H3 Hùng
Giữa mùa mưa năm 1982, chúng tôi có một đợt bổ sung quân lớn. Đợt bổ sung quân này lấy lính từ miền Tây, quân khu 9. Đất miền Tây dễ sống nên lính miền Tây hay trốn... Lính miền Tây trốn rất dữ, qua Campuchia 10 em, cuối cùng chắc chỉ còn lại 7 em, còn 3 em chém vè về nước đủ cách: trốn trên đường chuyển quân, trên đường hành quân ra mặt trận, thậm chí vào tới tuyến đầu rồi... vẫn trốn.
Tiểu đoàn tôi phân công người đi đón tân binh tới cấp trung đội, tức là mỗi trung đội có một anh tham gia đi nhận quân. Chúng tôi đi Sisophon đón quân cẩn thận như vậy, đưa vào tới tận Tà-cuông Krao an toàn rồi, cho các em ngũ đêm tại đó, vậy mà sáng hôm sau lại có thêm một số em tự động rời bỏ chúng tôi... không một lời từ giả.
Tôi có một chuyện ở Tà-cuông xin nói luôn ra đây cho đủ bộ: Chúng tôi đi nhận quân, cấp trên trực tiếp của chúng tôi thì có anh Nông Tiến Dũng (trung đội trưởng lúc tôi mới vào đơn vị, nay anh quyền đại đội trưởng). Đêm đó tại Tà-cuông, anh rủ tôi nằm võng nói chuyện, tôi căng võng nằm bên cạnh anh... anh không dông dài gì cả, anh kêu tôi ở lại để chi bộ kết nạp Đảng cho tôi. Tôi thành thật trả lời anh là tôi cám ơn anh, nhưng thôi, tôi muốn ra quân, tôi muốn trở về Việt Nam.
Là người dân tộc chân chất, anh không nói gì thêm và tôi cũng vậy! Về Việt Nam là niềm mong muốn tột cùng cháy bỏng trong tâm khảm mỗi người lính chúng tôi, thực lòng anh cũng như tôi, ai cũng muốn về Việt Nam cả! Anh thông cảm với tôi và không muốn lôi kéo tôi chi thêm vướng bận ở cái đất nước... không phải của mình này.
Tim thông tin blog này:
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018
Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (VII)
H3 Hùng
VÀO TỌA ĐỘ CHẾT
Rồi một đêm nọ, vào khoảng nửa đêm về sáng, từ cái núi đá có con nhím chạy loảng xoảng đó, chúng tôi xuất kích đánh một căn cứ của địch. Cái cứ điểm này được chấm trên bản đồ hành quân chứ thực sự chưa ai bước chân vào.
Nghe lính tráng nói với nhau, sở dĩ chúng tôi có chiến dịch này là do vệ tinh trinh sát của Liên Xô phát hiện, họ thấy có căn cứ địch trên dãy Nam Cao Mê-lai nên cung cấp thông tin cho ta, trinh sát ta phải luồn rừng cả tháng trời để nắm địch... Đó là tin của lính, chúng tôi viết chuyện đời lính nên nghe sao nói vậy! Sau này, tôi đọc quyển hồi ký viết về cuộc chiến tranh bắt buộc của đại tá Nguyễn Văn Hồng (đăng trên quansuvn.net) thì biết rằng ông đã phát hiện ra khu căn cứ này khi ngồi trên máy bay trực thăng. Thế mới biết, thông tin của lính sáng tạo ra phong phú thật.
Kế hoạch tác chiến được vạch ra cho trận đánh này là chúng tôi sẽ dùng mìn định hướng để thổi bay mìn của địch làm cửa mở xung phong. Đơn giản như... đang giởn!
Tôi trung đội phó, phụ trách trung đội 4 người của mình, hỏa lực bao gồm 1 B40, một trung liên RPD và hai cây AK, đi đầu đội hình hành quân của tiểu đoàn. Riêng tôi, tôi đeo thêm một quả mìn ĐH 10 (chiến lợi phẩm thu được của Pôn Pốt) chúng tôi đi theo trinh sát tiểu đoàn tiến quân vào trận địa.
Chúng tôi hành quân từ lúc nửa đêm dưới ánh trăng trung tuần tháng giêng. Dù đi trong địa hình rừng núi, nhưng ánh trăng vàng rực ấm áp hôm đó vẫn đủ sức chiếu sáng đường chúng tôi đi.
VÀO TỌA ĐỘ CHẾT
Rồi một đêm nọ, vào khoảng nửa đêm về sáng, từ cái núi đá có con nhím chạy loảng xoảng đó, chúng tôi xuất kích đánh một căn cứ của địch. Cái cứ điểm này được chấm trên bản đồ hành quân chứ thực sự chưa ai bước chân vào.
Nghe lính tráng nói với nhau, sở dĩ chúng tôi có chiến dịch này là do vệ tinh trinh sát của Liên Xô phát hiện, họ thấy có căn cứ địch trên dãy Nam Cao Mê-lai nên cung cấp thông tin cho ta, trinh sát ta phải luồn rừng cả tháng trời để nắm địch... Đó là tin của lính, chúng tôi viết chuyện đời lính nên nghe sao nói vậy! Sau này, tôi đọc quyển hồi ký viết về cuộc chiến tranh bắt buộc của đại tá Nguyễn Văn Hồng (đăng trên quansuvn.net) thì biết rằng ông đã phát hiện ra khu căn cứ này khi ngồi trên máy bay trực thăng. Thế mới biết, thông tin của lính sáng tạo ra phong phú thật.
