LẠC LONG QUÂN
NHẬN DIỆN DANH TÍNH và BẢN THỂ.
(phần 5).
Nguyễn Xuân Quang
ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC ĐẠI TỘC CỦA BÁCH VIỆT VÀ VỚI CÁC NỀN VĂN HÓA KHÁC.So Sánh Với Các Đại Tộc Khác của Bách Việt hay Liên Hệ với Bách Việt.
-Lạc Việt Tráng Zhuang, Quảng Tây.
Qua bài viết Lạc Việt Tráng Zhuang ta đã biết Lạc Việt tráng Zhuang ruột thịt với Lạc Việt Việt Nam Lạc Long Quân. Họ cũng nhận mình là con cháu của rồng. Họ cũng có văn hóa lưỡng hợp chim rắn.
Thần Tổ Người Chim Sừng (Cắt) (ảnh của tác giả chụp tại Làng Văn Hóa Zhuang, Nam Ninh).
Thần Tổ Người Rồng (ảnh của tác giả chụp tại Làng Văn Hóa Zhuang, Nam Ninh).
Mặc dù hình thần chim rồng này được diễn tả theo phong cách đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.Quan trọng nhất là họ cũng thờ trống trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Hầu hết trống của họ thuộc nhóm trống Nguyễn Xuân Quang Loại IV (NXQ.IV): Trống Tượng Nước Dương, Trống Mặt Trời Nước, Trống Thái Âm, Trống Chấn (Heger IV) của đại tộc Lạc Long Quân (xem Lạc Việt Tráng Zhuang).
-Điền Việt
Qua các khảo cổ vật đã nói ở trên, Điền Việt liên hệ mật thiết với ngành nòng Lạc Long Quân.
-Tây Thục, Ba Thục, Thục Ba.
Tây Thục liên hệ với Lạc Long Quân. Nguyễn Linh cho biết “Tây Thục, trong truyền thuyết dựng nước của họ cũng nói tổ tiên họ là loài rồng” (Trở Lại Vấn Đề Vị Trí Nước Thục Của Thục Phán, Hùng Vương Dựng Nước, NXB KHXH, HN, 1972 t II, tr.194). Trần Quốc Vượng cho biết “các cụ ở Cổ Loa quan niệm vua Thục lên ngôi năm 22 tuổi, làm vua trên trần 50 năm, làm vua dưới biển 14 năm nữa…” (HVDN t. III, tr.403). Rõ ràng vua Thục mang hình bóng An Dương Vương liên hệ với Lạc Long Quân, vị vua có thể trị vì hai cõi dương trần và nước, âm thế.
Rõ hơn là truyền thuyết Rùa Vàng Kim Qui Lạc Long Quân giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Có khảo cứu chứng minh là An Dương Vương có mang dòng máu Ba Thục trong người.
……
-Đại Hàn
Cổ sử chép về đời nhà Thương rợ Tam Hàn đã lập thành ba tiểu quốc tên là Câu Cú Lệ tức Cao Câu Ly (Koguryo, Goguryeo) (sau này gọi tắt lại là Cao Ly), Bách Tế hay Bách Tề (Baekje) và Tân La (Silla) vào năm 936 Sau Tây Lịch. Sau trận chiến Triều Tiên, miền bắc chọn giữ lại tên Triều Tiên Joseon (Choson), Anh ngữ dịch là “Morning Calm”, miền Nam lấy theo tên cổ là Hàn (rợ Tam Hàn) thêm chữ Đại vào thành Đại Hàn. Tên Korea do từ Koryo, tên triều đại phía bắc đã thống nhất ba vương quốc Goguryeo, Baekje và Silla.
Đại Hàn có một rễ Bách Việt liên hệ với Việt Nam. Văn hóa Đại Hàn cồ có nhiều điểm tương đồng với cổ Việt (xem Sự Tương Đồng Giữa Cổ Sử Đại hàn và Cổ Việt).
