Tàu đã thử "lặn" trong bể, rồi hồ nước cạn, lặn hụp còn lờ đờ, tiếp theo sao không ở hồ thủy điện mà phải là ra biển nhớn cơ?
Có vài người am hiểu lên tiếng phản biện dự án của anh Hoà trên báo thì đa số ném đá, dè bỉu "tiến sĩ giấy", GATO và vặn lại: "Có làm được như anh Hoà không? sao không đến tận nơi góp ý?". Bó tay với lòng yêu nước theo kiểu bất chấp đó của người Việt.
Thợ Cạo gọi nó là tàu bơi vì đến giờ vẫn chưa thấy nó lặn theo đúng nghĩa, sao gọi nó là tàu ngầm được? Giống như chiếc "trực thăng" tự chế của anh Bùi Hiển ở Bình Dương, mới lên khỏi mặt đất đã xoay, sao gọi là "máy bay" được?.
Về cuộc thử nghiệm trong hồ gần nhất, có clip video sau khá rõ:
https://www.youtube.com/watch?v=2z3IwwfB1fs
Nó cho thấy tàu của anh Hòa xuống dưới mặt nước còn ló 2 ống (hình như là ống lấy khí mới và thoát khí thải), kéo theo một phao công cụ chắc là để người trên bờ định vị được tàu nếu bị chìm và trong tàu chưa tự nhìn được cần người trên bờ hướng dẫn hướng chạy. Đã thử nghiêm trên biển, "thành công" là theo lời anh Hòa chủ nhân. Cho đến giờ chẳng thấy được tấm ảnh hoặc clip nào chứng tỏ tàu đang lặn dưới mặt nước nếu có thì đã khoe hàng, clip anh Hòa quay từ buồng lái, thấy nó bập bồng dưới sóng nước:
https://www.youtube.com/watch?v=cpbXgpchMlo&t=0s
Ngay từ đầu TS Đỗ Kiên Cường đã nhận xét đúng bản chất vướn đề:
"Nôm na thì đó là quá trình đo chân để đóng giầy; tức xuất phát từ câu hỏi sản phẩm đó được dùng để làm gì để đi tới việc thiết kế và chế tạo phù hợp. Tàu ngầm Trường Sa được thiết kế chế tạo theo quy trình ngược là đóng giầy trước rồi đi tìm bàn chân phù hợp với loại giầy đã đóng."
Về hình thức bên ngoài từ chiếc Trường Sa sang chiếc Hoàng Sa mới đây đã thay đổi nhiều về hình thức, cho thấy KS Hòa lúng túng trong thiết kế và anh đã chuyển từ thiết kế tàu ngầm sang bán ngầm.
TC nghĩ sai lầm của anh Hòa đặt ra yêu cầu kỹ thuật cho con tàu mình quá cao như độ sâu, tốc độ, thời gian hoạt động mà ngay với Bộ Quốc phòng đầy đủ nhân vật lực có mơ cũng không dám nghĩ tới.
Còn của độc anh Hoà là "công nghệ khí tuần hoàn độc lập (AIP)" chưa biết thực tế nó vận hành ra sao, được không? Đây là công nghệ khó ngoài tầm của một kỷ sư cơ khí, thế giới người ta nghiên cứu ứng dụng từ lâu nhưng vẫn dè dặt, chậm phát triển vì nguy cơ cháy nổ của nó rất cao, anh Hòa cả gan đưa nó vào "tàu ngầm" để thử nghiệm. Có lẽ đấy chính là điều là Bộ Quốc phòng không dám tài trợ, tìm hiểu thêm qua bình luận của KS hàng hải Đỗ Thái Bình về vấn đè này:
http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-diem/vi-sao-chuyen-gia-lo-dong-co-tau-truong-sa-that-bai-2359818/
Đất nước cần những người dám nghĩ dám làm như anh Hoà... Và nó là chất xúc tác tạo nên cảm hứng sáng tạo cho nhiều người khác. Nhưng sự tung hô quá đà của báo chí và sự cuồng tín của cộng đồng, tuy giúp nâng đỡ tinh thần các cá nhân đơn độc vượt qua khó khăn trở ngại trong sáng tạo nhưng đồng thời cũng tạo nên sức ép đáng tiếc, có thể người tự chế vì danh dự mà theo đuổi sáng tạo quá tầm, quá sức đến tán gia bại sản.
