Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Tên đảo ở Trường Sa

Tên đảo ở Trường Sa: Kỳ 1 – Viết sao cho đúng?
Trong nhiều bài báo và cả một số văn bản về Trường Sa, đảo Trường Sa thường được viết là đảo Trường Sa Lớn. Đó là điều rất không nên.
Tên chính thức của đảo là Trường Sa.
Ngày 29/4/1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Trường Sa, không giải phóng đảo Trường Sa lớn.
Cách gọi đảo Trường Sa lớn có từ khi nào? Chắc chắn có từ sau ngày 4/4/1978, khi quân ta ra đóng giữ đảo Đá Giữa. Sau đó, đảo Đá Giữa được chính thức đổi tên thành đảo Trường Sa Đông. Từ khi có Trường Sa Đông, bắt đầu xuất hiện việc gọi đảo Trường Sa là đảo Trường Sa lớn. Theo anh em hải quân, gọi như vậy là để tránh nhầm lẫn giữa hai đảo, Trường Sa lớn và Trường Sa Đông. Tuy nhiên, ta vẫn gọi đảo Sinh Tồn (không thêm “lớn”), có sợ nhầm lẫn với đảo Sinh Tồn Đông đâu.
Vậy nên viết là đảo Trường Sa hay là đảo Trường Sa Lớn? Có nhiều ý kiến rằng, gọi cách nào cũng được. Lại có những bạn nói, phải gọi là Trường Sa Lớn. Việc tên đảo lúc thì được viết là Trường Sa, lúc thì được viết là Trường Sa Lớn trên báo chí, văn bản chính thức làm nhiễu thông tin, đến mức có người đã nghĩ rằng có ba đảo Trường Sa: đảo Trường Sa, đảo Trường Sa Đông và đảo Trường Sa Lớn.
Cá nhân tôi, tôi sẽ luôn luôn viết và nói, tên đảo là TRƯỜNG SA. Vì đó là tên chính thức, được gắn, được khắc trang trọng trên bia chủ quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở giữa hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tọa độ 8 độ 38 phút vĩ độ Bắc, 111 độ 56 phút kinh độ Đông, trung tâm của thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Trường Sa lớn không phải địa danh, chỉ là cách gọi không chính thức, nên nếu phải dẫn đúng lời ai đó, chẳng hạn NSƯT Khanh Hoa Duong, tôi sẽ viết: “Trường Sa lớn kia rồi, ca sĩ Khánh Hòa reo lên phấn khích khi thấy đảo Trường Sa đã hiện lên phía mũi tàu”. Tức là, chữ “lớn” không viết hoa. 
 
Tên đảo ở Trường Sa: Kỳ 2 – Tên đảo phải là tên Việt Nam

Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (I)

Tài liệu đặc biệt


GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA
1975-1991


Huỳnh Anh Dũng



LỜI TÒA SOẠN



Campuchia một lần nữa lại trở thành vấn đề thời sự nóng hổi trong mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam, ASEAN và Trung Quốc. Tài liệu mà Diễn Đàn giới thiệu với bạn đọc là một chứng từ soi sáng quá khứ gần trong quan hệ tay ba Việt Nam - Campuchia - Trung Quốc. Đó là hồi ký của ông Huỳnh Anh Dũng, một nhà ngoại giao (cựu đại sứ Việt Nam ở Lào) và chuyên gia về các vấn đề Campuchia nay đã về hưu. Theo một thông lệ, các nhà ngoại giao cấp cao của Việt Nam được Bộ ngoại giao yêu cầu viết hồi ký, lưu trữ trong văn khố để tham khảo nội bộ.

