Cụm từ quen thuộc gắn liền nhau thường thấy ở truyền thông là kế họach, tổ chức "Phượng Hoàng - Thiên Nga".v.v..., báo chí tùy tiện áp đặt từ ngữ mà không chịu khó tìm hiểu. "Phượng Hoàng" hay "Phụng Hoàng" là tên một chiến dịch sâu rộng và "Thiên Nga" là tên của một tổ chức nữ tình báo cụ thể, TC dẫn vài thông tin tham khảo:
--------------
CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG (The Phoenix Program)
“Chiến dịch Phượng Hoàng được chính thức thành hình ngày 20/12/67 sau khi Thủ Tướng Chính Phủ VNCH ký Nghị Định cho phép (Số 89-Th.T/VP/M ngày 20/12/1967). Sau Tết Nguyên Ðán, lực lượng Nhân Dân Tự Vệ cũng được thành lập trên toàn quốc với mục đích xây dựng một hệ thống dân sự chiến đấu phòng thủ địa phương (Sắc lệnh của Tổng thống VNCH số 82/TT-SL ngày 11/7/1968 cải tổ Ủy ban Quốc gia và các Ủy ban Ðịa phương thành Nhân dân Tự vệ). Nhằm đẩy mạnh chiến dịch, tháng 7/68 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với sự hỗ trợ của ông William Colby, cựu giám đốc CIA, đưa ra quyết định thành lập các Ủy Ban Phượng Hoàng trên toàn quốc. Ủy ban Trung Ương đặt tại Sài Gòn, 4 uỷ ban cấp Vùng, 44 cấp Tỉnh và 243 cấp Quận với danh xưng “Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân” IOCC (Intelligence and Operations Coordinating Centre).
Theo sơ đồ tổ chức, các Trung Tâm Phối hợp Tình Báo Hành Quân cấp Quận là căn bản và là đầu não của Chiến dịch Phượng Hoàng. Thời đó do CIA cung cấp tài chánh, phương tiện và trực tiếp điều hành Chiến dịch này, đặc biệt là hai đơn vị đặc nhiệm là:
(1) Navy SEALs thuộc Hải quân Mỹ, và
(2) Thám Sát Tỉnh PRUs (Provincial Reconnaissance Units).
Các đơn vị Thám Sát Tỉnh được tuyển mộ nhân viên địa phương và do người địa phương chỉ huy. Hai đơn vị thiện chiến này có trách nhiệm đột kích, bắt sống hoặc tiêu diệt VC vũ trang ngay trong lòng địch.
Mục đích chính của Chiến dịch Phượng Hoàng là vô hiệu hóa hạ tầng cơ sở (HTCS) Việt Cộng, gồm cán bộ chính trị, thuế vụ, hành chánh, hậu cần, v.v., thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN).
Ðến năm 1969 Chiến dịch Phượng Hoàng được giao phó trách nhiệm vô hiệu hóa các cán bộ HTCS Việt Cộng trên toàn quốc. Danh sách các cán bộ HTCS Việt Cộng do cơ quan Tình Báo Trung Ương Sài Gòn thu thập từ năm 1965 đến năm 1970, và cung cấp cho Chiến dịch Phượng Hoàng.
Từ lúc thành lập cho đến tháng 7/68 Chiến dịch Phượng Hoàng do nhân viên CIA và vị Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn điều hành. Sau tháng 7/69 Chương trình Phượng Hoàng được cải tổ và do các Cố Vấn Quân Sự Mỹ MACV (Military Assistance Command Vietnam) điều hành. Từ đó MACV cấp Tỉnh cung cấp tài chánh và phương tiện cho Chương trình Phượng Hoàng. Tuy nhiên CIA vẫn còn phụ trách một số công việc chuyên môn và hai đơn vị Navy SEALs và Thám Sát Tỉnh PRUs.
Từ tháng 7/69 về sau các Trung Tâm Phượng Hoàng cấp Quận trở thành cơ quan chính, với trách nhiệm thành lập danh sách bìa đen, phân loại và lưu trữ hồ sơ cá nhân HTCS Việt Cộng, được gọi là Hệ Thống Quản Trị Tin Tức Phượng Hoàng, Phuong Hoang Management Information System (PHMIS). Bấy giờ Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) đóng vai trò chính trong việc quản trị, theo dõi và nhật tu hồ sơ, hành quân thanh lọc HTCS Việt Cộng và do Cố Vấn Quân Sự Mỹ MACV huấn luyện.
