Tim thông tin blog này:
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016
Mình thích giọng hát nguyên thủy của Khánh Ly
Từ Kế Tường nhận xét: "Một giọng hát nhựa nhựa, nũng nịu, đớt đớt, khỏe cực kỳ, vang xa, cao vút."
Khánh Ly thẳng thắn khi cho rằng: “Không phải ai cũng nói chỉ Khánh Ly hát được nhạc Trịnh. Cũng có nhiều người phê bình tôi thẳng thắn lắm. Có người bảo, tôi không thể chịu được Khánh Ly hát nhạc Trịnh.”
Bí ẩn tộc người Chăm hay Mường giữa lòng Hà Nội?
“Chửi cha không bằng pha tiếng”: Bí mật và sự thật
(Kiến Thức) - Từ lâu, giọng nói khác lạ của người
Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì... đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà
ngôn ngữ học, lịch sử...
“Xe đạp – xe độp, cái cửa – cái cữa, Ba Vì con bò vàng – Ba Vi con
bo vang…” đó là một trong số ít những cặp từ chuẩn và địa phương mà vì
nó đã có không ít tranh cãi để lý giải, để bảo vệ. Và vì nó, người xưa
có câu “chửi cha không bằng pha tiếng” – cái ngôn ngữ vùng miền ấy nó đã
trở thành thứ bản sắc bất khả xâm phạm.
Điều gì đã tạo nên ngôn ngữ địa phương vùng miền ấy? Đã nhiều năm nay,
các nhà khoa học dày công nghiên cứu, lý giải sự khác biệt giữa ngôn ngữ
các địa phương, tộc người, hoặc giữa các tộc người với nhau. Mặc dù kết
quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở giả thiết, thế nhưng điều này đã hé
lộ nhiều bí mật thú vị liên quan đến nguồn gốc tộc người và sự giao thoa
văn hóa, ngôn ngữ ở Việt Nam.
Lạ lùng giọng nói Sơn Tây
Từ lâu,
giọng nói khác lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Yên Sở, Hà
Nội... đã thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà ngôn ngữ học và lịch
sử... Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều nghiên cứu và tranh luận truy
nguyên nguồn gốc chất giọng lạ lùng này. Tuy nhiên, đến nay dường như
cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết...
Đã
nhiều lần chúng tôi đến mảnh đất Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất... và nghe
người dân nói chuyện với chất giọng không giống tiếng phổ thông. Thậm
chí, ngay tại trung tâm Hà Nội ngày nay như vùng Yên Sở, quận Hoàng Mai
cũng có một bộ phận cư dân nói giọng giống với người Sơn Tây, Thạch
Thất... Vì sao vậy? Đây là câu hỏi lớn đã tiêu tốn quá nhiều giấy mực
của giới nghiên cứu khoa học xã hội trong suốt mấy chục năm ròng, nhưng
đến nay cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết, và kết quả nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở những giả thiết.
Trong
một cố gắng nhằm truy tìm cội nguồn của người Sơn Tây, Thạch Thất...
chúng tôi đã về những địa phương này tìm hiểu nguồn gốc của các dòng họ
lâu đời tại đây. Thế nhưng, trong gia phả của những dòng họ này mới chỉ
khái quát xa nhất khoảng 300 năm và cũng không nói rõ trước 300 năm đó
thì tổ tiên của họ ở đâu đến.
Tuyên Vĩnh Đao!
Lang Anh
22 Tháng 12 2015 lúc 12:28 ·
Tuyên Vĩnh, hàm nghĩa một cái gì đó thâm thuý, sâu sắc ...
Nhiều bạn góp ý trang face của anh Lãng đáng đọc nhưng khô khan. Anh sửa đổi ngay bằng cách post truyện kiếm hiệp. Đây không còn là một truyện đúng với nguyên bản của tác giả Tiểu Đoạn, vì anh đọc đã lâu và chỉ còn nhớ cái thần. Anh viết lại theo ý mình nhớ, nội dung và thông điệp sẽ khác hẳn truyện gốc, vì hai chữ Tuyên Vĩnh Biểu tượng cảm xúc smile
Chuyện bắt đầu thế này
Có một thư sinh, có 4 người bạn chí thân. Cuối năm làm tiệc đãi mời 4 người đến hàn huyên. Tiếc thay chỉ có ba người đến, còn một thì bận việc ko đến được.
