Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Cử chỉ thông thường của người Việt

Phan Cẩm Thượng
Tạp chí Tia Sáng

Lỗ Tấn từng viết về những người nhà quê của A Q thái hành dài bằng đốt ngón tay, trong văn chương Tự lực văn đoàn cũng có những cảnh hài hước khi muốn chế giễu những người được cho là quê mùa nào đó, ví dụ cho một anh nông dân nhảy đầm. Từ hoang dã đến con người hiện đại là quãng thời gian hàng vạn năm, rất nhiều hành vi đã ngưng đọng lại không bao giờ thay đổi nữa. Đó chính là cử chỉ thông thường của một dân tộc, không bao giờ đánh giá theo thang giá trị đẹp hay xấu.

Cũng giống như tất cả người Việt khác, tôi ít khi để ý đến hành vi thường ngày của mình, nhưng dần dà cũng có những phân biệt nhất định, nhất là khi đi sơ tán, tôi thấy người sống ở nông thôn có những cách hành xử khác với người ở thành thị. Tiếp xúc với những người thuộc các sắc tộc khác nhau, lại thấy những hành xử khác nữa, rồi gặp người nước ngoài lại là một cách sống khác. Cái gì tạo nên những phong cách sống, như một số người có đầu óc kỳ thị thường phân biệt giữa người nhà quê và người thành phố, giữa người da trắng và người da màu, mà về bản chất nó không phản ánh sự tốt xấu, sang hèn chỉ là hệ quả của cả hành trình dân tộc.
Bà tôi và những cụ già khác thường nhai trầu bỏm bẻm, khi răng yếu các cụ có chiếc cối nghiền trầu nho nhỏ và ngoáy vào đó suốt ngày. Tôi thấy một cụ già nhờ nhà sư chùa làng nhai trầu hộ, rồi bà ăn sau, một hôm nhà sư bận nên nói bà nhờ cô gái này này. Bà cụ bảo: Cô này miệng hôi tôi không ăn được. Nhà sư: Miệng tôi mới hôi, còn miệng các cô ấy thơm lắm. Bà cụ nói: Các thầy là người tu hành nên khí chất thơm tho, còn các cô ấy có tu gì đâu mà thơm hay hôi. Như vậy cách quan niệm của các cụ già xưa thật khác thường, đạo đức quyết định tất cả những phẩm chất còn lại, mà thực tế thì không hẳn như vậy. Dưới cái mũi của con người động vật nói chung rất hôi hám, nhưng chúng không liên quan gì đến giá trị thiện ác cả, và nếu có thì động vật rất thiện so với con người. Lỗ Tấn cũng viết một cách hài hước rằng có lẽ mồ hôi của cô tiểu thư thành thị thì thơm hơn mồ hôi của anh công nhân chăng?

Yuon và người Việt: điều gì trong một tên ngoại dụng?

(bài tham khảo)
______________

Tạp chí talawas số mùa Thu 2009
Chuyên đề “Bao nhiêu chủ nghĩa dân tộc là đủ?”
Kenneth T. So và Sophal Ear 

Phạm Văn lược dịch


Xenonym
xeno “ngoại” + onym “tên”

1. Tên gọi một dân tộc hoặc một ngôn ngữ hoặc một thành phố… không do chính người bản xứ dùng. Chẳng hạn, German là một tên ngoại dụng dùng để chỉ những người gọi chính họ là deutsch, Germans là một tên ngoại dụng để chỉ Deutsche, Cologne là một chữ ngoại để chỉ Köln, Austria để chỉ từ Österreich... (http://en.wiktionary.org/wiki/xenonym)

Người ta nói, “Để hiểu người khác, trước tiên bạn phải hiểu chính mình”. Chúng tôi tin rằng đối với những người ngoại quốc muốn hiểu người Khmer, biết tiếng Khmer và sống ở Cam Bốt1 là cần thiết nhưng vẫn không đủ. Tính cách Khmer [Khmerness] là một phạm trù rộng lớn hơn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống ở Cam Bốt. Tính cách Khmer là nói tiếng Khmer, hiểu thành ngữ Khmer, thưởng thức câu nói đùa Khmer cùng những điểm ý nhị của nó, và yêu thích âm nhạc cùng thi ca Khmer. Đó là sự cảm nhận cùng chia sẻ với người Khmer sống ở Cam Bốt. Là người Khmer không phải là đồng nghĩa với Pol Pot. Những việc làm của Pol Pot hoàn toàn phản lại tâm hồn Khmer. Một người Khmer là người hãnh diện với di sản nền văn minh Angkor đã để lại.
Người Khmer từng sống dưới mối đe doạ tuyệt chủng (có lẽ thậm chí đã được chủ nghĩa thực dân Pháp cứu vớt), và đã chứng kiến lãnh thổ Khmer mất vào tay các nước láng giềng hùng mạnh là Việt Nam và Thái Lan. Đây là thực tế trước mặt chúng tôi khi viết bài báo này.