Kế hoạch tác chiến được vạch ra cho trận đánh này là chúng tôi sẽ dùng mìn định hướng để thổi bay mìn của địch làm cửa mở xung phong. Đơn giản như... đang giởn!
Tôi trung đội phó, phụ trách trung đội 4 người của mình, hỏa lực bao gồm 1 B40, một trung liên RPD và hai cây AK, đi đầu đội hình hành quân của tiểu đoàn. Riêng tôi, tôi đeo thêm một quả mìn ĐH 10 (chiến lợi phẩm thu được của Pôn Pốt) chúng tôi đi theo trinh sát tiểu đoàn tiến quân vào trận địa.
Chúng tôi hành quân từ lúc nửa đêm dưới ánh trăng trung tuần tháng giêng. Dù đi trong địa hình rừng núi, nhưng ánh trăng vàng rực ấm áp hôm đó vẫn đủ sức chiếu sáng đường chúng tôi đi.
Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (VI)
H3 Hùng
MỘT TRẬN ĐÔI CÔNG
Mưa không đủ giải nhiệt nên trời hầm hập nóng, vận động nhiều khát khô cả cổ! Chúng tôi đang chiếm lĩnh một khu rừng chuối, khát quá, chúng tôi chặt những cây chuối non, ăn cái lõi của nó cho đã cơn khát, bất chấp cái vị chát của nó. Thực ra nước trong bi đông còn chút đỉnh, nhưng chúng tôi không dám uống hết phần nước trong ngày của mình, sợ hết nước sẽ chết khát. Cơn mưa hồi nảy chẳng ra gì, chỉ làm ướt chút đỉnh những thân cây chuối non bằng bắp chân mà chúng tôi đang ngã ra làm thịt.
Lại tiếp tục hành tiến, đến tối cả tiểu đoàn dừng lại bên một con đường đất đỏ, ăn cơm vắt nghỉ qua đêm. Cầm nửa nắm cơm vắt khô cứng trên tay, tôi thực sự không muốn ăn tí nào, bẻ bỏ cái vỏ cứng của nó, tôi nhắm nháp cái ruột còn mềm mềm nhai cho qua bửa, rồi xung phong đi lấy nước cho trung đội.
Đeo một xâu bi đông lủng lẳng bên hông, tay xách súng, tôi và nhiều đồng chí nửa cùng kéo nhau đi lấy nước. Theo con đường đất đỏ đi về phía sau, đi lâu lắm, mấy tiếng đồng hồ mới tới được một cái bàu nước.
Chúng tôi đi ra giữa bàu, ngâm mình dưới nước, vừa nhận bình toong xuống lấy nước, vừa hụp mặt xuống uống nước, vừa ngâm mình vào nước mà nghe da thịt mình nở ra thấm từng giọt, từng giọt nước mát. Bù lại mấy ngày hành quân mất nước thì nhiều mà chỉ được tiếp tế một ngày một bình toong nước, chẳng đủ đâu vào đâu!
Đong đầy các bình toong và uống nước đã đời rồi chúng tôi hăm hở trở về. Về đến nơi thì trời mờ sáng, chúng tôi lại chuẩn bị lên đường đi đánh cái phum không tên.
MỘT TRẬN ĐÔI CÔNG
Mưa không đủ giải nhiệt nên trời hầm hập nóng, vận động nhiều khát khô cả cổ! Chúng tôi đang chiếm lĩnh một khu rừng chuối, khát quá, chúng tôi chặt những cây chuối non, ăn cái lõi của nó cho đã cơn khát, bất chấp cái vị chát của nó. Thực ra nước trong bi đông còn chút đỉnh, nhưng chúng tôi không dám uống hết phần nước trong ngày của mình, sợ hết nước sẽ chết khát. Cơn mưa hồi nảy chẳng ra gì, chỉ làm ướt chút đỉnh những thân cây chuối non bằng bắp chân mà chúng tôi đang ngã ra làm thịt.
Lại tiếp tục hành tiến, đến tối cả tiểu đoàn dừng lại bên một con đường đất đỏ, ăn cơm vắt nghỉ qua đêm. Cầm nửa nắm cơm vắt khô cứng trên tay, tôi thực sự không muốn ăn tí nào, bẻ bỏ cái vỏ cứng của nó, tôi nhắm nháp cái ruột còn mềm mềm nhai cho qua bửa, rồi xung phong đi lấy nước cho trung đội.
Đeo một xâu bi đông lủng lẳng bên hông, tay xách súng, tôi và nhiều đồng chí nửa cùng kéo nhau đi lấy nước. Theo con đường đất đỏ đi về phía sau, đi lâu lắm, mấy tiếng đồng hồ mới tới được một cái bàu nước.
Chúng tôi đi ra giữa bàu, ngâm mình dưới nước, vừa nhận bình toong xuống lấy nước, vừa hụp mặt xuống uống nước, vừa ngâm mình vào nước mà nghe da thịt mình nở ra thấm từng giọt, từng giọt nước mát. Bù lại mấy ngày hành quân mất nước thì nhiều mà chỉ được tiếp tế một ngày một bình toong nước, chẳng đủ đâu vào đâu!
Đong đầy các bình toong và uống nước đã đời rồi chúng tôi hăm hở trở về. Về đến nơi thì trời mờ sáng, chúng tôi lại chuẩn bị lên đường đi đánh cái phum không tên.
