Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Nhìn những ảnh này, bạn có nhớ cả Miền Nam từng ăn theo Đế quốc Mỹ...

Đế quốc Mỹ chơi sang nuôi cả đối phương Việt Cộng, từ gạo, thuốc men, dụng cụ đến súng ống...

Xem các hình ảnh này, bạn có nhớ cảnh những ngày di tản...


Có ai còn nhớ?: Tiền Xu VNCH

Air Vietnam thời VNCH

Wiki:
Air Vietnam
Hãng Hàng Không Việt Nam

Air Viet Nam, hay Hãng Hàng không Việt Nam, viết tắt Air VN, là hãng hàng không thương mại duy nhất của Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa từ 1951 đến 1975. Hãng hàng không này từng đạt con số chuyên chở hơn một triệu hành khách hàng năm khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Sau năm 1975, một thời gian Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam có sử dụng tên giao dịch "Air Viet Nam" trên một số tuyến bay đến các nước phương Tây. Tuy nhiên, kể từ năm 1993, khi Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, tên giao dịch chính thức của hãng trở thành Vietnam Airlines.
______________

Air Việt Nam của một thời .

Cách đây 40 năm, La Dalat đã nội địa hóa 40%


Chiếc xe Hàn Quốc đầu tiên xuất xưởng vào năm 1975, được thiết kế bởi Giorgio Giugiaro theo phong cách Ý, với công nghệ dẫn động do Mitsubishi Motors cung cấp. Những năm sau đó, sản phẩm của Hyndai .
-------------------

Citroën La Dalat... Made in Vietnam

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp đương thời, hảng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe nầy, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Tâm sự rất hay của du học sinh Lào về gái Việt

Mình thân với một số bạn Lào; cảm thấy cách sống, cách nghĩ của người Lào giống người Việt. Tình cảm giữa người Lào và người Việt cũng khá thân mật, tin cậy như anh em trong nhà. Dường như trong quan hệ hai bên khá chân thành; không hề tính tới việc lợi dụng nhau. Nhận xét của cậu thanh niên Lào rất hợp ý mình: "Con gái Việt Nam rất xinh, trắng, năng động, chăm chỉ, thân thiện, mặc đẹp nhưng không hiền lắm; ấn tượng nhất là con người và ẩm thực của Việt Nam". Đúng quá.

Du học sinh người Lào và mong muốn cưới vợ Việt
Con gái Việt Nam rất xinh, trắng, năng động, chăm chỉ, thân thiện và mặc đồ đẹp nữa nhưng mình thấy gái Việt không hiền lắm và mình… hơi sợ (cười lớn). Khi sang Việt Nam, điều mình ấn tượng nhất là con người và ẩm thực nơi đây. Mình thấy người Việt Nam luôn vui vẻ, thân thiện. Ẩm thực Việt Nam rất ngon và không cay, có rất nhiều món ăn mà nước Lào không có nên mình rất thích khám phá đồ ăn ở đây.

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (V)

Trên cơ sở những kết quả giúp Bạn đã đạt được trên các mặt công tác, ngày 14 tháng 7 năm 1982, Bộ Quốc phòng chỉ đạo rút một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước. Đây là đợt rút quân đầu tiên theo Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 6 diễn ra từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 6 năm 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh). Sư đoàn bộ binh 317 (Quân khu 7) và một số đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia - được lệnh trở về Tổ quốc đã được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý1.
------------------------------------
1. Từ tháng 3 năm 1979 đến tháng 7 năm 1982, Sư đoàn 317 đánh 2.342 trận lớn nhỏ, loại khỏi chiến đấu 5.935 tên; giúp Bạn xây dựng 5 huyện, 79 xã, 669 ấp. Sư đoàn được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia tặng Huân chương Bảo vệ hạng Nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Quân công hạng Nhất. 244 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại.
--------------------------

Nhân chứng, tư liệu bổ sung:

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (IV)

Chương II.

SÁT CÁNH TRUY QUÉT TÀN QUÂN ĐỊCH. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1981 - 1985)

1. Giúp Bạn củng cố thế trận, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Cuối năm 1980, đầu năm 1981, sau hơn một năm rút lực lượng chủ lực còn lại lên đứng chân ở biên giới giáp Thái Lan, địch tiến hành củng cố, bổ sung thêm quân số trang bị cho các sư đoàn chủ lực. Chúng đưa một bộ phận lực lượng (khoảng 1/3 quân chủ lực) vào các địa bàn xung yếu của 7 tỉnh biên giới phía Tây nhằm xây dựng các "căn cứ lõm" trong dân, đồng thời đẩy mạnh hoạt động du kích ở 12 tỉnh nội địa.

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (III)

Ở hướng Quân khu 7, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công, Quân khu được giao phụ trách địa bàn Báttambang - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh (Svâyriêng, Côngpông Chàm, Côngpông Thom, Krachiê). Trên địa bàn này, Khơme đỏ đã tập hợp tàn quân với khoảng từ 22.000 đến 25.000 quân, phân bố trên các địa bàn như sau: - Xiêm Riệp khoảng 6.000 quân, hoạt động tại các khu vực Ampin, núi Hồng, tây bắc Crolanh, Anlongveng.

Báttambang khoảng 8.000 quân ở Xixôphôn, Thơmapuốc, Poipét, Pailin, nam đường 10 và ven Biển Hồ.

- Bắc Côngpông Chàm, Côngpông Thom có khoảng 5.000 quân (gồm tàn quân ba sư đoàn 603, 280, 310 và lực lượng ba vùng 41, 42, 43).

- Các sở chỉ huy của Quân khu Trung tâm, Mặt trận đường 7, 2 sư đoàn mới thành lập (512, 515) tập hợp lại ở đông đường 6 dọc tuyến sông Chinít, sông Xan, tây núi Chi, tạo thành các cụm đóng quân từ 200 đến 1.000 tên.

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (II)

2. Cùng các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia giải phóng đất nước thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pôt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đến tháng 12 năm 1978, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Ta chẳng những đập tan các cuộc tấn công của địch, giữ vững địa bàn, mà còn giúp Bạn phát triển nhiều lực lượng, mở rộng địa bàn và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Quân Pôn Pốt tiếp tục lâm vào thế bị động phải đối phó cả ở ngoài biên giới và ở trong nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước trong nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở nhiều nơi đang chuyển thành cao trào dưới sự lãnh dạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Nhìn chung, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường phát triển thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia.

Tìm kiếm Blog này