Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Diễn giải hệ thống chuyên gia quân sự ở CPC

Trước 1975, Thời Việt Cộng hợp tác với Khmer Đỏ.
Năm 1970, sau khi Lon Nol lật đổ Sihanouk thân Cộng. Quân VN từ hướng Lào tràn xuống, đánh bật quân Lon Nol và làm chủ cả một vùng rộng lớn 4 tỉnh vùng Đông Bắc CPC. Quân Khmer Đỏ còn non trẻ nên dựa vào VC là chính. Quâni VN cố vấn cho họ xây dựng lực lượng vũ trang và giúp đỡ lập chính quyền các cấp.
VC sát cánh phối hợp tác chiến cùng KMĐ. Và Trung Quốc viện trợ thông qua VN, VN cố vấn giúp cho họ một số đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Chủ yếu là những chỉ huy người gốc Nam Bộ hoặc người Miền Ngoài vào Nam chiến đấu lâu năm nên dễ hiểu tính cách người Khmer. Sau này xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam thì số cán bộ chủ chốt này còn lại ít nên mất đi lợi thế am hiểu đặc điểm dân tộc và sở trường tác chiến vùng đồng bằng sông nước...
Giai đoạn chuẩn bị tổng phản công sang đất CPC.
Trước tình hình tranh chấp bằng vũ lực giữa VN và CPC ngày càng căng thẳng, phức tạp. VN không dàn xếp được với CPC Dân chủ bằng con đường ngoại giao, nên Bộ Chính trị, Trung ương đã manh nha ý định tổng phản công để giải quyết vấn đề kéo dài bế tắt. Từ năm 1977 đến 1978, Ban bí thư đã lập ra các nhóm, ban chuyên trách để nghiên cứu, lên kế hoạch. Do tính chất, nhiệm vụ có phát triển nên mấy lần thay đổi cơ cấu nhân sự và mật danh như “Nhóm 77, Ban 10, Ban Z, Ban B.68". 

Địch tay trong đòi bắn ông cố vấn xã.

Tôi thách bắn, sợ vãi đái dông luôn! và cái hậu...
Đầu tháng 1/1980, tôi nhận nhiệm vụ làm đội trưởng công tác xã Siem Bok. Nhằm ngay thời gian địch bắt đầu hồi phục dần lực lượng. Địa bàn xa lạ mà tiêng tăm thì mình chưa thật rành. Tình hình quan hệ quân với dân ngày càng căng thẳng, nặng nề. Tôi rất hoang mang không biết ai địch ai ta trong dân. Chúng tôi ngồi trên ổ kiến lửa mà không hay. Rồi một đêm, khẩu súng M79 của Đội không cánh mà bay. Do lính giữ súng ham nhậu, say ngủ quên bị tay trong của địch lén trộm mất. Tôi bầm gan tím ruột!
Thì tiếp chuyện động trời này.
Ngẫu nhiên, sáng ngày nọ, một đội viên đội công tác bạn nói: Báo cáo anh (tức tôi), đêm qua anh bảo lũ tôi đi kiểm tra. Như anh nói: thấy dân quân đánh bài ăn thua bằng đạn thì chấn chỉnh ngay theo lệnh nghiêm cấm. Bọn tôi phát hiện đám dân quân xã đang đánh bài. Nên nhắc nhở thì thằng Chanh nhà cuối xóm nói: "Tà Hùng giỏi có ngon xuống đây mà ngăn cấm, coi chừng ăn đạn vỡ đầu!". Nghe vậy, tôi nổi giận đùng đùng! và thầm nghĩ địch là đây chứ đâu, nẹt thằng này sẽ ra mấy thằng khác.
Thế là tôi phái hai chiến sĩ Đội CT của mình tìm đến nhà gọi hắn lên hỏi chuyện. Khi đi phải mang đầu đủ súng đạn đã cấp. Rồi dặn một chiến sĩ khác ở lại: "Anh sắp trị một thằng cứng đầu, chú mày ngồi góc kia. Súng để lên đùi gỉa vờ như bình thường lơ là nhưng lên đạn, sẵn sàng bắn nếu nó phản ứng chống lại tao".
Tôi và chiến sĩ chờ sẵn, hắn bị điệu tới nơi đội CT. Hắn bước lên nhà sàn, tôi chỉ tên Chanh ngồi gần đối diện nhau. Hai người đối đáp bằng tiếng Khmer.

