Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (III)

Ở hướng Quân khu 7, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công, Quân khu được giao phụ trách địa bàn Báttambang - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh (Svâyriêng, Côngpông Chàm, Côngpông Thom, Krachiê). Trên địa bàn này, Khơme đỏ đã tập hợp tàn quân với khoảng từ 22.000 đến 25.000 quân, phân bố trên các địa bàn như sau: - Xiêm Riệp khoảng 6.000 quân, hoạt động tại các khu vực Ampin, núi Hồng, tây bắc Crolanh, Anlongveng.

Báttambang khoảng 8.000 quân ở Xixôphôn, Thơmapuốc, Poipét, Pailin, nam đường 10 và ven Biển Hồ.

- Bắc Côngpông Chàm, Côngpông Thom có khoảng 5.000 quân (gồm tàn quân ba sư đoàn 603, 280, 310 và lực lượng ba vùng 41, 42, 43).

- Các sở chỉ huy của Quân khu Trung tâm, Mặt trận đường 7, 2 sư đoàn mới thành lập (512, 515) tập hợp lại ở đông đường 6 dọc tuyến sông Chinít, sông Xan, tây núi Chi, tạo thành các cụm đóng quân từ 200 đến 1.000 tên.

- Krachiê có khoảng 2.000 quân, gồm Trung đoàn 93 (của Sư đoàn 920), tàn quân các sư đoàn 260, 920 và các vùng 505, 801. Lực lượng này phân tán thành nhiều cụm từ vài chục đến vài trăm tên, đóng tại vùng tây, tây bắc Krachiê. Ngoài ra, ở Côngpông Chàm, địch có khoảng hơn 3.000 quân thuộc lực lượng ly khai của Boring, Hiêsonna, Chăhsbtha[1].

Trong giai đoạn đầu, đo lực lượng mỏng, địa bàn rộng, quân khu 7 chủ yếu trập trung truy quét địch, bảo vệ giao thông, giữ một số địa bàn trọng yếu. Sau khi Bộ giao cho Quân đoàn 3 giữ Báttambang - Xiêm Riệp, từ ngày 12 tháng 2 đến 20 tháng 3 năm 1979, Quân khu tập trung 3 sư đoàn (5, 302, 303) và trung đoàn đặc công (thiếu) đánh vào các căn cứ của Quân khu Trung tâm địch từ sông Xan, sông Chinít đến đường 7. Trong chiến dịch này, các đơn vị của Quân khu diệt 546 tên, bắt 1.221 tên, vận động nhân dân kêu gọi 11.124 tên ra hàng, giúp 20.000 dân thoát khỏi sự khống chế của địch.

Ta thu 3.515 tấn thóc, 20 tấn muối, kịp thời cấp cho dân khắc phục nạn đói .

Để tăng cường lực lượng giữ địa bàn, ngày 17 tháng 3 năm 1979, Quân khu 7 điều Sư đoàn 317 mới thành lập (gồm 6 trung đoàn: 775, 747, 115, 770b, 320 và 774 pháo binh) sang Campuchia làm nhiệm vụ chiến đấu ở tỉnh Côngpông Thom. Sư đoàn 317 triển khai Trung đoàn bộ binh 775 đứng chân tại huyện Sonđan, Trung đoàn 747 đứng chân tại huyện Barày, Trung đoàn 115 đứng chân tại huyện Satong, Trung đoàn pháo binh 774 đứng chân tại huytện Sântuk. Trung đoàn 770b đứng chân tại thị xã Côngpông Thom. Từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 7 tháng 4 năm 1979, Sư đoàn vừa tổ chức điều tra nghiên cứu tình hình địch, xây dựng các đội công tác vừa làm nhiệm vụ giúp Bạn; đồng thời tổ chức truy quét địch. Trong đợt hoạt động đầu tiên trên chiến trường Campuchia, các đơn vị của Sư đoàn diệt 34 tên, bắt 4 tên, gọi hàng 273 tên, thu 102 súng các loại, bảo vệ được địa bàn và các mục tiêu được giao.

Để tăng cường sự chỉ đạo, chỉ huy đối với Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động tại Campuchia, ngày 30 tháng 3 năm 1979, Thường trực Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 95/QW-TW chỉ định đồng chí Lê Hai, phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tham gia Tiền phương Bộ Quốc phòng.

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, theo chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ tháng 4 năm 1979, Tiền phương Quân khu 7 tách làm hai bộ phận để chỉ dạo Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự của Quân khu hoạt động tại Campuchia trên hai mặt trận. Tiếp đó, ngày 11 tháng 5 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 553/QĐ-QP lâm thời tổ chức Bộ chỉ huy Mặt trận 479 trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 7.

Mặt trận 479 phụ trách hướng bắc Campuchia, gồm các tỉnh Xiêm Riệp - Ôtđômiênchay, Báttambang. Lực lượng nòng cốt là các đơn vị thuộc Tiền phương Quân khu 7, được bổ sung một số đơn vị của Quân khu 5 do đồng chí Bùi Thanh Vân, Phó Tư lệnh Quân khu 7 làm Tư lệnh, đồng chí Lê Thanh, Phó Chính ủy Quân khu làm Chính ủy. Thời kỳ đầu, cơ cấu tổ chức Mặt trận 479 gồm: Bộ tư lệnh, ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và các sư đoàn 5, 302, 309, 317; 6 trung đoàn bộ binh trực thuộc (6, 7, 160, 205, 726, 740); 5 trung đoàn binh chủng (145 xe tăng - thiết giáp, 488 pháo binh, 548 công binh, 594 cao xạ, 611 thông tin) và hai đoàn chuyên gia 7704, 7705.

Lực lượng còn lại của Quân khu 7 và một số đơn vị được Bộ tăng cường đảm nhiệm các tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh (Côngpông Chàm, Côngpông Thom, Krachiê, Svâyriêng, Prâyveng). Thời gian đầu, các lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của Tiền phương Quân khu 7, sau đổi thành Mặt trận 779. Đây là bước phát triển mới về tổ chức chỉ huy lực lượng chiến đấu trên chiến trường Campuchia của Quân tình nguyện Việt Nam: thành lập các mặt trận do các quân khu chỉ huy và thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia sau này.

Sau khi thành lập, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 liên tục mở các đợt truy quét tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng dân; đồng thời giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền cách mạng. Đứng chân trong đội hình Mặt trận 479, Sư đoàn 5 đảm nhiệm bảo vệ tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan, trên địa bàn 5 huyện phía bắc Báttambang. Trên địa bàn này, địch có 2 sư đoàn (320 và 519) Pôn Pốt và 14 tiểu đoàn thuộc lực lượng của Xon Xan. Dựa vào vùng giáp biên giới Thái Lan, địch ra sức xây dựng lực lượng và củng cố hệ thống căn cứ (Kaomêlai, điểm cao 175, Cola, Chùmrumthơmây, Côngxilốp) dọc biên giới làm bàn đạp để mở đường, lập hành lang đưa người và vũ khí, phương tiện vật chất vào nội địa Campuchia; dùng quân tập kích vào các điểm tựa của ta; dùng tiền bạc mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ bọn Khơme phản động để thành lập "chính phủ ba phái".

Để đối phó với các âm mưu của địch, Sư đoàn 5 (gồm 3 trung đoàn bộ binh 4, 174, 16, Trung đoàn 28 pháo binh và 8 tiểu đoàn trực thuộc) được Mặt trận 479 tăng cường 3 trung đoàn (688, 689, 160) triển khai đội hình trên chính diện 160 kilômét (từ Ôđa, Kaomêlai đến Tàmốc), chiều sâu 94 kilômét (từ Poipét đến Crolanh), làm nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tổ chức phòng ngự, bảo vệ biên giới, không cho địch vận chuyển hàng viện trợ vào nội địa; đồng thời kết hợp với lực lượng Bạn truy quét, tiêu diệt, tiêu hao sinh lực dịch, phá các căn cứ lõm của chúng.

Mặc dù địa bàn rộng, hiểm trở, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, quân địch thường xuyên đánh phá nhưng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 5 đã kiên cường trụ bám, bước đầu làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của địch.

Được Bộ tư lệnh Mặt trận 479 giao nhiệm vụ đảm nhiệm tác chiến trên địa bàn phía tây bắc Mặt trận 479, Sư đoàn 302, dưới sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Nguyễn Văn Phê, Chính ủy Mai Văn Thoạn, triển khai lực lượng trên 10 huyện thuộc các tỉnh Xiêm Riệp - Ốtđômiênchay và một phần tỉnh Báttambang trên tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan với chính diện và chiều sâu khoảng 200 kilômét. Để đảm bảo vừa có lực lượng cơ động, vừa có lực lượng chốt giữ địa bàn, sau khi nắm tình hình địch và địa hình, Sư đoàn đã sử dụng 2 trung đoàn (271 và 88) làm nhiệm vụ cơ động; 3 trung đoàn bộ binh (201, 429, 690), Trung đoàn pháo 962*và 9 tiểu đoàn trực thuộc làm nhiệm vụ chốt giữ địa bàn.

Bằng nhiều hình thức tác chiến, Sư đoàn đã tập trung mọi nỗ lực truy quét tàn quân địch, tìm diệt các căn cứ lõm, bảo vệ các trục đường giao thông, ngăn chặn địch tiếp tế từ ngoài biên giới vào trong nội địa; đồng thời tích cực giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền cách mạng, bước đầu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian này, căn cứ vào nhiệm vụ được Bộ tư lệnh mặt trận giao, các sư đoàn 309, 317 và các trung đoàn trực thuộc Mặt trận 479 đều triển khai lực lượng chốt giữ địa bàn và truy quét địch. Với phương châm tích cực truy quét tàn quân dịch, kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến với củng cố địa bàn, xây dựng lực lượng, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 đã ngăn chặn có hiệu quả việc tiếp tế viện trợ của địch từ ngoài biên giới vào nội địa, củng cố thế trận, bảo vệ vùng giải phóng, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển lực lượng ta; đồng thời giúp đỡ nhân dân đẩy mạnh sản xuất, ổn định cuộc sống.
------------------------------------
1. Theo tài liệu số 52/BC ngày 30 tháng 1 năm 1979, lưu tại Cục Nghiên cứu (Bộ Tổng Tham mưu).
*. @yta262 đã xác nhận vào thời điểm đó chỉ có E pháo 262, không có E962.


Trên hướng Quân khu 9, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong tổng tiến công giải phóng đất nước Campuchia, các đơn vị của Quân khu được Tiền phương Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ chuyển sang thực hiện nhiệm vụ truy quét địch từ Puốcxát đến Uđông nhằm giải phóng số dân bị địch bắt đi theo và giúp Bạn xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Thời gian này, trên địa bàn Quân khu phụ trách, tàn quân các sư đoàn 1, 502, 261 của địch đã phục hồi; chúng đẩy mạnh hoạt động đánh phá giao thông từ Uđông đến Puốcxát. Trên địa bàn 2 tỉnh Tàkeo và Campốt, tàn quân các sư đoàn 210, 250, 270, 805 cũng đẩy mạnh các hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Chúng lập ra các mặt trận giao thông, tung quân đánh chiếm các địa bàn quan trọng, chia cắt giao thông của ta; đồng thời gom dân, cướp lương thực, vũ khí đưa về xây dựng một số căn cứ ở vùng rừng núi hòng tạo các bàn đạp đánh phá các vùng giải phóng của Bạn.

Để khôi phục các tuyến giao thông, từ giữa tháng 1 năm 1979, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 339 phối hợp với lực lượng của Quân đoàn 4 tiến hành truy quét địch, mở rộng hành lang bảo vệ tuyến đường 5 từ Côngpông Chnăng đến Uđông. Sư đoàn 330 truy quét địch trên hướng Puốcxát. Sư đoàn 4 và các lực lượng bộ đội địa phương các tỉnh An Giang; Hậu Giang, Bến Tre, Trung đoàn 1 (Gia Định) đánh dịch trên hướng Tàkeo.

Từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 2 năm 1979, địch tập trung 2 sư đoàn (210 và 270), có xe tăng và pháo binh yểm trợ, tiến công thị xã Tàkeo. Được Bộ tăng cường thêm Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3), Quân khu 9 tập trung lực lượng giải tỏa Tàkeo và các khu vực xung quanh.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ do Tiền phương Bộ Quốc phòng giao, từ đầu tháng 2 năm 1979, Quân khu 9 phối hợp với các đơn vị của Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 mở chiến dịch lớn truy quét quân địch ở phía tây nam Campuchia và khu vực từ nam - bắc đường 4 đến Cô Công. Trong chiến dịch này, Quân khu sử dụng Sư đoàn 9 và Sư đoàn 320 thực hành đánh địch và bao vây chiến dịch ở hướng bắc và hướng đông núi Tượng Lăng.

Sư đoàn 4 được tăng cường Trung đoàn 3 độc lập và Tiểu đoàn 198 đặc công Quân khu đánh địch và bao vây chiến dịch ở hướng nam và phía tây núi Tượng Lăng. Sư đoàn 8 ở hướng tây nam (Campốt) sẵn sàng cơ động lực lượng đánh địch trên các hướng khi cần. Lực lượng bộ đội địa phương thuộc các tỉnh của Quân khu và lực lượng Bạn làm nhiệm vụ đánh địch tại chỗ, sẵn sàng cơ động phối hợp với các đơn vị chủ lực.

Ngày 11 tháng 2 năm 1979, trên các hướng theo nhiệm vụ được giao các đơn vị của Quân khu nổ súng đánh địch. Sư đoàn 339 đánh vào phía nam và tây Môlúp. Ngày 17 tháng 2, quân ta chiếm được Salakhum và tiến hành truy quét địch ở phum Ô. Các đơn vị Sư đoàn 4 đánh địch ở đông - bắc Chuk và truy quét địch ở phía bắc đường 3. Sư đoàn 8 đánh địch ở tây - nam Chuk. Đến ngày 18 tháng 2, các đơn vị của Quân khu hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu xung quanh núi Tượng Lăng và hình thành thế bao vây chiến dịch. Những ngày tiếp theo, Quân khu sử dụng các sư đoàn 4, 339, Sư đoàn 8 (thiếu) và Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3 tăng cường) đánh vào vùng Tượng Lăng, Chúp, loại khỏi chiến đấu hàng nghìn tên, thu được nhiều súng các loại và các phương tiện chiến đấu khác của địch, giải phóng 200.000 dân.

Sau chiến dịch, Quân khu điều động Sư đoàn 8 và Sư đoàn 4 lên đảm nhiệm địa bàn tỉnh Campốt và từ nam Chamka Lương đến Píchnin để Quân đoàn 2 rút quân về nước nhận nhiệm vụ mới. Đầu tháng 3 năm 1979, Tiền phương Bộ Quốc phòng tăng cường Sư đoàn 310 (Quân khu 7) cho Quân khu 9 để đảm nhiệm địa bàn khu vực Preynop (tỉnh Campốt). Sau khi điều chỉnh lại lực lượng, Quân khu mở tiếp chiến dịch 2B, đánh địch ở khu vực Tượng Lăng, nam núi Lớn rồi chuyển sang tiến công truy quét địch ở khu vực đường số 4.
Trong thời gian này, Sư đoàn 330 tăng cường cho Quân đoàn 4, sau khi hoàn thành nhiệm vụ truy quét địch ở Lếch, khu vực đường sắt (nam Krako), đánh địch giải toả ở Uđông, các đơn vị của Sư đoàn tiếp tục tham gia chiến đấu cùng các đơn vị Bạn ở phía tây thị xã Côngpông Chnăng, sau đó phát triển vào Rômía. Một lực lượng khác của Sư đoàn cùng Quân đoàn 3 đánh địch ở Puốcxát. Cuối tháng 2 đầu tháng 3, trên hướng đường số 5, Sư đoàn 330 cùng Sư đoàn 339 và một lực lượng của Quân đoàn 4 đánh vào các căn cứ của sư đoàn 1 và sư đoàn 502 địch, tiêu diệt phần lớn lực lượng của chúng. Riêng Sư đoàn 330 trong đợt tác chiến này đã loại khỏi chiến đấu hơn 700 tên, bắn cháy 3 xe tăng, thu 5 chiếc khác và hàng nghìn khẩu súng các loại, góp phần giải toả quốc lộ 5, giải phóng hơn 20.000 dân.

Sau đợt hoạt động này, Tiền phương Bộ Quốc phòng điều Sư đoàn 330 trở lại đội hình Quân khu 9 để tham gia truy quét tàn quân địch, bảo vệ vùng giải phóng.

Trong đợt hoạt động nửa cuối tháng 3 năm 1979, ngoài việc truy quét địch, loại khỏi chiến đấu 2 tiểu đoàn, 7 đại đội, 4 trung đội, diệt nhiều tên, thu gần 400 khẩu súng các loại, giải phóng hơn 3 vạn dân, Sư đoàn còn giúp Bạn tổ chức được 5 đại đội bộ đội địa phương (700 quân, trang bị 571 súng các loại), xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang cho 18 xã (726 du kích, trang bị 273 súng các loại). Tuy Sư đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Quân khu giao, nhưng tổn thất còn cao (hy sinh 317 đồng chí, bị thương 905 đồng chí, cháy 5 xe, hỏng 11 xe quân sự); việc cung cấp hậu cần phục vụ chiến đấu ở nhiều nơi không đáp ứng được kịp thời do đường xa, địa hình phức tạp, địch liên tục đánh phá.

Đầu tháng 4 năm 1979, sau khi ta rút bớt một số lực lượng về nước để bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc, địch tập trung tàn quân các sư đoàn 210, 250, 230, 164, 502, 460 ở Quân khu Tây Nam ra sức phản kích hòng đẩy lực lượng ta ra khỏi khu vực nam - bắc dường số 4.

Để tiêu diệt tàn quân địch, bảo vệ địa bàn, triệt mọi nguồn tiếp tế, hệ thống kho tàng và các căn cứ lõm của địch, theo kế hoạch của Tiền phương Bộ Quốc phòng, từ ngày 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1979, Quân khu 9 tập trung các sư đoàn 4, 8, 330, 339 và lực lượng trên tăng cường (2 sư đoàn 320 và 310, 6 trung đoàn độc lập và 15 tiểu đoàn bộ đội địa phương của các tỉnh trong Quân khu) mở chiến dịch 3 phối hợp với Quân đoàn 4 truy quét tiêu diệt các căn cứ lõm của dịch ở nam - bắc đường số 4. Theo kế hoạch chung của Tiền phương Bộ Quốc phòng, Quân khu sử dụng các sư đoàn 4, 310, 339 phối hợp với Quân đoàn 4 đánh địch ở phía bắc đường 4; tập trung chỉ đạo các sư đoàn 8, 320, 330, các trung đoàn độc lập và bộ đội địa phương đánh dịch ở nam đường số 4, khu vực núi Chàngô, bắc Tàâm, tây - tây nam núi Tượng Lăng và Đôngkamchay.

Mở đầu chiến dịch, ở phía bắc đường số 4, các sư đoàn 11, 310 cùng lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Minh Hải lần lượt đánh chiếm các khu vực Chikho, Chiphắt Kamlot, Thomabang, Tatailơ, Kirirom, Trapenrung, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng hoàn toàn đường 18 từ Sêramben đến Cô Công với gần 3.500 dân.
Sư đoàn 330 đánh địch ở khu vực Chàngô lớn, Chàngô nhỏ, núi Tượng Lăng, Píchnin. Bị ta đánh mạnh ở bắc đường số 4, địch dồn về phía nam đường, Quân khu kịp thời điều sư đoàn 339 (thiếu 1 trung đoàn) tăng cường cho lực lượng phía nam. Bằng nhiều trận đánh bồi, đánh nhồi liên tiếp, quân ta lần lượt đánh chiếm các mục tiêu, trong đó có khu tây phum Ô. Sau khi bị mất khu vực ngã ba Môlúp và bắc Kaosala, rất nhiều tàn quân địch chạy về phía bắc và phía tây phum Ô. Trong các ngày từ 21 đến 27 tháng 4 năm 1979, Quân khu sử dụng Sư đoàn 8 vu hồi từ hướng tây nam kết hợp với một số lực lượng của các sư đoàn 330, 320 từ hướng tây bắc và hướng đông đánh vào phum Ô, diệt hơn 200 tên, thu 14 xe tăng và hàng trăm khẩu súng các loại.

Cũng trong thời gian này, Sư đoàn 8 và lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang vừa truy quét, vừa phối hợp với nhân dân kêu gọi hơn 900 lính địch ra hàng.

Các đơn vị bộ đội địa phương của các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang, được pháo binh và thiết giáp Quân khu chi viện, bao vây tiêu diệt quân địch ở Chuk. Trong chiến dịch này, các đơn vị của Quân khu 9 cùng các đơn vị Bạn tiêu diệt và bắt hàng nghìn tên, gọi hàng 1.270 tên, thu 26 xe tăng, 169 xe vận tải, 1.909 súng các loại và hàng trăm tấn đạn dược, lương thực, quân trang, quân dụng; giải phóng các huyện Sêranben, Ptusakô, Chiphát, Thomabăng và bắc đường số 4.

Sau khi điều chỉnh lại lực lượng, từ ngày 1 tháng 5 đến 20 tháng 6 năm 1979, Quân khu 9 tiếp tục mở các chiến dịch 4 và 5 nhằm truy quét tàn quân địch còn lẩn trốn ở các vùng rừng núi, nhất là các khu vực ta dự đoán địch có khả năng lập các kho tàng, sở chỉ huy như phía bắc và đông bắc Kirivông, tây núi lớn, Kasala, đông và nam Tàlơn, tây bắc Campốt. Ở khu vực tứ giác bắc Kirivông, Sư đoàn 339 đã đánh trúng một số kho tàng của địch, diệt hơn 100 tên, thu 100 máy thông tin và nhiều đạn dược. Ở phía nam đường số 4, các sư đoàn 4, 8, Trung đoàn 152 (Kiên Giang) đánh chiếm sở chỉ huy các sư đoàn 210, 230, 250. Lực lượng bộ đội địa phương các tỉnh Tiền Giang, Cửu Long, Minh Hải, Bến Tre, Hậu Giang kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia truy quét tàn quân địch ở khu vực tây thị xã Puốcxát và một số huyện của tỉnh Côngpông Chnăng.

Đối với Quân khu 5, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công giải phóng Campuchia, Quân khu 5 được giao phụ trách địa bàn 4 tỉnh: Ráttanakiri, Mônđônkiri, Stung Treng, Prếtvihia. Trên địa bàn này, tàn quân các sư đoàn 801, 920, 775, 612, 616 còn khoảng hơn vạn tên lẩn trốn hoạt động. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1979, các đơn vị của quân khu liên tục tổ chức các đợt truy quét, bảo vệ các trục giao thông, các địa bàn chiến lược; đồng thời giúp nhân dân Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền ở các địa phương. Do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, địch lẩn trốn trong dân nên công tác truy quét của ta gặp nhiều khó khăn; ở một số nơi, chính quyền bị địch khống chế, không phát huy được tác dụng.

Để tăng cường lực lượng đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đầu tháng 3 năm 1979, Quân khu 5 thành lập 2 sư đoàn (315 và 342). Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn 315 nhận nhiệm vụ thay Sư đoàn 309 bảo vệ địa bàn đông sông Mê Công. Sau đó, quân khu bàn giao 2 sư đoàn (309, 342); 2 trung đoàn bộ binh (250, 276), Trung đoàn pháo binh 572b và 4 tiểu đoàn binh chủng (đặc công, xe tăng, pháo binh, công binh) cho Bộ để tăng cường cho các quân khu 7, 9 và các quân đoàn 3, 4.

Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 315 đảm nhận địa bàn hoạt động của Sư đoàn 309 ở khu vực đông sông Mê Công thuộc vùng Đông Bắc Campuchia. Nhiệm vụ cụ thể là: tiếp tục truy quét tàn quân sư đoàn 801 địch; cùng các đơn vị Bạn bảo vệ an toàn vận chuyển trên trục đường 19; giúp Bạn vận động quần chúng, khôi phục sản xuất, xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền, cứu đói, chữa bệnh, ổn định đời sống nhân dân.

Vùng Đông Bắc Campuchia gồm 5 tỉnh (Ráttanakiri, Mônđônkiri, Stung Treng, Prếtvihia và Krachiê, (p.105) diện tích trên 10 vạn kilômét vuông, dân số khoảng 10 vạn người. Lực lượng địch trên địa bàn này có tàn quân các sư đoàn 801, 920 và lực lượng các vùng 105, 107.

Chúng dựa vào dãy núi Đăngrếch dọc biên giới Campuchia - Thái Lan để nhận viện trợ từ bên ngoài chuyển vào nội địa, giúp tàn quân Pôn Pốt phá hoại cách mạng Campuchia.
Đảm nhận tác chiến trên một địa bàn rộng, thưa dân, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, địch thường xuyên đánh phá, Sư đoàn 315 dưới sự chỉ huy của Sư đoàn trưởng Trương Đức Chữ, Chính ủy Trương Trung Thắng vừa tập trung lực lượng truy quét địch, vừa tích cực giúp đỡ Tiểu đoàn 179 (bộ đội địa phương tỉnh Ráttanakiri) xây dựng, phát triển lực lượng đánh địch, bảo vệ địa bàn; đồng thời phối hợp với Trung đoàn công binh 280 và lực lượng thanh niên xung phong đang thi công trên trục đường số 19, bảo đảm giao thông trên tuyến hành lang chính của mặt trận, từ ngầm Ada Đao lên tỉnh Stung Treng.

Cuối tháng 3 năm 1979, tại thị xã Stung Treng, đồng chí Huỳnh Hữu Anh, Tư lệnh Tiền phương Quân khu 5 cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh Mặt trận đã thông qua kế hoạch bố trí lực lượng của Sư đoàn 315 như sau: Trung đoàn bộ binh 142 đứng chân ở Lomphát và một phần về phía nam huyện Bôkeo (Ráttanakiri) đến đông Stung Treng, hoạt động trong khu vực từ nam đường 19 đến giáp giữa Mônđônkiri, Krachiê; đánh dịch ở khu vực giáp ranh ba huyện Lom phát, Bôkeo, Bunglung và khu vực rừng xanh nam sông Sêrêpốc, bảo vệ phà Sêrêpốc đi Cônhek và ngã ba đường 19, 141 và trục đường 141. Sở chỉ huy trung đoàn ở thị trấn Lomphát.

- Trung đoàn 143 bố trí ở khu vực Vonsai (Ráttanakiri), Xiêmpạng (Stung Treng) bắc sông Sê San, hoạt động trong khu vực từ đông sông Mê Công đến biên giới Campuchia - Lào; tập trung đánh địch ở trọng điểm nguồn suối Lalay - Ponglay - Nava - bắc Hátpớ đến làng Nhơn và giúp Bạn xây dựng hai huyện Vonsai, Xiêmpạng. Sở chỉ huy trung đoàn ở Vonsai.

- Trung đoàn 733 đảm nhiệm khu vực Ôchum (bắc Bunglung), vừa tranh thủ huấn luyện, vừa bảo đảm đường 194 đến nam Sê San, đường 194B Bunglung - Taveng và hoạt động trong phạm vi Bunglung, đông Vonsai đến ngã ba biên giới Lào - Campuchia - Việt Nam.

- Trung đoàn pháo binh 729 bố trí ở đông Bunglung, tây Bôkeo; tập trung huấn luyện chuyển binh chủng kết hợp vận động quần chúng bảo vệ địa bàn và đường 19 (đoạn đông Bunglung). Sư đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc đứng chân ở thị xã Bunglung, vừa làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn đứng chân, vừa giúp dân ổn định cuộc sống.

Cùng với việc triển khai lực lượng giữ địa bàn, các đơn vị trong Sư đoàn 315 vừa tổ chức các đợt truy quét tàn quân địch. Từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 14 tháng 4 năm 1979, các đơn vị của Sư đoàn đánh 16 trận, diệt và bắt hàng trăm tên địch, thu một số súng đạn. Tiếp đó, từ ngày 15 đến 25 tháng 4, Sư đoàn sử dụng Trung đoàn 143 phối hợp với Trung đoàn 94 và Tiểu đoàn đặc công 407 bao vây tiêu diệt địch ở tam giác đông nam Xiêmpạng và vùng Ôtầng. Trung đoàn 142 (thiếu 1 tiểu đoàn) phối hợp bộ đội địa phương truy quét địch ở Lomphát nam Bôkeo, bắc sông Sêrêpốc.

Cùng với việc tiến hành truy quét địch và giúp dân phát triển sản xuất, củng cố chính quyền cách mạng, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 315 bằng hành động thực tế đã gây được niềm tin yêu với nhân dân Campuchia. Có lần địch tung tin sẽ đánh úp cơ quan tỉnh của Bạn ở Vonsai hòng kéo quân ta ra đối phó. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã phán đoán đúng ý định của địch nên chỉ sử dụng 1 lực lượng nhỏ bảo vệ Vonsai còn lại tập trung truy quét tàn quân địch ở khu vực suối Lalay và khu vực biên giới A-tô-pơ (Hạ Lào), diệt nhiều tàn quân địch, giải phóng 3.000 dân, trong đó có con trai đầu và cháu nội của ông Buôn Chuon, Chủ tịch tỉnh Ráttanakiri. Ngoài ra, Sư đoàn còn đưa được nhiều dân ở vùng đông bắc Bôkeo về lập làng mới trên đường số 179. Khi bọn lính Pôn Pốt đến đốt nhà, đuổi dân ra rừng, Trung đoàn 733 đã nhanh chóng cơ động lực lượng đánh địch, bảo vệ an toàn cho dân. Trong dịp Tết cổ truyền Chôn Chnam Thơmây (14 và 15 tháng 4 dương lịch), các đơn vị Sư đoàn 315 tổ chức bảo vệ chu đáo để nhân dân trong vùng được vui chơi, ca hát. Nhiều người dân Campuchia rất cảm động đã ân cần buộc chỉ cổ tay, té nước cầu phúc cho Bộ đội tình nguyện Việt Nam. Những tình cảm cao đẹp đó đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết gắn bó tin tưởng giữa Quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam với Quân đội cách mạng và nhân dân Campuchia.

Từ cuối tháng 4 đến tháng 6 năm 1979, do yêu cầu của nhiệm vụ bảo đảm hành lang vận chuyển và đánh địch bảo vệ địa bàn, Quân khu 5 tổ chức thêm Trung đoàn công binh hành lang 280 và 4 tiểu đoàn bộ đội tỉnh, 15 đại đội huyện để tăng cường cho các tỉnh Đông Bắc của Campuchia.

Cùng với việc tập trung lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu đánh địch bảo vệ địa bàn, Quân tình nguyện còn cử nhiều đội công tác tham gia giúp Bạn củng cố xây dựng chính quyền cách mạng và các tổ chức đoàn thể. Theo yêu cầu và sự thoả thuận của Trung ương Đảng Bạn, ngày 15 tháng 5 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 75/CT-TW về việc tổ chức các lực lượng chuyên gia Việt Nam tại các tỉnh Campuchia, gồm: các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, các đoàn chuyên gia Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh và tổ chuyên gia cấp huyện; các đội công tác hoạt động theo từng thời gian về kinh tế, kỹ thuật, y tế, giáo đục, văn học, nghệ thuật. Ban Bí thư phân công một số tỉnh của Việt Nam giúp tỉnh Bạn, các tỉnh ủy được tổ chức một tiểu Ban chuyên trách, do một đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch chuyên trách. Các tỉnh Việt Nam không cử các đội công tác sang tỉnh Bạn làm nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng. Nhiệm vụ này do các đơn vị quân đội hoạt động trên tỉnh Bạn được Tiền phương Bộ Quốc phòng và các quân khu giao nhiệm vụ phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, có thể tổ chức ra các đội công tác và phải bố trí thêm cán bộ chính trị, cán bộ dân vận làm nhiệm vụ được giao và phối hợp chặt chẽ với đoàn chuyên gia cấp tỉnh.

Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam vừa làm nhiệm vụ chiến đấu, truy quét tàn quân địch, vừa làm công tác phát động quần chúng, giúp Bạn xây dựng chính quyền cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Đến tháng 6 năm 1979, các đơn vị Quân tình nguyện kết hợp giúp nhân dân các địa phương xây dựng chính quyền tự quản ở hầu hết các tỉnh, huyện, xã; giúp Bạn tổ chức 39.000 dân quân tự vệ trang bị 15.000 súng. Đặc biệt, Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Bạn tổ chức quân chủ lực và quân địa phương, biên chế thành một lữ đoàn, 2 trung đoàn, 32 tiểu đoàn bộ dội chủ lực, 36 đại đội địa phương huyện, 111 đội công tác (quân số 15.379 người). Chỉ riêng trên địa bàn do Quân khu 9 đảm nhiệm, Quân tình nguyện đã giúp Bạn xây dựng chính quyền cách mạng ở 20/23 huyện, 216/260 xã; đồng thời giúp 4 tỉnh Bạn xây dựng được 6 tiểu đoàn, 17 đại đội bộ đội địa phương, 3 khung huấn luyện tân binh (tương đương tiểu đoàn) và hàng trăm đội du kích ở các xã, ấp.

Như vậy, sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đưa lực lượng Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự sang giúp các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân  Campuchia đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari, giải phóng đất nước khỏi hoạ diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân. Tiếp đó, theo đề nghị của Đảng, Nhà nước Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam được Đảng, Nhà nước ta giao nhiệm vụ ở lại Campuchia triển khai lực lượng truy quét tàn quân Pôn Pốt, giúp Bạn củng cố chính quyền cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, góp phấn bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, từng bước ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, hồi sinh đất nước.

4. Tổ chức lực lượng, cùng Bạn đánh địch trên các mặt trận, truy quét tàn quân dịch, bảo vệ vùng giải phóng

Được sự phối hợp chiến đấu của Bộ đội tình nguyện, sự giúp đỡ của chuyên gia quân sự Việt Nam, các lực lượng cách mạng Campuchia đã mở rộng vùng giải phóng, bước đầu củng cố chính quyền cách mạng; nhân dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Bị thất bại rất nặng nề, nhưng được các thế lực bên ngoài viện trợ, tàn quân Pôn Pốt dựa vào địa hình biên giới phía Tây hiểm trở tiếp tục tập hợp lực lượng hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Cùng với việc thu gom tàn quân, khôi phục các đơn vị chủ lực, xây dựng các tổ chức phản động, đẩy mạnh hoạt động đánh phá trong nội địa, bọn phản động Pôn Pốt - leng Xari còn lợi dụng các diễn đàn quốc tế tiến hành các hoạt động chính trị, ngoại giao hòng vu cáo, cô lập Việt Nam.

Về chính trị, Pôn Pốt - Iêng Xari và các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài giương cao ngọn cờ "độc lập, hoà bình, dân chủ, trung lập, không liên kết" giả hiệu.

Chúng ra sức tập hợp lực lượng phản cách mạng, lập ra các tổ chức phản động như "Mặt trận quốc gia giải phóng nhân dân Campuchia", "Mặt trận Ăngco Khơme", "Đại bàng đen", "Phong trào mặt trận sông Mê Công" nhằm lôi kéo nhân dân trong nước và đánh lừa dư luận quốc tế tập trung mũi nhọn chống Việt Nam. Ở trong nước, chúng cũng lập ra nhiều tổ chức phản động hoạt động ngầm như "Đảng dân tộc chủ nghĩa", "Linh hồn Khơme", "Đảng voi trắng"... Chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo chính quyền cách mạng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, hẹp hòi. Vừa tiến hành các thủ đoạn chiến tranh tâm lý gây chia rẽ liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia, địch vừa tích cực cài cắm lực lượng ngầm trong lực lượng vũ trang và chính quyền cách mạng, trong các tổ chức quần chúng, chuẩn bị các mặt hòng nổi dậy cướp chính quyền khi có thời cơ.

