Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Hiệu ứng ngược của cuộc diệt chuột năm 1902 ở Hà Nội

Năm 1897, Paul Doumer lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Việt Nam. Vị nhân viên chính phủ mẫn cán khoảng hơn 40 tuổi này đã bỏ lại sự nghiệp trong Bộ tài chính ở Pháp để bắt tay vào vai trò Toàn quyền Đông Dương thay cho vị tiền nhiệm vừa qua đời.

Đường Paul Bert ngày xưa, nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội (ảnh: Public Domain)

Dự định của Doumer là biến Đông Dương, đặc biệt thủ đô Hà Nội, trở thành nơi có cơ sở hạ tầng hiện đại để thể hiện sự hùng mạnh của nước Pháp. Khi thế kỉ mới sang trang, nhà của một viên chức nước ngoài ở Hà Nội thường đặt trên đại lộ với hàng cây xanh mát, chúng thường là các villa rộng rãi, có nhiều phòng và trang trí bằng nội thất châu Âu – trong đó, đáng chú ý, có cả toi-let.

Chuyện "bắt cái nước" và "đòi lại cái nước"

Thâm Sơn kỳ cục án - Kỳ 2:  Rơchăm Sơn đi kiện
Chuyện "bắt cái nước"
Rơchăm Sơn “bắt chồng” năm chị 17 tuổi. Họ ăn ở với nhau trên mười năm, không có mụn con nào cho vui nhà vui cửa. Rồi anh bị bệnh sốt rét, hết thầy mo đến trung tâm y tế chữa mà bệnh vẫn không hết. Anh về với đất, bỏ lại chị một mình ở cái tuổi ngấp nghé 30.
Rơchăm Sơn buồn lắm, ban đầu khóc hoài, sau đó hết khóc nhưng vẫn buồn ngấu buồn nghiến. Buồn mà không biết nói ra với ai.
Tháng 11 vừa rồi làng mở hội đâm trâu ăn mừng. Con trâu tơ béo mập, rượu cần thơm phức, đống lửa sáng bập bùng, tiếng cồng chiêng nhịp nhàng, tiếng người nói cười râm ran... đã bứng cái chân Rơchăm Sơn ra khỏi cái nhà.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Gia Tài Của Mẹ - Trịnh Công Sơn ca

Trò chuyện giữa Bùi Văn Phú và Hoàng Xuân Sơn về Trịnh Công Sơn

Hoàng Xuân Sơn: nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh cũng nên dè dặt

(trò chuyện giữa Bùi Văn Phú và Hoàng Xuân Sơn)


Hoàng Xuân Sơn thời trẻ là một trong những người khai sinh ra Quán Văn, tụ điểm văn nghệ của sinh viên Sài Gòn từ những năm giữa thập niên 1960. Khởi sự làm thơ năm 1963 và đã có sáng tác đăng trên Văn, Nghiên cứu văn học, Khởi Hành trước năm 1975 và trên nhiều mạng văn học, tuyển tập văn chương tại hải ngoại. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn và cao học chính trị kinh doanh, ông từng làm công chức và dạy học ở Việt Nam trước khi qua định cư tại Montréal cuối năm 1981. Một số tác phẩm của ông gồm Viễn phố (thi tập, 1988), Huế buồn chi (thi tập, 1993), Lục bát Hoàng Xuân Sơn (2004). Trong tương lai ông sẽ phát hành phóng bút “Cũng cần có nhau” ghi lại sinh hoạt của Quán Văn và của thanh niên, sinh viên miền Nam trong giai đoạn 1965-75.