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018
Chuyện lính K: Ngả ba Con voi (V)
H3 Hùng
Đang là cao điểm mùa mưa năm 1980, nên lúc này tiểu đoàn 3 ít khi phải đi đánh trận, chỉ ở nhà cũng cố hầm hào, luyện tập kỹ chiến thuật... Chúng tôi được huấn luyện kỹ thuật đặc công, học cách di chuyển trong đêm, thu gọn thân mình, chân bước ngang, đầu không nhấp nhô... để thằng địch ngồi gác không phát hiện được. Chúng tôi còn được tập cách di chuyển trong kinh, rạch, đồng lầy: Hai ngón chân của anh đi sau kẹp nhượng chân của anh đi trước không cho bùn rớt xuống gây tiếng động. Chúng tôi còn được dạy cách mặc quần đùi, cởi trần bôi than, hóa trang cho phù hợp với địa hình, bò trên trận địa gở mìn, đột nhập căn cứ địch, đánh bộc phá mở cửa mở .v.v. Những kỹ thuật đặc công này nó làm cho những người lính chúng tôi thấy mình trưởng thành lên rất nhiều và thấy càng khâm phục hơn những anh lính đặc công tinh thông kỹ thuật đột nhập, ra vào trận địa địch như chổ không người.
Có những ngày mưa nghỉ, hoặc sau thời gian tập luyện... mát trời đi chơi, chúng tôi lũ lượt kéo nhau ra dân. Gia đình ruột của tôi tất nhiên là nhà ba má em Thêng, ông Thư già thì chúng tôi đã gán cho bà tiếng Việt, chú Lợi trố thì kết nhà mê-mai Phương, anh Sau thì có mê-mai Phon, chú Thái liên lạc có me Liên, chú Cử thì chị nuôi là boòng Mit .v.v.
Dân rất thương yêu bộ đội, cánh đàn ông mà tiếp bộ đội thì cái quí nhất của họ là rượu, thì họ đem rượu ra cho uống. Những khi đi thăm nhà cô Thêng, ngang qua nhà anh cô, có rượu mới cất thì anh cô Thêng lấy cái cà-toong ra (cà-toong về hình thức thì hơi giống như cái ngăn gò-mên cơm bên mình) múc từ trong khạp ra nửa cà-toong rượu, mời tôi uống samaki, không uống là không samaki.
Đang là cao điểm mùa mưa năm 1980, nên lúc này tiểu đoàn 3 ít khi phải đi đánh trận, chỉ ở nhà cũng cố hầm hào, luyện tập kỹ chiến thuật... Chúng tôi được huấn luyện kỹ thuật đặc công, học cách di chuyển trong đêm, thu gọn thân mình, chân bước ngang, đầu không nhấp nhô... để thằng địch ngồi gác không phát hiện được. Chúng tôi còn được tập cách di chuyển trong kinh, rạch, đồng lầy: Hai ngón chân của anh đi sau kẹp nhượng chân của anh đi trước không cho bùn rớt xuống gây tiếng động. Chúng tôi còn được dạy cách mặc quần đùi, cởi trần bôi than, hóa trang cho phù hợp với địa hình, bò trên trận địa gở mìn, đột nhập căn cứ địch, đánh bộc phá mở cửa mở .v.v. Những kỹ thuật đặc công này nó làm cho những người lính chúng tôi thấy mình trưởng thành lên rất nhiều và thấy càng khâm phục hơn những anh lính đặc công tinh thông kỹ thuật đột nhập, ra vào trận địa địch như chổ không người.
Có những ngày mưa nghỉ, hoặc sau thời gian tập luyện... mát trời đi chơi, chúng tôi lũ lượt kéo nhau ra dân. Gia đình ruột của tôi tất nhiên là nhà ba má em Thêng, ông Thư già thì chúng tôi đã gán cho bà tiếng Việt, chú Lợi trố thì kết nhà mê-mai Phương, anh Sau thì có mê-mai Phon, chú Thái liên lạc có me Liên, chú Cử thì chị nuôi là boòng Mit .v.v.
Dân rất thương yêu bộ đội, cánh đàn ông mà tiếp bộ đội thì cái quí nhất của họ là rượu, thì họ đem rượu ra cho uống. Những khi đi thăm nhà cô Thêng, ngang qua nhà anh cô, có rượu mới cất thì anh cô Thêng lấy cái cà-toong ra (cà-toong về hình thức thì hơi giống như cái ngăn gò-mên cơm bên mình) múc từ trong khạp ra nửa cà-toong rượu, mời tôi uống samaki, không uống là không samaki.
Chuyện lính K: Ngả Ba con voi (IV)
H3 Hùng
12. CĂN CỨ CÔNG-XI-LỐPChúng tôi ở Sophi được khoảng 3 tháng yên lành thì có lệnh rút về trở về đại đội. Đang cao điểm mùa mưa 1980, trước hôm rời Sophi tôi lên nhà me Lênh từ biệt mẹ. Trời về khuya, tôi xôm-lia me (tạm biệt mẹ) rồi bước xuống cầu thang. Trời xui đất khiến thế nào, một con bò cạp chúa nó trốn trời mưa lạnh lẽo, nó chui vào giày tôi nằm cho ấm cúng, tôi thọt chân vào, nó giật mình chích tôi cái bụp.
Buốt ơi là buốt, nhức ơi là nhức! Cái nhức buốt này đau hơn hẳn cái trái cối 60 ly của thằng Pôn Pốt đầu năm 1979. Tôi kêu lên đau đớn, bà mẹ nuôi của tôi, anh con trai của bà, chị con dâu của bà đở tôi lên sàn nhà nằm đó để bà chạy thuốc chữa trị cho tôi theo phương pháp y học dân gian. Bà nhai lá thuốc rịt cho tôi, bà lấy trứng gà luộc lăn lên vết cắn cho tôi, lấy khăn chườm mát cho tôi, lấy thuốc cho tôi uống...
