Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

"Thừa phát lại" nghĩa là gì?

Thừa phát lại - hữu ích nhưng ít người biết
Ezlaw 6 A+ A-

Sự tích 4 cái thớt của lão thợ cạo

Thợ cạo hay gọi đùa blog là cá lóc, có khi là thớt. Đoạn còm dưới dán lại từ nhà bạn Giaovn:

Chào bạn Bùi Trọng Tín, cảm ơn Sờ lốc Giao quan tâm!
Thấy bài này, lão cười nôn ruột chiện anh Cạo xách đồ nghề chại lung tung. Nhân đây kể chiện dzui sự tích 4 con cá lóc:

Đầu tiên là cái thớt Tranhung09 chiên tích trử hàng nóng thượng vàng hạ cám bơm vá đủ thứ, bị phu nhơn anh Dũng lò vôi doạ kiện tiếp tay xâm phạm đời tư, tiếp nữa bị Google cảnh cáo do em Lý Nhã Kỳ kiện vì đăng chiện ăn cơm gà với thầy chùa, rồi bị dính mã độc, tới Cam nhắc nhở vì 3 bài đụng tới quy tín 2 ông to thiệt là to ở triều đình, lão rét quá đóng luôn.  Cá chết ngay đơ! định bụng giải nghệ luôn.

Được đâu 3 tháng, trời xuôi đất khiến tay bạn già nhà báo nhờ lão lập Nguoidongbang, thấy bài ít hơi buồn nên lão ngứa nghề nhào dô cạo thêm tá lả, tuy kỹ hơn nhưng rồi tới ngày báo hại ông bạn già bị sếp nhớn BBT ở Hà lội kiểm điểm nên đóng luôn cho nó lành bạn.

Cái Nhinlaihoangsa, lão mần để lưu tư liệu về hải chiến vì có dự định hợp tác với đồng miu biên soạn sách "để đời", có lần mình gặp nhân chứng, lão sĩ quên việt cộng cuốc bộ vặn hỏi tại siêu? tại siêu? với thượng sĩ già viêt nam cộng quề quản lộ tàu HQ-04, rồi nổ banh chành 2 tiếng đồng hồ, ảnh khiêm tốn ngồi nghe, cứ như mình đang chỉ huy trận đánh ấy. he he. Dự án bất thành ngâm để đó (hổng phải vì chiện với anh già).

Còn Trunghochoangdao, ý định ban đầu là lập ra để bạn học dễ tim lại những kỷ niêm xưa, sau nó phình thành cái chi hổng biết, kệ pà nó luôn, thỉnh thoảng ghé tổng kho quét màng nhện. Lão định lập thêm con: Trung học Nguyễn Huệ (Tuy Hoà) nữa nhưng oải quá rồi.

"Đánh chết cái nết không chừa", bỏ bê cá lóc, dạo nào lão lướt phây, núp bão chia sẻ linh tinh cho đời bớt rong rêu ở thớt mini: Facebook.com/laothocao. "Thợ cạo" là nghề chém gió, lão còn có nghệ danh nữa là "Đại úi guè" chiên da súng đạn.



Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Tàu tự chế của anh Hòa TB, từ giấc mơ đến hiện thực.

Vì sao dự án không được giới chuyên gia kỹ thuật và làm ăn kinh tế quan tâm và không thấy hội đoàn nào quyên góp tài trợ?
Tàu đã thử "lặn" trong bể, rồi hồ nước cạn, lặn hụp còn lờ đờ, tiếp theo sao không ở hồ thủy điện mà phải là ra biển nhớn cơ?
Có vài người am hiểu lên tiếng phản biện dự án của anh Hoà trên báo thì đa số ném đá, dè bỉu "tiến sĩ giấy", GATO và vặn lại: "Có làm được như anh Hoà không? sao không đến tận nơi góp ý?". Bó tay với lòng yêu nước theo kiểu bất chấp đó của người Việt.

Thợ Cạo gọi nó là tàu bơi vì đến giờ vẫn chưa thấy nó lặn theo đúng nghĩa, sao gọi nó là tàu ngầm được? Giống như chiếc "trực thăng" tự chế của anh Bùi Hiển ở Bình Dương, mới lên khỏi mặt đất đã xoay, sao gọi là "máy bay" được?.
Về cuộc thử nghiệm trong hồ gần nhất, có clip video sau khá rõ:
https://www.youtube.com/watch?v=2z3IwwfB1fs
Nó cho thấy tàu của anh Hòa xuống dưới mặt nước còn ló 2 ống (hình như là ống lấy khí mới và thoát khí thải), kéo theo một phao công cụ chắc là để người trên bờ định vị được tàu nếu bị chìm và trong tàu chưa tự nhìn được cần người trên bờ hướng dẫn hướng chạy. Đã thử nghiêm trên biển, "thành công" là theo lời anh Hòa chủ nhân. Cho đến giờ chẳng thấy được tấm ảnh hoặc clip nào chứng tỏ tàu đang lặn dưới mặt nước nếu có thì đã khoe hàng, clip anh Hòa quay từ buồng lái, thấy nó bập bồng dưới sóng nước:
https://www.youtube.com/watch?v=cpbXgpchMlo&t=0s

Ngay từ đầu TS Đỗ Kiên Cường đã nhận xét đúng bản chất vướn đề:
"Nôm na thì đó là quá trình đo chân để đóng giầy; tức xuất phát từ câu hỏi sản phẩm đó được dùng để làm gì để đi tới việc thiết kế và chế tạo phù hợp. Tàu ngầm Trường Sa được thiết kế chế tạo theo quy trình ngược là đóng giầy trước rồi đi tìm bàn chân phù hợp với loại giầy đã đóng."