TC nghĩ sao không đi từ sự đơn giản tiến dần lên, nếu ngay từ đầu anh Hoà thiết kế tàu bán ngầm, có lẽ đến giờ là lúc đã hoàn thiện, có thể dùng cho việc cứu hộ cứu nạn trong thiên tai bão lũ và trên biển... Hoàn thiện ở đây là nói khâu thiết kế các tính năng kỷ thuật để con tàu vận hành trơn tru, còn đến sản xuất thành phẩm thì chặng đường còn dài có thể là vài năm. Làm sao anh Hoà phải đưa được các phần rườm rà xung quanh thân tàu được ẩn trong hoặc ôm sát vỏ tàu để hạn chế khi va chạm không bị gãy sứt, dẫn đến tai nạn chết người.
Hải quân VN từ trước đã có dự án chế tạo cái giống như của ông Hòa theo mẫu tàu bán ngầm I-SILC của Bắc Triều Tiên, để huấn luyện và chở người nhái, đặc công nước xâm nhập bí mật vào căn cứ địch. Không rõ tàu bán ngầm này trên thực tiễn hoạt động có đạt yêu cầu không? - nó là con trong bài này:
http://dailo.vn/Tim-hieu-tau-ban-ngam-dac-biet-cua-Hai-quan-Viet-Nam-11-8201441095244551.htm
Thông tin cập nhât - Để thử nghiệm "tàu ngầm Hoàng Sa" phải có 6 tàu quây xung quanh:
http://danviet.vn/cong-nghe/de-thu-nghiem-tau-ngam-hoang-sa-phai-co-6-tau-quay-xung-quanh-691938.html
Trước yêu cầu thử nghiệm lần 2 đối với tàu ngầm Hoàng Sa, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Hòa nói: "Không cần thiết phải thử nghiệm lần hai, vì lần trước trước tàu đã lặn, nổi thành công".
TC: Hehe. chắc anh Hoà sợ rồi. Chế tàu lặn khác với độ xe công nông nhoá!
Kín nước, chịu được áp lực và va chạm là vấn đề cực kỳ quan trọng, có bạn trên diễn đàn Otofun nói:
(trích)
".... nói thẳng cho nhanh chứ thợ Cụ hòa ko đủ trình hàn tầu nổi chứ nói gì đến hàn tầu ngầm, sắt tôn làm từ loại gì? đã đc kiểm tra bằng máy về cấu thành phân tử của thép chưa? trước khi đưa mấy tấm tôn hàn vào đã đc làm các bài test về sức bền, độ mỏi, khi đưa xuống độ sâu của nc, ...v.v.v...."
TC nhận xét thêm:
Xưởng tư nhân làm được hộp sắt phức tạp như vậy lại di động được các hướng, phải nói là trình độ cơ khí của thầy thợ anh Hoà giỏi nhưng thiên hạ còn nhắc đến con tàu Trường Sa trước, hổng hiểu sao mắc sai lầm cơ bản - chơi 2 chân vịt cùng chiều, con tàu sẽ xoay vòng nếu chạy, sau anh ấy mới cho thay đổi. ảnh:
http://image.xahoi.com.vn/news/2013/9/4/18/taungam4jpg1378260067.jpg
Về con tàu Hoàng Sa mới đây, trích báo Đất Việt:
"Điểm mới và độc đáo nhất của con tàu chính là tính
năng vượt cạn, có thể vượt qua bùn, bãi cạn và hoạt động nhiều ngày dưới
biển, tiến ra biển không cần thuỷ triều, đi vào khu nước cạn tự vượt
ra, tôi cũng đã hy vọng rất nhiều. Thế nhưng, tôi
phải quyết định tháo bỏ tính năng này vì động cơ của tàu yếu không đẩy
được nhanh, tốc độ đi rất chậm, nên tôi phải tháo ra, bao giờ có động cơ
mới to hơn, khỏe hơn thì tôi mới tiến hành lắp vào."
TC nghĩ anh Hoà gỡ bỏ nó hệ thống xích vì hoàn toàn không khả thi chứ không phải vì động cơ yếu hay mạnh. Nó chỉ tổ cản nước và làm con tàu nặng thêm, khi còn tàu nặng vào bãi cạn nền đất yếu nó sẽ lún, thân áp sát mặt đất, bánh xích sẽ vô tác dụng thì trườn vào lui ra sao được? Trên thế giới không ai chọn gải pháp vượt cạn như vậy.
Tin cũ (2014) báo Thanh niên:
Bà Hải (Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình) cũng cho biết, mẹ đẻ ông Nguyễn Quốc Hòa, cụ Nguyễn Thị Định, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, và ông Nguyễn Hạnh Phúc (em trai ông Hòa), hiện là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Bình “làm sao đảm bảo an toàn tính mạng” cho ông Hòa.
“Thái Bình chúng tôi đã có anh hùng Phạm Tuân nổi tiếng ở trên trời, nay lại có anh Hòa nổi tiếng ở dưới nước thì mừng quá đi chứ, nhưng làm gì thì làm, an toàn cho con người là trên hết”, bà Hải nói.