Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Kon Tum hành...

Kon Tum có cái may mắn nữa là được người Pháp phát hiện và quy hoạch. Kiến trúc Pháp bao giờ cũng mềm mại, lãng mạn và có vẻ hợp với Á Đông hơn. Pleiku là thành phố dã chiến quân sự do Mỹ quy hoạch và xây dựng, nên nó có gì đấy gấp gáp, vội vã, nhất thời với kiến trúc táp lô lợp tôn, kẽm gai cọc sắt, sau này khi tiếp quản, người ta “nâng cấp” lên thành bê tông trơn lì, thành thẳng băng trống vắng, thành choáng ngợp và xa lạ.
          Kon Tum hiền hòa trong từng khúc ngoặt, từng đột ngột những góc phố, từng bất ngờ những mái nhà rông Ba Na thân thiện gần gũi chứ không chóe sáng tôn và lạnh lùng bê tông. Và đặc biệt là những ngôi nhà. Nhà ở đây dẫu của người Kinh hay người Ba Na thì cũng đều rất mềm mại, thoáng với cây xanh, với vườn, và ngói vẩy kiểu cổ. Những ngôi nhà sàn Ba Na cách điệu cho phù hợp thành thị nhưng vẫn rất Ba Na chứ không như những nơi khác, nó biến thành nhà xây cấp 4 nền xi măng mái lợp tôn cửa vênh vách lở. 
-------------------


          Trong các thành phố thủ phủ của 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay, có vẻ như thành phố Kon Tum là còn giữ được nhiều nét Tây Nguyên nhất, dẫu nó không nhiều dốc, nhiều sương mù, nhiều chênh vênh nhiều dích dắc, cũng như rất ít hoa, nhất là dã quỳ...
          Kon Tum tiếng Ba Na nghĩa là làng gần hồ nước. Có thể là tại thành phố này nằm ngay bên con sông Đăc Bla. Thường thành phố nào nằm bên sông thì hay đẹp, như Huế, như Đà Nẵng... chẳng hạn. 5 thành phố thủ phủ 5 tỉnh Tây Nguyên là Đà Lạt, Gia Nghĩa, Buôn Ma Thuột, Pleiku và Kon Tum thì mỗi Kon Tum có đặc sản trời cho là con sông Đăc Bla uốn lượn quanh thành phố.
          Từ năm 1851, khi người Pháp đặt chân lên Kon Tum thì họ đã chú ý đến con sông này. 

Làng Ba-na trong sách Người Ba-na ở Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi

Nguyên Ngọc (*)

Chủ Nhật, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Lời Tòa soạn DĐTK: Năm 2015, nhân 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học tại SG đã chủ trì một Hội thảo khoa học với 32 bản tham luận được công bố (trong cuốn kỷ yếu mang tên 100 năm học giả-nhà văn Nguyễn Đổng Chi) chọn lọc từ 60 tiểu luận khoa học, do giới nghiên cứu, giảng dạy văn học, văn hóa trong cả nước gửi về đóng góp.Nguyễn Đổng Chi (1915-1984), quê quán ở Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh là một học giả nổi tiếng từ trước 1945, với các tác phẩm Mọi Kontum (công trình khảo cứu dân tộc học, biên soạn cùng người anh là BS Nguyễn Kinh Chi, 1937);Việt Nam cổ văn học sử (1942); Đào Duy Từ (giải thưởng của Học hội Alexandre de Rhodes, 1943);Hát dặm Nghệ-Tĩnh (1944)…  Trong kháng chiến chống Pháp, ông sống ở vùng tự do Khu IV. Sau hiệp định Genève 1954, ông ra Hà Nội, tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu và cũng để lại nhiều công trình gây tiếng vang rộng rãi ở cả miền Bắc, miền Nam và ít nhiều ở nước ngoài: Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1956); Sơ thảo lịch sử văn học việt Nam (5 tập khổ lớn, viết chung, 1957-1961); Hát giặm Nghệ-Tĩnh (3 tập, viết chung với Ninh Viết Giao, 1961-1963); Góp phần tìm hiểu phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến (1968-1978, chưa in); Văn học dân gian sưu tầm ở Ích Hậu (4 tập, soạn chung với Đoàn Thị Tịnh, 1962-1969, chưa in); Địa chí văn hóa dân gian Nghệ-Tĩnh (Chủ biên, 1979-1983, in 1996); đặc biệt là bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 5 tập, biên soạn và xuất bản ròng rã trong 25 năm (1957-1982). Ngoài tư cách một nhà văn hóa, Nguyễn Đổng Chi còn là một nhà văn, với tập phóng sự đặc sắc Túp lều nát, phơi bày chế độ hào lý mục nát ở nông thôn xứ Nghệ (1937), và cuốn truyện ký Gặp lại một người bạn nhỏ (1949) kể chuyện cuộc kháng Pháp ở Hà Nội trong những ngày cuối năm 1946 đầu năm 1947 mà ông trực tiếp tham dự.Diễn Đàn Thế Kỷ xin chọn đăng lại một số bài trong những bài tiêu biểu công bố trong hội thảo khoa học nhân 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi nói trên. Những bài này đều do GS Nguyễn Huệ Chi, trưởng nam học giả Nguyễn Đổng Chi nhã ý gửi cho. Nhân đây xin được cám ơn ông. - Diễn Đàn Thế Kỷ

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Ảnh độc: Người Sài Gòn xưa đi máy bay như thế nào?

