Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

VIệt Nam có hiền không?

Cứ lúc nào cũng cho VN là nạn nhân kháng chiến chống xâm lược, ai nghe? Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, láo với cả Tàu xưng hoàng đế mà hiền à!. Chính sử làm đầu xơ cứng, đọc sử ngoài luồng vui vẻ thông não hơn:
___________
Quân Lê
31 Tháng 7 lúc 18:16 · 

Tài thơ của tui bị vùi dập từ dạo ấy,

Bạn học
Oanh Đào
hỏi ngừ iêu? Nên TH kể lại chiện tình "đoản hậu" của mình, các bạn nghe cho vui.
Từ lúc học 10C khi xưa, Hùng thầm yêu trộm nhớ một em lớp dưới, ôi thánh thiện làm sao!. Thầm gọi tên em là "Hồng Bạch" - tên loại hoa thấy ở nhà thằng bạn
Lương Công Nga
. Ngày ngày đi học về lẽo đẽo theo sau, biết con nhà giàu, làm thằng nhát gái như mình lại càng khớp. Tối nào, mình và hai thằng nữa, chở ba tối cũng đạp xe một vòng thị xã, mình cứ phải qua nhà nàng nghía một cái coi có đó không?.
Những ngày thầy Trần Thinh đuổi học môn Anh văn vì tội bênh một bạn mà lếu láo với Thầy. Mình lang thang khắp sân trường, khắc tên em 2 chữ HB vào gốc xà cừ bên hình khắc con dao đâm quả tim rỉ máu. híhí...
Mà thiệt! Cuối năm 11C, mình bấm bụng liều mạng thôi, nên mạnh dạn rặn một bài thơ tình đẳng cấp thể ngũ ngôn bát cú. Nói "rặn" là vì mình tuy học ban C nhưng tụng anh văn và chơi là chính, đâu màng thơ phú. Nhờ học nhiều về văn chương nên cũng nhập vào đầu tí đỉnh. Rồi nhờ chim xanh là
Mai Nguyenthihoatuyet
đưa thơ cho nàng. Hồi hộp nín thở chờ đợi kết quả, chiện gì đến nó sẽ đến. Con chim nhỏ của tui trả lại thơ (cũng qua TM), phê luôn một câu đắng chát: "Thằng mát ở nhà đèn". chấm hết. Bụng nghĩ: thơ dở thì bảo thơ dở, hổng yêu thì thâu sao bảo tui khùng chập dây?. Ôi đờn bà, thật là độc ác, làm tui đau hơn bò đá! huhu...
Tài thơ tui bị vùi dập từ đó, không bao giờ làm nổi một bài thơ nào nữa. Hận tình nên tui không làm thơ đã đành mà thấy thơ ai ngứa mắt là vác búa chém luôn. Già rồi, ngồi nghĩ lại mắc cười quá, giờ làm nghề thợ cạo âu cũng là cái số!. haha.
Chợt nhớ câu ở quơ: "Iêu hổng iêu thì thâu, nói dứt phát!"
Đố các bạn biết đó là ai?



Phan thị Ngọc Tuý - lớp Pháp văn 9F, tiệm Tinh Hoa bán mỹ phẩm trên đường Trần Hưng Đạo, TH.

Nhớ một thời thuê băng video Cassette,

Phim kiếm hiệp HK, phim cũ, băng nhão: thuê 1.500 đồng. Phim hành đông của Mỹ như :Tốc độ", phim cấp ba như "Kỹ năng gốc", phim ca nhạc hài đang hot như "Mưa bụi"...: 2-3.000 đồng. 
Có cửa hàng cho thuê luôn băng sex giá gấp 3 lần nhưng phải là khách quen, bạn bè dấm dúi hẹn nhau tới nhà ai đó để cùng rửa mắt. haha.
Giới bình dân sắm máy VHS nghĩa địa để coi, máy cắn băng khỏi nói, màn hình nhảy cà tưng. Người ta tuồn cho nhau hoặc đổi băng xem cho đỡ tốn tiền thuê. Muốn xem lại, người ta tua băng rẹt rẹt bằng cái quay tay cho đỡ hư cái máy đã quá date... 
Ôi một thời! giờ thì lên mạng muốn xem gì cũng có.


Mùa khô CPC, những năm tháng không quên

Bóng chiến tranh chưa bao giờ ra khỏi đời tôi



Nguyên cớ nào VN hạ quyết tâm vượt biên giới tấn công dứt điểm chế độ Pol Pot?