Từ đó các trung tâm Phượng Hoàng cấp Tỉnh được cung cấp thêm nhiều hồ sơ HTCS Việt Cộng là nhờ chương trình Chiêu Hồi, Phòng II Tiểu Khu và Chi Khu, các đơn vị Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ. Các Ủy Ban Phượng Hoàng cấp Vùng chỉ lưu trữ dữ kiện thống kê về tổng số HTCS Việt Cộng tình nghi, bị bắt và vô hiệu hóa từ các trung tâm Tỉnh gởi về. Tất cả các trung tâm Phượng Hoàng đều có đại diện các cơ quan dân sự hay quân sự gởi đến để phổ biến tin tức như Chiêu Hồi, Phòng II, Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân, CSQG, Bình Ðịnh Phát Triển Nông Thôn, Nhân Dân Tự Vệ.
Với sư yểm trợ của các đơn vị quân sự địa phương, CSGQ thường xuyên tổ chức hành quân thanh lọc HTCS Việt Cộng. Khi một HTCS Việt Cộng hoặc người tình nghi bị bắt, họ được đưa về Ủy Ban Phượng Hoàng Quận phỏng vấn sơ khởi. Nếu có bằng chứng sẽ phải chuyển lên Trung Tâm Thẩm Vấn Tỉnh Provincial Interrogation Centre (PIC). Nơi đó nhân viên CSQG Ðặc Biệt và Tư Pháp sẽ thẩm vấn và lập hồ sơ đệ trình lên Biện Lý Tòa Án để xin lệnh tạm giam. Nếu vẫn còn nghi vấn hoặc không đủ chứng cớ, người bị tình nghi sẽ được Tòa ban lệnh trả tự do. HTCS Việt Cộng được đề cập đến trong bài viết nầy là những người dân làm việc, sống bình thường và hợp pháp trong làng mạc hay thành phố. Khác với VC có vũ khí và hoạt động trong mật khu hay thôn, xóm hẻo lánh sẽ không được đối xử như người tình nghi, nên khi bị bắt thường được đưa ra tòa và có thể bị kết án tù tùy theo tội trạng.
Chương trình Phượng Hoàng bị giải thể năm 1973 sau khi Mỹ–Bắc Việt–VNCH– MTGPMN ký hiệp định đình chiến ngày 27/1/1973. Theo đó hai bên trao trả tù binh và đồng thời Mỹ rút quân. Các đơn vị PRUs cũng bị giải thể, được sáp nhập và đồng hóa cấp bậc với Cảnh Sát Quốc Gia. Lợi dụng đình chiến tại chỗ, VC-MTGPMN và Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm miền Nam vào tháng 4/75 và kết thúc 20 năm nội chiến Nam-Bắc”.
- Kết luận
CSQG, Phòng II và các toán Thám Sát Tỉnh PRUs tuyển mộ, huấn luyện và điều hành lưới tình báo mật của họ. Dĩ nhiên các Mật Báo Viên nầy không bao giờ được tiết lộ lý lịch và hoạt động của mình trong bất kỳ trường hợp nào. MACV chỉ đóng vai trò yểm trợ tài chánh (chi phí hoạt động và tiền thưởng cho Mật Báo Viên), phương tiện và cố vấn khi cần, nhưng thường không xen vào việc nội bộ các cơ quan này.
( Mai Vĩnh Thăng phản biện hồi ký Đóa Hồng Gai ấn bản lần thứ 5 của tác giả Nguyễn Thanh Nga đã cho rằng mình từng hoạt động trong Chương Trình Phượng Hoàng)
Trích từ: Tinparis
______________
Kế hoạch Phụng Hoàng
28/06/2006
Trên 20 năm sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt Nam, ngoài việc huy động tối đa lực lượng và phương tiện chiến tranh, Hoa Kỳ còn áp dụng ở chiến trường miền Nam tất cả các chiến lược tân kỳ nhất trong thế kỷ nhằm sớm giành toàn thắng trên chiến trường. Điển hình trong số đó là chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" để từ đó, chính quyền Sài Gòn xây dựng "Kế hoạch Phụng Hoàng" (Phượng Hoàng).