Vì hồi ký của ông Huỳnh Anh Dũng đã ghi lại cẩn trọng những sự kiện xảy ra cách đây 1/4 thế kỉ, và trích dẫn nhiều tài liệu nội bộ quan trọng, chúng tôi quyết định công bố tài liệu này. Nói khác đi, đây là một ngoại lệ của đường lối biên tập của Diễn Đàn là chỉ đăng những văn bản có sự đồng ý của tác giả hay những văn bản có nguồn gốc công khai. Chúng tôi tin rằng tác giả và độc giả hiểu rõ động cơ của sự "phá rào" này. Sự thật, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi phá lệ : trước đây, Diễn Đàn đã lấy trách nhiệm công bố hồi ký của ông Trần Quang Cơ -- cũng không phải ngẫu nhiên nếu tài liệu này liên quan tới cùng vấn đề : quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Campuchia.

Để tôn trọng nguyên tác, chúng tôi công bố tài liệu đã nhận được dưới dạng .pdf, độc giả có thể đọc hay truy nạp bằng cách bấm vào ô hình ở cuối trang.

Diễn Đàn

Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (II)

Trước những cố gắng thương lượng của ta với Pol Pot không thành công, cuối tháng 12/1977, ta đã dùng quân đội lớn có xe tăng hỗ trợ phản kích bọn Pol Pot sâu vào nội địa CPC ở vùng Mỏ Vẹt dọc theo đường quốc lộ 1 tiến đến thị trấn [khum] Prasaut, gần thị xã Svay Rieng (cách biên giới khoảng 50 km).

Ngày 31/12/1977, bọn Pol Pot ra tuyên bố chính phủ lên án VN xâm lược CPC và tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với VN. TQ ủng hộ Pol Pot và phê phán VN. Ngày 31/12/1977, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Văn Tiến gặp Đại sứ TQ Trần Chí Phương về tình hình biên giới VN-CPC. Trần Chí Phương nói VN đã xâm lược CPC, đây là sự kiện nghiêm trọng nhất của năm 1977, VN phải nhanh chóng rút quân.

Tối 3/1/1978, đ/c Nguyễn Cơ Thạch thông báo cho một số anh em ở Bộ Ngoại giao: BCT ta họp nhận định ta có thể thắng về quân sự nhưng ta chưa có ngọn cờ chính trị của người CPC nên quyết định rút quân. Ngày 6/1/1978 ta hoàn thành việc rút lui an toàn, bọn Pol Pot lấy ngày 6/1/1978 để ăn mừng “chiến thắng” chống VN.

1.4     Năm 1978: năm bước ngoặt.

Bước vào năm 1978, quan hệ VN với CPC và TQ ngày càng căng thẳng Năm 1977 TQ gây ra 873 vụ va chạm ở biên giới và dùng người Hoa phá chính sách kinh tế và cải tạo XHCN ở miền Nam, phá chính sách nghĩa vụ quân sự.

Tiếp theo Tuyên bố của Chính phủ ta ngày 31/12/1977 về vấn đề biên giới VN-CPC ngày 4/1/78, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời TTXVN lần đầu tiên đã nói ý chính sách nguy hiểm của nhà cầm quyền CPC “được bọn đế quốc và phản động thế giới có tham vọng ở Đông-nam Á hoan nghênh và khuyến khích”.

Ngày 5/2/1978, Chính phủ ta ra Tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nam-CPC và đề nghị 3 điểm:

Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (III)

Nếu như trước đây các nước Tây Âu đứng về phía ASEAN trong giải pháp cho vấn đề CPC thì nay đã tích cực tham gia, từ năm 1984 Pháp đã gợi ý tổ chức cuộc gặp Hun Sen-Sihanouk nhưng không thành do TQ cản phá.

c)    Từ 1982, với những chuyển biến mới trong tình hình quốc tế và sau Đại hội V của Đảng, chính sách của ta về CPC cũng từng bước điều chỉnh. Ngày 6/7/1982, Hội nghị 3 Ngoại trưởng VN, Lào CPC họp ở Vientiane tuyên bố đơn phương rút một bộ phận quân đội VN ở CPC. Ngày 1 8/9/1982, lần đầu tiên Hun Sen tuyên bố: nếu những người trong hàng ngũ Pol Pot tuyên bố ly khai chúng, tôn trọng Hiến pháp CHND CPC thì sẽ được hưởng quyền công dân trong bầu cử theo Hiến pháp qui định và sẽ mời người nước ngoài quan sát cuộc tổng tuyển cử tự do ở CPC.