Nọc con bò cạp chúa làm tôi sốt mê man, chân sưng phù, to húp. Bà mẹ cứ lăn trứng, thay khăn chườm mát cho tôi, những lúc tôi tỉnh dậy hé mắt ra nhìn thì thấy mẹ chong đèn ngồi đấy, suốt đêm lâm râm đọc kinh cầu an cho tôi mau lành bệnh.
Tôi thực sự cảm động với tấm lòng thương yêu tôi như con đẻ của bà, để rồi sang năm 1982, tôi lại trở về Sophi lần thứ nhì để tìm tới nhà bà.
Trung đội rút quân về trước, để tôi nằm lại nhà me Lênh điều trị, chờ lành mạnh thì về sau với mấy anh chuyên gia Việt Nam đang ở lại trong phum tham gia xây dựng chính quyền xã.
Bệnh tình tôi thuyên giãm rất nhanh, sáng ra thì tôi ngồi ăn cháo uống nước được, rồi tiêu tiểu, đi đứng bình thường, chỉ có mu bàn chân phải chổ con bò cạp chích thì còn sưng. Được vài ngày, dân Sophi đánh xe bò đưa chúng tôi rời phum ra lộ 5 để trở về đơn vị, đại đội 13 nay đã lại chuyển về Sophia.
12. CĂN CỨ CÔNG-XI-LỐPChúng tôi ở Sophi được khoảng 3 tháng yên lành thì có lệnh rút về trở về đại đội. Đang cao điểm mùa mưa 1980, trước hôm rời Sophi tôi lên nhà me Lênh từ biệt mẹ. Trời về khuya, tôi xôm-lia me (tạm biệt mẹ) rồi bước xuống cầu thang. Trời xui đất khiến thế nào, một con bò cạp chúa nó trốn trời mưa lạnh lẽo, nó chui vào giày tôi nằm cho ấm cúng, tôi thọt chân vào, nó giật mình chích tôi cái bụp.
Buốt ơi là buốt, nhức ơi là nhức! Cái nhức buốt này đau hơn hẳn cái trái cối 60 ly của thằng Pôn Pốt đầu năm 1979. Tôi kêu lên đau đớn, bà mẹ nuôi của tôi, anh con trai của bà, chị con dâu của bà đở tôi lên sàn nhà nằm đó để bà chạy thuốc chữa trị cho tôi theo phương pháp y học dân gian. Bà nhai lá thuốc rịt cho tôi, bà lấy trứng gà luộc lăn lên vết cắn cho tôi, lấy khăn chườm mát cho tôi, lấy thuốc cho tôi uống...
Nọc con bò cạp chúa làm tôi sốt mê man, chân sưng phù, to húp. Bà mẹ cứ lăn trứng, thay khăn chườm mát cho tôi, những lúc tôi tỉnh dậy hé mắt ra nhìn thì thấy mẹ chong đèn ngồi đấy, suốt đêm lâm râm đọc kinh cầu an cho tôi mau lành bệnh.
Tôi thực sự cảm động với tấm lòng thương yêu tôi như con đẻ của bà, để rồi sang năm 1982, tôi lại trở về Sophi lần thứ nhì để tìm tới nhà bà.
Trung đội rút quân về trước, để tôi nằm lại nhà me Lênh điều trị, chờ lành mạnh thì về sau với mấy anh chuyên gia Việt Nam đang ở lại trong phum tham gia xây dựng chính quyền xã.
Bệnh tình tôi thuyên giãm rất nhanh, sáng ra thì tôi ngồi ăn cháo uống nước được, rồi tiêu tiểu, đi đứng bình thường, chỉ có mu bàn chân phải chổ con bò cạp chích thì còn sưng. Được vài ngày, dân Sophi đánh xe bò đưa chúng tôi rời phum ra lộ 5 để trở về đơn vị, đại đội 13 nay đã lại chuyển về Sophia.
Chuyện lính K: Ngả Ba con voi (III)
H3 Hùng
9. DON THOMO
Thượng tuần tháng 12/79 tôi trở về Nimith, đêm đó tại bãi tập kết quân giữa phum Sophia trăng sáng vằng vặt, tôi viết thư về nhà mà không cần dùng tới ánh đèn. Lính tráng đốt lửa để sinh hoạt, còn tôi thì tận dụng ánh lửa đó để viết thư. Tôi đang nằm chờ tại đây để hội quân với đơn vị của mình đang trở về từ Cao Mê-lai.
Đại đội chúng tôi trở về Sophia cũng trong đêm đó, đợt xuất kích này không có tử sỉ, nhưng quân binh tàn tạ vì sơn lam chướng khí, hầu hết quân số đều mang bệnh sốt rét mãn tính. Chỉ còn tôi và một số đồng chí đi học về là mạnh khỏe, là nòng cốt của đơn vị lúc này
Đội quân bệnh hoạn này không tự hành quân được, xe GMC của trung đoàn đưa chúng tôi tiến vào Don Thomo từ hướng Bắc phum Diêng..
Don Thonmo, nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Giếng Đá (don là giếng, thomo là đá). Đây là địa điểm mà thời trước, người ta đã cho khai thác đá để làm quốc lộ số 5 và đường sắt đi Poipet.