Kế hoạch Phụng Hoàng nhằm tiêu diệt tận gốc hạ tầng cơ sở Việt Cộng - Lực lượng nòng cốt của Cách mạng Việt Nam. Là người đã gắn bó 10 năm với chiến trường miền Nam (từ năm 1965 tới kết thúc cuộc chiến), phải đương đầu với hầu hết các chiến lược của Mỹ, tác giả xin ghi lại những nét cơ bản của "Kế hoạch Phụng Hoàng", để cùng quý độc giả ANTG ôn lại một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của dân tộc.
Phần thứ nhất: Đôi điều về chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Kế hoạch Phụng hoàng”
Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang "Việt Nam hóa chiến tranh" giải quyết cuộc chiến Việt Nam theo công thức: “Hỏa lực Mỹ cộng với Bộ binh ngụy” hòng ngụy trang cho cuộc rút quân trong danh dự bởi cái gọi là “Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đủ sức đương đầu với Cộng quân, chỉ cần trang bị vũ khí của Mỹ là có thể giải quyết xong cuộc chiến”.
Quá trình thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp, kế hoạch, nhiều chiến dịch nhằm đạt được 2 mục tiêu chiến lược: Ngăn chặn chi viện của Cộng sản Bắc Việt cho Nam Việt Nam (thể hiện qua chiến dịch Đường 9 - Nam Lào vào 30/1-23/3/1971); bằng tất cả mọi biện pháp, phải loại trừ bằng được thành phần hạ tầng cơ sở của Việt Cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa phục vụ đắc lực cho chương trình bình định cấp tốc đã đề ra.
Theo nhận định của họ: “Song song với các nỗ lực chiến tranh phá hoại, Cộng sản đã và đang cố gắng gia tăng hoạt động để kiện toàn các cơ cấu tổ chức chính trị và hành chánh từ thành thị tới thôn quê.
Toàn bộ cơ cấu tổ chức trên được gọi là thành phần hạ tầng cơ sở Cộng sản. Chính thành phần này là nguồn cung cấp nhân tài, vật lực để giành chiến thắng chiến tranh. Do vậy, để sớm chấm dứt cuộc chiến, vãn hồi hòa bình lâu dài cho xứ sở, ngoài các nỗ lực quân sự, còn phải có biện pháp sớm loại trừ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Với nhận thức trên, kế hoạch Phụng Hoàng được thiết lập...”.
Nội dung trên được tóm tắt trong “Huấn thị điều hành
căn bản số 3” - Tài liệu được đóng dấu “KÍN” (Bí mật) của “Chính phủ
Việt Nam Cộng hòa do Trần Thiện Khiêm - Thủ tướng Chính phủ, kiêm Tổng
trưởng Nội vụ, kiêm Chủ tịch Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương ký ngày
16/12/1969.
Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang "Việt Nam hóa chiến tranh" giải quyết cuộc chiến Việt Nam theo công thức: “Hỏa lực Mỹ cộng với Bộ binh ngụy” hòng ngụy trang cho cuộc rút quân trong danh dự bởi cái gọi là “Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đủ sức đương đầu với Cộng quân, chỉ cần trang bị vũ khí của Mỹ là có thể giải quyết xong cuộc chiến”.
Quá trình thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ và chính quyền Nam Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp, kế hoạch, nhiều chiến dịch nhằm đạt được 2 mục tiêu chiến lược: Ngăn chặn chi viện của Cộng sản Bắc Việt cho Nam Việt Nam (thể hiện qua chiến dịch Đường 9 - Nam Lào vào 30/1-23/3/1971); bằng tất cả mọi biện pháp, phải loại trừ bằng được thành phần hạ tầng cơ sở của Việt Cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa phục vụ đắc lực cho chương trình bình định cấp tốc đã đề ra.
Theo nhận định của họ: “Song song với các nỗ lực chiến tranh phá hoại, Cộng sản đã và đang cố gắng gia tăng hoạt động để kiện toàn các cơ cấu tổ chức chính trị và hành chánh từ thành thị tới thôn quê.
Toàn bộ cơ cấu tổ chức trên được gọi là thành phần hạ tầng cơ sở Cộng sản. Chính thành phần này là nguồn cung cấp nhân tài, vật lực để giành chiến thắng chiến tranh. Do vậy, để sớm chấm dứt cuộc chiến, vãn hồi hòa bình lâu dài cho xứ sở, ngoài các nỗ lực quân sự, còn phải có biện pháp sớm loại trừ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Với nhận thức trên, kế hoạch Phụng Hoàng được thiết lập...”.