       *

Địa danh ở vùng Nam Tây Nguyên

            Ở những vùng sinh sống  của đồng bào các dân tộc thiểu số, loại địa danh chỉ sông, núi thường xuất hiện trước. Rồi cuộc sống đã ổn định, các đơn vị hành chính mới hình thành. Sau cùng, các công trình công cộng xuất hiện và địa danh chỉ các đối tượng này lần lượt ra đời.
            Tây Nguyên chia là hai vùng. Vùng Bắc Tây Nguyên gồm hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum; còn vùng Nam gồm ba tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Trong bài này chúng tôi chỉ nói về các địa danh ở phía Nam.
Trước hết, xin giới thiệu những tên núi, đèo:

Tên cây hiếm gặp đã đi vào đỊa danh Nam Bộ

Ở Nam Bộ có hàng chục cây thuộc loại hiếm tùy theo vùng. Cho nên khái niệm hiếm cũng tương đối.
Bảy Thưa là khu rừng to án ngữ phía nam Láng Linh, thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang xưa, là căn cứ chống Pháp của Trần Văn Thành từ năm 1867 đến 1873. Bảy Thưa còn là tên rạch ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu GiangBảy Thưa là “loài cây thuộc họ mãng cầu mọc ở vùng nước nổi, bông dài như bông dâu, trái tròn”.
Bàu Sàng là ấp của xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Bàu Sàng có âm gốc Bàu Xàng, là cái bàu có mọc nhiều cây xàng. Xàng là loại cây lớn, lá rụng theo mùa, nhánh non có lông, quả nhân cứng dài 3-4cm, có 5 rãnh.
Bìm Bìm là kinh ở xã Bình Trung, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, dài 2km, rộng 20m. Bìm Bìm là “dây cỏ hay leo rào, hột nó là hắc sửu, dùng làm thuốc hạ”.
Bình Bát là rạch  ở xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, dài độ 800m, rộng 2m. Bình Bát là “cây mọc hoang ở bờ ao, kênh, rạch,…có trái giống quả mãng cầu ta, nhưng ăn không ngon bằng”.
Bo Bo là kênh nối kinh Trà Cú Thượng và kinh Thủ Thừa, tỉnh Long An, dài 25km, rộng 15m, sâu 2,5m, đào trong các năm 1929-1931. Hai bên kênh còn có một hệ thống kênh đào vuông góc với kênh trục, dài 5-10km, rộng 10m. Nhờ các kênh này hình thành 40.000ha trồng thơm, mía và giao thông tiện lợi. Bo Bo là “cây cao lương”, trồng nhiều ở khu vực này.
Bố Heo là địa điểm ở trong núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Bố Heo có thể là khu có nhiều cây bố, có heo rừng sinh sống ở đó. Cây bố cũng gọi là cây đay, là “cây trồng thuộc loại thân cỏ, vỏ thân có thể tạo sợi dùng làm bao tải, dây buộc”. Có lẽ Bố trong  Bố Lá ở Bình Phước cũng là từ này.

Địa danh gốc Chăm ở Trung Bộ

Gần một nghìn năm cộng cư với người Chăm, người Việt đã tiếp thu hàng trăm địa danh ở dọc dải đất miền Trung. Cà Ná là tên núi ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cao 339m. Sau đó, Cà Ná trở thành tên xã của huyện Thuận Nam cùng tỉnh. Cà Ná, có nhiều cách lý giải, nhưng cách được tin tưởng nhiều là Canah/Canaq Klou (Canah: tẽ ra; Klou : ngã ba) vì hòn núi nằm ở chỗ có ngã ba tẽ ra.


Ở gần Cà Ná, núi Chà Bang ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cao 432m. Người Việt gọi Tam Sơn. Chà Bang gốc Chăm Cabang, nghĩa là “núi chẻ”. Còn Tam Sơn, vì núi “có ba đỉnh vươn lên trên cao”.
Một số địa danh bắt nguồn từ tên cây.
Là A là tên làng ở tỉnh Ninh Thuận. Là A mang dạng gốc Laa, nghĩa là “cây là-a». Tên cây này chưa được các từ điển Việt Nam ghi nhận.
Sông Mao ở tỉnh Bình Thuận. Mao gốc Chăm Pa-auk, nghĩa là “cây xoài”. Vậy âm P- trong tiếng Chăm được người Việt nói thành M-.
Tâng Hơkek là vực ở phía tây tỉnh Phú Yên. Tâng Hơkek có nghĩa là “vực cây dứa dại” vì hai bên vực có nhiều cây này.
Vực cũng ở phía tây tỉnh Phú Yên, Tâng Hra, dài 20m, rộng 6m, sâu 2m. Tâng Hra nghĩa là “vực cây sung” vì bên cạnh vực có cây sung lớn.
Tên vịnh Nha Trang cũng là tên thành phố du lịch thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang gốc Chăm Ia Tran, chỉ sông Ngọc Hội, và có nghĩa là “sông có nhiều lau sậy”.Địa danh này xuất hiện lần đầu năm 1653. Ý kiến cho rằng Nha Trang do Nhà Trắng biến thành bởi người Pháp là hoàn toàn sai vì địa danh này đã có trước khi người Pháp đến.