Vì sao Hùng Cạo hay viết về chuyện chiến trường K

Bạn ghét chiến tranh, không thích vậy. Thậm chí bạn không hiểu, nghĩ rằng mình khoe mẽ chiến tích. Không phải vậy đâu, máu đổ đầu rơi, đôi khi cướp đi sự sống của người khác, để khoe ư! Về chính trị, mình đã đoạn tuyệt với quá khứ từ lâu. Hoặc ai đó nghĩ rằng đã là bộ đôi sao phản lại truyền thống, tiếp tay thế lực "thù địch". Không danh phận, một cái fb cá nhân "cóc nhái" có gì mà ghê! Đã con người ai cũng có suy nghĩ riêng về đất nước trong giai đoạn nào đó, chỉ là nói hay không mà thôi! Nhớ và đồng cảm với nhiều đồng đội đã cùng cầm súng chiến đấu như mình nơi xa lạ. Rộng hơn là thân phận của người lính không cứ bên nào. Và nhân dân, dù ở đâu cũng một cổ hai tròng...
Bạn nào thích thì coi, không thì bỏ qua, chớ hiểu nhầm thành ý người gõ chữ.
Trước hết đó là những ký ức sâu đậm dù thời gian trải nghiệm không nhiều so với chiều dài cuộc đời. Nói theo kiểu phương Tây là dư chấn chiến tranh hay chấn thương tâm lý hậu chiến. Nó tác động lớn đối với người lính về sau, nhất là những ai nhiệt tâm với nhiệm vụ. Hay với những đồng đội vào sinh ra tử, chịu nhiều mất mát thương đau. Các bạn có tin, mình đã rời chiến trường hơn 30 năm, thỉnh thoảng đêm ngủ vẫn mơ. Có khi ta phục địch, khi thì địch rượt ta, mà cái giò không chạy được. Tỉnh dậy, toát mồ hôi bần thần và mừng giấc mơ không phải thật.
Theo ký ức, mình ghi theo lối kể chuyện những sự kiện ấn tượng với mình mà không có đầu có đuôi, vui buồn lẫn lộn. Để lưu lại những gì đã trải qua, những gì mình làm được và chưa được. Đâu là khách quan đâu chủ quan. Nó xoay quanh một con người thì đặt cái tôi là trung tâm chứ gì nữa.
Có vài bạn yêu mến, góp ý nên viết thành sách dạng hồi ký.
H cảm động và cảm ơn. Khó à, ai chấp nhận. Mình đâu phải nhà văn nhà veo! Mình thuần tính nhưng mặt khác như con ngựa bất kham. Nên đã nói phải thẳng, không thì im lặng. Mình đã kể thì đều là sự thật, không lèo lái chính trị. Mình hay nói đùa, quên điều này viêc nọ thì có nhưng tuyệt đối không cố ý thêm thắt hoặc xạo sự. Nó trong một phạm vị nhỏ mà mình là chứng nhân, chỉ là một mảng của cuộc chiến tranh đầy phức tạp. Biết đâu để ai đó nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, tham khảo. Hoặc thế hệ sau này biết mà rút ra điều gì đó, tránh bớt sai lầm của cha anh.
Cho nên rảnh mình sẽ tiếp tục theo hướng trên.
Trần Hùng - Thợ Cạo cảm ơn bạn đã xem mình chia sẻ tâm tư!.

Chiện bộ đội K nạp năng lượng và những thú rừng mình đã được ăn ở Campuchia.