Qua thư tịch ta thấy từ Lạc bộ trãi chỉ Lạc Long Quân còn đọc là “mạch”. Sách Chu Lễ có người cho là do Chu Công soạn vào khoảng giữa thời Chiến Quốc, thế kỷ thứ 5-3 Trước Tây Lịch (Từ điển Tri Thức Mới, Thượng Hải, 1958, tr.491, dẫn lại trong Nguyễn Kim Thản, Vương Lộc, sđd, tr.135) cho rằng từ Lạc âm ‘mạch’ chỉ một tộc người xưa ở Đông Bắc Trung Quốc, nay là người Triều Tiên.
Bình Nguyên Lộc viết “Sử đời Chu cho biết rợ Tam Hàn vốn là dân Lạc viết với bộ trãi, tức là dân Đông Di, gốc ở cực đông bắc Trung Hoa thời thượng cổ” và ”Nhưng người Tầu đã sai lầm mà phân biệt Đông Di và Nam Man vì cứ theo lời họ tả thì Đông Di giống hệt Nam Man cũng xâm mình và nhuộm răng đen và ta sẽ thấy… rằng rợ Đông Di, đích thị là Việt” (Bình Nguyên Lộc, sđd tr.136).
Các tộc phía nam của Tam Hàn cũng có truyền thuyết cho là các vị vua tổ của họ sinh ra từ bọc trứng y hệt truyện Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra Tổ Hùng. Cổ sử Đại Hàn có nói tới vị vua huyền sử đầu tiên là hay Tangun, Tankun hay Dangun (Đàn Quân) đẻ ra vị vua đầu tiên là Ki-ja, vị tổ lập quốc của triều đại thứ nhất. Tangun, Tancun có gun, kun có nghĩa là Quân (vua ngành âm). Tankun là Đàn Quân. Chúng tôi xin giải thích theo Việt ngữ. Kun liên hệ với Mường ngữ Cun. Cun, kun, khun, khan, king… có nghĩa là người cầm đầu, người số một, vua. Thật là dễ hiểu Đàn Quân là vua, là quân của ngành nòng âm vì Đại Hàn là Lạc bộ trãi dòng Quân của Lạc Long Quân.
Đàn là một kiến trúc nhân tạo hay thiên nhiên (đồi núi, gò đống) cao như cái đài cao thường dùng để tế lễ, dâng cúng vật tới vũ trụ, trời đất (lập đàn tế lễ). Vì thế mà có tác giả gọi Dangun là “Altar king” (“Vua Bàn Thờ”).
Đàn Quân thật sự phải hiểu là Vua Trụ Trời, Trục Thế Giới, Vua Núi Trụ Thế Gian (vì thế về sau ông mới trở thành Thần Núi Đại Bạch). Đài Tưởng Niệm Voortrekker, Nam Phi được làm theo một ngai thờ cũng mang hình bóng Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới (xem Chữ Nòng Nọc và Đài Tưởng Niệm Voortrekker, Nam Phi).
Nghĩa thứ hai Đàn chỉ một loài cây quí có hương thơm được coi là cây thiêng liêng, đó là cây trầm (sandalwood).
Với cả hai nghĩa của Đàn bổ túc cho nhau, Đàn Quân là Vua Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới tức Cõi Giữa Đất Thế
Gian mang hình bóng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Như đã biết, Cây Đời Sống sinh ra con người đầu tiên, con Người Nguyên Khởi. Đàn Quân Cây Đời hiển nhiên sinh ra vị vua đầu tiên của triều đại thứ nhất Ki-ja Đại Hàn.
Việt Nam có truyền thuyết Mộc Tinh nói về cây Chiên Đàn cao hơn ngàn nhẫn (8 thước ta, có bản chép là trượng, 10 thước ta), cành lá xum xuê che rợp đến mấy ngàn dậm. Có chim bạch hạc đến đậu nên đất chỗ đó gọi là đất Bạch Hạc (gần Việt Trì, Vĩnh Phúc). Sau cây biến thành tinh, Kì Dương Vương dùng nhạc mà đánh thắng yêu… (Lĩnh Nam chích quái).