Trong lúc này, ý định về việc phải rút quân tình nguyện VN ở CPC về nước là một ý định rõ ràng tuy nhiên việc rút quân đó phải trên cơ sở giữ nguyên trạng ở CPC. Ngày 22/2/1983, Hội nghị cấp cao Đông Dương ở thủ đô Vientiane đã ra tuyên bố về vấn dề quân tình nguyện VN ở CPC, khẳng định hàng năm, một bộ phận quân đội VN sẽ rút quân tùy theo sự phát triển của tình hình CPC và Tuyên bố chung của Hội nghị tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa 3 nước, quyết định lập Ủy ban hợp tác kinh tế 3 nước và Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 3 nước 6 tháng họp một lần là nằm trong Cơ chế tăng cường hợp tác kinh tế-văn hóa-KHKT giữa 3 nước. Đ/c Lê Duẩn trong hội đàm cấp cao ba nước đã phát biểu đại ý: chúng ta có SEV lớn ở Đông Âu còn ở Đông-nam Á, 3 nước chúng ta hình thành một SEV nhỏ .

Tháng 2/1983, BCT Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) CPC ra Nghị quyết đề ra 3 mục tiêu phấn đấu của cách mạng CPC: xây dựng thực lực cách mạng; làm cho địch suy tàn; xây dựng đoàn kết VN-CPC, CPC-Lào. Tháng 5/1983, BCT ta ra Nghị quyết 11 chỉ đạo các ngành, các tỉnh giúp CPC thực hiện 3 mục tiêu nói trên.

Ghi chép về Campuchia (1975-1991) của ĐS Huỳnh Anh Dũng (IV)

*    Thời đoạn 1988 đến đầu 1990: Giai đoạn đàm phán đi vào nội dung thực chất.

Nghị quyết 13 BCT ngày 20/5/1988 chủ trương giải quyết vấn đề CPC trước năm 1990 và phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ. Nghị quyết BCT nói rõ: “Phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ là một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp, đòi hỏi có thời gian. Sau khi bình thường hóa, quan hệ 2 nước khó trở lại ngay như những năm 50, 60. Cuộc đấu tranh tiếp tục dưới nhiều hình thức khác, không như tình trạng đối đầu như hiện nay… Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác, chuẩn bị tốt về mọi mặt khi bước vào cuộc đấu tranh mới, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn xấu hòng làm suy yếu ta, “diễn biến hòa bình”, chia rẽ, phá hoại nội bộ, chia rẽ 3 nước VN, Lào, CPC“. Cần phòng ngừa, khắc phục những tư tưởng lệch lạc: chỉ thấy giới hạn TQ là bá quyền, không thấy TQ là XHCN hoặc chỉ thấy TQ là nước XHCN mà không thấy bá quyền, bành trướng.

Đối với Lào và CPC: “Việc Lào và CPC sẽ đi lên CNXH hoặc phát triển theo con đường dân tộc, dân chủ nhân dân là do Đảng và nhân dân 2 nước đó quyết định, phù hợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng nhân dân nước đó“… “Vấn đề CPC phải giải quyết với TQ nhưng cho đến nay TQ chưa muốn trực tiếp giải quyết với ta vấn đề CPC. Vì vậy, ta cần tiếp tục kiên trì mở ra nhiều hướng khác nhau (Hun Sen-Sihanouk, VN-Indonesia, VN-Thái Lan, ASEAN- Đông Dương, VN-Mỹ…) để thúc đẩy và kéo TQ vào giải quyết. Dù giải quyết trực tiếp với TQ hay với các đối tượng khác thì việc giải quyết vấn đề CPC cũng phục vụ mục tiêu bình thường hóa với TQ, không nhằm chống TQ“.