Về ngoại giao, chính phủ lưu vong do Pôn Pốt - Iêng Xari lập ra ở nước ngoài tìm mọi cách lợi dụng các diễn đàn quốc tế để vu khống, xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, hợp lý hoá các nguồn viện trợ của nước ngoài cho bọn tàn quân của chúng; đồng thời gây áp lực buộc ta rút Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự về nước để chúng dễ bề đánh phá chính quyền cách mạng Campuchia non trẻ.

Về quân sự, địch chủ trương thực hiện "cuộc chiến tranh hai giai đoạn", từ "tranh chấp" đến "tổng phản công", dựa vào vùng "đất thánh" Thái Lan làm căn cứ địa để xây dựng, phát triển lực lượng. Song song với việc tích cực gom quân, xây dựng các căn cứ chỉ huy, sản xuất, tạo các bàn đạp để đánh phá giao thông, tập kích các cơ quan, doanh trại, kho tàng, thị xã, thành phố hòng tiêu hao sinh lực, phương tiện chiến đấu của ta và Bạn, địch ra sức mở rộng chiến tranh du kích, ém quân và xây dựng các căn cứ "lõm" trong dân, đẩy mạnh hoạt động trong nội địa. Vừa tích cực củng cố các căn cứ đứng chân trên biên giới, chúng vừa tổ chức hành lang vận chuyển tiếp tế từ ngoài vào cho bọn tàn quân trong nội địa. Trong mùa mưa năm 1979, địch chủ trương: 1. Tích cực đưa lực lượng thâm nhập từ ngoài biên giới vào nội địa, vừa hoạt động đánh phá, vừa tổ chức xây dựng lực lượng, tạo bàn đạp đứng chân ở những nơi xung yếu. Tạo thế uy hiếp các thị trấn, thị xã, các trục đường giao thông huyết mạch. Mở rộng địa bàn giành dân, xây dựng chính quyền và lực lượng du kích hai mặt. Mở hành lang nối liền các căn cứ của chúng trong nội địa và hành lang từ nội địa nối thông với bên ngoài.

2. Đẩy mạnh hoạt động vũ trang đánh phá các địa bàn xung yếu của ta, đồng thời tích cực xây dựng cơ sở trong dân, xây đựng chính quyền và du kích hai mặt tại chỗ. Chú trọng tuyên truyền vận động tập hợp nhân dân trong các đảng phái của Pôn Pốt và Sêrêka.

3. Tuyển chọn người từ các địa phương, tàn quân của các đơn vị cũ để thành lập các đơn vị chủ lực cơ động mới.

Về sử đụng lực lượng trong mùa mưa, địch xác định sử dụng lực lượng vừa và nhỏ, đánh giao thông, tập kích các kho tàng, vị trí đóng quân làm cho ta mỏi mệt, bị tiêu hao sinh lực dẫn đến phải rút bỏ địa bàn và nhường quyền kiểm soát cho chúng.

Đầu tháng 7 năm 1979, Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia triệu tập Hội nghị để đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước Campuchia trong giai đoạn cách mạng mới. Đánh giá thắng lợi mùa khô 1978-1979, Hội nghị nêu rõ: thắng lợi mùa khô rất lớn, không những làm nức lòng nhân dân cả nước mà còn tác động rất lớn đến dư luận thế giới.

Nhân dân được giải phóng ngày càng ổn định dần về mọi mặt... Vị trí của Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia ngày càng được nâng cao ở trong nước và trên trường quốc tế.

Về nhiệm vụ và công tác trước mắt cụ thể của cách mạng Campuchia, Hội nghị xác định cần giương cao ngọn cờ độc lập tự chủ, củng cố và mở rộng Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, tập hợp rộng rãi mọi người thật tâm yêu nước thương nòi nhằm chống lại Pôn Pốt - Iêng Xari và bọn phản động tay sai, cứu dân thoát khỏi họa diệt chủng. Tích cực chăm lo đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân, ra sức xây dựng chính quyền, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, tiếp tục truy quét tàn quân địch, giữ gìn trật tự an ninh. Tăng cường và giữ vững sự đoàn kết giữa quân đội và nhân dân hai nước Campuchia - Việt Nam. Tăng cường đoàn kết quốc tế nhằm đánh bại hoàn toàn những âm mưu thâm độc mới của địch để xây dựng một nước Campuchia hoà bình, độc lập, dân chủ, không liên kết, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đề ra những nhiệm vụ của cách mạng Campuchia trong giai đoạn cách mạng mới, trong đó việc bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng được xác định là nhiệm vụ then chốt, lâu dài; phục hồi sản xuất nông nghiệp để cứu đói và chừa bệnh, ổn định dời sống nhân dân là nhiệm vụ cấp bách trước mắt.

Theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục giúp Bạn truy quét tàn quân địch, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền cách mạng, giúp đỡ nhân dân khôi phục sản xuất, nhanh chóng ổn định đời sống. Triển khai nhiệm vụ giúp Bạn theo đề nghị của Đảng, Nhà nước Campuchia, ngày 10 tháng 7 năm 1979, Quân ủy Trung ương họp bàn về việc tổ chức lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.

Quân ủy Trung ương chỉ rõ: "Vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay là phải ra sức nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang của ta trên chiến trường Campuchia, phù hợp với nhiệm vụ bảo đảm giành thắng lợi trước mắt và lâu dài"[1].

Thường trực Quân ủy trung ương chủ trương sử dụng một số sư đoàn, trung đoàn bộ binh cùng các đơn vị vũ trang của Campuchia đứng chân trên các địa bàn chiến lược làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, phát động và tổ chức quần chúng xây dựng chính quyền cách mạng. Ở mỗi tỉnh sẽ bố trí 1 tiểu đoàn tập trung, mỗi huyện một đại đội hoặc một trung đội làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu. ở xã, ấp bố trí đội công tác (trung đội hoặc tiểu đội ban đầu, mỗi đội công tác bố trí ta 2 người, Bạn 1 người, sau đó tăng dần thành phần của Bạn đến khi Bạn tự đảm nhiệm được hoàn toàn công việc ở cơ sở).

Về chỉ huy, trước yêu cầu giúp Bạn trong tình hình mới, Bộ Tổng Tham mưu quy định các quân khu 5, 7, 9 tổ chức mỗi quân khu một sở chỉ huy tiền phương để chỉ huy các lực lượng trực thuộc từng quân khu chiến đấu ở Campuchia. Lực lượng quân sự của các tỉnh phía Nam tham gia chiến đấu tại Campuchia thuộc quân khu nào do Tiền phương quân khu đó chỉ huy và dặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Tiền phương Bộ Quốc phòng.

Do yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên gia giúp Bạn trên các lĩnh vực ngày càng mở rộng nên đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được tập trung giải quyết kịp thời, đảm bảo các yêu cầu về chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhằm mục tiêu đó, ngày 24 tháng 8 năm 1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 19/NQ-TW thành lập Ban phụ trách công tác K (Campuchia) để thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ và Quân ủy Trung ương giải quyết mọi công việc có quan hệ với Campuchia; đồng thời cũng là cơ quan Tổng Chuyên gia chỉ đạo các đoàn chuyên gia Việt Nam ở Campuchia. Ban phụ trách công tác K do đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng ban, đồng chí Lê Đức Anh là Phó ban thứ nhất. Các đồng chí Nguyễn Côn, Hoàng Thế Thiện làm Phó ban.

Để kiện toàn về tổ chức và đưa các hoạt động của các đoàn chuyên gia vào nền nếp, trên cơ sở ý kiến của các trưởng đoàn chuyên gia, Ban phụ trách công K đã có  quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các đoàn  chuyên gia quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá.
Đối với chuyên gia quân sự, nhiệm vụ chủ yếu là giúp Bạn củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, bảo vệ chính quyền cách mạng; đồng thời phối hợp với chuyên gia các ngành kinh tế, văn hoá giúp Bạn từng bước điều tra, nắm tình hình về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt về đời sống và sản xuất, phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu và điều kiện thực tế của từng địa phương.

Về mối quan hệ công tác của các đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchía, trong đó có chuyên gia quân sự, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quy định: 1. Đối với Bạn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, phong tục tập quán của Bạn. Mọi việc đều phải bàn bạc nhất trí với Bạn và cuối cùng do Bạn quyết định; ta không tuỳ tiện, không ép buộc. Phải luôn giữ vững đoàn kết hữu nghị với Bạn và nhân dân Bạn.

2. Những vấn đề thuộc về đường lối, chủ trương chính sách lớn thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Trung ương và Chính phủ ta, các đoàn chuyên gia quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá của ta ở cấp tỉnh, thành không được tuỳ tiện phát ngôn, dù là gợi ý hoặc hứa hẹn với Bạn trước khi được Trung ương và Chính phủ ta thông qua. Đó là nguyên tắc.

3. Quan hệ giữa các đoàn chuyên gia của ta phải gắn bó mật thiết với nhau và gắn bó với các đơn vị quân đội của ta và Bạn đóng tại địa phương.

4. Các đoàn chuyên gia về quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá cùng hoạt động trong một địa bàn phải phối hợp với nhau chặt chẽ, thống nhất nhận định và hành động trên các mặt hoạt động.

5. Kịp thời thông báo và tranh thủ ý kiến cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh, thành, cơ quan, đơn vị cấp trên về các vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét và giải quyết của tỉnh, thành và quân khu, quân đoàn (của ta ở phía sau).

6. Định kỳ báo cáo về đoàn chuyên gia quân sự, kinh tế văn hoá của ta ở Trung ương; kịp thời xin chỉ thị về những vấn đề vượt quá nhiệm vụ và quyền hạn của mình hoặc theo yêu cầu của Bạn.

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ giúp Bạn đã xác định, các đơn vị quân tình nguyện bước vào đợt hoạt động phối hợp với Bạn đánh địch giữ địa bàn, bảo vệ vùng giải phóng trong mùa mưa đầu tiên ở Campuchia.
---------------------------------
Nghị quyết số 130/QUTƯ-A ngày 10 tháng 7 năm 1979, Hồ sơ 1106, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng.

Đứng chân trên địa bàn 3 tỉnh Canđan, Côngpông Chnăng và Puốcxát, các đơn vị của Quân đoàn 4 sử dụng một phần lực lượng (chủ yếu là cấp đại đội, tiểu đoàn) tiến hành các hoạt động truy quét địch, bảo vệ giao thông, chốt giữ địa bàn, bảo vệ vùng giải phóng, củng cố chính quyền cách mạng. Lực lượng chủ yếu của Quân đoàn tập trung, chấn chỉnh tổ chức, bổ sung quân số và trang bị, chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến lớn trong mùa khô, đồng thời giúp Bạn huấn luyện các đơn vị chủ lực.

Trong công tác giúp dân ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất, 6 tháng cuối năm 1979, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 đã quyên góp giúp nhân dân trên địa bàn đóng quân được 41.000 kilôgam gạo, giúp dân sửa chữa 1.358 ngôi nhà, 457 trường học, đắp 18.490 mét đường, đào 3.000 mét mương, cấy 828 héc-ta lúa, điều trị bệnh cho 86.000 lượt người dân Campuchia. Kết hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang các địa phương của Bạn, cán bộ, chiến sĩ ta đã tích cực bám dân, bám địa bàn; kiên trì vận động, thuyết phục nhân dân lao động sản xuất ổn định đời sống, chống các âm mưu phá hoại, chia rẽ của bọn phản động. Bằng những việc làm thiết thực như cứu đói, giúp dân khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, các đội công tác của quân đoàn đã vận động được 2.098 người lầm đường lạc lối ra đầu thú và thức tỉnh hàng ngàn sĩ quan, binh lính của Pôn Pốt, đưa họ trở về sum họp với gia đình.