Phóng viên ảnh nổi tiếng người Mỹ Bill Eppridge đã ghi lại những bức ảnh đặc sắc trong một chuyến bay dân sự ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày 14/7/1965.
Các con đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất được kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. 

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Sự thật về “quái vật” ở Vĩnh Phúc đang gây xôn xao

20:06 PM, 04-03-2015
(ĐSPL) – “Quái vật” được cho ở Vĩnh Phúc đang gây xôn xao thực chất là loài kì nhông khổng lồ hiếm đang được bảo vệ chủ yếu phân bổ ở Nhật Bản.
Vài ngày qua, trên mạng xã hội một tài khoản Facebook có tên Tùng Nguyễn sống tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã đăng tải hình ảnh một con vật lạ có màu xám tro đầu dẹp, có 4 chân.
Sau đó, một diễn đàn lớn đã chia sẻ lại hình ảnh này và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng với lời mô tả: “Con vật kỳ lạ này vừa được phát hiện tại Vĩnh Phúc. Không rõ là khủng long hay là thằn lằn nữa nhưng nhìn đồ vật xung quanh gồm cái mâm với cái thớt chắc dễ dự đoán được kết cục của nó rồi”.

Sự thật về “quái vật” ở Vĩnh Phúc đang gây xôn xao - Ảnh 1

"Quái vật" ở Vĩnh Phúc được đăng tải trên diễn đàn đang gây xôn xao cộng đồng mạng.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Trẻ em thời chiến tranh Việt Nam 50 năm sau: “Chúng có còn sống?”

 Posted by adminbasam
The Guardian
Người dịch: Trần Văn Minh
28-02-2015
Ngay sau khi tấm hình này được chụp, những trẻ em này đã di tản khỏi làng. Gần nửa thế kỷ sau, có thể nào các cựu chiến binh Mỹ tìm được chúng?
Vietnam child evacuees 

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(XI)

Chuyện tổ chức xây dựng doanh trại của đơn vị cũng đã hòm hòm thì anh Tập lên E bộ viết báo cáo cũng vừa về lại đơn vị , trong cái buổi sáng ấy khi nắng vừa lên một ông lù lù khoác ba lô từ hướng hồ nước đi lên thoáng thấy bóng tôi anh ấy gọi ầm lên , mừng quá anh em gặp nhau sau gần cả tháng trời , anh mang về bao nhiêu là tin mới mẻ mà lâu nay chúng tôi không được biết và trong đó có tin C2 không được phong tặng danh hiệu Anh hùng lần thứ 2 , vậy thì chuyện cá nhân Anh hùng trong đội hình C2 cũng mất theo luôn , nguyên nhân chắc chắn không phải do chúng tôi và cũng không phải do cấp C D chỉ huy lìu tìu này .

 Lâu nay đội hình C2 do 1 mình anh Phượng chèo lái nay anh Tập về thêm người chung tay cùng xây dựng đơn vị ổn định khiến anh Phượng đỡ vất vả hơn , rồi những lần liên tục về D họp bao giờ anh cũng lôi tôi theo , đường xa gần 3km cách D bộ đi đường có anh có em , bảo vệ nhau trên đường và cũng đỡ buồn hơn có người mà chuyện trò tâm sự , anh em tôi cũng dần dần thân nhau hơn , hiểu về hoàn cảnh gia đình cùng tên tuổi nhau hơn , nhiều chuyện tâm sự ngoài lề chỉ riêng anh em tôi biết , anh Phượng cũng chẳng ngần ngại nói rõ tại sao đi đâu cũng muốn lôi tôi theo , anh không muốn tôi ở đơn vị khi anh không có nhà , đỡ phải làm ba cái chuyện vớ vẩn bởi thằng liên lạc đại đội nó có việc của nó , khi nào nhàn dỗi ra thì kệ để nó tự giác muốn làm gì thì làm  , đúng ý tôi vì tôi cũng lười hơn nữa có anh đỡ đầu rồi có lý do để lười làm việc , đi theo anh cũng là một cách để tôi trốn việc , lên D bộ anh vào họp còn tôi la cà hết B trực thuộc này đến B khác , hết trên D bộ thì về C5 mắc võng nằm tán phét với mấy thằng bạn bên đó .