Bọn mình hoạt động ở vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, rừng khộp (cây dầu) xen lẫn trảng cỏ nên thú rừng rất nhiều. Được ăn là do dân quân săn bắn "cung tiến" cho đội công tác của ông cố vấn. "Lếu láo" lơ là, thì Tà Hùng (dân nể cán bộ to gọi là ông...) đâu cấp đạn!. hehe. Thường cách 1-2 ngày là có thịt. Tiếng là lính nhưng bộ đội bắn dở ẹt, hao đạn, chờ sái thôi! Họ bắn ban ngày lẫn đêm đều giỏi. Có lần mình thấy bố dân quân cách con nai 200 mét, đứng khơi khơi bắn không cần tựa tì vào cây, chỉ với một phát đan CKC. Có lần, bọn mình đi truy quét địch sâu trong rừng. Gặp đàn bò tót khoảng chục con. Chúng chưa từng "trải nghiệm ăn đạn" của con người nên lính bắn trật, ngơ ngác không chạy. Mấy phát tiếp, chúng mới biết bỏ chạy, ngã một con, lính ấm chân răng một bữa!...
Thường ăn đủ các loại cá sông suối. Cá nhiều nên chỉ thấy dân đánh bắt bằng lưới chài, còn bộ đội thì chơi lựu đạn thuốc nổ. Cá nhỏ thì lấy mùng quây kéo. Chả ai thèm đi câu như ở Việt Nam. Dân chờ mùa khô, suối cạn, suốt cá ngất ngư bằng rễ cây kim tiền. Của sông, ngon nhất là cá Ba Sa (đặc sản khác với cá ở mình). Dân xẻ cá phơi khô hoặc ướp ủ với gạo rang, ăn ngon bá cháy! Cá sấu không ngon. Cá heo sông Mê Kông bị dính lưới, mỡ nhiều không ăn... Mùa mưa, đàn ca heo săn bắt cá nhỏ, ăn chừa lại cá đầu to bằng đầu gối, chèo ghe trên sông gặp hoài!. Dân và lính vớt lên mang về hưởng sái, cá không ươn do ngâm trong nước lạnh...
Chế độ Khmer Đỏ ác và hà khắc với dân nhưng hình như chúng hạn chế khai thác thiên nhiên nên thú rừng và cá sông suối nhiều đến vậy! Hay là chúng bắt dân làm, tận dụng sức lao động tối đa mà cho ăn ít. chã rõ.

"Chơi 1 qủa lựu đạn, bắn 1 trái M79, tim như ngưng đập!"

.... Từ xa, bắt đầu nghe có tiếng động, tôi hạ thấp người, nhẹ nhàng tiếp cận sát hơn trong điều kiện địa hình cho phép. Dừng lại, tìm một gốc cây, xung quanh là vạt cỏ rừng cao tầm 5 tất, nằm nghe ngóng, chờ hội quân. Cách chỗ tôi nằm áng chừng hơn 10 mét, phía bên kia lùm cây lớn, chỉ nghe tiếng 2 tên địch đang nói chuyện lao xao. Thật lạ! Chờ mãi 15 phút, không thấy bóng quân ta cùng đến...
Bỗng nghe tiếng động chặt cây rồi nghe giọng nói của 2 tên kia lớn dần vang vang trong rừng vắng. Tôi nhìn thấy chúng vòng qua khỏi lùm cây. Một thằng vác súng trên vai, một thằng tay không, chúng vừa đi, vừa ngước nhìn lên, có lẽ định chặt cây hay kiếm dây leo gì đó. Trời ạ! chúng nhè đi ngay về hướng mình đang nằm. Tình thế căng như dây đàn, tim tôi đập thình thịch. đầu nghĩ thoáng qua: không thể di chuyển để né được, nó sẽ thấy. Thôi một sống hai chết vậy! Nhưng không sợ lắm vì mình chủ động thấy nó, ngược lại nó không hề biết minh đang tính luột nó!. Ngặt nỗi, súng M 79 bắn ở cự ly gần, đạn chưa chắc đã nổ. Tôi quyết định đánh lựu đạn trước, bắn M 79 sau. Tôi rút chốt trái lựu đạn của Mỹ, sẵn sàng.
Chúng bước tiếp, khoảng cách nhau còn chừng 8 mét. Không thể nào khác, tôi bung thìa cho lựu đạn điểm hoả trên tay trước. Ý nhằm để lựu đạn chạm đất là nổ. Không cho địch có thời gian nằm xuống né mảnh, nó có cơ hội sống sót, sẽ diệt mình!
Tôi rướn người ném vội quả lựu đạn tới. ‘Bốp’ – “Bịch’. Eo ôi! Quả lựu đạn quăng trúng gốc cây nhỏ trước mặt, dội lại rớt xuống, chếch sát phía sau lưng, cạnh tôi. Lúc này, hồn vía lên mây, tim như ngưng đập. Lẽ ra lúc ấy, tôi lăn người để tránh nổ thì còn cơ may sống sót. Ngược lại, do quá hoảng hốt, tôi sợ khẩu AK của tên kia sẽ khạc đạn về mình. Trong đầu tôi lúc đó: chỉ duy nhất một ý nghĩ là nó phải chết thì tôi mới sống được! Nên nhoài người ra sau chụp lấy quả lựu đạn ném tiếp lần hai về hướng địch. 