Trên địa bàn do Quân khu 7 đảm nhiệm, bước vào mùa mưa, trước âm mưu thủ đoạn hoạt động mới của địch, theo chỉ đạo của Tiền phương Bộ Quốc phòng, Quân khu đã tiến hành điều chỉnh lực lượng, chuyển hướng nhiệm vụ, đưa một số đơn vị xuống hoạt động ở  cơ sở vừa làm nhiệm vụ nắm địa bàn, vừa giúp đỡ chính quyền địa phương cứu đói, chữa bệnh, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện giúp Bạn toàn diện trên các mặt; đồng thời sử dụng lực lượng cơ động kết hợp với lực lượng tại chỗ mở các chiến dịch tổng hợp đánh phá các căn cứ hành lang của địch ở nội địa và biên giới.

Ở các tỉnh Xiêm Riệp - Ốtđômiênchay, Báttambang, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 vừa thực hiện nhiệm vụ khoá chặt biên giới, giúp Bạn xây dựng chính quyền và xây dựng lực lượng vũ trang, vừa mở các đợt truy quét tàn quân địch. Phương châm tác chiến của Mặt trận trong mùa mưa là lấy hoạt động thường xuyên nhỏ lẻ là chính, lấy cấp đại đội, tiểu đoàn làm chính yếu. Khi cần sử dụng cấp trung đoàn (thiếu) tăng cường đánh nhỏ lẻ; đồng thời tích cực chuẩn bị phương án để khi cần có thể đánh cấp sư đoàn theo phương thức kết hợp chặt chẽ giữa đánh dịch ngoài địa hình với truy quét địch luồn vào trong dân. Trong truy quét địch ở cơ sở, chú trọng phát hiện lực lượng địch cài cắm trong các cơ quan chính quyền và lực lượng vũ trang của Bạn, diệt ác ôn và cốt cán của Pôn Pốt, không để chúng kìm kẹp, khống chế dân. Bằng nhiều đợt truy quét dọc biên giới, các đơn vị thuộc Mặt trận 479 đã cơ bản ngăn chặn được các hoạt động thâm nhập của địch qua các cửa khẩu biên giới; đồng thời tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá các căn cứ lõm của chúng ở Ôtabưa, Kaomêlai, tây Đăngkum, Ampin, núi Hồng, Tàsanh.



Tính riêng đợt hoạt động mùa mưa năm 1979 (từ tháng 6 đến tháng 9), toàn Mặt trận 479 đã đánh 1.562 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.661 tên địch, trong đó diệt 1.143 tên, gọi hàng 861 tên, 2.306 tên ra trình diện, thu 655 súng các loại.

Trong công tác giúp Bạn xây dựng chính quyền, tính đến tháng 10 năm 1979, trên địa bàn do Mặt trận 479 đảm nhiệm, ta đã giúp Bạn xây dựng chính quyền (kể cả bầu và chỉ định) ở 59 huyện thị, 455/612 xã và 4.729 ấp. Về xây dựng lực lượng đã tuyển được 44.773 du kích, trang bị 11.459 súng. Nhiều đội du kích ở Côngpông Thom, Côngpông Chàm, Xoàiriêng, Báttambang đã đảm nhiệm đánh được địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự trị an trong xã, ấp. Các huyện Barài, Săngtuk huy động hơn 500 du kích phối hợp chiến đấu với bộ đội Việt Nam đạt kết quả tốt.

Các đơn vị trên toàn Mặt trận đã tổ chức huấn luyện giúp Bạn được 12.516 cán bộ cơ sở (xã, ấp); tập huấn bồi dưỡng 1.659 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội, giúp Bạn vận động thuyết phục có kết quả lực lượng của Bôring, kêu gọi hơn 800 người trở về với cách mạng. Qua giáo dục, huấn luyện, ta đã giúp Bạn xây dựng 1 tiểu đoàn của tỉnh Côngpông Chàm. Ngoài ra, các đơn vị trên địa bàn đóng quân còn giúp hàng trăm tấn gạo cứu đói cho dân, đưa 55.825 người dân bị Thái Lan đẩy về 2 đợt, giúp họ về các địa phương ổn định chỗ ăn ở và sản xuất[1]. Cùng với các hoạt động trên, ta còn giúp Bạn phá các tổ chức chính trị phản động của phong trào "Linh hồn Khơme" (gọi tắt là CPK do Inđuông Đare và Ingđuông Chanhtria cầm đầu hoạt động ở 4 tỉnh Báttambang, Xiêm Riệp - Ôtđômiênchay và Côngpông Thom).

Bên cạnh những kết quả trên, công tác giúp Bạn của các đơn vị Mặt trận 479 vẫn còn một số khuyết điểm tồn tại Hội nghị Đảng ủy Mặt trận 479 mở rộng (họp từ ngày 30 tháng 9 đến 2 tháng 10 năm 1979) đã chỉ rõ: "Hiệu suất chiến đấu thấp, thương vong của ta còn cao: hy sinh 136 (có 28 trường hợp ngoài chiến đấu), bị thương 249 (có 72 trường hợp ngoài chiến đấu). Nhiệm vụ giúp Bạn đã hoàn thành cơ bản phát động chính quyền đạt 154/199 xã trong số 22 huyện của 2 tỉnh (Báttambang, Xiêm Riệp). Nắm được 985.765 nhân khẩu trong 205.433 hộ. Bầu được 13.683 du kích phum, 2.904 du kích xã, trang bị 3.080 súng các loại. Các tiểu đoàn 1, 5, 18 và một số đại đội thuộc tỉnh Báttambang của Bạn đã được ta bồi dưỡng huấn luyện và giúp đỡ hoạt động, chất lượng nâng lên, tiến bộ rõ rệt..."[2].
-----------------------
1. Báo cáo tình hình thực hiện những nhiệm vụ công tác lớn trong quý III năm 1979 tại Hội nghị thường kỳ của Đảng ủy Quân khu 7 trong hai ngày 4 và 5 tháng 10 năm 1979, số 18/BC ngày 5 tháng 10 năm 1979.

2. Nghị quyết Hội nghị Đảng ủy Mặt trận 479 mở rộng từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1979.


Trên địa bàn do Quân khu 9 đảm nhiệm, bước vào mùa mưa năm 1979, nhiều nhóm tàn quân địch đẩy mạnh hoạt động ở bắc Côngpông Spư, nam Chàng Ô, Cô Công. Chúng chặn cướp lương thực, đột nhập bắt cóc cán bộ phum, xã, gây trở ngại cho chính quyền cách mạng. Địch lập ra nhiều nhóm phản động, dùng chiến tranh tâm lý kích động hận thù dân tộc, xuyên tạc các chủ trương của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Có nơi, địch tự lập chính quyền dưới hình thức "do dân bầu"; bên ngoài chúng hô hào ủng hộ cách mạng, nhưng bên trong lại tiếp tay cho các tổ chức phản động chống phá cách mạng. Lợi dụng địa hình hiểm trở và mùa mưa ta cơ động lực lượng, tiếp tế vận chuyển khó khăn, địch đẩy mạnh hoạt động ở các vùng nông thôn rừng núi gây cho lực lượng chốt giữ bảo vệ địa bàn của ta nhiều khó khăn.

Để thực hiện nhiệm vụ giữ địa bàn do Tiền phương Bộ Quốc phòng giao, sau khi điều chỉnh lực lượng, các đơn vị thuộc Quân khu 9 tổ chức nhiều phân đội nhỏ (chủ yếu cấp trung đội, đại đội) liên tục lùng sục, truy quét tàn quân địch ở các vùng nông thôn và vùng ven.

Vừa tiến công quân sự ta vừa đẩy mạnh công tác binh vận; kết hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân địa phương và cả tù binh đầu hàng kêu gọi binh lính địch trở về với cách mạng. Các đơn vị đã kêu gọi được nhiều binh lính địch mang súng trở về với cách mạng, nổi bật là Trung đoàn 2 (Sư đoàn 330), trong một tháng đã kêu gọi được gần 500 quân lính địch ra hàng.

Song song với hoạt động trên, các đơn vị còn tăng cường huấn luyện, giúp đỡ các lực lượng chiến đấu của Bạn. Trong tháng 7 và 8 năm 1979, du kích và bộ đội địa phương của Bạn ở 8 xã khu vực phía nam rừng xanh huyện Baty (Tàkeo), của 5 huyện thuộc tỉnh Côngpông Spư và các huyện Chuk, Cam Pốt, Túcmia tỉnh Campốt... đã tích cực đánh địch ở các vùng ven căn cứ, diệt và bắt hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí. Ta đã thực hiện được phương châm phối hợp cùng các lực lượng Bạn đánh địch, bảo vệ dân, hạn chế hoạt động của địch ở vùng ven, không cho chúng cướp bóc, phá hoại sản xuất; góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Với gần một nghìn lần xuất kích truy quét tàn quân địch, mùa mưa năm 1979, các đơn vị thuộc Quân khu 9 đã loại khỏi chiến đấu hơn 6.000 tên địch, thu hơn 3.000 súng các loại. Lực lượng Bạn tham gia chiến đấu hơn 50 trận, diệt 78 tên, bắt và gọi hàng 204 tên, thu gần 200 súng các loại. Nhìn chung, trong tác chiến mùa mưa, các sư đoàn quân tình nguyện 4, 8, 330, 339, một số trung đoàn binh chủng và lực lượng các tỉnh tăng cường dưới sự chỉ huy của Tiền phương Bộ tư lệnh Quân khu 9 đều thực hiện được mục tiêu đề ra là giữ được địa bàn, tiêu hao sinh lực địch, giảm thương vong của ta; đồng thời giúp Bạn củng cố chính quyền, phát triển được lực lượng. Tuy nhiên, hoạt động trong mùa mưa cũng bộc lộ những sơ hở của ta trong bố trí lực lượng, tổ chức truy quét địch, đặc biệt là tiếp tế hậu cần cho các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo được kịp thời.

Trên địa bàn do các đơn vị Quân khu 5 đảm nhiệm, các sư đoàn 2, 307, 315 vừa triển khai lực lượng giữ địa bàn, ngăn chặn địch đánh phá giao thông vừa tổ chức lực lượng truy quét địch ở biên giới và nội địa. Đứng chân trên địa bàn tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương, mùa mưa năm 1979, Sư đoàn 315 được Tiền phương Bộ tư lệnh Quân khu 5 giao nhiệm vụ truy quét tàn quân địch giữ vững địa bàn được giao; đồng thời giúp Bạn xây dựng lực lượng quân sự, củng cố chính quyền cơ sở, vận động nhân dân sản xuất, ổn định đời sống.  Trong mùa mưa, lợi dụng nước sông Sê San lên to, Sư đoàn 315 đã sử dụng Trung đoàn 733 huy động thuyền của dân ở Vươnsai di chuyển ngược lên Tàveng và đi sâu vào các suối Khăm pha, Tàpộp, phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Kon Tum đánh sâu vào căn cứ sư đoàn 801 Pôn Pốt ở biên giới, phá nhiều cơ sở hậu cần của địch.

Song song với nhiệm vụ truy quét địch, Sư đoàn 315 tổ chức nhiều chốt bảo vệ giao thông trên các trục đường số 19, 141, 194 với tổng chiều dài 120 kilômét. Vừa đảm bảo giao thông, các đơn vị của Sư đoàn vừa tổ chức 106 trận đánh địch, diệt 119 tên, thu 82 súng, 13 thuyền, phá hủy nhiều kho tàng và khu dồn dân của địch ở bắc sông Sê San, đưa 5.000 dân bị địch bắt đi theo trở về làng cũ. Ngoài ra, các trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc của Sư đoàn còn thành lập các đội vũ trang công tác giúp Bạn. Toàn Sư đoàn tổ chức được 16 đội công tác, giúp Bạn đăng ký hộ khẩu được 60 thôn, bản, quản lý được 2.748 hộ với 12.230 dân.

