Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Sự kiện quan trọng: Ngày 5-7/8/1997 đảo chính ở Campuchia

Từ những giọt nước mắt của sự thất bại đã làm trào dâng cảm xúc mãnh liệt và tài năng của một người xuất chúng.

Khi đảng của ông bị thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1993, dưới con mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng như vậy. Mặc dù Ranariddh đã đảm đương vai trò Thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh lẻ được điều hành bở đảng của Hun Sen , vị Thủ tướng thứ hai. Đảng của Ranariddh ở cơ sở phân tán quá mỏng không đủ nhân sự. Ngược lại, đảng của Hun Sen đã kiểm soát chính quyền qua mạng lưới các cán bộ chỉ huy quân sự, các trưởng công an và cán bộ địa phương mà phần đông họ đã chiến đấu bên cạnh vị Thủ tướng của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại quân Khơme Đỏ . Các cán bộ ở tỉnh lẻ có ảnh hưởng mạnh được Hun Sen tuyển chọn và họ vẫn còn trung thành với ông. Các đảng viên của Ranariddh thường mang hộ chiếu nước ngoài và hình như chẳng có tinh thần đâu để về các vùng quê nghèo xơ xác vốn phải chịu nóng bức và bụi bặm của phấn hoa và bông cỏ. So với Đảng CPP thì Đảng Fucnipec hết sức mờ nhạt.

Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt nẻ dưới sức ép. Ông Ranariddh ngày càng trở nên không còn chi phối được sức mạnh khủng khiếp của Đảng CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp.

Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1982-1988)

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ ở biên giới của các lực lượng chống đối chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia; 1979-1984.
Chính phủ Thái Lan nghi ngờ mục tiêu lâu dài của Việt Nam và lo sợ Việt Nam hỗ trợ cho phong trào cộng sản bên trong Thái Lan nổi dậy đã khiến chính phủ Thái Lan ủng hộ mục tiêu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, sự hiện diện quân sự của Việt Nam tại Campuchia một lần nữa những mối quan tâm tương tự lại dấy lên, Bangkok liên minh với Khmer Đỏ - một kẻ thù của Việt Nam và tìm đến sự hỗ trợ an ninh của Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp, hành động của Thái Lan cứng rắn hơn thái độ của Hà Nội đối với Bangkok. Là thành viên ASEAN dễ bị tổn thương nhất một cuộc tấn công giả định của Việt Nam, Thái Lan đã cho Khmer Đỏ trú ẩn ở các trại bên trong lãnh thổ của mình,[2] Thái Lan là nước đầu tiên trong khối ASEAN phản đối "cuộc xâm lược năm 1978 của Việt Nam vào Campuchia".
Năm 1973, chính phủ dân sự mới của Thái Lan tạo ra một cơ hội hòa giải ở mức độ nào đó với Bắc Việt Nam khi chính phủ Thái đề nghị xóa bỏ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đất Thái và chấp nhận lập trường trung lập hơn. Hà Nội đáp lại bằng việc gửi một phái đoàn đến Bangkok, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ trước khi đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc cải thiện mối quan hệ. Thảo luận được nối lại vào tháng 8 năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Kết quả là đề nghị cho một cuộc trao đổi đại sứ và mở các cuộc đàm phán về thương mại và hợp tác kinh tế, nhưng một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 10 năm 1976 mở ra một chính phủ Thái Lan mới có ít cảm tình với những người cộng sản Việt Nam.

Lịch sử Campuchia (1979-1993)