Chiện dại: Vùi lửa quả cối lấy chì và cạy đầu đạn M79 ra coi.

Khi bé, Nhà gọi mình là thằng Cu em. 
Lúc ấy khoảng chừng 4 tuổi chi đó, mình đã biết đi chận bò. Ngày nọ, ra đồng nhặt được một quả bự nặng chịch (cối 61) đem về. Hí hửng khoe: Má ơi, quả này lùi lấy chì nhiều lắm tha hồ để câu má à!.
Bà già đang nấu, dân quê đâu biết gì nên không cản ông con. Thằng Cu em đưa vào bếp lửa vùi dưới tro than. Một lát sau nghe "bụp" một phát, nồi canh lật ngang, tro bui bay mù. May thiệt, nó mà nổ thì hai mẹ con đã banh xác.
Lớn lên học tới lớp 11 vẫn còn ngu!.
Mình cùng chúng bạn đi chơi dã ngoại. Ngang qua ruộng dưa vắng chủ, cả bọn vặt trộm, cạp nhồm nhàm, cười ha hả. Mình bỗng thấy đầu quả đạn M79, đầu chóp mạ vàng trông rất đẹp bắt mắt! Trước đó có nghe người lớn bảo: nó tinh vi lắm.
Mình tò mò, thế là một mình ngồi hì hục cạy vỏ ra coi. Quả đúng vậy, bên trong nhìn rất phức tạp có mấy lớp mỏng vòng răng cưa bằng nhôm. Sau này mới biết đó là bộ phận tự động. Đạn bắn ra từ súng chưa nổ vì chưa đủ tua, nếu thêm đủ vòng quay là nó nổ.
Eo ôi! Nhìn lại đời mình, lão thoát chết biết bao lần bỡi cái ngu vô đối và liều mạng vô chừng!. Nhưng lúc nào cũng có Bà đỡ. hehe
Ảnh minh hoạ: quả đạn cối 61ly và bên trong đầu đạn M79

Thơ - Boạn phương xa, sô reng rứa hè?

