Thủy Môn Bằng Gỗ (Wooden Watergate) của Vương quốc Nam Việt. Thủy Môn này là hệ thồng thoát dẫn nước của thành phố Quảng Châu cách đây 2.000 năm để phòng ngừa lụt lội.
Lăng Mộ Của Triệu Mô
Bài viết này có chủ đích chính là viết về những dấu tích văn hóa Bách Việt còn tìm thấy trong mộ của Triệu Mô qua các chứng tích cổ vật trưng bầy trong Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương.
Người nước Nam Việt vốn gốc
Bách Việt trong đó có Lạc Việt Tráng dù bị người Hoa cai trị nhưng dĩ
nhiên vẫn còn giữ lại cội gốc văn hóa Bách Việt, Người Mặt Trời Thái
Dương, có cốt lõi văn hóa lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng. Văn hóa Bách
Việt dĩ nhiên còn thấy ở Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương ở Quảng Châu.
Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương mở cửa năm 1988, xây ngay tại khu lăng
mộ Triệu Mô, cháu của Triệu Đà, đời vua thứ nhì của Vương Triều Nam
Việt. Bảo Tàng Viện có chứa 11.465 cổ vật khai quật được. Trong mộ còn
tìm thấy xương của 15 người hiến sinh chôn theo vua.
Khu lăng mộ của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
Ngay cổng chính Bảo Tàng Viện, trên cao nhất có hình mặt
trời. Đây là biểu tượng của Bách Việt, Người Mặt Trời. Hiển nhiên Nam
Việt là một thành phần của Bách Việt. Không một viện bảo tàng nào khác
của Trung Quốc có để mặt trời tại ngay cổng chính.
Hình mặt trời đứng trên cao nhất của mặt tiền Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương, Quảng Châu.
Lưu ý mặt trời ở đây có nọc
tia sáng là mặt trời nọc Việt thái dương. Có hai loại nọc tia sáng cho
thấy mặt trời nọc tia sáng này có khuôn mặt lưỡng hợp nòng nọc, âm dương
của nhánh mặt trời nọc thái dương. Cả hai loại nọc tia sáng đều có đầu
bằng (không nhọn) cho biết thuộc ngành nọc âm thái dương mặt trời êm
dịu.
Nọc tia sáng dài biểu tượng cho phía dương còn nọc tia sáng ngắn hình tam giác ngược biểu tượng cho phía âm.Mặt trời này cho biết Nam Việt có con dân hay bị ảnh hưởng của văn hóa ngành nọc âm Thần Nông thái dương của Bách Việt. Nói một cách khác là thuộc phía Tầy Thái ngành Lạc Việt Lạc Long Quân Chấn thái dương.
Trên một bức tường mặt ngoài Bảo Tàng Viện cũng có một kiến trúc mô phỏng lại hình con thuyền trên một thạp đồng tìm thấy trong mộ Nam Việt Vương Triệu Mô (Hồ) tức Văn Đế cháu của Triệu Đà.
Một kiến trúc trên một bức tường mặt
ngoài Bảo Tàng Viện mô phỏng lại hình con thuyền trên một thạp đồng tìm
thấy trong mộ Nam Việt Vương Triệu Mô (Hồ) tức Văn Đế cháu của Triệu Đà.
Hình vẽ chi tiết một chiêc thuyền trên một chiếc thạp đồng loại Đông Sơn tìm thấy trong lăng mộ Triệu Mô (Treasures From the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
Những thuyền này là những thuyền phán xét linh hồn
giống như các thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Tuy nhiên cách
diễn đạt đã thể điệu hóa nhiều và có nhiều điểm bình dân học vụ hơn như
ở thân thuyền bên trái có khắc hình bốn chiếc trống đồng loại trống
tượng Nước hình nồi úp Nguyễn Xuân Quang IV hay Heger IV là trống biểu
của tộc mặt trời Nước Chấn thái dương ứng với Lạc Long Quân cho biết
thuyền này thuộc tộc mặt trời Nước Chấn (sẽ có một bài viết về những con
thuyền trên thạp này).
Chiếc thạp loại Đông Sơn tìm thấy trong lăng mộ Triệu Mô, Văn Đế (137-122 BC) (ảnh của tác giả).