Chủ nhà mến khách, nhớ bạn, ngồi bàn tiệc thở ngắn than dài:
"Tiếc thay, người cần đến thì lại không thấy đến".
Than thở nhiều quá, khiến một trong 3 người bạn khó chịu, vùng vằng:
"Vậy hẳn Mỗ chính là người không nên đến rồi", nói xong bèn bỏ về.
Chủ nhà hối hận đuổi theo giữ mãi không được, quay lại nhà nói với hai người bạn còn lại :
"Kẻ không nên đi thì lại đi mất rồi"
Một trong hai người vốn đã khó chịu, nghe thế bèn đứng dậy: "Vậy hẳn người nên đi chính là ta"
Chủ nhà bối rối quá không biết làm thế nào, bèn luống cuống chữa cháy:
"Người ta nói không phải là ngươi"
Nghe đến đây, thì người bạn cuối cùng dù hàm dưỡng rất tốt cũng không thể chịu nổi và đứng dậy đi nốt.
Còn lại mình chủ nhà với bàn tiệc dở dang.
Nhân quả, đều đến từ hành động của mỗi người.
---------------------------------------------------
22 Tháng 12 2015 lúc 12:28 ·
Tuyên Vĩnh, hàm nghĩa một cái gì đó thâm thuý, sâu sắc ...
Nhiều bạn góp ý trang face của anh Lãng đáng đọc nhưng khô khan. Anh sửa đổi ngay bằng cách post truyện kiếm hiệp. Đây không còn là một truyện đúng với nguyên bản của tác giả Tiểu Đoạn, vì anh đọc đã lâu và chỉ còn nhớ cái thần. Anh viết lại theo ý mình nhớ, nội dung và thông điệp sẽ khác hẳn truyện gốc, vì hai chữ Tuyên Vĩnh Biểu tượng cảm xúc smile
Chuyện bắt đầu thế này
Có một thư sinh, có 4 người bạn chí thân. Cuối năm làm tiệc đãi mời 4 người đến hàn huyên. Tiếc thay chỉ có ba người đến, còn một thì bận việc ko đến được.
Chủ nhà mến khách, nhớ bạn, ngồi bàn tiệc thở ngắn than dài:
"Tiếc thay, người cần đến thì lại không thấy đến".
Than thở nhiều quá, khiến một trong 3 người bạn khó chịu, vùng vằng:
"Vậy hẳn Mỗ chính là người không nên đến rồi", nói xong bèn bỏ về.
Chủ nhà hối hận đuổi theo giữ mãi không được, quay lại nhà nói với hai người bạn còn lại :
"Kẻ không nên đi thì lại đi mất rồi"
Một trong hai người vốn đã khó chịu, nghe thế bèn đứng dậy: "Vậy hẳn người nên đi chính là ta"
Chủ nhà bối rối quá không biết làm thế nào, bèn luống cuống chữa cháy:
"Người ta nói không phải là ngươi"
Nghe đến đây, thì người bạn cuối cùng dù hàm dưỡng rất tốt cũng không thể chịu nổi và đứng dậy đi nốt.
Còn lại mình chủ nhà với bàn tiệc dở dang.
Nhân quả, đều đến từ hành động của mỗi người.
---------------------------------------------------
Bức họa thần bí
Vương Râu Xồm còn hỗn danh Lão Hồ Ly, là chủ hiệu buôn đồ cổ khét tiếng cả miền Tề, Lỗ. Lão là tên lừa đảo chuyên nghiệp, từng làm nhiều kẻ chơi cổ ngoạn tay mơ học đòi phải tán gia bại sản. Nhưng bù lại, hễ ai có nhu cầu muốn tìm món cổ vật nào, dù quý hiếm đến đâu, lão đều đáp ứng được, miễn là khách có con mắt xanh phân biệt chân giả.
Tây Môn Khánh về huyện Dương Cốc đã hơn tuần nay. Hắn chỉ ghé qua nhà cũ thăm hỏi song thân vài câu chiếu lệ, còn thì mỗi sớm tinh mơ lại ra chỗ nhà lão Vương Râu Xồm trên chợ huyện để uống trà mãi đến tối mịt mới về.