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Lập luận chủ yếu (mà không chứng minh) của quan niệm này là đồng nhất nước Phù Nam ở trung tâm của vung hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu tiên của người Khmer[1]. Trong một hội thảo về Bảo tồn di sản văn hoá tổ chức năm 1993 tại thành phố Nara (Nhật Bản), báo cáo chính thức của Campuchia do ông Vann Molivann, Bộ trưởng Quốc vụ khanh trình bày trước hội nghị cũng xếp văn minh Phù Nam vào nhóm “dạng thức đặc biệt của nhóm Khmer”[2]. Để giải quyết thoả đáng vấn đề này không thể không trở lại xem xét cụ thể nguồn gốc và diễn biến chủ quyền lãnh thổ đối với vùng đất này. Hiển nhiên, việc xem xét lịch sử chủ quyền phải bắt đầu từ nhà nước Phù Nam.

1. Vấn đề nước Phù Nam

Trao đổi cùng Chinda: Việt Nam - Trung Quốc - CamBuchia

Trao đổi cùng Chinda

Bản đồ lãnh thổ Campuchia thời cực thịnh?  (mượn từ blog Tranhung09)

Phim tài liệu TQ - Gạc Ma 14/3/1988



Phim tài liệu Những năm tháng máu và hoa (BGTN &Campuchia)

Phim tài liệu chiến trường Biên giới Trung - Việt từ phía TQ (I)

(tư liệu tham khảo)

Phim tài liệu chiến trường Biên giới Trung - Việt từ phía TQ (II)

(tư liệu tham khảo)

Phim tài liệu chiến trường Biên giới Trung - Việt từ phía TQ (III)

(tư liệu tham khảo)

Sông nước miền Tây: Luật chim trời cá nước

Ảnh Trần Chí Kông
Nam Bộ là vùng đất mới khẩn hoang, đất rộng người thưa, thiên nhiên ưu đãi nhưng cũng không thiếu thử thách khắc nghiệt. Trong điều kiện cần sống cộng cư giữa nhiều cộng đồng dân tộc, hợp sức chống lại thiên nhiên, đã hình thành lên tính cách con người và những sinh hoạt tập quán riêng. Thực tế, người Nam Bộ đã hình thành nhiều luật lệ, tập tục bất thành văn nhưng ai cũng biết, tuân thủ một cách tự nhiên, rất nhân ái, rất hài hòa giữa cá nhân với cộng đồng.


Chim trời cá nước là một trong những “luật” ấy. Xem tuồng Tiếng Hỏ Sông Hậu, mỗi lần nghệ sĩ Diệp Lang đóng vai ông Hội Đồng lên giọng “cái gì trên đất của ông Hội là của ông Hội, con chim bay ngang vườn ông Hội là của ông Hội”, khán giả Nam Bộ bất giác cười ổ lên nhưng người vủng miền khác không hiểu vì sao lại cười như vậy. Theo luật lệ dân sự hiện nay và theo các quy định chung của nhiều nơi thì điều này đúng. Người chủ sử dụng đất có toàn quyền sử dụng phần không gian, lòng đất trong diện tích của mình. Nhà này trồng cây để tàn lá lấn qua nhà người khác là có chuyện. Thậm chí nước mưa trên mái nhà này đổ sang nhà khác cũng gây rắc rối… Thế nhưng với người Nam Bộ, câu nói của ông Hội lại phạm vào luật chim trời cá nước mà ai cũng biết, cũng thi hành dù không nói ra thành lời. Quan niệm ke re cắc rắc kiểu ông Hội bị xem là keo bẩn, nhỏ mọn, bị xem thường.

Tìm kiếm Blog này