Thực hiện Nghị quyết 13 BCT, ta đã có một loạt hoạt động rất quan trọng để thúc đẩy giải quyết vấn đề CPC và phấn đấu bình thường hóa quan hệ với TQ.

Với Trung Quốc

Thực hiện Nghị quyết 32 và nghị quyết đại hội VI từ 1986, ta đã có nhiều hành động thiện chí để giảm căng thăng trong quan hệ Việt-Trung, thôi coi TQ “là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm“, có nhiều động tác quan trọng để chứng tỏ ta không tiếp tục chống TQ và phấn đấu bình thường hóa với TQ, kiên trì đề nghị đàm phán (từ khi TQ cắt vòng 2 đàm phán Việt-Trung ở Bắc Kinh 6/3/1980 đến cuối 1986 ta đã 16 lần gửi công hàm và thư đề nghị họp lại vòng 3 và đàm phán bí mật) nhưng TQ đều bác bỏ.

Bên thắng cuộc Chương 11 Campuchia

Giới thiệu: 
Tác giả.
Huy Đức - Trương Huy San.
sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh.
nhập ngũ tháng 3-1979.
học viên trường Sỹ quan Hoá Học (1980-1983).
chuyên gia quân sự ở Campuchia (1984-1987).
phóng viên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, và Sài Gòn Tiếp Thị (1988-2009).
blogger của trang Osinblog (2006-2010).
Humphrey Fellow về phân tích chính sách tại Đại học Maryland (2005-2006).
Nieman Fellow về phân tích chính trị tại Đại học Harvard (2012-2013).
_____________
 
Bên thắng cuộc

Chương 11
Campuchia

Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó. Cho dù câu chuyện xảy ra bên ngoài lãnh thổ, mười năm ấy sẽ trở thành một phần lịch sử Việt Nam,lịch sử can thiệp vào một quốc gia khác.
“Pot ở đầu phum ta cuối phum”
Theo Tướng Lê Đức Anh: “Khi đánh Campuchia, trong lãnh đạo Đảng ta có hai ý kiến: một là đánh xong giao lại cho bạn rồi rút về ngay, hai là đánh xong phải giúp bạn xây dựng cho vững rồi mới bàn giao và rút về nước… Anh Lê Duẩn bảo đánh xong giao cho bạn rồi rút cho bộ đội về Nam Bộ làm ruộng”558. Ông Ngô Điền xác nhận, khi mới lên Phnom Penh, ông Lê Đức Thọ có nói đại ý, “ta cố làm tốt một thời gian, ba tháng, sáu tháng rồi giao cho bạn”. Nhưng làm sao trong ba hoặc sáu tháng những người lính Việt Nam có thể “trở về Nam Bộ làm ruộng” khi Khmer Đỏ chỉ mới bị đánh đuổi chứ chưa bị đánh tan.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Con đường xưa em đi...