Chiếc thạp loại Đông Sơn này cùng loại với các thạp đồng Đông Sơn tìm
thấy ở Việt Nam như thạp Đào Thịnh, Hợp Minh… Các thạp đồng thường dùng
làm vật cải táng chôn các phần quan trọng của con người như đầu hay tro
than sau khi hỏa táng hay dùng làm vật tùy táng, hộ mệnh cho các linh
hồn về cõi hằng cửu hay được tái sinh, vì thế trên mặt thạp thường diễn
tả cảnh liên hệ với Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. Chiếc thạp này có các
hoa văn loại của đại tộc Đông Sơn và các hình thuyền phán xét linh hồn
mang nét đặc thù của văn hóa lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn,
Tiên Rồng, nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch
nòng nọc, cốt lõi của văn hóa Bách Việt. Điểm này cho thấy văn hóa Hoa
Hán của Nam Việt đã bị Việt hóa. Văn hóa Hoa Hạ, Tần, Hán của dân du
mục, võ biền không có văn hóa thuyền phán xét linh hồn.Vương biểu chính của Triệu Mô là một mặt ngọc thạch hình Rồng-Phượng tìm thấy đặt ở mắt phải của ông ta.
Mặt ngọc thạch hình Rồng-Phượng, Vương biểu chính của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
Mặt ngọc này được các nhà khảo cổ học Trung Quốc chọn làm biểu hiệu (logo) cho Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương này.Mặt ngọc gồm có hai vòng tròn đồng tâm tức hai nòng, thái âm nước. Vòng trong có hình gọi là rồng. Vành ngoài có hình chim gọi là phượng đứng trên một chân rồng. Phần còn lại là hình thái sóng cuộn to, tròn đầu nước và hình sóng cuộn lửa nhỏ, nhọn đầu. Ta thấy rõ chim-rắn (rồng) là lưỡng hợp nước lửa Tiên Rồng đi đôi với các hình sóng cuộn mây nước- lửa chớp cũng là dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương.
Ở đuôi rồng có hình đĩa tròn trong có hình móc nước. Theo duy dương đĩa tròn này là mặt trời nước, còn theo duy âm là mặt trăng hay không gian âm nước.
Đĩa tròn này cũng cho thấy Triệu Mô nghiêng về nhánh mặt trời Nước ngành Thần Nông-Lạc Long Quân.
Lưu ý con rồng ở đây rất lớn là chủ thể ở tâm điểm của vương biểu trong khi chim phượng nằm vòng ngoài nhỏ con hơn. Điểm này cho thấy văn hóa Nam Việt nghiêng về nước Rồng mang tính chủ tức bị ảnh hưởng của Lạc Việt. Điểm này cũng thấy rõ là vành ngoài của vương hiệu có những hình mây cuộn lớn, cường điệu cho thấy ngành nước thái dương mang tính chủ. Mây nước là chủ thể trang trí của Nam Việt thấy khắp nới như:
Hìh mây nước trên vách lăng mộ Triệu Mô (ảnh của tác giả).
Hình mây nước trên chiếc áo quan bọc ngoài bằng sơn mài của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
Hình mây nước trên tấm bình phong sơn mài (Treasures From the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
Con rồng ở đây cũng có sừng hình móc nước sóng cuộn là con rồng nước
thuộc loại rồng Lạc Long Quân. Ta cũng thấy con rồng còn mang hình bóng
của con giao long có cốt cá sấu Việt như không có hai sửng mang gạc hai
mấu nhọn, lưỡi không lè ra (lưỡi cá sấu dính sát vào hàm dưới). Rồng
giao Việt cá sấu Việt thấy rõ hơn qua cái ấn vàng của Triệu Mô.
Ấn vàng hình rồng giao long của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
Chi tiết rồng giao long trên ấn vàng (Treasures from the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
Ta thấy rất rõ con rồng này mang hình dạng cá sấu mõm to, hai tai to
như hai sừng mang âm tính, có vẩy cá sấu, chân ba móng. Đuôi cuộn hình
móc nước’. Đây là rồng nước giao long của Giao Việt khác hẳn với rồng
long Trung Hoa.Chiếc ấn vàng mang tên Triệu Mô, Văn Đế tìm thấy trong lăng mộ là một bằng chứng xác thực lăng mộ này là của Nam Việt Vương Triệu Mô.
Con chim gọi là chim phượng ở đây cũng mang hình bóng chim tổ của Đại Tộc Việt là con chim Rìu, chim Việt mỏ cắt.
Chim phượng còn mang hình ảnh con chim Rìu, chim Việt mỏ Cắt.