Đơn vị bạn để lại căn cứ Don Thomo cho chúng tôi cũng đầy đủ nhà ở, công sự, giao thông hào nên chúng tôi cũng không vất vả lắm về việc cũng cố doanh trại... Đại đội ngày càng thưa thớt, các bệnh binh lần lượt được chuyển lên tuyến trên điều trị, có người vào trạm xá trung đoàn, những người nặng hơn thì chuyển về bệnh xá sư đoàn ở Sisophon, nặng hơn nửa thì đi bệnh viện 7E ở Xiêm Riệp.
Cả tiểu đoàn vào đợt cũng cố, ban ngày đào hào cũng cố công sự, tối đến thắp đèn tập bài bắn ban đêm với mục tiêu là bia mẹ bồng con, tượng trưng cho hai thằng xạ thủ đang bắn đại liên.
Đêm đêm chúng tôi ngồi canh gát trước đội hình, nhìn về phía Tây thấy sáng rực một góc trời, đó là ánh sáng đô thành... của một thị trấn Thái Lan yên bình, chúng tôi đang ở rất gần cửa khẩu Poipet và cái thị trấn đó, không tới 10km đường chim bay.
Chúng tôi sinh hoạt ở Don Thomo vào mùa khô khá thoải mái nhờ vào các giếng đá tích trữ đầy nước mùa mưa, vào mùa khô mọc đầy bông súng, chúng tôi bứt bông súng làm nộm ăn cải thiện trong những tháng mùa khô hiếm hoi rau cỏ này.
9. DON THOMO
Thượng tuần tháng 12/79 tôi trở về Nimith, đêm đó tại bãi tập kết quân giữa phum Sophia trăng sáng vằng vặt, tôi viết thư về nhà mà không cần dùng tới ánh đèn. Lính tráng đốt lửa để sinh hoạt, còn tôi thì tận dụng ánh lửa đó để viết thư. Tôi đang nằm chờ tại đây để hội quân với đơn vị của mình đang trở về từ Cao Mê-lai.
Đại đội chúng tôi trở về Sophia cũng trong đêm đó, đợt xuất kích này không có tử sỉ, nhưng quân binh tàn tạ vì sơn lam chướng khí, hầu hết quân số đều mang bệnh sốt rét mãn tính. Chỉ còn tôi và một số đồng chí đi học về là mạnh khỏe, là nòng cốt của đơn vị lúc này
Đội quân bệnh hoạn này không tự hành quân được, xe GMC của trung đoàn đưa chúng tôi tiến vào Don Thomo từ hướng Bắc phum Diêng..
Don Thonmo, nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Giếng Đá (don là giếng, thomo là đá). Đây là địa điểm mà thời trước, người ta đã cho khai thác đá để làm quốc lộ số 5 và đường sắt đi Poipet.
Đơn vị bạn để lại căn cứ Don Thomo cho chúng tôi cũng đầy đủ nhà ở, công sự, giao thông hào nên chúng tôi cũng không vất vả lắm về việc cũng cố doanh trại... Đại đội ngày càng thưa thớt, các bệnh binh lần lượt được chuyển lên tuyến trên điều trị, có người vào trạm xá trung đoàn, những người nặng hơn thì chuyển về bệnh xá sư đoàn ở Sisophon, nặng hơn nửa thì đi bệnh viện 7E ở Xiêm Riệp.
Cả tiểu đoàn vào đợt cũng cố, ban ngày đào hào cũng cố công sự, tối đến thắp đèn tập bài bắn ban đêm với mục tiêu là bia mẹ bồng con, tượng trưng cho hai thằng xạ thủ đang bắn đại liên.
Đêm đêm chúng tôi ngồi canh gát trước đội hình, nhìn về phía Tây thấy sáng rực một góc trời, đó là ánh sáng đô thành... của một thị trấn Thái Lan yên bình, chúng tôi đang ở rất gần cửa khẩu Poipet và cái thị trấn đó, không tới 10km đường chim bay.
Chúng tôi sinh hoạt ở Don Thomo vào mùa khô khá thoải mái nhờ vào các giếng đá tích trữ đầy nước mùa mưa, vào mùa khô mọc đầy bông súng, chúng tôi bứt bông súng làm nộm ăn cải thiện trong những tháng mùa khô hiếm hoi rau cỏ này.
Chuyện lính K: Ngả Ba con voi (II)
5. NGÃ BA ĐÔNG DƯƠNG
Sau hơn hai tuần điều trị tại trạm xá trung đoàn, khi vết thương chưa lành hẳn, vẫn còn mang băng, tôi được trả về đơn vị với lời dặn có gì thì xin thêm thuốc y tá đại đội uống. Có một cán bộ về trung đoàn họp và tôi được gởi theo đồng chí đó về đơn vị.
Về đến nhà thì trời tối mịt, anh em kêu tôi lên gặp anh Vịnh, trung đội trưởng mới của tôi, người Quảng Ninh. Đồng chí Vịnh nói với tôi là anh em thấy tôi bị trúng cối, tưởng tôi chết rồi, bị thương như vậy là may lắm đó. Rồi giở ba lô ra, lấy cho tôi mấy trái xoài xanh dú gần chín, anh bảo tôi qua đồng chí Thạch xin lại cái vỏ chăn mà khi đi viện anh ấy giữ dùm cho tôi.
Tôi qua chổ đồng chí Thạch, anh vui vẽ trả lại cho tôi cái vỏ chăn mà anh đã mang dùm tôi trong khoảng thời gian tôi mang khẩu B41 và 6 trái đạn, cũng như suốt thời gian tôi nằm viện.