Xin nhắc lại Kì Dương Vương có Kì có một nghĩa là Cây, Núi Trụ Thế Gian trong có Trục Thế Giới. Vì có cốt là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) này nên mới thắng Mộc Tinh. Ta cũng thấy đất tổ Bạch Hạc nơi có cây Chiên Đàn mang hình bóng Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Trục Thế Giới. Đất tổ Bạch Hạc là trung tâm vũ trụ vì thế mới có núi Nghĩa Lĩnh với Đền Tổ Hùng mang hình bóng Cây Tam Thế qua ba đền Thượng, Trung và Hạ. Hiển nhiên Đàn Quân của Đại Hàn liên hệ với Tổ Hùng, với Kì Dương Vương, vua tổ thế gian đầu tiên của Việt Nam.
Như thế hai loại cây Đàn của Đại Hàn và Việt Nam đều liên hệ với hai vị vua tổ thế gian của hai nước.
Về ngôn ngữ học Ki-ja chính là Việt ngữ Kì Dương.
Rõ như ban ngày Ki-ja chính là Kì Dương, vua tổ đầu tiên thế gian của chúng ta. Việt Nam và Đại Hàn đều có chung vị vua thế gian đầu tiên là Ki-ja, Kì Dương.
Ngày nay họ cũng nhận nguồn gốc của mình phát xuất từ hồ Động Đình (xem Hồ Động Đình) tức con cháu của Long Vương, ông ngoại của Lạc Long Quân.
Đại Hàn cũng có lễ Đoan Ngọ gọi là Dano-je (Dano biến âm với Hán ngữ phiên âm Duanwu, Việt ngữ Đoan Ngọ và je với jie, với lễ). Lễ này tổ chức ở một tỉnh duyên hải Gangneung ở địa hạt Gangwon, một vùng hẻo lánh ở bờ biển phía đông của Đại Hàn. Tên Hán của Gangneung là Jiangling (Giang Lăng) trùng tên với quận Giang Lăng ở Hồ Bắc trên hồ Động Đình. Như thế dân vùng Gangneung, Đại Hàn này có thể vốn là dân Bách Việt ở Giang Lăng vùng hồ Động Đình di cư tới đây (nên họ vẫn giữ tên cũ của đất tổ giống như người Việt ở Little Saigon, Quận Cam, Hoa Kỳ giữ tên Saigon).
Lễ cũng được tổ chức vào dịp mồng 5 tháng 5 âm lịch. Đại Hàn đã thành công xin được UNESCO thừa nhận ghi lễ Dano vào danh sách Di Sản Văn Hóa Thế Giới.
Nét đặc biệt của lễ Dano là đua Thuyền Rồng giống như ở hồ Động Đình liện hệ với Long Vương, ông ngoại Lạc Long Quân.
Đua thuyền rồng trong lễ Dano (nguồn: winkai.blog.gtvod.com)
Ta thấy rất rõ thuyền rồng có mầu xanh trắng là những con rồng mang
âm tính khác với các thuyền rồng vàng mang dương tính ta thường thấy.
Đây là rồng nước, rồng âm của dòng Long Vương.Rồng có râu mép hình chữ nòng nọc vòng tròn-que hình móc nước, không thấy sừng hay sừng rất nhỏ và có chòm râu dưới cầm là rồng “già” mang âm tính, rồng nước liên hệ với Long Vương, Lạc Long Quân.
-Ao Naga ở Assam
Như đã biết Ao-Naga có Ao là Âu. Naga là rắn, nước, là một thứ rồng trong Ấn giáo và ở các tộc bị ảnh hưởng Ấn giáo. Ao-Naga là Âu-Long tức một thứ Âu Lạc.
Về nguồn gốc hãy còn có nhiều giả thuyết, có tác giả cho là họ có nguồn gốc ở Nam Ấn Độ và có tác giả khác lại cho là nguồi gốc họ từ Mông Cổ di cư xuống (Wikipedia), nhưng theo Stephen Oppenheimer, trong Địa Đàng ở Phương Đồng thì di truyền học cho thấy người Rắn Naga có tần số cao về huyết cầu tố E, mang một ảnh hưởng lớn của Đông Nam Á. Mahdi cũng chỉ ra rằng văn hóa Naga rất gần cận với văn hóa Nam Đảo (Stephen Oppenheimer).