Chim phượng trong vương biểu Rồng-Phượng của Triệu Mô có mỏ
rất lớn như mỏ rìu và có mũ sừng, đây chính là con chim mỏ Rìu, chim
Việt mỏ Cắt vật tổ của ngành mặt trời thái dương Viêm Đế.Xác của Triệu Mô được cho mặc một chiếc áo liệm bằng ngọc thạch gồm 2.291 thẻ ngọc ráp lại, cột bằng sợi tơ lụa.
Theo quan niệm xưa các vua chúa được liệm trong áo ngọc thạch vì tin là ngọc thạch giữ cho xác không bị luỗng thối.
Trong mười bộ áo liệm bằng ngọc thạch tìm thấy ở Trung Quốc, bộ áo này là bộ áo lâu đời nhất được kết bằng sợi tơ lụa. Điều này cho thấy tơ tằm có rất sớm trong văn hóa Bách Việt.
Hiển nhiên văn hóa Lạc Việt mặt trời nước còn thấy rõ trong văn hóa Nam Việt. Lịch sử của người Tráng Zhuang cũng đã ghi lại là nước Nam Việt được người Tráng Zhuang hỗ trợ cho tới khi Nam Việt suy tàn vào năm 111 Trước Tây Lịch ( Lạc Việt Tráng Zhuang).
Một Vài Cổ Vật Việt Khác
Ngoài ra trong mộ còn tìm thấy nhiều chứng vật liên hệ với văn hóa Bách Việt như:
.Người dũng sĩ Việt được dùng làm chân đỡ tấm bình phong:
Dũng sĩ Việt dùng làm chân đỡ bình phong (ảnh của tác giả).
Người dũng sĩ Việt tay cầm đầu rắn và miệng ngậm rắn. Các nhà khảo cổ
học Trung Quốc cho rằng dùng rắn là mục đích để xua đuổi đi tà ma, điều
xấu. Thật ra rắn là vật tổ của ngành nước Thần Nông-Lạc Long Quân-Lạc
Việt có ý nghĩa bao gồm trọn vẹn tất cả ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ
Trụ giáo hiển nhiên trong đó có ý nghĩa duy tục là che chở, bảo mệnh..Nồi ba chân bằng sắt kiểu đặc thù Việt.
Ngoài nhiều dụng cụ bằng đồng, đặc biệt nhất là chiếc nồi ba chân bằng sắt kiểu đặc thù Việt.
Nồi sắt kiểu đặc thù Việt ba chân (Treasures from the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
Chiếc nồi sắt kiểu đặc thù Việt là mẫu vật bằng sắt lớn nhất tìm
thấy ở vùng Lĩnh Nam này cộng chung với 190 dụng cụ bằng sắt tìm thấy
trong lăng mộ cho thấy Nam Việt đã có một kỹ thuật cao trong việc tôi
luyện đúc đồ sắt.Trong lăng mộ không tìm thấy trống đồng mà chỉ có thạp đồng Đông Sơn vì thạp đồng như đã nói ở trên liên hệ với mai táng trong Vũ Trụ giáo. Tuy nhiên ở những nơi khác ở Quảng Châu dĩ nhiên cũng tìm thấy trống đồng. Đặc biệt nhất là tìm thấy một chiếc trống bằng gốm làm theo kiểu trống đồng.
Trống gốm có niên đại đời Tây Hán làm theo kiểu trống đồng tìm thấy ở Nongliaxia, năm 1986 hiện để tại Bảo Tàng Viện Quảng Châu (ảnh của tác giả).
Trống đồng bằng gốm này cũng giống trống đồng bằng đất sét là chứng
tích hùng hồn cho thấy trống đồng không phải làm ra với chủ đích dùng
làm bộ gõ trong âm nhạc mà là trống mang ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.Vân vân…
Tóm lại những chứng tích khảo cổ học tìm thấy ở lăng mộ Triệu Mô Văn Đế cháu của Triệu Đà Vũ Đế cho thấy Nam Việt vẫn còn giữ nguyên cốt lõi của Bách Việt và văn hóa Tần Hán đã bị Việt hóa. Triệu Mô nghiêng về ngành nòng âm thái dương Thần Nông Lạc Long Quân của Bách Việt, Người Mặt Trời.
Sự vắng bóng của con Triệu Đà qua sự kiện Triệu Đà truyền ngôi cho cháu Triệu Mô cho thấy con trai Triệu Đà là Trọng Thủy đã mất vì thế truyền thuyết cho rằng TrọngThủy tự tử chết theo Mỵ Châu có thể là có thật.
Nguồn: Bacsinguyenxuanquang