Khmer Đỏ rút chạy và sự hậu thuẫn của Trung Quốc - Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Khmer Đỏ rút chạy về phía Tây, hướng biên giới với Thái Lan, và chốt lại tại các căn cứ gần biên giới. Ieng Sary chạy khỏi Phnom Penh trên chuyến tàu cuối cùng sáng ngày 7 tháng 1, ra đến biên giới Thái Lan ngày 11 tháng một trong tình trạng đói, kiệt sức và mất dép. Trực thăng Thái đưa đoàn của Ieng Sary cùng Đài phát thanh của Khmer Đỏ đến sân bay Đôn Mường rồi từ đó đoàn bay tiếp đến Trung Quốc.[3]
Ngày 13 tháng 1, Ieng Sary gặp Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình phê phán chiến dịch thanh trừng của Khmer Đỏ hơi quá đáng và quá rộng về phạm vi, gây cho Trung Quốc những sự bất tiện và mang lại nhiều kết quả xấu. Ông khuyên Khmer Đỏ nếu muốn được Trung Quốc giúp đỡ thì nên giữ Sihanouk ở vị trí đứng đầu chính phủ, Pol Pot làm thủ tướng tổng tư lệnh chịu trách nhiệm về quốc phòng, Cùng ngày hôm đó, Ủy viên Bộ chính trị Cảnh Biểu (耿飚), thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hàn Niệm Long, cùng một vài thành viên trong Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc bay đến Bangkok bắt đầu bàn bạc về cách thức hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan trong cuộc chiến tại Campuchia để hỗ trợ Khmer Đỏ.[4]
Thái Lan đồng ý cho Khmer Đỏ sử dụng lãnh thổ của mình cho các công tác hậu cần, đồng ý cung cấp các phương tiện giao thông vận tải phục vụ Khmer Đỏ, đồng ý để các lãnh đạo Khmer Đỏ đi qua đất Thái Lan khi ra nước ngoài.[5]
Ngày 16 tháng 1, Đài Campuchia Dân chủ bắt đầu phát sóng trờ lại từ trong lãnh thổ Trung Quốc.[5]

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Hồi ký Trần Quang Cơ

0. HỒI ỨC VÀ SUY NGHĨ

1. VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 70 CỦA THẾ KỶ 20

2. MỘT NHIỆM KỲ ĐẠI SỨ KHÔNG TẺ NHẠT

3. ĐẠI HỘI “ĐỔI MỚI”

4. CP 87 VÀ BA TẦNG QUAN HỆ CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA

5. TỪ CHỐNG DIỆT CHỦNG ĐẾN “GIẢI PHÁP ĐỎ” !

6. MỘT BƯỚC TỰ CỞI TRÓI: ĐA DẠNG HOÁ ĐA PHƯƠNG HOÁ QUAN HỆ

7. TRUNG QUỐC UỐN MÌNH ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ CỤC

8. HIỆP MỘT CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ PARIS VỀ CAMPUCHIA

9. ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM

10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT

11. BỘ CHÍNH TRỊ ĐÁNH GIÁ CUỘC ĐÀM PHÁN THÁNG 6.90

12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN

13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ

14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?

16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ

17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN

18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

19. HIỆP 2 CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CAMPUCHIA

20. KẾT THÚC MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHƯNG LỊCH SỬ CHƯA SANG TRANG

21. PHỤ LỤC - NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TA

Hồi ức của một người lính trong trận đánh căn cứ Ban Tatum

cuvietha
E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa
Lời tác giả:

Các bạn độc thân mến. Thật sự, tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày nào đó, mình phải ngồi xuống, ôn lại trong ký ức để viết ra những gì đã xảy ra trong đời lính của mình cách đây đã gần 28 năm! Nhưng, đây điều mà tôi sẽ làm bởi vì những hàng chữ mà tôi dự định sẽ viết ra chính là lời tự thuật của một người lính từng tham gia vào chiến dịch Bantatum, một cái địa danh mà có lẽ rất ít ai biết đến, nhưng đầy đau thương và khói lửa và qua đó, tôi muốn gửi đến những người bạn chiến đấu của mình lời nhắn nhũ từ đáy lòng của tôi: "Các bạn là những người bạn tôi yêu quí nhất!".

Bài viết sắp tới của tôi, sẽ được viết với góc nhìn của một người lính bình thường chứ không phải đứng trên cương vị của một người chỉ huy, do đó, những mục đích, mục tiêu, kế hoạch hành động, phương án tác chiến của chiến dịch Bantatum Mùa Xuân 85 sẽ không tìm thấy trong bài viết này. Tác giả cũng xin nói rõ rằng bài viết được viết dưới dạng tự thuật, vì vậy, tên người, địa danh có thể chỉ dành riêng cho những bạn đọc từng là cựu chiến binh E55 và những cái tên và địa danh đó cũng có thể bị nhầm lẫn bởi thời gian của sự kiện và hiện tại đã cách nhau quá xa. Cuối cùng, không ai hoàn thiện và luôn cầu tiến đó là phương châm hàng đầu của tác giả, do đó, mọi ý kiến đóng góp hoặc phê bình của bạn đọc luôn được đón nhận một cách nghiêm túc và nồng nhiệt.