Về mô hình tổ chức “Kế hoạch Phụng Hoàng”
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó nên việc ra đời tổ chức phải do nhân vật tối cao ký. Bởi vậy, ngày 1/7/1968, “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa” lúc đó là Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh số 280a/TT/SL về việc thiết lập “Kế hoạch Phụng Hoàng” với mô hình tổ chức 4 cấp (cấp Trung ương, cấp vùng chiến thuật, cấp tỉnh và cấp quận). Cấp Trung ương gọi là “Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương” do Trần Thiện Khiêm làm Chủ tịch; cấp vùng chiến thuật và cấp tỉnh do Tư lệnh vùng và Tỉnh trưởng làm Chủ tịch; cấp quận gọi là “Trung tâm phối hợp tình báo hành quân”, do Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng làm trưởng Trung tâm (gọi tắt là Tổ chức Phụng Hoàng quận). Đây là cấp trực tiếp thực thi Kế hoạch Phụng Hoàng. Có thể coi đó là linh hồn của kế hoạch.
Ngoài các đơn vị chức năng ở quận, lực lượng đương đầu trực tiếp với “cơ sở hạ tầng Việt Cộng” là những tổ chức, con người cụ thể ở xã, ấp, gọi là các đơn vị “Hội viên” bao gồm: xã trưởng, phó xã trưởng an ninh, ủy viên quân sự, cán bộ thông tin chiêu hồi, trưởng phân chi cảnh sát quốc gia; đoàn trưởng xây dựng nông thôn, toán trưởng võ trang tuyên truyền chiêu hồi, trung đội trưởng nghĩa quân, toán trưởng nhân dân tự vệ; cán bộ chiêu hồi, xây dựng nông thôn, quân báo, cảnh sát, các đoàn viên nhân dân tự vệ... hoạt động trong phạm vi xã, ấp, trưởng ấp, phó trưởng ấp an ninh, phụ tá quân sự, cán bộ thông tin chiêu hồi... Các viên chức trên là thành phần cốt cán của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận vì họ là người hoạt động tại cơ sở, thường xuyên tiếp xúc hạ tầng cơ sở Việt Cộng nên dễ dàng phát hiện những phần tử Cộng sản hoạt động trà trộn trong dân chúng.
Ủy ban Phụng Hoàng cấp Trung ương, vùng chiến thuật và tỉnh chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp dưới.--PageBreak--
Tổ chức Phụng Hoàng cấp quận
Có thể nói trong việc thực thi Kế hoạch Phụng Hoàng, tổ chức cấp quận cực kỳ quan trọng vì đó là nơi trực tiếp đương đầu với hạ tầng cơ sở của Cộng sản. Thành quả của Kế hoạch Phụng Hoàng sẽ tùy thuộc vào hiệu năng hoạt động của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận. Vì vậy, phần chức năng, nhiệm vụ của nó được nêu rất chi tiết, cụ thể như là một cẩm nang cho các thành viên trong quá trình thực thi trách nhiệm. Nó được thể hiện trong “Huấn thị điều hành căn bản số 3” với 2 ý niệm:- Tăng cường khả năng nhân sự cho quận trưởng (tức trung tâm trưởng), đồng thời thống nhất chỉ huy và hành động trong nhiệm vụ tiêu diệt Cộng sản.- Tập trung tất cả các nguồn tin bí mật do cơ quan an ninh, tình báo trong quận thu thập để nghiên cứu, đánh giá, phối hợp kiểm tra nhanh chóng, nhằm phản ứng kịp thời tại địa phương.
Những tin tức nói trên không những có giá trị về thực tiễn, cấp thời mà còn có giá trị trong tương lai, trong giai đoạn đấu tranh chính trị thời hậu chiến với Cộng sản. Do đó, vai trò tấn công, tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản của Trung tâm Phụng Hoàng cấp quận có tầm quan trọng đặc biệt.