Trình ngoại ngữ của Thượng sĩ Cạo

Chơi một lúc 3 ngôn ngữ là đạt bằng cấp liên bang.
Chữ viết như rắn thần, giáo viên nội địa phải lé mắt.
Múa mỏ tới lịch sử, thành ngữ, tục ngữ là đạt tầm cảnh giới.
Đá thêm chữ Thái, cấp trên sợ vượt biên nên đuổi về đất mẹ. huhu.

Mấy ý kiến về vài nhân vật tình báo

MẤY Ý KIÊN VỀ NHÂN VẬT PHẠM NGỌC THẢO
Bạn Huỳnh Duy Lộc,
Đọc xong status của Lộc về nhân vật Phạm Ngọc Thảo, tôi viết mấy ý trong phần bình luận, song càng viết càng thấy dài, mà bình luận dài hơn bài chính thì … kỳ quá. Vì vậy, xin phép Lộc cho tôi trích dẫn bài của bạn, để dựa vào đó mà bổ sung “tùy hứng” một số ý kiến của riêng mình.
Chuyện về các nhân viên tình báo của miền Bắc hoạt động tại miền Nam những năm 1954-1975, ngoại trừ trường hợp Phạm Xuân Ẩn còn có thể phối kiểm được do ông Ẩn từng làm việc cho ngành truyền thông Mỹ, đa số những trường hợp còn lại thường được thêm thắt, vẽ vời, thậm chí xuyên tạc, để cố tô son vẽ phấn cho các nhân vật được miền Bắc giao trách nhiệm lũng đoạn chính trị tại miền Nam. Quyển tiểu thuyết và bộ phim Ván Bài Lật Ngửa là một ví dụ cụ thể về nhân vật “Nguyễn Thành Luân” trong Phủ Tổng thống Sài Gòn. Thời đó, ông Diệm không đòi hỏi, song với tinh thần rất tôn trọng ông, hầu hết Bộ trưởng vào gặp ông, khi ra về đều đi lui nhiều bước rồi mới quay lưng đi hẳn, báo hại có lần một ông vấp té, làm bể một cái đôn trong phòng khánh tiết. Bộ trưởng còn cách biệt với tổng thống, cố vấn chính trị tổng thống như thế, hà cớ gì anh đại úy Phạm Ngọc Thảo quèn không đáng xách cặp cho họ lại có thể thao túng trong phủ như chỗ không người? Một vài tài liệu cho biết ông Thảo nguyên là Tiểu đoàn trưởng của VM, “hồi chánh” thời ông Diệm, là một “chiến lược gia” về du kích, có nhiều bài đăng về lãnh vực này trên tạp chí Bách Khoa – Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Chuyện Phạm Ngọc Thảo làm tỉnh trưởng Kiến Hòa là do sự vận động của bào huynh ông Diệm là giám mục Ngô Đình Thục, lúc đó ở giáo phận Vĩnh Long, vì Thảo cũng là dân Công giáo. Xin nói thêm, khi làm tỉnh trưởng Kiến Hòa, ông Phạm Ngọc Thảo mới mang cấp bậc trung tá. Lúc đó, tôi chẳng hề nghe qua báo chí chuyện ông tỉnh trưởng Kiến Hòa này thả hai ngàn cán bộ CS: chỉ mới sau Đồng khởi một vài năm, cán bộ CS ở đâu mà VNCH bắt nhiều dữ thế? Thời đó, chỉ có một chuyện được nhiều người biết là chuyện ông Đốc phủ sứ Nguyễn Trân, tỉnh trưởng Định Tường, dàn cảnh việc “đấu lý” với 14 cán bộ CS, trong đó có nhà văn Nguyễn Bảo Hóa (Tô Nguyệt Đình) và thầy dạy