Sáng hôm sau chúng tôi hành quân bộ ra bờ sông Tôn-lê-sáp, tôi còn nhớ hình như hai bên bờ sông đạn pháo các loại cắm vào tua tủa như lông nhím... Tại đây tôi gặp lại anh Lê Hùng Dũng, lính nhập ngũ cùng đợt 03/12/78 với tôi, anh này là bạn làm việc chung cơ quan thành đoàn Thanh niên cộng sản thành phố Hồ Chí Minh với chị tôi. Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, biết tôi không có võng nằm, anh cho tôi một xấp vải katê xanh thu được của Pôn Pốt để làm võng, tôi cám ơn anh và nhớ mãi tấm lòng tốt này. Anh là lính C12, cùng tiểu đoàn với tôi, rồi chúng tôi sẽ còn gặp nhau nhiều.
Tối đó, chúng tôi ngũ lại ven sông, trời nóng nực, không có gió, mũi vo ve. Cái tấm vải anh Dũng cho, tôi dùng dây võng cột chặt hai đầu, treo vào thân cây rồi tôi nằm xuống, được một chút thì tôi rớt phịch, đập đít xuống đất. Đứng lên, cột lại, rồi nằm, rồi té mấy lần như vậy... Quả thật không ổn!
Trong cái khó ló cái khôn, tôi lấy cái vỏ chăn ra, lấy dây võng cột chặt hai đầu làm võng thì lại ổn. Thì ra do vỏ chăn hai lớp, thịt nhiều, dầy cơm nên dây võng níu chắc được, lại thêm cái võ chăn còn được may gấp nếp nên khi túm lại cái nếp gấp này làm thành cái khất. Dây võng mắc vào cái khấc đó khá là chắc chắn. Làm được cái võng này rồi, tôi mới ổn định mà nhắm mắt ngũ được qua đêm.
Sau hơn hai tuần điều trị tại trạm xá trung đoàn, khi vết thương chưa lành hẳn, vẫn còn mang băng, tôi được trả về đơn vị với lời dặn có gì thì xin thêm thuốc y tá đại đội uống. Có một cán bộ về trung đoàn họp và tôi được gởi theo đồng chí đó về đơn vị.
Về đến nhà thì trời tối mịt, anh em kêu tôi lên gặp anh Vịnh, trung đội trưởng mới của tôi, người Quảng Ninh. Đồng chí Vịnh nói với tôi là anh em thấy tôi bị trúng cối, tưởng tôi chết rồi, bị thương như vậy là may lắm đó. Rồi giở ba lô ra, lấy cho tôi mấy trái xoài xanh dú gần chín, anh bảo tôi qua đồng chí Thạch xin lại cái vỏ chăn mà khi đi viện anh ấy giữ dùm cho tôi.
Tôi qua chổ đồng chí Thạch, anh vui vẽ trả lại cho tôi cái vỏ chăn mà anh đã mang dùm tôi trong khoảng thời gian tôi mang khẩu B41 và 6 trái đạn, cũng như suốt thời gian tôi nằm viện.
Sáng hôm sau chúng tôi hành quân bộ ra bờ sông Tôn-lê-sáp, tôi còn nhớ hình như hai bên bờ sông đạn pháo các loại cắm vào tua tủa như lông nhím... Tại đây tôi gặp lại anh Lê Hùng Dũng, lính nhập ngũ cùng đợt 03/12/78 với tôi, anh này là bạn làm việc chung cơ quan thành đoàn Thanh niên cộng sản thành phố Hồ Chí Minh với chị tôi. Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, biết tôi không có võng nằm, anh cho tôi một xấp vải katê xanh thu được của Pôn Pốt để làm võng, tôi cám ơn anh và nhớ mãi tấm lòng tốt này. Anh là lính C12, cùng tiểu đoàn với tôi, rồi chúng tôi sẽ còn gặp nhau nhiều.
Tối đó, chúng tôi ngũ lại ven sông, trời nóng nực, không có gió, mũi vo ve. Cái tấm vải anh Dũng cho, tôi dùng dây võng cột chặt hai đầu, treo vào thân cây rồi tôi nằm xuống, được một chút thì tôi rớt phịch, đập đít xuống đất. Đứng lên, cột lại, rồi nằm, rồi té mấy lần như vậy... Quả thật không ổn!
Trong cái khó ló cái khôn, tôi lấy cái vỏ chăn ra, lấy dây võng cột chặt hai đầu làm võng thì lại ổn. Thì ra do vỏ chăn hai lớp, thịt nhiều, dầy cơm nên dây võng níu chắc được, lại thêm cái võ chăn còn được may gấp nếp nên khi túm lại cái nếp gấp này làm thành cái khất. Dây võng mắc vào cái khấc đó khá là chắc chắn. Làm được cái võng này rồi, tôi mới ổn định mà nhắm mắt ngũ được qua đêm.
Chuyện lính K: Ngả Ba con voi (I)
|
Đối với lính trung đoàn 4 thì ngã ba con voi (Nimith) và Cao Mê-lai là những địa danh cháy bỏng lòng người... tôi quyết định sẽ kể ra đây cho các bạn nghe và tôi hy vọng rằng sau này sẽ có những quyển hồi ký hay hơn nửa về MỘT THỜI MÁU ĐỔ THÌ NHIỀU MÀ HOA THÌ KHÔNG CÓ ĐÂU!