Điều này cũng được hỗ trợ vững thêm nữa là Ao-Naga là Âu-Long tức một thứ Âu Lạc.
Phụ nữ Ao-Naga cũng có chiếc nón thúng hình đĩa tròn mặt trời nòng âm giống như chiếc nón thúng quai thao cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Jean Cuisinier trong Les Mường gọi chiếc nón này là ‘le châpeau de soleil’. Chiếc nón mặt trời này là biểu tượng của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ.
Đàn ông có tộc phía Rắn đội vòng khăn hình rắn cuộn khoanh giống như phụ nữa Việt vấn khăn có cái độn khăn hình rắn biểu tượng Rắn Lạc Long Quân của phụ nữ Việt Nam.
(Flicker.com)
Mặt khác có tộc phái Trâu có trang phục mang hình vật tổ trâu. Phái nam đeo hoa tai sừng biểu tượng cho sừng trâu.
Hoa tai sừng (nguồn iicdelhi.nic.in).
Và có chiến phục hình trâu, thú biểu của Lạc Long Quân.Chiếc khiên có hình sừng móc xoắn nước và hình mặt trời âm nước chấm-hai vòng tròn, biểu tượng của Lạc Long Quân.
(flickr.com)
Một tộc Ao-Naga đầu đội khăn rắn cuộn tròn, tay
trái cầm khiên sừng nước, mặt trời Nước.
Khiên có hình sừng móc nước và hình mặt trời âm nước chấm hai vòng tròn biểu tượng của Lạc Long Quân.
Nhà làng mang biểu tượng trâu.
(en.academic.ru).
Nhà làng nóc có hình hai chiếc sừng thể điệu hóa, trước nhà có treo nhiều sừng trâu. Lưu ý sừng có lỗ
tròn nòng cho biết sừng ngành nòng. Sừng trông liên tưởng tới búa thiên lôi của thần sấm Lạc Long Quân.
Cuối nẹp mái có chữ nòng nọc vòng tròn-que mặt trời nước chấm hai vòng tròn.
Âu Naga cũng có vật tổ rắn nước-chim cắt, Rồng Tiên.
Trang phục đầu hình chim cắt có mũ sừng
(blog.mapsofindia.com).
Hình trên cho thấy ở trên và giữa có chiếc rìu mỏ cắt. Ở góc dưới phải có hình hai con rắn cuộn tròn mang nghĩa sinh tạo ngành nòng âm. Bên trái có hình rắn nước hình sóng nước ứng với Thần Nông thái âm, nước phía Lạc Long Quân. Đây là thể lưỡng hợp chim lửa thái dương mỏ cắt-rắn nước thái âm, Tiên Rồng ở dạng lưỡng nghi.
Ngoài ra còn các vật tổ khác như thằn lằn, kỳ đà, cóc ếch… tất cả đều liên hệ với Lạc Long Quân (có bài viết riêng về Âu Lạc Ao Naga).
-Minang Kerbau, Nam Dương
Có nhiều tộc ở quần đảo Nam Dương thuộc hay liên hệ với Bách Việt như thấy qua hình bóng Âu Lạc ở Đảo Lombok, Vương Quốc Nàng Đỏ Bangli ở đảo Bali là một thứ Âu Việt ở hải đảo… (xem các bài viết này).
Tại Nam Dương hình bóng Lạc Long Quân còn thấy rõ qua các tộc có nhà làng, nhà rông mái cong lên như sừng trâu, hay mái cong hình thuyền và trong nhà trang trí toàn sừng trâu. Đây là hình ảnh của thú biểu trâu của Lạc Long Quân.