tôi, ông Nguyễn Văn Vàng, hứa nếu tranh luận thua sẽ thả họ, và cuối cùng, ông Trân “chịu thua”, thả hết 14 người này. Sau ngày đảo chánh 1.11.1963, một cuộc tranh giành quyền lực diễn ra trong đám tướng lãnh “kiêu binh”, xã hội rối beng, anh nào cũng muốn dây máu ăn phần, cũng muốn ngoi lên làm lãnh tụ, Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát … nằm trong số những người như vậy. Sau những màn đảo chánh nhau thất bại, ông Thảo trốn chui trốn nhủi trong một giáo xứ thuộc phạm vi Biên Hòa, một thời gian lâu sau, có hôm bị phát hiện, không đứng lại theo lệnh dừng, bỏ chạy và bị bắn chết (theo tin của báo chí đương thời). Ở phần bình luận trong bài của bạn Huỳnh Duy Lộc, một bạn FB đã có lý khi đặt ra câu hỏi: với công lao, thành tích đóng góp như thế, sao ông Phạm Ngọc Thảo không được phe thắng cuộc vinh danh, không được đặt tên đường? Do "tội hồi chánh" chăng?
Chuyện về nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ cũng thế. Thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, về mặt chính danh, người đứng đầu trong vụ tiếp xúc với MTDTGPMNVN là ông Huỳnh Văn Trọng (nguyên Đổng lý ngự tiền vua Bảo Đại), chức danh Cố vấn chính trị, Phụ tá tại phủ Tổng thống, xếp ngang tổng trưởng, còn Vũ Ngọc Nhạ chỉ là một trong những chuyên viên làm việc trong nhóm ông Trọng mà thôi (tất nhiên về mặt đảng CS, ông Nhạ là người lãnh đạo nhóm cán bộ, đảng viên do ông cầm đầu riêng). Sau 1975, báo chí khai thác rùm beng vai trò của ông Nhạ, thổi lên tận mây xanh, tôn xưng là “ông Cố vấn”. Nhân vật này hả hê với vai trò “tối cao” của mình, tha hồ vẽ vời những trò tra tấn, hành hạ của chính quyền VNCH đối với ông ta cùng các đồng sự. Cuối năm 1970, khi tôi ra làm việc tại Côn Sơn (Côn Đảo), thì hai ông Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ còn thụ án ở trại Chí Hòa, nhóm của hai ông, trong đó có Nguyễn Xuân Hòe (nhân vật số 3 sau ông Nhạ), Bửu Chương, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Văn Hiếu …, cùng với nhóm Trung tá Trần Đình Vọng, nguyên tỉnh trưởng Bình Định, mỗi nhóm được cấp một căn nhà riêng trên đảo, đi làm “công nhân văn phòng” ở các ty sở, một dạng “công chức không lương”, hết giờ hành chánh thì về nhà tha hồ đi tắm biển, mua sắm, nghỉ ngơi. Trong một dịp trả lời phỏng vấn trên Facebook, tôi từng kể rằng, có chủ nhật, tôi lấy xe chở họ đi chơi ở Bến Đầm, cách trung tâm thị trấn hơn 10 km. Họ là “tù cha” thiên hạ, thế mà trong hồi ký của ông Nhạ, chuyện tra tấn, nhục hình nhóm của ông ta diễn ra vô cùng khốc liệt! Tôi khinh bỉ thái độ té nước theo mưa, giậu đổ bìm leo như thế.