Vương Râu Xồm còn hỗn danh Lão Hồ Ly, là chủ hiệu buôn đồ cổ khét tiếng cả miền Tề, Lỗ. Lão là tên lừa đảo chuyên nghiệp, từng làm nhiều kẻ chơi cổ ngoạn tay mơ học đòi phải tán gia bại sản. Nhưng bù lại, hễ ai có nhu cầu muốn tìm món cổ vật nào, dù quý hiếm đến đâu, lão đều đáp ứng được, miễn là khách có con mắt xanh phân biệt chân giả.
Như đã nói, Tây Môn đại quan nhân đến chỗ lão Vương là để uống trà, không phải để mua đồ cổ. Trà phòng ở mé sau nhà, trên gác hai, có cửa sổ nhìn ra sông. Lão Vương bận rộn với việc chăm chút cổ vật, thường chỉ mỗi mình Tây Môn Khánh thưởng trà hiu hiu ngắm cảnh.
Tây Môn Khánh về huyện Dương Cốc đã hơn tuần nay. Hắn chỉ ghé qua nhà cũ thăm hỏi song thân vài câu chiếu lệ, còn thì mỗi sớm tinh mơ lại ra chỗ nhà lão Vương Râu Xồm trên chợ huyện để uống trà mãi đến tối mịt mới về.
Vương Râu Xồm còn hỗn danh Lão Hồ Ly, là chủ hiệu buôn đồ cổ khét tiếng cả miền Tề, Lỗ. Lão là tên lừa đảo chuyên nghiệp, từng làm nhiều kẻ chơi cổ ngoạn tay mơ học đòi phải tán gia bại sản. Nhưng bù lại, hễ ai có nhu cầu muốn tìm món cổ vật nào, dù quý hiếm đến đâu, lão đều đáp ứng được, miễn là khách có con mắt xanh phân biệt chân giả.
Như đã nói, Tây Môn đại quan nhân đến chỗ lão Vương là để uống trà, không phải để mua đồ cổ. Trà phòng ở mé sau nhà, trên gác hai, có cửa sổ nhìn ra sông. Lão Vương bận rộn với việc chăm chút cổ vật, thường chỉ mỗi mình Tây Môn Khánh thưởng trà hiu hiu ngắm cảnh.
Ngộ nhận về "Phượng Hoàng" & "Thiên Nga"
Tìm hiểu thời VNCH, có thật "Chiến sĩ tình báo Huỳnh Văn Thắng giả
gái đã xâm nhập vào tổ chức Thiên Nga"?. TC xem qua nhiều báo viết về
nhân vật này theo lời kể của ông Thắng, không bàn những chuyện thêu dệt,
mình nghĩ ông này không biết gì về tình báo và ông chỉ là cơ sở - cộng
tác viên cho đơn vị thám sát, cho nên ông ngộ nhận cái đơn vị mà mình
hoạt động trong lòng nó là đội Thiên nga.
Cụm từ quen thuộc gắn liền nhau thường thấy ở truyền thông là kế họach, tổ chức "Phượng Hoàng - Thiên Nga".v.v..., báo chí tùy tiện áp đặt từ ngữ mà không chịu khó tìm hiểu. "Phượng Hoàng" hay "Phụng Hoàng" là tên một chiến dịch sâu rộng và "Thiên Nga" là tên của một tổ chức nữ tình báo cụ thể, TC dẫn vài thông tin tham khảo:
--------------
CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG (The Phoenix Program)
“Chiến dịch Phượng Hoàng được chính thức thành hình ngày 20/12/67 sau khi Thủ Tướng Chính Phủ VNCH ký Nghị Định cho phép (Số 89-Th.T/VP/M ngày 20/12/1967). Sau Tết Nguyên Ðán, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ cũng được thành lập trên toàn quốc với mục đích xây dựng một hệ thống dân sự chiến đấu phòng thủ địa phương (Sắc lệnh của Tổng thống VNCH số 82/TT-SL ngày 11/7/1968 cải tổ Ủy ban Quốc gia và các Ủy ban Ðịa phương thành Nhân dân Tự vệ). Nhằm đẩy mạnh chiến dịch, tháng 7/68 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với sự hỗ trợ của ông William Colby, cựu giám đốc CIA, đưa ra quyết định thành lập các Ủy Ban Phượng Hoàng trên toàn quốc. Ủy ban Trung Ương đặt tại Sài Gòn, 4 uỷ ban cấp Vùng, 44 cấp Tỉnh và 243 cấp Quận với danh xưng “Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân” IOCC (Intelligence and Operations Coordinating Centre).