Cũng theo tài liệu mật trên, Kế hoạch Phụng Hoàng được tổ chức và điều hành trên căn bản và phương thức phối hợp tình báo nhằm tập trung mọi khả năng công tác và điều động lực lượng một cách hữu hiệu nhằm khám phá và loại trừ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Các trung tâm Phụng Hoàng không phải là những cơ quan, đơn vị chuyên trách, mà chỉ là những trung tâm điều hợp, tập trung và phối kiểm để khai thác tin tức. Do vậy, từ việc sưu tầm tin tức đến việc thi hành các biện pháp đối phó với mục tiêu đã được chấm định đều do các cơ quan hội viên có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện. Trung tâm Phụng Hoàng chỉ cung cấp những yếu tố cần thiết cho các đơn vị có trách nhiệm thi hành. Vì thế, việc thành bại của Kế hoạch Phụng Hoàng tùy thuộc vào tinh thần phối hợp, khả năng tác chiến của các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc hội viên của Ủy ban Phụng Hoàng các cấp.
Từ văn bản quy định so với thực tiễn diễn ra ở chiến
trường cho thấy, tổ chức Phụng Hoàng cấp quận là bộ phận đầu não giúp
quận trưởng, trung tâm trưởng, chi khu trưởng trong việc kiện toàn tối
đa công tác ổn định và bảo vệ an ninh lãnh thổ tại địa phương. Theo chỉ
giáo của Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương được thể hiện
trong “Cẩm nang huấn thị điều hành căn bản số 3” thì nhiệm vụ chính yếu
của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận được nêu ra như sau:- Thi hành chỉ thị
của Ủy ban Phụng Hoàng cấp trên, hoạt động liên tục 24 giờ/ngày.-
Phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cơ quan hội viên và đơn vị quân
sự trong quận về trách nhiệm sưu tầm tin tức tình báo, duy trì an ninh
và hành quân chống phá hạ tầng cơ sở Cộng sản.- Khám phá các tổ chức
Cộng sản trong lãnh thổ quản lý cùng các cơ cấu yểm trợ các tổ chức này
tại xã, ấp.- Khai thác nhanh chóng các tin tức tình báo thu được. Tổ
chức hành quân nhằm tiêu diệt cơ sở Cộng sản tại địa phương.
Ngoài nhiệm vụ chung, họ còn chỉ đạo hết sức cụ thể, chi tiết tới nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân (trung tâm trưởng, các phó trung tâm, các ban, tiểu ban...) và đặc biệt là nhiệm vụ của các đại diện cơ quan hội viên, các hội viên (tổ chức và cá nhân ở xã, ấp) bởi đây là yếu tố quyết định thành bại của Kế hoạch Phụng Hoàng. Theo huấn thị được ghi trong tài liệu mật này, ta có thể mường tượng bất kể ai sống ở một nơi nào đó trên lãnh thổ “Việt Nam cộng hòa” quản lý, mọi hành động, cử chỉ, dáng đi, lời nói, sở thích... cho tới tình cảm, mối quan hệ xã hội hiện tại và quá khứ của người đó cũng không qua khỏi “mắt xanh” của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận.
Để làm được điều đó, họ tiến hành điều tra, phân loại dân chúng trong liên gia, khóm, xã, ấp. Dù đã tập trung dân vào ấp chiến lược, nhưng vẫn bố trí theo hình thái “Ngũ liên gia bảo” - 5 gia đình ở gần nhau phải nắm được mọi động thái của nhau để gọi là “bảo vệ nhau”.--PageBreak--
Kết quả điều tra phân loại dân chúng được phân chia theo tiêu chuẩn tư tưởng chính trị thành 5 loại và có đối sách cụ thể như sau:1- Thành phần hoạt động cho Cộng sản hoặc liên hệ mật thiết với Cộng sản:Đối với loại này, phải lập danh sách, lý lịch, nhân dạng, hình ảnh, giờ giấc ăn ở, theo dõi chặt chẽ hoạt động. Nếu có thể, móc nối tổ chức nội tuyến hoặc đưa người thâm nhập.2. Loại thiên Cộng sản:Lập danh sách như loại 1 và tìm cách cô lập đời sống của họ, nếu có thể móc nối làm mật báo viên.3. Loại tình nghi:Lập danh sách... theo dõi mọi hành vi cùng các cuộc tiếp xúc của họ. Giám sát tỉ mỉ để phân tích tư tưởng nhằm áp dụng biện pháp đối phó. Nếu có thể, móc nối làm mật báo viên.4. Đối với phần tử lừng chừng:Lập danh sách... tuyên truyền tác động làm chuyển biến tư tưởng của họ. Nếu có thể, mua chuộc, móc nối làm mật báo viên.5. Đối với thành phần có tư tưởng quốc gia chống Cộng:Phải thường xuyên hợp tác với họ, giúp đỡ và yểm trợ cho hoạt động có lợi cho chính phủ.