Cũng trong thời gian này, các sư đoàn 2 và 307, theo nhiệm vụ được giao, vừa tổ chức lực lượng giữ địa bàn, vừa đẩy mạnh hoạt động truy quét tàn quân địch. Với hàng trăm trận đánh vừa và nhỏ, bằng nhiều hình thức tác chiến phong phú, các đơn vị đã loại khỏi chiến đấu (p.136) hàng nghìn tên địch, phá âm mưu lập căn cứ trong dân của chúng, giúp Bạn bảo vệ được chính quyền cách mạng và vùng giải phóng.

Cùng với hoạt động tác chiến, để tăng cường thêm lực lượng giúp Bạn ở cơ sở, tháng 8 năm 1979, Quân khu 5 tổ chức thêm 4 tiểu đoàn địa phương và 15 đại đội huyện để giúp 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia: Ráttanakiri, Mônđunkiri, Stung Treng, Prếtvihia (mỗi tỉnh 1 tiểu đoàn và từ 3 đến 4 đại đội); đồng thời điều động lực lượng giúp Bạn thành lập 4 bộ chỉ huy quân sự thống nhất ở 4 tỉnh và một trường đào tạo cán bộ cho Bạn.

Từ ngày 18 đến 24 tháng 11 năm 1979, hội nghị chuyên gia toàn Campuchia được tổ chức với sự tham gia của đại biểu các đoàn chuyên gia quân sự (478), Đoàn chuyên gia kinh tế - văn hoá (A40), Đoàn chuyên gia an ninh (K79), chuyên gia một số bộ, ngành, quân khu, tỉnh, thành phía nam đang làm nhiệm vụ giúp Campuchia. Sau khi nghe đồng chí Lê Đức Thọ, Trưởng ban phụ trách công tác Campuchia, điểm lại một số kết quả giúp Bạn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế - văn hoá; đồng chí Lê Đức Anh, Tư lệnh Tiền phương Bộ Quốc phòng tại Campuchia, báo cáo về tình hình địch - ta trên chiến trường, âm mưu, thủ đoạn của địch trong thời gian tới, hội nghị tập trung bàn các giải pháp nhằm giúp Bạn ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển sản xuất, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.

Về khôi phục sản xuất, ổn định dời sống nhân dân, với sự giúp đỡ tích cực của chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam, đến cuối năm 1979, cả nước Campuchia đã lập được hơn 46 nghìn tổ sản xuất (mỗi tổ gồm từ 10 đến 15 gia đình, với 20 - 30 lao động, canh tác trên một diện tích chừng 20 héc-ta đất). Tổ sản xuất được chia làm ba loại: Tổ loại 1, mọi người lao động trên diện tích chung, thu hoạch chia theo lao động. Tổ loại 2, mọi người lao động theo lối đổi công, từng gia đình thu hoạch lấy sản phẩm của mình. Tổ loại 3, các gia đình tổ chức lao động riêng lẻ nhưng cùng nhau sinh hoạt vui chơi. Người lao động tự do sản xuất và tự hưởng hoa lợi của riêng mình.

Lúc đầu, các gia đình trong tổ sản xuất mới chỉ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để sống, nhưng dần dần họ trở thành một lực lượng có tổ chức, một tổ chức vừa mang tính chất kinh tế, vừa có tính chất chính trị, quốc phòng, an ninh; tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất bảo vệ lẫn nhau chống lại kẻ thù.

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tham gia các tổ sản xuất, ngày 20 tháng 12 năm 1979, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia đã quyết định không thu thuế nông nghiệp, không bắt nông dân đóng góp dưới bất cứ hình thức nào; nông dân được hưởng toàn bộ sản phẩm do mình làm ra.

Nhà nước còn tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thóc giống, bảo đảm về thủy lợi và phân bón. Những chính sách này đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ giúp dân đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, tranh thủ thời gian mùa khô, các đơn vị ta tích cực đẩy mạnh truy quét tàn quân địch, củng cố vùng giải phóng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, tại Sở chỉ huy Tiền phương Quân khu 9 ở thị xã Cô Công, đồng chí Lê Đức Anh, Tư lệnh Tiền phương Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Quân khu 9 và Vùng 5 Hải quân. Các đồng chí Trần Văn Nghiêm, Tư lệnh Quân khu 9; Nguyễn Đệ, Phó tư lệnh quân khu, Tư lệnh Tiền phương Quân khu 9; đồng chí Tuấn, Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Chỉ huy Lữ đoàn 950; chỉ huy 6 trung đoàn biên phòng, chuyên gia tỉnh Cô Công và đại diện các cơ quan Tiền phương Bộ, Tiền phương Quân khu dự hội nghị.  Căn cứ vào tình hình thực tế địch - ta, Tiền phương Bộ quyết định: Tiền phương Quân khu 9 chỉ huy các lực lượng giúp Bạn bảo vệ biên giới tỉnh Cô Công và vùng ven biển Cô Công (gồm các đảo Do, đảo Cô Công, đảo Kot Samách); Vùng 5 Hải quân đảm nhiệm tác chiến trên biển và các đảo còn lại.

Đối với nhiệm vụ phòng thủ biên giới, Tiền phương Quân khu 9 phải đưa lực lượng ra bố trí sát biên giới Thái Lan, vượt sang sông Mêtock, không để dịch áp sát tuyến sông Mêtock. Hoàn chỉnh bố trí lực lượng chốt giữ, bảo đảm tiến công và phòng thủ vững chắc, chặn đứng mọi âm mưu, thủ đoạn đánh phá, thâm nhập của địch, thực hiện khoá chặt biên giới.

Quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của Tiền phương Bộ, bước vào mùa khô 1979-1980, Đảng ủy Quân khu 9 xác định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang quân khu trên chiến trường Campuchia:

Một là, nắm vững nhiệm vụ trung tâm, giúp Bạn vận động quần chúng sâu rộng nhằm phát triển thực lực cách mạng, phá các âm mưu sử dụng phần tử hai mặt trong chính quyền cách mạng của địch; đẩy mạnh sản xuất ổn định đời sống mọi mặt cho nhân dân, khắc phục các hậu quả địch để lại.

Hai là, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển quần chúng, củng cố lực lượng vũ trang cho Bạn với nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, đập tan các cuộc bạo loạn, diệt trừ các nhóm vũ trang, triệt phá các căn cứ chỉ huy, các cơ sở sản xuất, hậu cần, triệt cắt mọi nguồn tiếp tế của địch. Chiếm lĩnh và khống chế những nơi địch có thể sử dụng để khôi phục căn cứ hành lang, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, các trục giao thông huyết mạch, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng phòng thủ biên giới và bờ biển tỉnh Cô Công.

Ba là, đẩy mạnh tốc độ giúp Bạn xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng chính trị cho lực lượng Bạn. Tăng cường xây dựng đoàn kết, nhất trí giữa nạn và ta, củng cố liên minh chiến đấu giữa hai quân đội ngày càng vững chắc.

Về sử dụng lực lượng truy quét địch, Tiền phương Quân khu 9 xác định: ở địa bàn Cô Công sử dụng Sư đoàn 4, Trung đoàn 5, tăng cường 3 tiểu đoàn (trinh sát, đặc công, công binh) của Quân khu. Kết hợp với lực lượng Vùng 5 Hải quân và lực lượng địa phương của Campuchia truy quét tàn quân sư đoàn 164 địch ở Thamaso, Trapengrung, Thambăng, tây và nam Ôđôngtức.

Sư đoàn 330 và Sư đoàn 8 truy quét địch ở khu vực Chàng Ô, núi Lớn, tây Tượng Lăng, Kamchay, núi Mây, núi Con Sâu, Kaosala, bắc và tây bắc thị xã Campốt.

Lực lượng của tỉnh An Giang cùng lực lượng Bạn truy quét địch ở đông Tượng Lăng, Anchao, Kirirom, Bátty (rừng xanh) phối hợp với Sư đoàn 330 và Sư đoàn 8 ở phía tây. Lực lượng của tỉnh Cửu Long phối hợp với Sư đoàn 330, truy quét địch ở địa bàn Uđông và nam - bắc đường số 4.

Đối với công tác quần chúng, các đơn vị phải quán triệt sâu sắc và nhuần nhuyễn giữa yêu cầu xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang với giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội (cứu đói, chữa bệnh, cứu đau, đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế...); phải nắm chắc dân, dựa vào dân để phát hiện các phần tử hai mặt của địch.

Trong nhiệm vụ giúp Bạn xây dựng lực lượng, các tỉnh Cửu Long, Kiên Giang, An Giang và Sư đoàn 4 được phân công giúp các tỉnh Tàkeo, Campốt, Côngpông Spư, Cô Công xây dựng mỗi tỉnh 1 tiểu đoàn tập trung, huyện có đại đội bộ đội địa phương, xã có trung đội du kích; ngoài ra giúp huấn luyện lực lượng dân quân theo yêu cầu của Bạn. Sư đoàn 330 giúp xây dựng hai tiểu đoàn (2 và 3), Sư đoàn 8 xây dựng một tiểu đoàn, Đoàn 978 và Quân khu giúp Bạn xây dựng Binh đoàn 2.

Thực hiện nhiệm vụ truy quét địch, những tháng cuối năm 1979, đầu năm 1980, trên địa bàn biên giới, các đơn vị thuộc Quân khu 9 lần lượt đánh bại các thủ đoạn bu bám, lấn chiếm chốt, chia cắt phía trước phía sau của sư đoàn 164 địch, đánh bật nhiều đợt tấn công  của chúng vào các điểm cao 322 và 172 A, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giữ vững các chốt, đồng thời đẩy mạnh truy quét địch ở khu vực Viêngviên.  Trong nội địa, các đơn vị Quân khu 9 kiểm soát được các địa bàn, triệt phá các "lõm", hỗ trợ đắc lực cho công tác vận động quần chúng, phá rã chính quyền hai mặt và phần tử hai mặt của địch, đập tan nhiều âm mưu bạo loạn của chúng trong dịp lễ Chon Chnam Thơmây (ngày 15 tháng 4); bảo vệ an toàn các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế, tạo điều kiện củng cố xây dựng chính quyền cách mạng.

Trong mùa khô, từ tháng 10 năm 1979 đến tháng 5 năm 1980, trên địa bàn do Quân khu 9 đảm nhiệm, các đơn vị ta đã loại khỏi chiến đấu 3.207 tên địch, thu 1.872 súng các loại, 30 tấn đạn, 76 máy thông tin các loại, hơn 90 tấn lương thực. Giải phóng thêm 1.182 dân.

Phía ta thương vong 315 đồng chí.
----------------------
Thực sự đây là lần đầu đầu tiên tui được đọc 1 tài liệu nói nhiều đến như vậy về Quân khu 9!(bodoibucket)

Sau khi hoàn thành kế hoạch tác chiến mùa mưa, trên địa bàn do Mặt trận 479 đảm nhiệm, trong mùa khô 1979-1980, ta đẩy mạnh hoạt động truy quét địch.

Đảng ủy mặt trận xác định nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt và gọi hàng quân địch trong nội địa, đánh bại các cuộc tiến công của địch từ ngoài biên giới đánh vào với bất cứ quy mô nào; gấp rút xây dựng cho Bạn mạnh lên toàn diện, nhanh, vững chắc để Bạn từng bước quản lý được tình hình trật tự trị an trên địa bàn và cùng ta đánh địch.

Quân đoàn 4 được Bộ Tư lệnh Mặt trận 479 giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Bạn trên tuyến biên giới từ Pailin đến Cô Công và trong nội địa. Trên tuyến Pailin - Cô Công, quân Pôn Pốt thường xuyên có tàn quân của các sư đoàn 1, 2, 111 và 164 hoạt động phá hoại trên các tuyến đường sắt, đường số 5 và đường số 56. Trong nội địa, tàn quân các sư đoàn 502, 344, 232 và 520 và các toán quân do Lơvây, Pôn Lóc, Sà Rươn chỉ huy thường xuyên tập kích đánh phá các cơ sở cách mạng của Bạn.