Sau khi điểm danh xong, đoàn xe chở các anh em trong tiểu đoàn 2 đi chi viện cho đơn vị bạn bắt đầu chuyển bánh. Thật lòng mà nói, tôi, lúc bấy giờ, với cương vị là một trung đội phó quyền trung đội trưởng, cũng vẫn không biết đơn vị mình sẽ đi đâu và chi viện cho đơn vị nào. Thêm vào đó, vì xe dành cho đại đội 6 của chúng tôi là những chiếc xe nằm ở phía sau tận cùng của đoàn xe, nên tôi cũng không biết có bao nhiêu đại đội khác trong tiểu đoàn cùng tham gia vào chiến dịch chi viện này ngoài những nguồn tin vỉa hè mà tôi nghe ngóng được là toàn thể trung đoàn sẽ tham gia. 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

1 Tư lệnh quân đoàn và 2 Sư trưởng hy sinh ở chiến trường K


Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường năm 1979. Ảnh tư liệu

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể, vào giữa tháng 3/ 1979, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3 đóng ở khu vực Bat Tan Bang đã quyết định tổ chức chiến dịch truy quét vào hang ổ cuối cùng của Pol Pot tại vùng Săm Lop - Ta Sanh thuộc dãy núi Kravanh giáp biên giới Thái Lan. Thiếu tướng Kim Tuấn đã quyết định từ Bat Tan Bang trở về Xiêm Riệp để giao nhiệm vụ cho các sư đoàn đóng ở Xiêm Riệp phối hợp tổ chức chiến dịch cuối cùng này.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Tìm hiểu về trận đánh: Đại đội 40 người, chỉ sống sót 1 người

Sống sót giữa vòng vây quân thù
06/01/2017 10:42 GMT+7
TTO - Ông gạt nước mắt, bặm môi để khỏi bật khóc vì tôi đã gợi lại ký ức đẫm máu của người lính tình nguyện năm xưa.
Sống sót giữa vòng vây quân thù
Người lính tình nguyện Huỳnh Văn Châu bây giờ - Ảnh: Quốc Việt
40 anh em cùng lên tuyến đầu nhưng chỉ có một mình tôi còn sống sót. 39 người kia phải nằm lại.
Lý do trận đánh kết thúc không chỉ vì quân Pol Pot đông hơn gấp nhiều lần, mà vì kẻ thù hầu như chỉ sử dụng súng chống tăng để tấn công
Anh Huỳnh Văn Châu

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Những nẻo đường của MT579

dongdoi_ Mang Yang
MT 579 được hình thành khi nào thì những người lính bình thường như tôi không được biết. Tôi biết đến tên MT579 khi vị sư đoàn trưởng đầu tiên của tôi là Đại tá Phạm Bân về nhận chức Phó Tư lệnh MT579. Ban đầu chúng tôi hay gọi là Tiền phương của QK5 vì tư lệnh của Mặt trận 579 là Phó Tư lệnh QK5. Tháng 6/1979 khi bảo vệ tuyến đường cho Trung tướng Lê Đức Anh lên đơn vị để duyệt quyết tâm chiến đấu, nguyên tắc phòng thủ để bảo vệ Chùa Preah Vihear (cao điểm 606) thì cái tên MT579 mới được công khai chính thức. Trong cuộc nói chuyện với cán bộ chiến sĩ bảo vệ ngôi chùa cổ kính, Trung tướng có nói đến vị trí phòng thủ quan trọng của ngôi chùa đối với toàn MT 579 và của QK5. Khi chúng tôi những người đốt lửa để làm dấu cho chiếc máy bay của Thiếu tướng Đoàn Khuê Tư lệnh kiêm chính ủy QK5 đáp xuống tại nhà Sihanouk cách chân Chùa chừng vài km (sau này là vị trí của C10 D3 E95) thì những thùng quân trang gửi cho chúng tôi đều ghi là MT579. Đó là những dấu ấn mà chúng tôi lần đầu được biết về MT579.
Xin cảm ơn @Dongdoi78 đã mở topic này để những người lính của MT579 gặp nhau, trao đổi cũng như viết về đời lính của mình. Cũng như các MT479, 779, 979 dấu chân của những người lính tình nguyện Việt Nam MT 579 đã rong ruổi suốt hơn 10 năm trên đất nước Chùa Tháp.
Về mặt địa lý thì MT 579 bao gồm 4 tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia: Mondonkiri, Ratanakiri, Stungtreng và Preah Vihear (và Kratie trong các năm 79-80). Trong chiến tranh BGTN thì hai tỉnh Daklak và Gialai – Kontum của QK5 có tuyến biên giới với tỉnh Mondonkiri và Ratanakiri. QL19 kéo dài từ Pleiku theo trục Đông – Tây chạy qua các tỉnh vùng Đông bắc Campuchia đến tận bờ Đông sông Mekong.