Đi đôi với phân loại dân chúng, cần tập trung vào công tác tổ chức hệ thống tình báo nhân dân. Ít nhất mỗi ấp phải tổ chức được 10 tổ tình báo nhân dân (mỗi tổ 3 người) để làm tai mắt cho chính quyền trong công tác phát giác hạ tầng cơ sở Cộng sản để tiêu diệt.
Từ phân loại dân chúng để theo dõi, giám sát, đi tới hình thành hệ thống “Sổ đen”. Từ hệ thống này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho Trung tâm quận chấm định mục tiêu để loại trừ. Hệ thống danh sách “Sổ đen” được lập theo 4 loại:- Danh sách A (cần thanh toán): Bao gồm tất cả những hạ tầng cơ sở Cộng sản quan trọng nhất đang hoạt động tại địa phương.- Danh sách B (loại có thể thanh toán): Bao gồm những hạ tầng cơ sở Cộng sản có nhiều hoạt động phức tạp cần theo dõi, kiểm soát để khi cần có thể chấm định mục tiêu loại trừ.- Danh sách C (ưu tiên theo dõi): Ghi tên những phần tử quan trọng thuộc loại A và B nhưng chưa xác định rõ chứng cứ.- Danh sách D (lập theo từng ấp - thôn): Được ghi đầy đủ thành phần cơ sở Cộng sản và thành phần võ trang Cộng sản, cả những người tình nghi trong mỗi ấp.
Từ các loại danh sách trên, trung tâm quận phải tiến hành “chấm định mục tiêu” và phân thành 2 loại:- Loại mục tiêu đang loại trừ: Đó là danh sách ghi tên những hạ tầng cơ sở Cộng sản mà trung tâm đã quyết định hành quân loại trừ (bắt và xử lý ngay).- Mục tiêu sẽ loại trừ: Đó là danh sách ghi tên những hạ tầng cơ sở để ban hành quân sẽ thiết lập kế hoạch hành quân xử lý tiếp theo.
Chỉ huy hành quân đặc biệt quan tâm đến công tác thẩm vấn tù, hàng binh, những người bị bắt và số hồi chánh viên (cán bộ Cộng sản chiêu hồi). Đây là công tác được ưu tiên cao nhất, xử lý cấp thời những thông tin thu được qua thẩm vấn để phục vụ cho kế hoạch hành quân tiếp theo.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó nên việc ra đời tổ chức phải do nhân vật tối cao ký. Bởi vậy, ngày 1/7/1968, “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa” lúc đó là Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh số 280a/TT/SL về việc thiết lập “Kế hoạch Phụng Hoàng” với mô hình tổ chức 4 cấp (cấp Trung ương, cấp vùng chiến thuật, cấp tỉnh và cấp quận). Cấp Trung ương gọi là “Ủy ban Phụng Hoàng Trung ương” do Trần Thiện Khiêm làm Chủ tịch; cấp vùng chiến thuật và cấp tỉnh do Tư lệnh vùng và Tỉnh trưởng làm Chủ tịch; cấp quận gọi là “Trung tâm phối hợp tình báo hành quân”, do Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng làm trưởng Trung tâm (gọi tắt là Tổ chức Phụng Hoàng quận). Đây là cấp trực tiếp thực thi Kế hoạch Phụng Hoàng. Có thể coi đó là linh hồn của kế hoạch.
Ngoài các đơn vị chức năng ở quận, lực lượng đương đầu trực tiếp với “cơ sở hạ tầng Việt Cộng” là những tổ chức, con người cụ thể ở xã, ấp, gọi là các đơn vị “Hội viên” bao gồm: xã trưởng, phó xã trưởng an ninh, ủy viên quân sự, cán bộ thông tin chiêu hồi, trưởng phân chi cảnh sát quốc gia; đoàn trưởng xây dựng nông thôn, toán trưởng võ trang tuyên truyền chiêu hồi, trung đội trưởng nghĩa quân, toán trưởng nhân dân tự vệ; cán bộ chiêu hồi, xây dựng nông thôn, quân báo, cảnh sát, các đoàn viên nhân dân tự vệ... hoạt động trong phạm vi xã, ấp, trưởng ấp, phó trưởng ấp an ninh, phụ tá quân sự, cán bộ thông tin chiêu hồi... Các viên chức trên là thành phần cốt cán của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận vì họ là người hoạt động tại cơ sở, thường xuyên tiếp xúc hạ tầng cơ sở Việt Cộng nên dễ dàng phát hiện những phần tử Cộng sản hoạt động trà trộn trong dân chúng.