Yêu cầu đặt ra đối với Quân đoàn 4 là phải kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch ở biên giới, nội địa với phát động quần chúng phá các lực lượng ngầm và các tổ chức ngầm, tổ chức hai mặt của địch. Đáp ứng yêu cầu trên, mùa khô 1979-1980, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 đề ra một số nhiệm vụ: 1. Tiếp tục đánh địch ở biên giới, đưa lực lượng ra chốt khu vực Đông Tây sông Mê Nam. Trung đoàn 686 biên phòng, Trung đoàn bộ binh 10 (Sư đoàn bộ binh 339), Trung đoàn 250 biên phòng triển khai chốt có trọng điểm từ biên giới Pailin đến giáp Cô Công. Sư đoàn bộ binh 341 phát triển trên đường số 10, đoạn Săm lốt - Tức sóc, đánh địch củng cố địa bàn và làm lực lượng cơ động.

2. Các sư đoàn 7, 9, 339 (thiếu) phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh của Bạn tổ chức đánh địch còn ẩn náu trong nội địa và triệt phá các căn cứ hành lang của chúng ở các khu vực Amleng, Kimri, nam Lếch và Biển Hồ.

Thực hiện nhiệm vụ được giao Trung đoàn 10 (Sư đoàn 339) và các trung đoàn biên phòng 686, 250 đã mở các đợt truy quét địch ở hai bên bờ sông Mênam; Sư đoàn 341 đánh địch ẩn náu hai bên trục đường 10, Sămlốt, Tứcsóc, đập tan bộ máy chỉ huy của địch (gồm mặt trận 1; mặt trận quân khu tây Bắc và sở chỉ huy một số sư đoàn bộ binh) ở khu vực này. Tiếp đó, Trung đoàn 686 và Trung đoàn 10 (Sư đoàn 339) đưa lực lượng ra chốt giữ biên giới tuyến Mênam, Trung đoàn biên phòng 250 xây dựng cụm điểm tựa phòng thủ Pailin.

ở nội địa, các sư đoàn 9, 7 và 339 (thiếu) tiếp tục đánh các căn cứ trọng điểm của địch ở Amleng, Kimri, Lếch, Ôran. Ta sử dụng tù hàng binh dẫn đường phá được nhiều căn cứ, cơ sở sản xuất của địch ở khu vực núi Ổran, thu hồi nhiều kho tàng quân trang, quân dụng của chúng.

Những tháng đầu năm 1980, địch tiếp tục đưa những toán quân nhỏ từ biên giới thâm nhập vào nội địa phối hợp với lực lượng ẩn náu trong các địa hình phức tạp ven sông Tônglê Sáp móc nối với bọn phản động trà trộn trong dân đẩy mạnh các hoạt động đánh phá ta ở tây - nam Mung; đông - bắc Amleng, núi Kimri, tây Krakô, các huyện 10, 14, 16 (Côngpông Chnăng), Sầmrông, đông và tây Rôviêng. Ở biên giới, tàn quân các sư đoàn 1, 111 khôi phục hoạt động ở khu vực 20 nhà, Pailin, Sămlốt; Sư đoàn 164 đẩy mạnh hoạt động ở khu vực từ điểm cao 322 đến bắc Cô Công. Từ tháng 3 năm 1980, địch đưa thêm lực lượng về hoạt động ở phía nam đường 56, bắc Pramôi. Chúng dùng hoả lực từ biên giới bắn vào các khu vực đứng chân của các đơn vị biên phòng, cài mìn, phục kích các bộ phận đi tải thương, tải gạo, cắt đường dây điện thoại, phá các trục giao thông quan trọng của ta.

Sau các đợt truy quét tàn quân địch ở các địa bàn trọng yếu, làm đường cơ động lên các điểm chốt tiền tiêu vận chuyển hàng các loại, đảm bảo chốt giữ biên giới; đồng thời sử dụng lực lượng giúp Bạn phát động quần chúng đánh địch ẩn náu trong dân, phát hiện những phần tử phản động hoạt động trong chính quyền và lực lượng vũ trang Bạn, dập tắt âm mưu bạo loạn ở Phnôm Pênh và Côngpông Chnăng; đến cuối tháng 5 năm 1980, Quân đoàn 4 điều chỉnh đội hình giữ các khu vực trọng điểm, chuẩn bị đánh địch trong mùa mưa. Sư đoàn 341 cùng với Bạn triển khai hoạt động đánh địch bảo vệ địa bàn Mông, Tàsanh, Sămlốt, Rôviêng, Đảo Đá, Pramôi và đông tây sông Cô Công. Sư đoàn 9 đảm nhiệm khu vực Bannâk, Rômía, Pônlây, bắc huyện 16 (tỉnh Côngpông Chnăng). Sư đoàn 7 phối hợp với Bạn hoạt động ở khu vực Amleng, Kimri. Ngoài lực lượng chốt giữ địa bàn, Quân đoàn còn đưa một số lực lượng phối hợp hoạt động với Bạn và lực lượng Quân khu 7 ở đông và bắc các huyện 16; 18 (tỉnh Côngpông Chnăng); đồng thời phối hợp với một số đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre cùng Bạn đánh địch ở vùng giáp ranh, giúp các địa phương củng cố chính quyền cách mạng, phát triển sản xuất, ơn định đời sống nhân dân.

Bước vào mùa mưa năm 1980, Quân đoàn 4 sử dụng lực lượng chốt chặn bảo vệ địa bàn, ngăn chặn âm mưu phục kích, đột nhập đánh phá của địch đồng thời sẵn sàng cơ động lực lượng giúp Bạn tiêu diệt các đơn vị lớn của địch. Ngày 25 tháng 8 năm 1980, Quân đoàn phối hợp với Bạn và lực lượng Quân khu 7 mở đợt truy quét quân địch ở địa bàn giáp ranh giữa Côngpông Chàm và Côngpông Chnăng, giữa Prâyveng với Kanđan và các bến phà Prekđam, Niếc Lương; đồng thời đẩy mạnh công tác bảo vệ giao thông và đánh phá các lực lượng ngầm của địch. Sau đợt hoạt động này, Quân đoàn 4 sử dụng Sư đoàn 7 làm nhiệm vụ hỗ trợ Bạn bảo vệ thành phố Phnôm Pênh, sân bay Pôchentông và đoạn đường sắt từ Phnôm Pênh đến ga Loven (dài 92 kilômét, có 47 cầu). Sư đoàn 9 cùng Bạn bảo vệ đoạn đường sắt từ ga Loven đến ga Bannâk (dài 156 kilômét có 15 cầu). Các đơn vị còn lại được phân công phối hợp cùng Bạn bảo vệ đường số 5 dài 275 kilômét với 207 cầu lớn nhỏ).
---------------------------
Thế quái nào Quân đoàn 4 của Bộ lại do Mặt trận 479 (Quân khu 7) điều phối nhỉ? (bodoibucket) 
 

Được giao nhiệm vụ truy quét, tiêu diệt các căn cứ địch ở tuyến biên giới, trọng điểm là Phumcu, Tơrôm, Anlongveng, Sư đoàn 302* (Quân khu 7) đã sử dụng lực lượng đặc công, trinh sát luồn sâu, tiêu diệt nhiều căn cứ kho tàng của địch ở tuyến biên giới. Vừa triển khai xây dựng các cụm điểm tựa cấp đại dội, tiểu đoàn, tiến hành rào rấp, khoá biên giới, Sư đoàn vừa tổ chức lực lượng truy quét địch trong nội địa. Hướng chủ yếu là khu vực đông đường 68 đến Anlongveng và khu vực giáp giới ba huyện Chôngcan I, Xrayxnam và tây phum Chếch).

Sau khi điều chỉnh lại lực lượng bố trí trên các địa bàn từ tháng 2 năm 1980, các đơn vị của Sư đoàn tiến hành nhiều đợt truy quét địch ngoài địa hình, tiêu diệt (p.146)  các căn cứ lõm; đồng thời tổ chức tiến công các cứ điểm, cụm cứ điểm của địch trên tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan, tạo điều kiện cho các đơn vị Bạn và lực lượng vũ trang địa phương của Campuchia bố trí tuyến phòng thủ biên giới ngăn chặn địch xâm nhập vào nội địa, củng cố chính quyền cách mạng. Trong năm 1980, Sư đoàn 302 giúp Bạn xây dựng, củng cố chính quyền ở 8 huyện, 71 xã, 1.360 phum; xây dựng và huấn luyện cho Bạn được 9 đại đội 2 chức năng với số quân 1.821 người và 2.840 du kích huyện xã; trang bị cho Bạn 4.106 khẩu súng các loại; giúp Bạn xây dựng được 7 trường học, 46 trụ sở ủy ban nhân dân, 10 bệnh xá, tạo điều kiện cho Bạn giữ vững vùng giải phóng, củng cố chính quyền cách mạng.

Trong năm 1980, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Sư đoàn 317 (Quân khu 7) điều chỉnh địa bàn đứng chân của các đơn vị. Cùng với việc truy quét tàn quân địch, phá căn cứ kho tàng và cơ sở sản xuất của chúng, bảo đảm an toàn hai trục đường số 6 và 12, Sư đoàn tập trung củng cố 5 tiểu đoàn làm công tác quân sự địa phương tại 5 huyện và tổ chức Trung đoàn 747** (thiếu 1 tiểu đoàn) cơ động phối hợp với các lực lượng khác ở tỉnh Prâyveng hoạt động trong chiến dịch tổng hợp mùa khô năm 1980. Trong đợt 1 từ ngày 5 đến ngày 30-1-1980), Sư đoàn tập trung lực lượng đứng chân ở các xã ven trục đường số 6 cùng các lực lượng vũ trang địa phương vận động nhân dân không nghe theo các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của địch phá hoại ngày lễ chiến thắng (7 tháng 1), bắt nhiều tên đầu sỏ phản động.

Trong trận đánh ngày 27 tháng 2 năm 1980 ở đông nam Kôkithom, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 747 và Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 775) hiệp đồng tác chiến chặt chẽ, diệt 20 tên, bắt 2 tên, thu 17 súng các loại, làm chủ căn cứ của địch. Trong chiến dịch tổng hợp mùa khô ở khu vực Lôvia từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1980, sư đoàn đánh 96 trận, loại khỏi chiến đấu hàng trăm tên địch, thu 328 súng các loại, giải phóng 233 dân.  Ngày 24 tháng 5 năm 1980, Bộ tư lệnh Quân khu 7 quyết định tách một bộ phận Sư đoàn 317 (gồm các trung đoàn 115, 770 và một số cơ quan trực thuộc) phối hợp với chuyên gia tỉnh Đồng Nai thành lập Đoàn 7701 làm nhiệm vụ giúp Bạn tại tỉnh Côngpông Thom. Lực lượng còn lại của Sư đoàn 317 hành quân lên chiến trường Báttambang, Xiêm Riệp. Tại đây, Sư đoàn được bổ sung Trung đoàn bộ binh 6 (của Sư đoàn 5), trung đoàn pháo binh và một số đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ dự bị cơ động cho Mặt trận 479.

Trên địa bàn do Quân khu 5 phụ trách, mùa khô 1979-1980, địch sử dụng sư đoàn 801 lập hậu cứ ở sát ngã ba biên giới Thái Lan - Campuchia - Lào, tập trung lực lượng đánh phá khu vực tây sông Mê Công, nam bắc đường 126, Chép, Thala, Khâupa, Tabok. Sư đoàn 920 hoạt động ở đông sông Mê Công, trên địa bàn một số huyện thuộc các tỉnh Mônđônkiri, Krachiê, Côngpông Thom. Các sư đoàn 612, 616 lập căn cứ hậu cần ở khu vực điểm cao 547 và phân tán lực lượng hoạt động dọc biên giới Thái Lan - Campuchia, phía tây tỉnh Prếtvihia và phía đông tỉnh Xiêm Riệp.

Sau khi bị các sư đoàn 2, 307, 315 của ta truy quét, tàn quân địch được tổ chức lại thành hai mặt trận ở đông và tây sông Mê Công. Chúng đặt mục tiêu: ở tây sông Mê Công đẩy mạnh các hoạt động du kích, tập kích bằng hoả lực, phục kích nhỏ, phát triển đánh giao thông bằng các loại mìn. Tích cực xây dựng, phát triển đội quân ngầm, đánh chiếm một số chốt của ta ở biên giới, tạo thế xen kẽ ở nội địa, chiếm đất, giành dân để tạo "khu vực giải phóng".