Tony Buổi Sáng
22 Tháng 6 lúc 7:20 ·

Một chị bạn kể lớp chị vừa họp lớp sau hơn 20 năm ra trường. Lớp chị có 20% dân ở tỉnh lên, 80% dân thành phố, vì cách tuyển ĐH lúc đó còn lạc hậu, còn thi khối A, B, C, D...và ra trong bộ đề, học sinh ở thành phố có điều kiện luyện trí nhớ bằng cách giải tới giải lui bộ đề này, thuộc lòng từ năm lớp 10 nên dễ đậu hơn.
Ra trường năm 1994, 100% lớp chị đều có việc làm do sinh viên hồi đó ít, việc nhiều. Nước mình mới bình thường hoá quan hệ với Mỹ, rồi sau đó gia nhập Asean, Apec...nên doanh nghiệp nước ngoài sang nhiều, biết tiếng Anh bằng B Anh Văn là đi làm lương mấy trăm đô ngay.
Sau đó là dòng đời xô đẩy. Tính đến bây giờ, lượng doanh nghiệp do bạn học chị làm chủ, 80% là dân tỉnh và 20% dân thành phố.
Chị nói ngày xưa tụi nó (dân tỉnh) ở nhà trọ, đi xe đạp, làm thêm nhiều, ăn mặc quê mùa, có bạn gái phải ngồi 1 góc để khô mồ hôi trước khi bước vào lớp, thấy tụi nó căng thẳng thần kinh, bị chủ nhà trọ đuổi, đi làm thêm bị giật mất tiền, đen đúa gầy còm....vậy mà giờ đi xe hơi đắt tiền, chủ những công ty nhà máy xí nghiệp, con cái học trường quốc tế, nhà biệt thự Thảo Điền Phú Mỹ Hưng, thậm chí có nhà cửa bên Mỹ bên Úc để nghỉ dưỡng.
Còn nhóm chị, hồi đó đứa đi dream lùn đứa đi max, học hết trung tâm Anh ngữ này đến trung tâm tin học kia. Sáng mẹ phát tiền ăn phở, trưa về nhà có cơm mẹ nấu, nhà có phòng riêng, có máy tính, có máy cát set nghe nhạc nghe tiếng Anh...Gọi là nhà có ĐIỀU KIỆN. Nhưng bây giờ, gặp nhau, nhóm chị vẫn bàn về "có nên mua Air Blade hay SH, lãi suất ngân hàng nào nào cao hơn để gửi chút tiền vài ba trăm triệu dư ra". Chị chen chúc nộp hồ sơ cho con cái tiếp tục trường điểm cấp 1, trường chuyên cấp 2-3 (các trường cũ của chị). Và thế hệ sau (nhóm chị) lại quần quật ôm sách ôm vở giải sin có tính số mol, rồi ô mê ga cộng phi từ mờ sáng đến nửa đêm, mặt mũi chân tay teo tóp vì không vận động, cận mấy độ....để lại tiếp tục thi đậu vào ĐH cũ của chị, y chang "con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề".

"Thừa phát lại" nghĩa là gì?

Thừa phát lại - hữu ích nhưng ít người biết
Ezlaw 6 A+ A-

Sự tích 4 cái thớt của lão thợ cạo

Thợ cạo hay gọi đùa blog là cá lóc, có khi là thớt. Đoạn còm dưới dán lại từ nhà bạn Giaovn:

Chào bạn Bùi Trọng Tín, cảm ơn Sờ lốc Giao quan tâm!
Thấy bài này, lão cười nôn ruột chiện anh Cạo xách đồ nghề chại lung tung. Nhân đây kể chiện dzui sự tích 4 con cá lóc:

Đầu tiên là cái thớt Tranhung09 chiên tích trử hàng nóng thượng vàng hạ cám bơm vá đủ thứ, bị phu nhơn anh Dũng lò vôi doạ kiện tiếp tay xâm phạm đời tư, tiếp nữa bị Google cảnh cáo do em Lý Nhã Kỳ kiện vì đăng chiện ăn cơm gà với thầy chùa, rồi bị dính mã độc, tới Cam nhắc nhở vì 3 bài đụng tới quy tín 2 ông to thiệt là to ở triều đình, lão rét quá đóng luôn.  Cá chết ngay đơ! định bụng giải nghệ luôn.

Được đâu 3 tháng, trời xuôi đất khiến tay bạn già nhà báo nhờ lão lập Nguoidongbang, thấy bài ít hơi buồn nên lão ngứa nghề nhào dô cạo thêm tá lả, tuy kỹ hơn nhưng rồi tới ngày báo hại ông bạn già bị sếp nhớn BBT ở Hà lội kiểm điểm nên đóng luôn cho nó lành bạn.