Quân tình nguyện VN đã sống và chiến đấu như thế nào...(VIII)

Những ngày tiếp theo nằm chốt tai sườn trái núi Lovea C2 và cả D7 thiếu người lắm , địa hình không quá rộng nhưng cả 4 mặt đều có thể có địch nên chúng tôi phải căng hết lực lượng ra canh gác , anh Hồng lệnh cho những thằng bậu xậu chúng tôi trên C bộ cũng phải xuống các B tham gia canh gác hàng đêm , 2 thằng thông tin thì là người của D nên nhiệm vụ của chúng nó là nằm trên C bộ hoặc bám theo đại trưởng số còn lại 4 thằng chúng tôi xuống hết các B bộ binh canh gác , C bộ nằm bên trong trên con đập chắn nước sau bụi tre dày đặc các anh cùng 2 thông tin có thể lo chuyện canh gác đêm được .

 Tôi chọn B3 , B3 nằm ở cuối đội hình , điểm tiếp giáp giữa đại liên và C1 , cái khu vực ban ngày nắng nóng không có chỗ mà trú , chỉ duy nhất có cái khóm thốt nốt với mấy cây cả nhỏ cả nhỡ trơ vơ giữa nắng , xong được cái có bờ đất thấp và công sự chiến đấu của B3 dựa hết vào đó , đám lính C bộ tăng cường này chỉ tham gia gác đêm còn ngày về cả trên C bộ , ở C bộ thì cũng chẳng có việc gì cả nhưng thoải mái hơn trong sinh hoạt không lo bị địch bất ngờ tỉa vào chốt , anh Lâm cũng đã nhiều lần xách súng qua các B tìm mục tiêu bắn tỉa vào chốt để tỉa lại nhưng vẫn chưa tìm ra thằng lính Pốt nào , vẫn biết chúng nằm đâu đó trên những ngọn cây thốt nốt nào đó nhưng vẫn chưa tìm ra , ở đâu cảm thấy nghi ngờ là lính mình vác RPD ra bắn lên ngọn cây khoảng nửa băng xong chẳng thấy thằng lính Pốt nào trên cây rụng xuống cả .

Xem vẻ đẹp đại ngàn Kon Tum, nhìn chỉ muốn khóc cho quê hương mình !


Rừng không còn đất trôi thẳng ra sông, xa xa là núi đồi trọc được báo gọi là đất đỏ bazan, hùng vĩ.

Ba bậc đàn anh, một tấm gương lớn

Người Đô Thị - Khuôn mặt Sài Gòn trong y nghiệp của tôi là nhân diện của những bậc đàn anh đến từ mọi vùng miền của đất nước. Qua đó, tôi thấy lại một nền y khoa nhân bản, đầy lòng trắc ẩn và hoàn toàn vắng mặt những lời tung hô, xưng tụng hay những khẩu hiệu ngoa ngôn sáo rỗng.
1. Ông là sĩ quan quân y cao cấp của chế độ cũ, giám đốc một tổng Y viện lớn bậc nhất miền Trung. Sau 1975, khi đi cải tạo về, ông được “lưu dung” làm tại một bệnh viện lớn của Sài Gòn. Với khả năng chuyên môn giỏi giang, ông được đề bạt làm trưởng khoa một khoa bệnh nặng và khó.

Là người Bắc di cư, ông lịch lãm, điềm đạm. Nhưng dưới con mắt của một chú sinh viên năm cuối, ấn tượng về ông không chỉ có thế. Trong một góc của khoa bệnh do ông phụ trách, có căn phòng nhỏ, là nơi trú ngụ nhiều năm của một thanh niên bị chứng bệnh nặng, hôn mê dầm dề không biết chừng nào hồi tỉnh. Cám cảnh nhà đơn chiếc, ông sắp xếp cho cô chị chừng 20 tuổi của người bệnh thập tử nhất sinh này được đem chiếc máy may cũ kỹ vào bệnh viện để vừa may vá lạch xạch kiếm tiền độ nhật, vừa chăm sóc đứa em trai xấu số.
Một lần, ông nói với bọn sinh viên lộc ngộc chúng tôi: “Lấy vợ thì để anh giới thiệu cho cô bé ấy. Nhìn cách cô ấy chăm em, anh biết đó là một hiền thê”. Nhìn cách ông nói nghiêm túc, tôi biết con người nhân hậu ấy không đùa cợt. Ông đã che chở, cưu mang cho chị em nhà ấy như một “bố già” tốt bụng, chu đáo và ân cần như một người mẹ.

Tìm kiếm Blog này