Ủy ban Phụng Hoàng cấp Trung ương, vùng chiến thuật và tỉnh chủ yếu là chỉ đạo, hướng dẫn, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp dưới.--PageBreak--
Tổ chức Phụng Hoàng cấp quận
Có thể nói trong việc thực thi Kế hoạch Phụng Hoàng, tổ chức cấp quận cực kỳ quan trọng vì đó là nơi trực tiếp đương đầu với hạ tầng cơ sở của Cộng sản. Thành quả của Kế hoạch Phụng Hoàng sẽ tùy thuộc vào hiệu năng hoạt động của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận. Vì vậy, phần chức năng, nhiệm vụ của nó được nêu rất chi tiết, cụ thể như là một cẩm nang cho các thành viên trong quá trình thực thi trách nhiệm. Nó được thể hiện trong “Huấn thị điều hành căn bản số 3” với 2 ý niệm:- Tăng cường khả năng nhân sự cho quận trưởng (tức trung tâm trưởng), đồng thời thống nhất chỉ huy và hành động trong nhiệm vụ tiêu diệt Cộng sản.- Tập trung tất cả các nguồn tin bí mật do cơ quan an ninh, tình báo trong quận thu thập để nghiên cứu, đánh giá, phối hợp kiểm tra nhanh chóng, nhằm phản ứng kịp thời tại địa phương.
Những tin tức nói trên không những có giá trị về thực tiễn, cấp thời mà còn có giá trị trong tương lai, trong giai đoạn đấu tranh chính trị thời hậu chiến với Cộng sản. Do đó, vai trò tấn công, tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản của Trung tâm Phụng Hoàng cấp quận có tầm quan trọng đặc biệt.
Cũng theo tài liệu mật trên, Kế hoạch Phụng Hoàng được tổ chức và điều hành trên căn bản và phương thức phối hợp tình báo nhằm tập trung mọi khả năng công tác và điều động lực lượng một cách hữu hiệu nhằm khám phá và loại trừ hạ tầng cơ sở Cộng sản. Các trung tâm Phụng Hoàng không phải là những cơ quan, đơn vị chuyên trách, mà chỉ là những trung tâm điều hợp, tập trung và phối kiểm để khai thác tin tức. Do vậy, từ việc sưu tầm tin tức đến việc thi hành các biện pháp đối phó với mục tiêu đã được chấm định đều do các cơ quan hội viên có thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện. Trung tâm Phụng Hoàng chỉ cung cấp những yếu tố cần thiết cho các đơn vị có trách nhiệm thi hành. Vì thế, việc thành bại của Kế hoạch Phụng Hoàng tùy thuộc vào tinh thần phối hợp, khả năng tác chiến của các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc hội viên của Ủy ban Phụng Hoàng các cấp.
Ngoài nhiệm vụ chung, họ còn chỉ đạo hết sức cụ thể, chi tiết tới nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân (trung tâm trưởng, các phó trung tâm, các ban, tiểu ban...) và đặc biệt là nhiệm vụ của các đại diện cơ quan hội viên, các hội viên (tổ chức và cá nhân ở xã, ấp) bởi đây là yếu tố quyết định thành bại của Kế hoạch Phụng Hoàng. Theo huấn thị được ghi trong tài liệu mật này, ta có thể mường tượng bất kể ai sống ở một nơi nào đó trên lãnh thổ “Việt Nam cộng hòa” quản lý, mọi hành động, cử chỉ, dáng đi, lời nói, sở thích... cho tới tình cảm, mối quan hệ xã hội hiện tại và quá khứ của người đó cũng không qua khỏi “mắt xanh” của tổ chức Phụng Hoàng cấp quận.