Cái Nhinlaihoangsa, lão mần để lưu tư liệu về hải chiến vì có dự định hợp tác với đồng miu biên soạn sách "để đời", có lần mình gặp nhân chứng, lão sĩ quên việt cộng cuốc bộ vặn hỏi tại siêu? tại siêu? với thượng sĩ già viêt nam cộng quề quản lộ tàu HQ-04, rồi nổ banh chành 2 tiếng đồng hồ, ảnh khiêm tốn ngồi nghe, cứ như mình đang chỉ huy trận đánh ấy. he he. Dự án bất thành ngâm để đó (hổng phải vì chiện với anh già).

Còn Trunghochoangdao, ý định ban đầu là lập ra để bạn học dễ tim lại những kỷ niêm xưa, sau nó phình thành cái chi hổng biết, kệ pà nó luôn, thỉnh thoảng ghé tổng kho quét màng nhện. Lão định lập thêm con: Trung học Nguyễn Huệ (Tuy Hoà) nữa nhưng oải quá rồi.

"Đánh chết cái nết không chừa", bỏ bê cá lóc, dạo nào lão lướt phây, núp bão chia sẻ linh tinh cho đời bớt rong rêu ở thớt mini: Facebook.com/laothocao. "Thợ cạo" là nghề chém gió, lão còn có nghệ danh nữa là "Đại úi guè" chiên da súng đạn.



Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Tàu tự chế của anh Hòa TB, từ giấc mơ đến hiện thực.

Vì sao dự án không được giới chuyên gia kỹ thuật và làm ăn kinh tế quan tâm và không thấy hội đoàn nào quyên góp tài trợ?
Tàu đã thử "lặn" trong bể, rồi hồ nước cạn, lặn hụp còn lờ đờ, tiếp theo sao không ở hồ thủy điện mà phải là ra biển nhớn cơ?
Có vài người am hiểu lên tiếng phản biện dự án của anh Hoà trên báo thì đa số ném đá, dè bỉu "tiến sĩ giấy", GATO và vặn lại: "Có làm được như anh Hoà không? sao không đến tận nơi góp ý?". Bó tay với lòng yêu nước theo kiểu bất chấp đó của người Việt.

Thợ Cạo gọi nó là tàu bơi vì đến giờ vẫn chưa thấy nó lặn theo đúng nghĩa, sao gọi nó là tàu ngầm được? Giống như chiếc "trực thăng" tự chế của anh Bùi Hiển ở Bình Dương, mới lên khỏi mặt đất đã xoay, sao gọi là "máy bay" được?.
Về cuộc thử nghiệm trong hồ gần nhất, có clip video sau khá rõ:
https://www.youtube.com/watch?v=2z3IwwfB1fs
Nó cho thấy tàu của anh Hòa xuống dưới mặt nước còn ló 2 ống (hình như là ống lấy khí mới và thoát khí thải), kéo theo một phao công cụ chắc là để người trên bờ định vị được tàu nếu bị chìm và trong tàu chưa tự nhìn được cần người trên bờ hướng dẫn hướng chạy. Đã thử nghiêm trên biển, "thành công" là theo lời anh Hòa chủ nhân. Cho đến giờ chẳng thấy được tấm ảnh hoặc clip nào chứng tỏ tàu đang lặn dưới mặt nước nếu có thì đã khoe hàng, clip anh Hòa quay từ buồng lái, thấy nó bập bồng dưới sóng nước:
https://www.youtube.com/watch?v=cpbXgpchMlo&t=0s

Ngay từ đầu TS Đỗ Kiên Cường đã nhận xét đúng bản chất vướn đề:
"Nôm na thì đó là quá trình đo chân để đóng giầy; tức xuất phát từ câu hỏi sản phẩm đó được dùng để làm gì để đi tới việc thiết kế và chế tạo phù hợp. Tàu ngầm Trường Sa được thiết kế chế tạo theo quy trình ngược là đóng giầy trước rồi đi tìm bàn chân phù hợp với loại giầy đã đóng."

Tìm kiếm Blog này