Những chuyện tôi sẽ kể ra đây thì sẽ tốn nhiều thời gian của các bạn đấy, tôi xin lập chủ đề mới là NGÃ BA CON VOI
1. RA CHIẾN TRƯỜNG
Chúng tôi đến Kompong Thom vào một buổi trưa trung tuần tháng 2/1979. Đêm qua chúng tôi ngũ tại Sa Mát trong nhà một bà mẹ đang để tang ai đó, chúng tôi ngũ trong tiếng mõ và tiếng kinh cầu siêu trầm buồn ray rức... Sáng nay, sau khi qua biên giới Campuchia, xuyên qua những con đường đất đỏ bụi mù, đứng trong thùng xe GMC chúng tôi đón nhận những rừng cánh tay của phụ nữ và trẻ em Campuchia vẫy chào đoàn quân tình nguyện Việt Nam qua đánh đuổi bọn diệt chủng Pôn Pốt.
Thỉnh thoảng ngược chiều với hướng di chuyển của chúng tôi, một vài chiếc GMC chở xác tử sĩ căng phồng trong những bọc nylon, phía trên là những cành lá ngụy trang che nắng. Đường đất đỏ gập ghềnh làm những bọc xác tử sĩ nẩy phập phồng...
Tôi là một tân binh nghĩa vụ mới bước qua tuổi 19 được 2 tháng đang háo hức bước vào cuộc chiến tranh bắt buộc với hành trang là 80 ngày huấn luyện quân sự và chưa có bất kỳ một khái niệm nào về chiến thuật tấn công hoặc phòng ngự trận địa...
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018
Chiện lính K: Động thực vật ở Cao Mê Lai
CHUYỆN Ở RỪNG_Động thực vật ở Cao mê lai.
Loài muỗi độc mang mầm bệnh sốt rét ác tính truyền khẩu gần trăm năm mà người Pháp phải làm tượng voi quay đầu minh chứng thì đã nói rồi. Nhưng ở nơi nầy còn rất nhiều sinh vật và thực vật nếu cộng lại cũng không thua gì dịch sốt rét ở Cao mê lai.
Có hai loài mang nọc thường khu trú ở chốn rừng già là rết và bò cạp, hai loài vật mà ở Cao mê lai đang đi bất chợt gặp bạn phải giật lùi. Những con rết rất to, có con bằng cở ngón chân cái người lớn.Bọc trên mình lớp vỏ giáp cứng sáng óng ánh với những cặp chân chi chít bắng cọng tăm xỉa răng. Đáng sợ nhất là hai cái càng nó luôn nhô ra hai bên, cảm giác bình thường nó chỉ cần kẹp không thôi đã sứt thịt chảy máu. Cái giống nầy hình như chẳng biết sợ con người. Chúng cứ tự nhiên lao qua trục đường dù đang có hàng chục đôi chân hành quân rầm rập. Chúng lại chạy rất nhanh chứ không phải chậm chạp lò dò như rết ở đồng bằng. Đôi lúc nó nhằm thẳng hướng người mà bò nhanh tới khiến anh em phải tháo chạy tránh xa. Mùa đông giá lạnh chúng hay tìm những nơi có hơi ấm để trú ngụ. Ác thay nơi lý tưởng nhất của chúng là ở những chiếc vớ của lính ta. Anh em nào cẩu thả không nhớ lời dặn dò của lính đàn anh, hấp tấp mang khi chưa giũ giầy vớ thì cầm chắc có lúc sẻ bị chúng quặp cho một phát nhớ đời. Tôi đã từng nhìn thấy một anh em bị như vậy. Chỉ nghe một tiếng thét lớn nhìn lại đã thấy anh chàng bị nó chích mặt mày tái xanh, mồ hôi rịn ra ngay trên trán. Sau đó thì tay chân run lẩy bẩy, mắt trợn trừng nằm vật ra mà rên ra. Mà đâu chỉ một nhát đâu, kẹt trong giầy vớ có khi nó quặp cho mấy phát. Những phát sau chỉ thấy người giật giật như động kinh chứ không la. La gì nổi khi phát đầu đã đau đến điếng hồn rồi.Lên cơn sốt mê man, miệng thì không ngừng rên ư ử, bỏ cả ăn. Nhẹ thì một hai ngày gượng dậy được, nặng thì có khi phải chuyễn lên quân y. Cái giống bò cạp thì bị cũng tương tự như vậy. Chích ngay tay thì đau lan tới nách. Chích ngay chân thì lan giật giật tới háng là bình tường. Nhiều anh em bị trong khi đang trên đường ra ca gác đêm, tiếng thét đau vang xa chắc phải cả gần cây số. Nhưng dầu sao cả hai loài nầy rất to nên còn dể phát hiện. Và cẩn thận nhất là trước khi xỏ giầy vớ, mặc quần áo thì nên giũ mạnh mấy cái để lở chúng có bám sẻ bị rớt ra, tránh được nguy cơ bị chúng chích, một thói quen đến bây giờ tôi vẫn còn giữ.
Loài muỗi độc mang mầm bệnh sốt rét ác tính truyền khẩu gần trăm năm mà người Pháp phải làm tượng voi quay đầu minh chứng thì đã nói rồi. Nhưng ở nơi nầy còn rất nhiều sinh vật và thực vật nếu cộng lại cũng không thua gì dịch sốt rét ở Cao mê lai.