Theo sơ đồ tổ chức, các Trung Tâm Phối hợp Tình Báo Hành Quân cấp Quận là căn bản và là đầu não của Chiến dịch Phượng Hoàng. Thời đó do CIA cung cấp tài chánh, phương tiện và trực tiếp điều hành Chiến dịch này, đặc biệt là hai đơn vị đặc nhiệm là:
Cụm từ quen thuộc gắn liền nhau thường thấy ở truyền thông là kế họach, tổ chức "Phượng Hoàng - Thiên Nga".v.v..., báo chí tùy tiện áp đặt từ ngữ mà không chịu khó tìm hiểu. "Phượng Hoàng" hay "Phụng Hoàng" là tên một chiến dịch sâu rộng và "Thiên Nga" là tên của một tổ chức nữ tình báo cụ thể, TC dẫn vài thông tin tham khảo:
--------------
CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG (The Phoenix Program)
“Chiến dịch Phượng Hoàng được chính thức thành hình ngày 20/12/67 sau khi Thủ Tướng Chính Phủ VNCH ký Nghị Định cho phép (Số 89-Th.T/VP/M ngày 20/12/1967). Sau Tết Nguyên Ðán, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ cũng được thành lập trên toàn quốc với mục đích xây dựng một hệ thống dân sự chiến đấu phòng thủ địa phương (Sắc lệnh của Tổng thống VNCH số 82/TT-SL ngày 11/7/1968 cải tổ Ủy ban Quốc gia và các Ủy ban Ðịa phương thành Nhân dân Tự vệ). Nhằm đẩy mạnh chiến dịch, tháng 7/68 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với sự hỗ trợ của ông William Colby, cựu giám đốc CIA, đưa ra quyết định thành lập các Ủy Ban Phượng Hoàng trên toàn quốc. Ủy ban Trung Ương đặt tại Sài Gòn, 4 uỷ ban cấp Vùng, 44 cấp Tỉnh và 243 cấp Quận với danh xưng “Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân” IOCC (Intelligence and Operations Coordinating Centre).
Theo sơ đồ tổ chức, các Trung Tâm Phối hợp Tình Báo Hành Quân cấp Quận là căn bản và là đầu não của Chiến dịch Phượng Hoàng. Thời đó do CIA cung cấp tài chánh, phương tiện và trực tiếp điều hành Chiến dịch này, đặc biệt là hai đơn vị đặc nhiệm là:
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
Có ai còn hát "Sao đành bỏ quê hương" hông vậy ta?
Rất ít người biết và được nghe bài hát này của Duy Khánh.
Duy Khánh sáng tác và hát chuyên về quê hương và lính VNCH, ông có một giọng ca dư hơi trời phú, khó ai bắt chước được, chỉ có Giang Tử là hát phần nào hơi giống thôi.
Bài hát ra đời trong bối cảnh người Việt bỏ Tổ quốc vượt biên ra nước ngoài, Duy Khánh nằm trong rất ít ca sĩ Miền Nam chấp nhận ở lại.
Theo Wiki: Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến...ông sang Mỹ vào năm 1988. Sáng tác:... Sao đành bỏ quê hương (1979)...
Thông tin chưa được chính xác: Ông không bị cấm hát vì mình từng xem Duy Khánh hát năm 1976 bài "Sao đành bỏ quê hương", lúc ấy là đi lưu diễn nhiều tỉnh thành do ông làm trưởng đoàn (nhóm ca nhạc nhẹ), tên không còn nhớ nhưng hình như không phải là đoàn "Quê hương".
Không rõ ông tự sáng tác theo cảm xúc của mình hay lập công với chính quyền mới theo đơn đặt hàng nhưng đó là một bài hát hay, da diết, đầy tâm trạng với quê hương đất nước, hồi đó mình có chép tay nghêu ngao hát theo, lâu ngày quên mất...
Bây giờ lên Gúc tìm lại mãi không có bất ký ở đâu kể cả âm thanh lần lời bài hát.