Để làm được điều đó, họ tiến hành điều tra, phân loại dân chúng trong liên gia, khóm, xã, ấp. Dù đã tập trung dân vào ấp chiến lược, nhưng vẫn bố trí theo hình thái “Ngũ liên gia bảo” - 5 gia đình ở gần nhau phải nắm được mọi động thái của nhau để gọi là “bảo vệ nhau”.--PageBreak--
Kết quả điều tra phân loại dân chúng được phân chia theo tiêu chuẩn tư tưởng chính trị thành 5 loại và có đối sách cụ thể như sau:1- Thành phần hoạt động cho Cộng sản hoặc liên hệ mật thiết với Cộng sản:Đối với loại này, phải lập danh sách, lý lịch, nhân dạng, hình ảnh, giờ giấc ăn ở, theo dõi chặt chẽ hoạt động. Nếu có thể, móc nối tổ chức nội tuyến hoặc đưa người thâm nhập.2. Loại thiên Cộng sản:Lập danh sách như loại 1 và tìm cách cô lập đời sống của họ, nếu có thể móc nối làm mật báo viên.3. Loại tình nghi:Lập danh sách... theo dõi mọi hành vi cùng các cuộc tiếp xúc của họ. Giám sát tỉ mỉ để phân tích tư tưởng nhằm áp dụng biện pháp đối phó. Nếu có thể, móc nối làm mật báo viên.4. Đối với phần tử lừng chừng:Lập danh sách... tuyên truyền tác động làm chuyển biến tư tưởng của họ. Nếu có thể, mua chuộc, móc nối làm mật báo viên.5. Đối với thành phần có tư tưởng quốc gia chống Cộng:Phải thường xuyên hợp tác với họ, giúp đỡ và yểm trợ cho hoạt động có lợi cho chính phủ.
Đi đôi với phân loại dân chúng, cần tập trung vào công tác tổ chức hệ thống tình báo nhân dân. Ít nhất mỗi ấp phải tổ chức được 10 tổ tình báo nhân dân (mỗi tổ 3 người) để làm tai mắt cho chính quyền trong công tác phát giác hạ tầng cơ sở Cộng sản để tiêu diệt.
Từ phân loại dân chúng để theo dõi, giám sát, đi tới hình thành hệ thống “Sổ đen”. Từ hệ thống này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho Trung tâm quận chấm định mục tiêu để loại trừ. Hệ thống danh sách “Sổ đen” được lập theo 4 loại:- Danh sách A (cần thanh toán): Bao gồm tất cả những hạ tầng cơ sở Cộng sản quan trọng nhất đang hoạt động tại địa phương.- Danh sách B (loại có thể thanh toán): Bao gồm những hạ tầng cơ sở Cộng sản có nhiều hoạt động phức tạp cần theo dõi, kiểm soát để khi cần có thể chấm định mục tiêu loại trừ.- Danh sách C (ưu tiên theo dõi): Ghi tên những phần tử quan trọng thuộc loại A và B nhưng chưa xác định rõ chứng cứ.- Danh sách D (lập theo từng ấp - thôn): Được ghi đầy đủ thành phần cơ sở Cộng sản và thành phần võ trang Cộng sản, cả những người tình nghi trong mỗi ấp.
Từ các loại danh sách trên, trung tâm quận phải tiến hành “chấm định mục tiêu” và phân thành 2 loại:- Loại mục tiêu đang loại trừ: Đó là danh sách ghi tên những hạ tầng cơ sở Cộng sản mà trung tâm đã quyết định hành quân loại trừ (bắt và xử lý ngay).- Mục tiêu sẽ loại trừ: Đó là danh sách ghi tên những hạ tầng cơ sở để ban hành quân sẽ thiết lập kế hoạch hành quân xử lý tiếp theo.
Chỉ huy hành quân đặc biệt quan tâm đến công tác thẩm vấn tù, hàng binh, những người bị bắt và số hồi chánh viên (cán bộ Cộng sản chiêu hồi). Đây là công tác được ưu tiên cao nhất, xử lý cấp thời những thông tin thu được qua thẩm vấn để phục vụ cho kế hoạch hành quân tiếp theo.
Trích từ: Vnca.cand
Biệt Đội Thiên Nga
Đội trưởng Biệt đội Thiên Nga |
Biệt Đội Thiên Nga ra đời trong những năm cao điểm của cuộc chiến tranh bảo quốc của quân dân miền Nam đối với bọn xâm lược cộng Sản phương Bắc.