Xin phép hương hồn ông Nguyễn Xuân Hòe để kể lại một chuyện của ông, trong những ngày ông ở tù và chủ nhật nào ông cũng đến nhà tôi thăm tôi, cho tôi mượn các tạp chí Time, Newsweek (do người nhà ông gửi ra cho ông xem) để đọc và cùng tôi tán gẫu chuyện thời sự quốc nội, quốc tế. Theo ông, vào nửa sau thập niên 1960, có hai sự kiện là “đòn đánh nhau” giữa sứ quán Mỹ (đại diện lập trường của chính phủ Mỹ) và phủ Tổng thống VNCH. Sự kiện thứ nhất là việc an ninh VNCH bắt giữ đại úy MTGP Trần Ngọc Hiền (anh ruột ông Trần Ngọc Châu, từng là trung tá tỉnh trưởng Kiến Hòa, sau là dân biểu Quốc hội VNCH) khi ông này từ chiến khu vào Sài Gòn để tiếp xúc với phía Mỹ. Theo ông Hòe, Phủ Tổng thống Sài Gòn làm thế để dằn mặt Mỹ vì Mỹ tự ý thương thảo với MTGP mà cố tình phớt lờ họ. Sau khi bị bắt, ông Hiền ra tòa và ở tù tại Côn Đảo, tại đây, nhiều lần ông đến thăm tôi, vì nhiều lý do khác nhau.
Sự kiện thứ hai là “vụ Huỳnh Văn Trọng – Vũ Ngọc Nhạ”, lại là cú phản đòn của phía Mỹ. Theo lời ông Hòe, ông Huỳnh Văn Trọng,với tư cách Cố vấn, Phụ tá chính trị tại Phủ Tổng thống, được Tổng thống Thiệu giao phó sứ mạng tiếp xúc riêng với phía miền Bắc và MTGP mà không thông báo cho phía Mỹ biết. Sứ quán và cơ quan tình báo Mỹ ghi âm được những cuộc trao đổi giữa hai phía bằng thiết bị riêng và cuối cùng tung lên trên các phương tiện truyền thông, ông Thiệu ở vào thế phải hi sinh những trợ lý của mình. Giả thuyết của ông Nguyễn Xuân Hòe, tôi chưa từng nghe ai nói đến bao giờ, xin kể lại với tất cả sự dè dặt.
Sau ngày ký hiệp định Paris 27.1.1973, trong cuộc trao đổi tù binh, báo chí miền Nam đăng tin ông Huỳnh Văn Trọng xin ở lại miền Nam. Chuyện đó dễ hiểu, vì ông Trọng không phải là người CS. Và cũng dễ hiểu khi sau 1975, chức danh “cố vấn tổng thống” của ông Trọng được ngang nhiên khoác cho người đảng viên cao cấp nhất trong nhóm ông Trọng là ông Vũ Ngọc Nhạ. Thậm chí có báo còn "khuyến mãi" thêm cho ông Nhạ chức cố vấn của ông Diệm nữa!!!
Chuyện viết về các nhân vật của phía thắng cuộc hay phía thua cuộc trong cuộc nội chiến 20 năm đã qua đòi hỏi người viết, và nhất là người trong cuộc, phải có thái độ trung thực, khách quan, té nước theo mưa hay quơ quào mọi “chiến công, thành tích” về mình, bất chấp sự thực khách quan như thế nào, là hành vi đắc tội với lịch sử.
Lê Nguyễn
10.8.2017
with Huỳnh Duy Lộc, Tien Dang Manh Kim, Kim Lang Le Hoa Ngoc, Hoàng Thị Ngọc Trâm Bổn Đình Nguyễn