Xin kể ra đây một tộc điển hình có tên là tộc Minang Kerbau, ngày nay hiểu là tộc ‘Trâu Vinh Quang’. Trước đây lúc đi du lịch Nam Dương săn tài liệu chúng tôi cũng được người hướng dẫn viên du lịch Nam Dương kể truyện chọi trâu của Trạng Quỳnh ở Nam Dương khi nói về tộc ‘Trâu Vinh Quang’ Minang Kerbau này. Họ cũng kể chuyện có vụ xung đột giữa hai bộ lạc trâu và cuối cùng để tránh đổ máu họ cho trâu chọi nhau để quyết định hơn thua. Tộc Minang Kerbau dùng con nghé bỏ đói nhiều ngày đã thắng tộc dùng con trâu đực dũng mãnh. Con nghé bị bỏ đói tưởng con trâu đực là mẹ cứ húc vào chỗ hiểm đòi bú khiến con trâu đực chạy dài. Đúng y boong truyện chọi trâu của Trạng Quỳnh.
Theo ngôn ngữ học thì Minang ngày nay hiểu là Vinh Quang. Thật ra Minang biến âm với Menang, Mệ Nàng, Mị Nương và Kerbau có Ker- là Kẻ, Kì, Kèo, Hèo là Cọc, Sừng. Gốc Hy Lạp ngữ Ker- là sừng như keratitis là sưng màng sừng, giác mạc mắt; Pháp ngữ cerf là con sừng, con hươu và -bau là bầu, là ao đầm (bầu sen = ao sen). Kerbau là con Sừng sống dưới bầu ao, đầm tức con trâu. Minang Kerbau là tộc Mẹ Nàng Trâu.
Phụ nữ Minang Kerbau có trang phục đầu hình sừng trâu
(nguồn flixya.com).
Tộc Mẹ Nàng Trâu này theo mẫu hệ mặc dầu ngày nay đã theo đạo Hồi.
Hoàng tộc vẫn giữ tục anh chị em ruột lấy nhau để bảo toàn vương quyền,
một tục có từ xã hội nguyên sơ như thấy ở Ai Cập cổ.Một điểm cần lưu ý là vì là tộc Mẹ Nàng Trâu nên phái nữ có trang phục mang hình ảnh vật tổ trâu nhiều hơn phái nam (ngược với Ao Naga). Sự kiện này cũng cho thấy Mẹ Nàng có dòng máu Lạc Long Quân mang tính trội theo đúng truyền thuyết bọc trứng thế gian cuả Âu Cơ-Lạc Long Quân. Như đã biết, bọc trứng sinh ra trăm Lang Hùng là nhìn theo diện mẹ Âu Cơ Nàng Lửa thái dương. Các Lang có dòng máu nọc, dương, chim Âu Cơ mang tính chủ. Trong khi đó, về phía Lạc Long Quân, nòng, nước, bọc trứng sinh ra trăm Mệ Nàng. Các Mẹ Nàng Trâu Minang Kerbau còn giữ mẫu hệ mang trang phục vật tổ trâu là vậy.
Nhà mái sừng trâu
(Indonesia-travel.lestariweb)
Minang Kebau liên hệ với Lạc Long Quân.Như đã nói ở trên tộc Ao Naga ở Assam liên hệ với Âu Lạc, có nhà và trang phục mang biểu tượng trâu có văn hóa liên hệ với Nam Đảo. Như Thế Ao Naga và Minang Kerbau có thể liên hệ mật thiết với nhau nghĩa là Miang Kerbau cũng liên hệ với Âu Lạc Việt Nam (xem Nam Dương: Lạc Việt Minang Kerbau).
-Maya
Qua bài viết Sự Tương Đồng Giữa Maya và Cổ Việt ta đã biết có sự tương đồng ruột thịt giữa Maya và Cổ Việt. Chỉ xin nhắc lại vài điểm chính.
Người Maya có DNA giống người cổ Việt [Người Việt và Maya đều có Haplogroups: A, B, C và D và sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 di thể (gene) COII/tRNALYS(“9bp deletion between COII/tRNALYS genes”, bp = base pair)].
Cốt lõi văn hóa Maya giống cốt lõi văn hóa Việt Nam dựa trên nòng nọc, âm dương Chim-Rắn Kukulcan, nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Dịch.
Maya có nghĩa là Không, Mạ (Mẹ). Maya thuộc ngành Khôn, âm ứng với ngành Thần Nông, Lạc Long Quân.
Trong truyền thuyết sáng thế Maya có hai vị thần tổ là Itzamna và IxcheI. Như đã biết, Ixchel là hình bóng của Mẹ Tổ Âu Cơ.