Đã đành VN muốn duy trì ảnh hưởng trong vai trò anh cả đối với Lào và Campuchia. TQ còn muốn hơn thế - làm ông trùm Châu Á. Thời ấy, VN đang khủng hoảng kinh tế lại chịu sức ép quân sự ở hai đầu đất nước nên việc tấn công sang CPC là việc bất đắc dĩ, chứ không phải muốn thôn tính Lào và CPC, thành lập Liên bang Đông Dương như TQ, CPC lu loa gây nhiễu.
Đánh không khó, vì "lấy thịt đè người" ắt phải thắng. Vì quân đội TQ không thể cứu kịp đàn em, thời đó quân TQ chưa có hạm đội đổ bộ đường biển nhanh như Mỹ, trên bộ thì Lào đã ký mật với VN không cho TQ mượn đường đi qua. Mưu toan lập một chế độ mới thay thế cũng không khó nhưng vô định ở tương lai...
Lãnh đạo VN đã chấp nhận đương đầu với dư luận quốc tế coi đó là hành động xâm lược một quốc gia khác.
Vì sao họ chấp nhận một canh bạc phiêu lưu - tại sao và khi nào hình thành ý định?.
Chuyện này ít người biết, không có trên truyền thông chính thống. Bạn nào quan tâm chỉ cần xem phần đầu ghi chép của nguyên Đại sứ VN ở CPC Huỳnh Anh Dũng. Tuy đứng ở góc độ quan chức ngoại giao VN nhưng ông nhìn nhận vấn đề khá khách quan. Bài cá nhân đăng trên mạng không phải tài liệu tuyên truyền:

Xem cái ảnh này lại nhớ ông già của tui,

Quê mình, lúa mùa mưa gặt về phải phơi liền ở cái sân xi măng trước nhà để lúa khỏi bị nứt mộng. Thời tiết thất thường, có thể trời đang nắng chang chang thì mây vần vũ kéo tới đổ mưa liền. Có khi mưa quá nhanh, dùng cái trang cào gom không kịp, phải tìm đồ đậy. Mẹ con chạy nháo nhác thì ông già bình tĩnh bảo con: "mày lấy đồ nút cái lù lại" (nhét vào lỗ bờ sân cho lúa khỏi trôi ra đất). Bà già tức chửi: "đồ làm biếng", ổng nói tỉnh queo: "ướt còn, cháy mất!".

Ông anh quần chúng CM số 1 của Xã,

Trong chuyện kể của bạn học ở vùng tranh chấp, TC có đề cập tới ông anh, lúc ấy mới chỉ 12-13 tuổi nhưng hiếu động, thích súng đạn, hay chạy lon ton theo mấy anh du kích để hóng chiện đánh nhau...
Lúc nhỏ, TC chứng kiến ông Dượng bị địa phương quân phục kích bắn chết nát người. Rồi bà già ở xa nghe tin thằng cháu nhỏ lên núi để trả thù cha, đâu hơn năm là thành liệt sĩ trong một trận càn. Ông Chú thì bị canh nông bắn trúng hầm bí mật chết bỏ lại đứa con thơ tật nguyền. Nên bã rất lo lắng ông anh sẽ bị rủ rê lên núi, nối bước truyền thống cách cái mạng, bã nghĩ: nhỏ thì làm giao liên, lớn tí nữa là nó cầm súng quýnh nhau chắc chết...
Sau phỏng dai, ông anh mình đi du kích xã 1-2 năm, làm cái chân để người ta sai phái. Túm lại là chẳng công cán gì ghê nhưng nay già rồi vẫn còn máu, mỗi khi nhậu tưng tưng là hát bài chòi ca ngợi liệt sĩ của địa phương. TC mới chọc ngoáy: Rồi, tới giờ đài phát. Ông là thành trì cách mạng cuối cùng của xã đấy, cả xã anh hùng này được mấy thằng đoảng viên nhớ! Tui là đoảng quỷ xã, khỏi xét trao luôn bằng quần chúng CM gương mẫu cho anh liền!
Ảnh lớn hơn TC 2 tuổi, hình chụp cách đây vài năm.

Mìn chống bộ binh - nỗi ám ảnh quân VN ở K!