Lý do: Ở trong nước, bài hát một thời đã qua chìm vào quên lãng, nhiều ca sĩ và người yêu văn nghê không biết đã đành... Ở Hải ngoại, làm sao ca sĩ hát bài này cho hợp, còn Duy Khánh mắc nghẹn khi đã chê trách người, thế rồi cuối cùng bản thân cũng phải đành ra đi, sang Mỹ ông hát tiếp bài "Quê hương bỏ lại", năm 2003 qua đời tại Mỹ. Có lẽ vì vậy mà ông không đưa bài hát vào bộ CD sự nghiệp văn nghệ của mình và người ta không in ấn và hát nữa vì sự tôn trọng mối riêng tư của người nghệ sĩ, khi chính người đó muốn không nhắc lại.
Gõ đên đây mình chợt nhớ Sao tu Thích Chân Quang có giảng rằng: Lạc Long Quân là người Việt đầu tiên vượt biên trái phép, hổng bít con cháu có gien di truyền gì hông? he he.
Một bạn ở diễn đàn Vnmilitaryhistory còn nhớ lời bài hát, kạo tui sửa một từ, bạn cá lóc sửa một câu thành lời nhạc hoàn chỉnh, mình chép lại ra đây:
Duy Khánh sáng tác và hát chuyên về quê hương và lính VNCH, ông có một giọng ca dư hơi trời phú, khó ai bắt chước được, chỉ có Giang Tử là hát phần nào hơi giống thôi.
Bài hát ra đời trong bối cảnh người Việt bỏ Tổ quốc vượt biên ra nước ngoài, Duy Khánh nằm trong rất ít ca sĩ Miền Nam chấp nhận ở lại.
Theo Wiki: Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông bị cấm hát một thời gian dài, sau đó thành lập đoàn nhạc Quê Hương, quy tụ các nhạc sĩ Châu Kỳ, Nhật Ngân, các ca sĩ Ngọc Minh, Nhã Phương, Bảo Yến...ông sang Mỹ vào năm 1988. Sáng tác:... Sao đành bỏ quê hương (1979)...
Thông tin chưa được chính xác: Ông không bị cấm hát vì mình từng xem Duy Khánh hát năm 1976 bài "Sao đành bỏ quê hương", lúc ấy là đi lưu diễn nhiều tỉnh thành do ông làm trưởng đoàn (nhóm ca nhạc nhẹ), tên không còn nhớ nhưng hình như không phải là đoàn "Quê hương".
Không rõ ông tự sáng tác theo cảm xúc của mình hay lập công với chính quyền mới theo đơn đặt hàng nhưng đó là một bài hát hay, da diết, đầy tâm trạng với quê hương đất nước, hồi đó mình có chép tay nghêu ngao hát theo, lâu ngày quên mất...
Bây giờ lên Gúc tìm lại mãi không có bất ký ở đâu kể cả âm thanh lần lời bài hát.
Lý do: Ở trong nước, bài hát một thời đã qua chìm vào quên lãng, nhiều ca sĩ và người yêu văn nghê không biết đã đành... Ở Hải ngoại, làm sao ca sĩ hát bài này cho hợp, còn Duy Khánh mắc nghẹn khi đã chê trách người, thế rồi cuối cùng bản thân cũng phải đành ra đi, sang Mỹ ông hát tiếp bài "Quê hương bỏ lại", năm 2003 qua đời tại Mỹ. Có lẽ vì vậy mà ông không đưa bài hát vào bộ CD sự nghiệp văn nghệ của mình và người ta không in ấn và hát nữa vì sự tôn trọng mối riêng tư của người nghệ sĩ, khi chính người đó muốn không nhắc lại.
Gõ đên đây mình chợt nhớ Sao tu Thích Chân Quang có giảng rằng: Lạc Long Quân là người Việt đầu tiên vượt biên trái phép, hổng bít con cháu có gien di truyền gì hông? he he.