Itzamna, con của Hunab ku là vị thần tối thượng của Cõi Trời thế gian, tạo sinh ra nhân loại.
Thần Cõi Trời thế gian Itzamna ngồi ở đỉnh Cây Vũ Trụ.
Itzamna cũng được coi
là có một bộ mặt thế gian, là một pháp sư đầu
tiên, một anh hùng văn hóa. Trong Codices, vị thần này được diễn tả là
một người già mũi khoằm (liên hệ với chữ móc câu có một nghĩa là nước
dương, sấm mưa giống như thần Chac), mắt rắn, miệng móm không có răng
hay chỉ có một cái răng và má hóp. Trong một vài tượng điêu khắc được
diễn đạt bằng một con cá sấu hay thằn lằn. Itzamna có nghĩa là Gia Tộc
Thằn Lằn hay Cá Sấu (House of Iguana or Alligator). Itzam trong ngôn ngữ Yukatec có nghĩa là thằn lằn hay cá sấu và -na
là nhà (Maya ngữ na ruột thịt với Việt ngữ nhà). Sự thờ phượng Itzamna
thịnh hành ở Itzamál tại phía bắc bán đảo Yucatán. Trong huyền thoại,
Itzamna được diễn tả giống như là Rồng Trời (Heavenly Dragon).
Itzamna biểu tượng cho sự hài hòa hôn phối nòng nọc, âm dương đối nghịch
kiểu vợ chồng (harmony of opposite).Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, ta thấy Itzamna mang hình bóng của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cũng được diễn tả là một cụ già râu tóc bạc phơ, mặc quần áo trắng. Lạc Long Quân cũng có cốt là rắn, cá sấu, thằn lằn, rồng, sấm mưa. Lạc Long Quân hôn phối với Âu Cơ đẻ ra bọc trứng hài hòa nòng nọc, âm dương Hùng Vương. Người Việt cũng coi Lạc Long Quân là một vị thần huyền thoại và một thần tổ, tổ phụ thế gian.
Maya cũng có vị thần Mặt Trời Già có râu, điều này ăn khới với bản chất nòng, nước của Maya.
(thehidderecords.com.)
Râu của thần mặt trời này hình móc nước dương Chấn ứng với Thần Mặt
Trời Nước. Thần mặt trời già và nước chính là khuôn mặt của Lạc Long
Quân.(xem thêm Sự Tương Đồng Giữa Maya và Cổ Việt ).
-Aztec
Aztec thuộc ngành nòng âm với Maya nhưng mang nhiều dương tính tức ứng với thiếu âm khí gió trong khi Maya nghiêng về thái âm, nước. Cả hai đều có cốt lõi lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, chim rắn như Việt Nam. Lưỡng hợp chim rắn của Aztec là Quetzal Coatl.
Aztec tự nhận mình là ‘The People of the Sun’ nghĩa là một thứ “Xích Quỉ Người Mặt Trời”, một thứ Người Việt Mặt Trời Rạng Ngời. Về ngôn ngữ học Aztec có gốc Az- có nghĩa là Rìu ruột thịt vớn Anh ngữ adze, ax là rìu. Rìu là Việt. Aztec rõ ràng là một thứ Việt. Điểm này cũng dễ hiểu vì họ có nguồn gốc từ Đông Nam Á qua Mỹ châu. Aztec ruột thịt với Maya mà Maya có DNA giống Việt Nam.
Hiển nhiên Aztec phải có hình bóng Lạc Long Quân trong văn hóa của họ. Xin kể ra một vài điểm liên hệ với Lạc Long Quân.
.Aztec có truyền thuyết Cây Đời có chim diều hâu trên cành và cá sấu ở dưới gốc.
.Azetec có Rồng Nước (Stephen Oppenheimer).
.Aztec có truyền thuyết sáng thế gồm có Năm Mặt Trời ứng với Ngũ Đế của Bách Việt. Mặt trời cuối cùng hiện nay là
mặt trời thuộc dòng Mặt Trời Nước như Lạc Long Quân.