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Vụ "đánh địch ngầm" ở Siem Reap

Theo sách của Bùi Tín:

Sự kiện Siem Reap

Thành Tín


MẶT THẬT , sách mới của Thành Tín

Sự kiện Siem Reap là một chương trong cuốn sách mới của nhà báo Thành Tín (Bùi Tín): MẶT THẬT, nhà xuất bản SAIGON PRESS (Box 4995, IRVINE, CA 92716, USA), 392 trang, giá 16 USD. Chúng tôi xin cảm ơn tác giả đã cho phép trích dẫn và trân trọng giới thiệu sách mới với độc giả. Tại Pháp, bạn đọc có thể gửi mua với giá 120 FF (kể cả cước phí) bằng cách gửi séc đề tên Bùi Tín về hộp thư của Diễn Đàn, BP 50, 92340 BOURG-LA-REINE.
Sự kiện Siem Reap in dấu ấn rất đậm vào mối quan hệ giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam Bốt, cũng như trong quan hệ giữa hai nước. Chuyện xảy ra vào hồi 1984, nếu sự nhớ lại của tôi không nhầm. Lúc ấy ông Lê Đức Thọ, người chịu trách nhiệm về tình hình Cam Bốt trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam còn thường xuyên ở Phnom Pênh, trong một biệt thự ở sau điện Chăm Ca Mon, bên bờ sông Mê Kông. Ông Lê Đức Anh là Tư lệnh của lực lượng Quân Tình Nguyện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đơn vị bộ đội Việt Nam ở Cam Bốt. Giúp ông về quân sự là Tham mưu trưởng Hoàng Hoa, từng là cố vấn quân sự cho đoàn đại biểu Việt Nam tham gia thương lượng với phía Hoa Kỳ ở Paris do ông Xuân Thuỷ cầm đầu, ông Lê Đức Thọ làm “cố vấn”, trên thực tế là lãnh đạo, trùm lên hai đoàn của ông Xuân Thuỷ và bà Bình. Chính ông Lê Đức Thọ đã có ý kiến đưa ông Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hoá) vào Ban Chấp hành Trung ương trong Đại Hội Đảng 5 hồi cuối năm 1982 và cử ông sang Cam Bốt, với quân hàm Thiếu tướng. Một tương lai thành đạt lớn mở ra cho ông Hoàng Hoa, thì ...sự kiện Siem Reap xảy ra! Hồi đó quân Khờ Me Đỏ phần lớn đóng ở vùng sát biên giới Thái Lan. Bỗng trong nhân dân Siem Reap có tin đồn Khờ Me Đỏ đã có cơ sở ở nhiều

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Trần Xuân Bách: Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đứng trước những biến đổi nền tảng và cuối cùng tan vỡ, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam công khai đưa ra sớm nhất yêu cầu về đa nguyên chính trị, về cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, nhưng không tìm được sự ủng hộ trong Đảng và buộc phải nghỉ hưu từ tháng 8.1990. Ngày 01.01.2006, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 83 tuổi, tang lễ đã được cử hành ngày 07.01.2006. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một bài phát biểu cuối năm 1989 của ông về chủ nghĩa xã hội. Ở thời điểm này, bức tường Berlin đã sụp đổ.
talawas
Chủ nghĩa xã hội thế giới đang đứng trước những thử thách lớn

Một điểm rất thống nhất của toàn xã hội, toàn thể nhân dân hiện nay là trăn trở với tình hình trên thế giới và trong nước. Muốn đưa dân tộc ta tiến lên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu ta bình chân như vại trước tình hình hiện nay là thiếu trách nhiệm.

Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn và những triển vọng lớn. Do từ những thử thách của thời đại và những triển vọng lớn cũng là do thời đại. Tất cả các dân tộc đều trong hoàn cảnh bức xức, cả chủ nghĩa tư bản, cả chủ nghĩa xã hội, cả loài người đều như vậy. Có hai lý do của sự bức xúc: 

Tìm kiếm Blog này