Tất cả các loại mìn do TQ sản xuất. Đại thể có loại dẫm phải - nổ, vướng dây - nổ, có loại nổ dưới mặt đất, có loại nhảy lên 1-1.5 mét mới nổ. Có loại dẫm phải nổ - nhẹ mất phần mũi chân, rồi gót chân, nếu cứu không kịp bị nhiễm trùng có thể tháo khớp mắt cá, gối, thậm chí tận háng
TQ rất thâm độc khi viện trợ cho quân Pol Pot gài bộ đội VN, hầu hết không chết mà bị thương. Nó làm cho tinh thần người lính căng thẳng dè dặt khi tiến quân, Có người bị trúng mìn, mất chân đòi tự sát vì chưa vợ con, không muốn thành gánh nặng gia đinh.
Phổ biến như mìn 652A - nhẹ và nhỏ, vật liệu làm mìn chủ yếu bằng nhựa, chỉ có một chút sắt nhỏ làm ngòi nổ nên các máy dò hiện đại cũng rất khó rà ra. Lính Pol Pot mang một gùi mấy chục quả, chúng vùi sơ lấp đất lại trên đường nhận định đối phương sẽ đi là xong. Nó được địch bố trí ở mọi nơi và chẳng thành quy luật nào.
Quân VN cũng sử dụng mìn gài nhưng chủ yếu để phòng thủ căn cứ. Chính vì lính Pol Pot cài tràn lan nên sau hòa bình dân CPC dẫm bị thương rất nhiều.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Ký ức: Mấy ổng dìa

Phú Đặng đang  cảm thấy rùng mình.
Qua cái nhìn trẻ thơ nên chưa biết, " ... bỡi chiến tranh đâu phải trò đùa ..." ( trích lời của NS. Phan Minh Tuấn)
7. Mấy ổng về
Chó sủa hậm hực rồi tru lên từng hồi trong đêm vắng, cả làng chìm nghẹt trong bóng tối, cây đèn hột vịt vặn nhỏ ngọn trên bàn thờ soi mờ mờ, nhiều đôi mắt mở to lo sợ của người lớn xác định họ đang thức, rồi tiếng thì thào không ra khỏi cổ họng, đôi tay run run khi tiếng sủa càng lúc càng gần nhà, lo lắng chờ nghe tiếng đòi mở cửa .
Chó lại sủa rộ hướng xóm trên, rồi xa dần, lâu lâu chỉ còn tiếng hậm hực nửa chừng của vài con ngu ngơ...
Hừng đông mà trong xóm không nghe tiếng mở róng chuồng dắt bò ra đi cày đi bừa, đường làng cũng vắng tiếng guốc đi chợ sớm, một sự yên ắng đầy đe doạ, thậm chí hình như sáng nay gà không gáy báo sáng, còn tiếng lục cục líp chíp của đám gà mái gà con cũng im lìm. Má nhóm bếp nấu nước pha trà cho cha rón rén, lẳng lặng như nhà có người bịnh, cha ngồi trầm tư bên chén trà nguội dần, chú tám ngồi cạnh, im lìm ...
Buổi chợ không ai bảo cũng không ai mang hàng đến bán, vài người chắc không biết nên đi chợ mua đồ, qua khỏi đầu cầu gỗ thấy vắng tanh, trong mình ơn ớn, vội vã quay về.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Chuyện về nhóm nhà báo “mất tích” trên chiến trường Campuchia

XUÂN QUẢNG - DOÃN ĐỨC (VIETNAM+) 
Gần 40 năm trước, thế giới chứng kiến thảm họa diệt chủng hết sức tàn bạo tại Campuchia dưới chế độ Khmer Đỏ. Lịch sử cũng ghi nhận hành động cao cả, nhân đạo, đầy nghĩa hiệp của quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, từng bước hồi sinh, xây dựng cuộc sống mới.

Đóng góp không nhỏ vào những năm tháng lịch sử ấy là sự hy sinh thầm lặng của nhiều phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên của Thông tấn xã Việt Nam, những người đặt nền móng cho sự ra đời của nhiều cây bút trên mặt trận thông tin của nước bạn.

Nhóm các chuyên gia kỹ thuật TTXVN và hai chiến sĩ trinh sát đóng bên ga xe lửa Phnom Penh. (Ảnh: Chuyên gia TTXVN Trương Việt Cường cung cấp)

Tìm kiếm Blog này