Ở đông sông Mê Công, chúng đưa lực lượng vào nội địa, phát triển các cơ sở ngầm, cơ sở hai mặt để tạo thế đấu tranh chính trị. Trên cơ sở nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của địch, mùa khô 1979-1980, Bộ Tư lệnh Mặt trận 579 tổ chức lực lượng chốt giữ địa bàn và liên tục truy quét tàn quân địch nên chúng chỉ thực hiện được một số vụ tập kích, phục kích lẻ tẻ.

Trong đợt hoạt động mùa khô, từ ngày 15 tháng 10 năm 1979 đến ngày 30 tháng 5 năm 1980, trên toàn chiến trường Campuchia, ta loại khỏi vòng chiến đấu 20.255 tên địch, thu 11.296 súng các loại, bước đầu đánh bại âm mưu phục hồi, phát triển lực lượng, lấn đất, giành dân, tạo thế hai vùng, hai chính quyền của địch.

Căn cứ tình hình thực tế công tác giúp Bạn, tháng 2 năm 1980, Bộ Chính trị quyết định thành lập Tổng đoàn chuyên gia, do đồng chí Lê Đức Anh phụ trách, để trực tiếp chỉ đạo các đoàn chuyên gia cho sát với tình hình thực tế. Theo chỉ đạo của Tổng đoàn chuyên gia, ta rút các tổ chuyên gia cấp huyện, giao nhiệm vụ xây dựng huyện và cơ sở cho các tiểu đoàn địa bàn. Với tinh thần tích cực, chủ động, kết hợp chặt chẽ với chính quyền và các lực lượng vũ trang địa phương, đến tháng 8 năm 1980, trên cả bốn mặt trận, ta đã xây dựng cho mỗi tỉnh của Campuchia có từ 3 đến 5 tiểu đoàn địa bàn. Lực lượng nòng cốt của các tiểu đoàn địa bàn do bộ đội địa phương của Bạn và các đội công tác của ta phối hợp tổ chức, ban đầu theo tỷ lệ ta hai, Bạn một sau đó tăng dần lực lượng của Bạn, tuỳ tình hình từng địa phương, từng địa bàn. Các đội công tác được lệnh sáp nhập vào các tiểu đoàn địa bàn, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất của các đoàn quân sự và Bộ tư lệnh các mặt trận.

Bước vào mùa mưa năm 1980, địch tập trung xây dựng các căn cứ trên biên giới phía Bắc và phía Tây.

Vừa tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ vũ khí, lương thực, địch vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao phô trương thanh thế "Nhà nước Campuchia dân chủ" để hợp pháp hoá viện trợ của nước ngoài. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tiếp tế khó khăn, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bạn liên tục tổ chức các đợt truy quét đánh địch, giữ vững địa bàn. Ta đánh thiệt hại nặng 7 sư đoàn Pôn Pốt mới khôi phục, buộc 5 sư đoàn khác phải chạy ra ngoài biên giới hoặc trốn sâu vào vùng rừng núi tây bắc. Tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc và phía Tây (khoảng 740 kilômét) của Bạn được củng cố với các trọng điểm: Prếtvihia, Sàmrông, Nimít, Kaomêlai, Pailin, Sămlốt, tây sông Mêtúc (Cô Công), ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thâm nhập của địch từ ngoài biên giới vào nội địa.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Campuchia trong tình hình mới, ngày 6 tháng 6 năm 1980, Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ thị số 62/CT-TM về việc thay đổi phiên hiệu Bộ chỉ huy các tỉnh giúp Bạn.

Theo đó, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất của ta ở các tỉnh trên đất Bạn đổi tên thành Bộ chỉ huy quân sự đoàn. Các đoàn thuộc Quân khu 5 phụ trách gồm: 5501* (Ráttanakiri), 5502* (Mônđônkiri), 5503 (Stung Treng), 5504 (Prếtvihia); Quân khu 7 gồm: 7701 (Côngpông Thom), 7702** (Côngpông Chàm), 7703 (Svâyiêng), 7704 (Báttambang), 7705*** (Xiêm Riệp), 7706 (Prâyveng), 7707 (Krachiê), 7708 (thành phố Phnôm Pênh); Quân khu 9 gồm: 9901 (Côngpông Spư), 9902 (Côngpông Chnăng), 9903 (Puốcxát), 9904 (Campốt), 9905 (Tàkeo), 9906 (Kanđan), 9907 (Cô Công).
----------------------------------

Song song với các hoạt động tác chiến, để tạo dư luận trong và ngoài nước ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa công cuộc xây dựng, hồi sinh đất nước của nhân dân Campuchia, trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được giữa hai Đảng, hai Nhà nước, ta và Bạn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác; đồng thời đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Thực hiện thỏa thuận, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (27 và 28-1-1980) đã ra Thông cáo và Tuyên bố về vấn đề hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á. Các văn kiện này thể hiện bước phát triển mới của tình hữu nghị và quan hệ hợp tác giữa 3 nước. Theo tinh thần của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, ngày 18 tháng 8 năm 1980, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân Cách mạng Campuchia ký Hiệp định về việc viện trợ không hoàn lại. Theo đó, phía Việt Nam sẽ giúp Campuchia một số lương thực, thực phẩm, vật tư thiết bị, dụng cụ, giống cây, giống con và hàng tiêu dùng để tiếp tục phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân và cho các lực lượng vũ trang Campuchia.

Bên cạnh đó, ta còn giúp Bạn khảo sát, thiết kế, tu sửa, phục hồi các hạng mục công trình nhằm củng cố quốc phòng, khôi phục kinh tế và văn hóa của Campuchia; vận chuyển những vật tư, hàng hóa do các nước khác viện trợ cho Campuchia giao tại cảng Việt Nam. Đồng thời giúp Hội đồng nhân dân Cách mạng và ủy ban cách mạng các tỉnh và thành phố của Campuchia một số xe vận tải cần thiết để tăng cường năng lực vận chuyển vật tư hàng hóa lưu thông trên đất Campuchia (phía Campuchia cung cấp xăng dầu, các chi phí khác do phía Việt Nam đảm nhiệm). Tiếp tục nhận đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, học sinh các ngành, đồng thời cử cán bộ và công nhân kỹ thuật sang giúp theo yêu cầu của Campuchia.



Thực hiện chủ trương "tỉnh giúp tỉnh, huyện giúp huyện" của Đảng và Nhà nước ta, các tỉnh và huyện thuộc ba quân khu phía nam đã tổ chức nhiều hoạt động cứu trợ giúp nhân dân Campuchia phục hồi sản xuất, từng bước ổn định đời sống. Sau khi giúp đỡ vận chuyển 55.825 người dân từ biên giới Campuchia - Thái Lan trở về các địa phương, tháng 8 năm 1980, Đảng ủy Quân khu 7 ra nghị quyết xác định: đưa lực lượng về huyện, xã giúp Bạn xây dựng cơ sở, bảo vệ dân; giúp Bạn xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang, giữ gìn an ninh chính trị, cứu đói, chữa bệnh, giúp đỡ nhân dân sản xuất, ổn định đời sống là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Quân khu. Trên tinh thần đó, hàng nghìn tấn gạo, hàng vạn cây, con giống, công cụ sản xuất được các đơn vị và các tỉnh trong Quân khu gửi sang giúp đỡ nhân dân các tỉnh Côngpông Chàm, Côngpông Thom, Báttambang, Xiêm Riệp. Với kinh nghiệm phong phú vào sự chỉ đạo sát sao của Quân khu, đến hết năm 1980, trên địa bàn do Quân khu phụ trách, nhân dân Bạn cơ bản đã ổn định đời sống; các ngành nghề được phục hồi, nhanh chóng đi vào sản xuất có hiệu quả.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa chính trị của nhiệm vụ giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn đói, dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi sản xuất, Đảng ủy Quân khu 9 đã ra nghị quyết chuyên đề về giúp Bạn một cách cơ bản, toàn diện. Sau khi đưa 7.700 gia đình trở về quê cũ làm ăn, các lực lượng vũ trang Quân khu đã huy động lực lượng và vật liệu xây dựng nhà ở giúp 1.600 dân Campuchia ổn định nơi ăn ở. Lực lượng hậu cần Quân khu trong những tháng cuối năm 1979, đầu năm 1980 đã vận chuyển 10.000 tấn lương thực, 1.000 tấn hạt giống, gần 2.000 con giống (gồm trâu, bò, lợn), 20 máy cày, bừa, hơn 13.000 công cụ cầm tay, hàng vạn dụng cụ gia đình giúp nhân dân Campuchia khắc phục nạn đói, phục hồi sản xuất. Trong hai năm 1979-1980, Quân khu đã giúp các tỉnh kết nghĩa đào tạo 243 y sĩ, y tá hơn 100 giáo viên, tạo điều kiện để Bạn phục hồi các cơ sở y tế giáo dục.

Trên địa bàn 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia, các đơn vị Quân khu 5 tập trung phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng ô tô chia làm hai đợt gồm 290.536 người về quê cũ làm ăn. Các tiểu đoàn địa bàn kết hợp chặt chẽ với nhân dân địa phương giúp Bạn xây dựng 386 ban tự quản, cứu đói cho 114.644 người. Dân về đến đâu được bộ đội ta giúp đỡ ổn định nơi ăn chốn ở đến đó được cứu đói, giúp công cụ, cây, con giống phát triển sản xuất. Được đi lại tự do, con cái được cắp sách tới trường, người dân Campuchia càng phấn khởi ra sức bảo vệ, xây dựng chính quyền cách mạng. Nhân dân làng Nhơn biết bọn tay sai Pôn Pốt về hoạt động đã bắt giao cho tổ công tác của ta. Bà con ở phum Căn Thơmây (Stung Treng) dẫn đường cho bộ đội vây đánh, phá tan âm mưu đưa 6 vạn dân đi tị nạn của địch.

Cứu đói chữa bệnh, cấp cây, con giống giúp dân phát triển sản xuất vào thời điểm mà mọi sức lực của người dân đã cạn kiệt, khi mà kẻ thù ra sức gieo rắc tâm lý hoang mang, thù địch và tìm mọi cách chia rẽ, thủ tiêu cán bộ, chiến sĩ ta, là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề và nguy hiểm. Vì nhiệm vụ cứu đói, chữa bệnh, giúp dân phát triển sản xuất, mang lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho nhân dân, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ ta đã hy sinh ở các làng bản, phum sóc xa xôi, nhiều người mang thương tích, bệnh tật suốt đời.
Cùng với nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, xây dựng chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng, những năm 1979-1980, công tác cứu đói, chữa bệnh, giúp nhân dân Campuchia ổn định đời sống, phục hồi sản xuất của các đơn vị Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã đem lại những kết quả to lớn và có ý nghĩa thiết thực trên các mặt kinh tế, văn hoá xã hội, y tế, giáo dục, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ vùng giải phóng và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng.

Như vậy, từ đầu năm 1979 đến cuối năm 1980, sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc trên hướng Tây Nam, đáp lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Đảng và Nhà nước ta quyết định đưa Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi bọn diệt chủng Pôn Pốt, giành chính quyền về tay nhân dân, hồi sinh và phát triển dân tộc.

Tuy nhiên, bè lũ Pôn Pốt - leng Xao, được sự hậu thuẫn của các thế lực đế quốc, phản động, chưa chịu từ bỏ âm mưu phục hồi chế độ độc tài chuyên chế, ra sức tập hợp, tổ chức lực lượng, tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng Campuchia. Chính vì vậy, theo đề nghị của Đảng, Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam được Đảng, Nhà nước ta giao nhiệm vụ giúp cách mạng Campuchia, phối hợp với lực lượng vũ trang Bạn truy quét tàn quân Pôn Pốt, củng cố chính quyền cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, góp phần bảo vệ vừng chắc thành quả cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, hồi sinh đất nước.

Tìm kiếm Blog này