Theo: https://www.facebook.com/thang.duc.3348390/posts/1948064865473294
____________________

Tran Hung Theo lão, Vài nhân vật tình báo nổi tiếng thời ấy, rất mù mờ về họ trung thành với phe nào? Bên thắng cuộc chưa chắc nhưng lôi về phía mình, bơm thổi, truy tặng danh hiệu vì điều đó có lợi hơn là đầy về phía Bên thua cuộc. Còn về thông tin sai lệch, định kiến ác cảm với người này người nọ như Nhà Ngô, Trần Kim Tuyến... là do khai thác tin từ báo chí đối lập, lá cải thời VNCH, ngay cả báo chí Mỹ cũng bị ảnh hưởng theo.

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
14 phút
Quản lý
Thang Duc Lão nói đúng rồi , cái thời nhiễu nhương đó khi hạ bệ gia đình họ Ngô thì muốn chính danh phe đối lập họ sẽ khai thác những điều bất lợi . Đọc cuốn " Quyền lực bà rồng " thì thấy có sự khác biệt vì tác giả là người nước ngoài

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời7 phút
Tran Hung Mình tìm hiểu thì ông TKT, không phải trùm ghê gớm như páo chí viết. Ở Anh, ông không hồi ký hồi ức gì ráo, sống cuối đời âm thầm mặc kệ thiên hạ thi phí.

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Ký ức về chiện sanh đẻ, nuôi con ngày xưa ở quê mình,

Gia đình ai không có con nhất à con trai thì lên chùa cầu tự. Vợ lâu năm mà không có con hoặc không sinh con trai thì vợ buột phải đồng ý đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Phụ nữ không chồng mà mang thai gọi là chửa hoang, thời đó định kiến rất nặng nề, làng trên xóm dưới đồn đãi xầm xì to nhỏ, có khi người đó phải bỏ làng đi nơi khác sanh con.
Thời kỳ mang thai, ăn kiêng cữ đủ thứ vì sợ khó sanh, xấu cho con về sau. Đến lúc sanh, gia đình mời  bà mụ vườn mát tay đến nhà đỡ đẻ. Ở chòm xóm nào ban đêm nghe trẻ khóc tu-oa. tu-oa. đấy là xóm  có bà đẻ.
Người đàn bà đẻ gọi là ở cữ, ở chỗ khuất như xó, hóc, chái nhà. Buồng bà đẻ được kéo màn kín mít,  nặc mùi dầu khuynh diệp. Nằm trên chậu lửa than, ăn toàn đồ khô mặn, như mắm kho quẹt, cá trê kho lá gừng, do người nhà tiếp tế vào. Giáp tuần gọi là đầy cữ mới ra ngoài, đi lại rón rén nhẹ nhàng, chân đi tất, đầu trùm khăn, da lột ửng hồng.
Người ngoài có công việc với chủ nhà thì đứng ngoài sân nói chuyện, trẻ nhỏ hàng xóm được dặn không vào nhà vì sợ mắc phong long, làm ăn xui xẻo, học hàng tăm tối. Cho đến khi giáp tháng thì đàn bà đẻ mới ra khỏi nhà, đi chợ búa, lao động bình thường.
Gia đình nào có con hay đau bệnh khó nuôi thì bán (gửi) vào chùa một thời gian. Con hay đau bệnh thì mời thầy pháp về cúng bái, làm phép khắc lên trán dấu thập nhỏ màu mực xanh, đến khi lớn không tan. Thầy cho bùa là một túi nhỏ viết ký tự ngoằn ngèo gọi là cái phái, có dây đeo vào cổ ở trước ngực, lâu ngày bẩn thỉu, bóng nhẩy do lâu ngày không được cởi ra.
Trẻ con sinh ra quấn tã, mặc đồ mới của em bé hay bọc trong áo cũ của ông bà, cha mẹ do nghèo hoặc vì niềm tin quen hơi cho dễ nuôi. Con trẻ  bị đốm trắng ở lưỡi gọi là đẹn, bà hay mẹ dùng mật ong sơ lưỡi. Tắm rửa không kỳ cọ phía trước đầu đứa nhỏ, lớn lên khi hớt tóc thì giữ lại chòm tóc phía trên trán gọi là để ấm mỏ ác, lâu ngày nổi vảy, đóng đất nhìn rất dơ. Trẻ nhỏ thường được mẹ, chị ẵm xóc nách đi lại khắp nơi nên một số đứa sau này chân bị cong dưới gối gọi là chân vòng kiềng...
(lưu từ FB)

Tìm kiếm Blog này