Có hai loài mang nọc thường khu trú ở chốn rừng già là rết và bò cạp, hai loài vật mà ở Cao mê lai đang đi bất chợt gặp bạn phải giật lùi. Những con rết rất to, có con bằng cở ngón chân cái người lớn.Bọc trên mình lớp vỏ giáp cứng sáng óng ánh với những cặp chân chi chít bắng cọng tăm xỉa răng. Đáng sợ nhất là hai cái càng nó luôn nhô ra hai bên, cảm giác bình thường nó chỉ cần kẹp không thôi đã sứt thịt chảy máu. Cái giống nầy hình như chẳng biết sợ con người. Chúng cứ tự nhiên lao qua trục đường dù đang có hàng chục đôi chân hành quân rầm rập. Chúng lại chạy rất nhanh chứ không phải chậm chạp lò dò như rết ở đồng bằng. Đôi lúc nó nhằm thẳng hướng người mà bò nhanh tới khiến anh em phải tháo chạy tránh xa. Mùa đông giá lạnh chúng hay tìm những nơi có hơi ấm để trú ngụ. Ác thay nơi lý tưởng nhất của chúng là ở những chiếc vớ của lính ta. Anh em nào cẩu thả không nhớ lời dặn dò của lính đàn anh, hấp tấp mang khi chưa giũ giầy vớ thì cầm chắc có lúc sẻ bị chúng quặp cho một phát nhớ đời. Tôi đã từng nhìn thấy một anh em bị như vậy. Chỉ nghe một tiếng thét lớn nhìn lại đã thấy anh chàng bị nó chích mặt mày tái xanh, mồ hôi rịn ra ngay trên trán. Sau đó thì tay chân run lẩy bẩy, mắt trợn trừng nằm vật ra mà rên ra. Mà đâu chỉ một nhát đâu, kẹt trong giầy vớ có khi nó quặp cho mấy phát. Những phát sau chỉ thấy người giật giật như động kinh chứ không la. La gì nổi khi phát đầu đã đau đến điếng hồn rồi.Lên cơn sốt mê man, miệng thì không ngừng rên ư ử, bỏ cả ăn. Nhẹ thì một hai ngày gượng dậy được, nặng thì có khi phải chuyễn lên quân y. Cái giống bò cạp thì bị cũng tương tự như vậy. Chích ngay tay thì đau lan tới nách. Chích ngay chân thì lan giật giật tới háng là bình tường. Nhiều anh em bị trong khi đang trên đường ra ca gác đêm, tiếng thét đau vang xa chắc phải cả gần cây số. Nhưng dầu sao cả hai loài nầy rất to nên còn dể phát hiện. Và cẩn thận nhất là trước khi xỏ giầy vớ, mặc quần áo thì nên giũ mạnh mấy cái để lở chúng có bám sẻ bị rớt ra, tránh được nguy cơ bị chúng chích, một thói quen đến bây giờ tôi vẫn còn giữ.
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018
Nghiệm về sự học hành và cái hậu canh bạc cuộc đời XHCN.
Xem cái tút (link dưới) làm TC nhớ chiện mình thi môn văn thời bao cấp. Số là tới 1975, lão đang học hành dang dở thì đi bộ đội, rồi từ K trở về tỉnh đội. Công việc nhàn nhã nên có điều kiên ghi tên học 12 BTVH để lấy bằng cho nó xong món nợ phổ thông. Học tà tà cho có thôi, đến ngày thi môn Văn, đề ra yêu cầu bình luận về cuốn "Bất khuất" của Nguyễn Đức Thuận. Lão như mở cờ trong bụng, đảng viên rành 6 câu vọng cổ quá mà, biết tẩy ngay, họ cần cái gì? Thế là cắm đầu viết một mạch, trong khi đó mấy em công nhân viên ngồi cạnh cắn bút nghĩ suy. Lão ca khí tiết người CS lên giời, ngược lại chửi chế độ cũ và đế cuốc Mỹ tan nát, kiểm tra chính tả xong nộp bài trước quy định, dĩ nhiên là điểm cao. haha.
TC từng trải qua hai chế độ ở hai Miền và cũng là người sau này tham gia vào bộ máy mới, có điều kiện hiểu biết so sánh nên không đến nỗi cuồng lý thuyết. Phải công nhận "lý tưởng Cộng sản" là điều có thật, không ít người đã hy sinh vì ý thức hệ mà họ tin, tuy nhiên không nhiều trong cái số đông mang nhãn mác. Thế hệ kế thừa ngày nay, nhìn chung hầu như có vỏ mà không có ruột, một phần cũng do giáo dục kiểu "vừa hồng vừa chuyên" không coi trọng sự thật và danh dự của con người nên nó sinh ra tầng lớp "hạt giống đỏ ăn theo nói leo". Đến khi thất thế mới lộ bộ mặt hèn hạ trước thiên hạ.
Đơn cử như Đinh La Thăng, xin lỗi Đảng Nhà nước, nghe trái tai vì tổ chức là cơ quan được ủy nhiệm. Lẽ ra chỉ xin lỗi Nhân dân thôi vì anh đem tiền dân vào canh bạc cuộc đời mình. Tại tòa, anh là ủy viên BCT mà cầu cứu TBT (thay vì cơ quan xét xử) - là sai về nguyên tắc tổ chức Nhà nước. Xin người ngồi cùng mâm là sai nguyên tắc Đảng. Lại lôi ông cha già lão thành cách mang, già yếu sắp "quy tiên" vào đỡ án là trái đạo lý làm người. Hay như Trịnh Xuân Thanh, còn ở Đức thì coi Tổng Trọng không ra gì, bị bắt về VN ra tòa thì xưng cháu xin lỗi bác Tổng Bí thư... nghe hài hước lắm, làm trò cười cho dân chúng. Điều đó làm cho dân khinh thường...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)