.Trong truyền thuyết Aztec cũng có một vị thần là người già: “Những hình người già có râu thấy quanh vùng La Venta ở Nam Mễ Tây Cơ có một ý nghĩa tôn giáo. Có thể đây là những vị thần trời…“ (Ake Hultkrantz, Monica Settetrwall dịch, The Religions of the American Indians tr.168-169).
Những vị thần già râu dài là hình bóng Lạc Long Quân hay các vị thần con cháu của Lạc Long Quân và cả với Osiris của Ai Cập cổ, một hình bóng của Lạc Long Quân (xem dưới).
Đế quốc Aztec đã sụp đổ vào tay một nhóm lính viễn chinh Tây Ban Nha chừng vài chục người dưới tay của Hernán
Cortés cũng chỉ vì họ tưởng Cortés là vị thần già râu dài của họ trở về cứu giúp họ giống như Lạc Long Quân dặn con dân Lạc Việt khi chia tay nếu có gì thì Lạc Long Quân sẽ trở về cứu giúp. Khi gặp hoạn nạn dân Lạc Việt thường gọi kêu cứu Lạc Long Quân: ‘Bố ơi! về cứu giúp chúng con’.
(sẽ có bài viết riêng về Sự Tương Đồng Giữa Aztec và Cổ Việt).
…..
-Lạc Quốc Lakota
Lakota là một tộc thổ dân ‘Con Trời’ Mỹ châu. Ngày nay Lakota chuyển hóa thành Dakota và Hoa Kỳ có hai tiểu bang North và South Dakota mang tên tộc này. Lakota còn biết dưới tên là Teton, Titunwan (“prairie dwellers”),]Teton Sioux (“snake, or enemy”) là các tộc thổ dân sống ở vùng Đồng Bằng Lớn (Great Plains) ở Bắc Mỹ, là một của liên hợp bẩy chủng tộc Sioux (Người Rắn)và tiếng Lakota là một trong ba thổ ngữ của ngôn ngữ Sioux.
Tên Dakota hiện nay hiểu là ‘thân thiện’(‘friendly’), ‘liên hiệp’ (‘allies’). Trong thổ ngữ Assiniboine gọi là Nakota hay Nakhota.
Ta thấy rõ Lakota có Lak- biến âm với Lạc. Hiểu theo nghĩa là thân thiện, liên hiệp hiện nay là hiểu Lak- theo nghĩa lạc, lạt là sợi dây cột (dây lạt), ta có từ liên lạc là sợi dây, đường dây nối kết. Theo qui luật từ đôi ta có liên = lạc, lạt. Liên là sợi dây nối kết, cột lại với nhau như liên kết, liên hiệp, liên hệ, giao liên… Liên biến âm với Anh ngữ line, đường dây, link, nối kết, liên kết.
Nếu hiểu Lakota là dạng nam hóa, dạng muộn của Nakota thì Lak- là Lạc, nước dương như Lạc Long là Rồng Nước dương. Nakota có Nak- là Nác, Nước. Lak-, Lạc là dạng nam hóa của Nak-, Nác theo đúng qui luật L là dạng nam hóa, dạng tân thời của cổ ngữ N (như cổ Việt nói cặc nõ chỉ cặc đâm ra như cây nõ, cây cọc thì ngày nay ta nói cặc lõ; cổ Việt nói mũi nõ, ngày nay ta nói mũi lõ…). Lakota, Nakota là tộc Lạc, tộc Nác, Nước là một thứ Lạc dân (vì thế mà họ thích ở vùng đất thấp Great Plains).
Một yếu tố hỗ trợ đầy thuyết phục nữa là Lakota còn gọi là Sioux có nghĩa là Rắn. Ta cũng thấy Nak- chính là (s)nak(e) là rắn.
Rắn là biểu tượng của Nước, của tộc Nước liên hệ với Lạc dân của Lạc Long Quân.
Dân Lạc Lokota nói tiếng Rắn Sioux.
Lakota là Lạc Quốc.
Tôi có bài viết riêng về Lạc Quốc Lakota này.
(còn nữa).
Nguồn: Bacsinguyenxuanquang