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Quyền và uy của thầy giáo xử lý học sinh trung học ngổ ngáo, trước 1975

Thợ Cạo
Dương Đình Đống - cái tên nghe đã hắc ám, ngày xưa học sinh Nguyễn Huệ TH rất ngán ông thầy kể chuyện ở bài dưới. Nhớ lại mình cũng từng bị thầy Trần Thinh (TS du học ở Mỹ về) đuổi học môn Anh văn ở lớp 11 trường này vì bênh vực một bạn dốt bị thầy chửi, ngửi mồm mình lên tiếng.
Thầy gọi lên vặn hỏi đại khái: Vậy em học để làm gì?
Mình đáp trả: Thưa thầy, em học chơi để biết.
Thầy: "Tôi chỉ dạy học sinh thành tài có ích cho đời, từ chối dạy người những người như anh"
A lê hấp cắp sách vở biến khỏi lớp trong vòng 15 phút, mình lên kiện với giám thị - y án.
Lớn lên nghĩ lại mới thấy cái ngông của tuổi trẻ, mình sai.
_____________

TRỪNG PHẠT HỌC SINH NÓI TỤC

VỚI THẦY CÔ GIÁO TẠI LỚP


Trong đời dạy học, Tôi quan niệm rất rõ hạnh kiểm của hoc sinh, có thể được xếp làm 3 loại, như cơm trong chén:


1.     Thứ nhất là loại học sinh ngoan, chăm hoc, lễ phép với Thầy Cô, tử tế với bạn bè.  Loại này được xem như cơm, ăn vào không do dự. 

2.     Thứ hai là loại  học sinh chưa ngoan, nhưng có thể hoán cải, cảm hóa được để trở thành  học sinh tốt, nhưng phải ra công dạy dỗ: Loại này được xem như thóc, có thể ăn được nhưng phải mất công “nhằn trấu”. 


Tự sự của một thầy dạy trung học trước 1975

Tôi đến nơi này dạy học từ thành phố lớn nhất nước vào mùa thu, thập niên 60 vừa qua, tính đến nay đã gần nửa thế kỷ.

Khi đến cơ quan để nhận sự vụ lệnh, Tôi được người phụ trách – vì sợ Tôi từ chối nhiệm sở mới: xa xôi và lạ lùng này – huyên thiên khoe thị xã này xanh đẹp, yên vui và dân cư hiền hòa…lại đem tấm bản đồ nước Việt ra chỉ chỏ…Nhưng tìm mãi Cô ta không thấy vị trí Tuy hòa đâu mà chỉ có Sông cầu! Thì ra, cô ấy đã “tán phét” và đấy là bản đồ cũ, lúc ấy Sông cầu là tỉnh lỵ Phú yên, và Tuy hòa còn quá nguyên sơ,  một địa danh chưa có tên trên bản đồ nước Việt!

Hình ảnh Tuy Hòa, Phú Yên Trước 1975 (I)

[​IMG]

Hình ảnh Tuy Hòa, Phú Yên Trước 1975 (II)

[​IMG]
Chợ Tuy Hòa 1966.

Vài thông tin & hình ảnh trường TH Hoàng Đạo

Theo website trường THPT Kon Tum ghi "tiền thân là trường trung học Hoàng Đạo được thành lập từ năm 1934". Mình nghĩ nói vắn tắt vậy chưa chuẩn, tên Hoàng Đạo được đặt khoảng năm 1972 hoặc 73, lấy theo bút danh nhà văn Nguyễn Tường Long. Nơi chúng mình học là một trong hai trường mang tên ông, không rõ xuất phát từ sáng kiến của Hiệu trưởng Hồ Công Danh hay thầy nào?... bạn nào nhớ, xin góp thêm thông tin về lịch sử gốc gác của trường. Mình vẫn còn nhớ là bảng tên trên ngực áo học sinh là Trung học Hoàng Đạo và thừa nhận công khai rộng rãi nhưng bạn Vân Anh có post lên FB ảnh thẻ học sinh này là Trung học Kontum (có lẽ trên giấy tờ pháp lý chính thức vẫn mang tên gốc từ trước):

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Thứ quý giá hơn cả áo chống đạn của lính Mỹ trên chiến trường VN


Quyết Thắng |

Lính Mỹ với tấm áo mưa bộ trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Hà Lan Hugh Van Es.
Ngay cả những thứ liên quan đến tính mạng như áo chống đạn, mặt nạ phòng độc… lính Mỹ cũng sẵn sàng bỏ lại. Song, tấm Poncho luôn là vật "bất ly thân" đối với họ. 
Poncho – nét đặc trưng của Bắc Mỹ
Miền Nam Việt Nam là vùng có khí hậu tương đối đặc biệt, có đến nửa năm là nắng cháy như đổ lửa, nửa năm còn lại triền miên những cơn mưa.

Nghịch lý chiến tranh: Mỹ giúp Việt Nam mở đường Trường Sơn

Quyết Thắng | 28/04/2016 07:45

Trong hơn 30 năm kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn huyền thoại có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nhưng có lẽ người Mỹ không ngờ rằng đã không ít lần họ "hỗ trợ" Việt Nam mở đường.


Cách người Mỹ tiêu tiền trong chiến tranh

Tuyến đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh đã ngày đêm chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Hòng chặt đứt tuyến đường huyết mạch này, Mỹ đã huy động tất cả trang thiết bị quân sự hiện đại vào cuộc.
Không quân Mỹ được huy động tối đa trong các nhiệm vụ trinh sát, ném bom chặn đánh phá các tuyến đường, các đoàn xe vận tải một cách ồ ạt. Cả tuyến đường Trường Sơn trở thành một chiến trường rộng lớn và ác liệt.

Tìm kiếm Blog này