Tau hủa thiệt reng không dề rứa hỉ
Mi lồm chi moà tệ rứa hở mi
Mi đi miết tau chờ hùa béc mệt 
Dề quê đi hẹn gặp nhậu như ri
Có bọn nớ tết chừ lâu mới gặp
Rứa mi hè ..tranh thủ dề chơi dui
Mấy đứa hén nhắc mi hùa mi hỉ
Boạn bè thương.. mi đừng có bùi nhùi
Dề đi mi en bê thui Cầu Mống
Rẽ Hội An en bánh đập Cẩm Nam
Đến Thăng Bình...chố lươn xanh đẹt sản
Mi còn chê mi núa chổ mô hơn
Dề bãi Rạng en cá chùn xanh nướng
Cén ớt xanh...chấm mắm nhĩ Nôm Ô
Ghé Hội An thưởng thức món Cô Lầu
Dề đi mi en món chi cũng tuyệt
Thịt heo mụa quê mình thơm ngon thiệt
Mì Quảng nôm en nhớ miết , nhớ hùa
Rôm chiên dòn đẹt trưng ngon chi lạ
Bún cá Ngừ hương dị ngọt cai chua
Dề đi mi hái mít non dô trộn
Đậu phụng rang...thơm phức nhúm rau mùi
Thịt goà toa xé phay... nồi chố nóng
Mồi bô loa... đổm bổ nhậu ngon dui
Dề đi mi ...ruột doà tau xồ nghệ
Xồ hến hành xúc bánh tráng mê ly
Cá Nục hấp tiệt dời rau mún cún
Nhậu ngon hùa mồi quá đã nghen mi
Dề đi mi ...cá Tràu hấp ...rau dườn
En kành bụng ún rựu lò nghiên chất
Dề quê mình tình cổm ngừi chân thật
Mi không dề... reng chi lạ mi hè ?
Bô chừ dề núa phát một tau nghe
Dề đi mi ... không con mình mất gốc
Dề thăm quê thăm boạn bè doòng tộc
Đừng để ngừi...hủa reng tệ rứa mi?
St
Tụa thơ, nẫu đẹt.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Tín ngưỡng chính trị của người Hoa

Trong tiếng Hán-Việt, Chợ Lớn (khu vực quận Năm và quận Sáu bây giờ) gọi là Đề Ngạn, phát âm theo tiếng Quảng Đông là Thày Ngòn. Mà Thày Ngòn dịch ra tiếng Nam Bộ chính là Sài Gòn. Nguyên thủy, trung tâm Sài Gòn nằm trong Chợ Lớn bây giờ, khu vực mà người Khmer gọi là Prei Nokor. Sài Gòn cũ lúc đầu (thế kỷ 17) chỉ là một ngôi làng quê hẻo lánh, trong khi đó thành phố Nam Vang đã phát triển lắm rồi.
Còn khu vực Sài Gòn mới như bây giờ ta thấy có chợ Bến Thành, có quận Một và quận Ba, thì ngày xưa người Khmer gọi là Kas Krobei, người Việt gọi là Bến Nghé.
Hôn nhân chính trị giữa công chúa Ngọc Vạn và vua Chân Lạp Chey Chetta Đệ Nhị diễn ra vào năm 1620 với món quà cưới tặng cho chúa Nguyễn là khu Chợ Lớn bây giờ (Prei Nokor/ Sài Gòn cũ/ Thày Ngòn). Năm 1623 chúa Nguyễn yêu cầu con rể cho lập hai trạm thu thuế, một tại trung tâm Prei Nokor và một tại Kas Krobei. Lúc đấy khu vực Prei Nokor chỉ có một ít người Miên và một ít người Việt.
Năm 1679 nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh” được chúa Nguyễn giới thiệu với vua Chân Lạp để tới vùng Cù Lao Phố (nhóm Trần Thượng Xuyên) và vùng Mỹ Tho (nhóm Dương Ngạn Địch) lập hai thương cảng có tên Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố) và Mỹ Tho Đại Phố. Trong khi đó ở Kiên Giang và Cà Mau, một người Hoa khác là Mạc Cửu đã làm quan cho Cao Miên và lấy đất của chính quyền Nam Vang lập khu dân cư, mở sòng bài dọc theo bờ biển vịnh Thái Lan từ Sihanouk Ville tới Cà Mau, mở thương cảng ở Hà Tiên… rồi mới đem đất Cao Miên đó nộp cho chúa Nguyễn.
Do đó, sau này một số người Hoa ở Nam Bộ thờ cúng Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu, họ cho rằng tổ tiên họ có công đầu khai phá đất này. Họ không thờ Nguyễn Hữu Cảnh.

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'

Tiến sỹ Nguyễn Văn HuyGửi cho BBC từ Pháp
17 tháng 9 2014
cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :
"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.

Tìm kiếm Blog này