Một bạn ở diễn đàn Vnmilitaryhistory còn nhớ lời bài hát, kạo tui sửa một từ, bạn cá lóc sửa một câu thành lời nhạc hoàn chỉnh, mình chép lại ra đây:
Danh sách nhóm bạn cựu học sinh trường THHĐ
Chào các bạn,
Thợ cạo từng học lớp 6-9A TH Hoàng Đạo, lập kho này để lưu trữ tư liệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam, Tây Nguyên, đặc biệt là Kon Tum yêu dấu, nơi chúng mình sinh ra, nô đùa, học hành và trưởng thành. Nội dung được gom góp từ mạng internet và Fb bạn học Kontum trước 1975 cho dzô chung rọ nhằm chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè, gợi nhớ ký ức một thời đã qua,... Nếu chú thích chém gió có chi đụng chạm nhầm nhọt, cho mình tạ lỗi trước, xin cho đính chính bổ sung thông tin...:
Kontum ngày xưa nhỏ tí tẹo, hầu hết cùng trang lứa đều biết nhau, không học cùng trường nhưng có khi là bạn chơi chung cùng xóm, bạn đá banh, bạn tắm sông, bạn buôn dưa... Nên sân này không chỉ bó gọn trong TH Hoàng Đạo, rất vui đón chào anh chị em cùng ở Kontum tham gia, rất mong sự đóng góp của các bạn!.
Bạn có hình "ngày xưa ta bé ta chơi bang bang", post lên cho mọi người cùng nhớ lại.
Bạn thấy gì hay đáng nhớ, cần chia sẻ hãy còm để lại link nguồn hoặc mail, mình sẽ tìm tha về tổ.
Bạn có blog cá nhân hay đang câu cơm qua mạng, hãy để lại link liên kết webblog.
Danh sách trên được lập năm để nhóm bạn cùng THHĐ gặp nhau. Năm nào, bỡi ai và bạn nào đã chuyển cho mình (Hùng) không nhớ, DS chắc chắn còn nhiều sót rất nhiều bạn bè. Hà Hiển, Vinh Dũng đã chầu ông bà và ai nữa nhĩ? Bạn xem thấy thiếu tên mình hoặc biết bạn bè từng học, xin bổ sung nhé!
Thợ cạo từng học lớp 6-9A TH Hoàng Đạo, lập kho này để lưu trữ tư liệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam, Tây Nguyên, đặc biệt là Kon Tum yêu dấu, nơi chúng mình sinh ra, nô đùa, học hành và trưởng thành. Nội dung được gom góp từ mạng internet và Fb bạn học Kontum trước 1975 cho dzô chung rọ nhằm chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè, gợi nhớ ký ức một thời đã qua,... Nếu chú thích chém gió có chi đụng chạm nhầm nhọt, cho mình tạ lỗi trước, xin cho đính chính bổ sung thông tin...:
Kontum ngày xưa nhỏ tí tẹo, hầu hết cùng trang lứa đều biết nhau, không học cùng trường nhưng có khi là bạn chơi chung cùng xóm, bạn đá banh, bạn tắm sông, bạn buôn dưa... Nên sân này không chỉ bó gọn trong TH Hoàng Đạo, rất vui đón chào anh chị em cùng ở Kontum tham gia, rất mong sự đóng góp của các bạn!.
Bạn có hình "ngày xưa ta bé ta chơi bang bang", post lên cho mọi người cùng nhớ lại.
Bạn thấy gì hay đáng nhớ, cần chia sẻ hãy còm để lại link nguồn hoặc mail, mình sẽ tìm tha về tổ.
Bạn có blog cá nhân hay đang câu cơm qua mạng, hãy để lại link liên kết webblog.
Danh sách trên được lập năm để nhóm bạn cùng THHĐ gặp nhau. Năm nào, bỡi ai và bạn nào đã chuyển cho mình (Hùng) không nhớ, DS chắc chắn còn nhiều sót rất nhiều bạn bè. Hà Hiển, Vinh Dũng đã chầu ông bà và ai nữa nhĩ? Bạn xem thấy thiếu tên mình hoặc biết bạn bè từng học, xin bổ sung nhé!
Xóm nhà lá trên phây bạn học trường THHĐ
Nhấp vào tới nhà luôn:
FB Nhóm Hoàng Đạo
FB Quỳnh Hương Phạm
FB Thu Vo
FB Nhóm Hoàng Đạo
FB Quỳnh Hương Phạm
FB Tran Duc
FB Cuc Pham
FB Láng Nguyễn
FB Thi Đoàn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)