Tôi đến nơi này
dạy học từ thành phố lớn nhất nước vào mùa thu, thập niên 60 vừa qua, tính
đến nay đã gần nửa thế kỷ.
Khi đến cơ quan
để nhận sự vụ lệnh, Tôi được người phụ trách – vì sợ Tôi từ chối nhiệm sở
mới: xa xôi và lạ lùng này – huyên thiên khoe thị xã này xanh đẹp, yên vui và
dân cư hiền hòa…lại đem tấm bản đồ nước Việt ra chỉ chỏ…Nhưng tìm mãi Cô ta
không thấy vị trí Tuy hòa đâu mà chỉ có Sông cầu! Thì ra, cô ấy đã “tán phét”
và đấy là bản đồ cũ, lúc ấy Sông cầu là tỉnh lỵ Phú yên, và Tuy hòa còn quá
nguyên sơ, một địa danh chưa có tên trên bản đồ nước Việt!
Trước ngày ra
đi, Tôi được người thầy kính yêu và rất có thế lực ở Bộ Đăc Nhiệm Văn Hóa Xã
Hội (vì Tôi là précepteur, tức dạy kèm, cho con ông ấy) nhắn nhủ: “Thầy biết
con là người có tâm huyết; mà người có tâm huyết như con, nên về dạy ở tỉnh
lẻ, vì ở đấy con có thể thể hiện nhiệt tâm của mình; chứ ở đây học trò phần
nhiều ít ngoan, xã hội lại điên đảo, việc truyền thụ của con sẽ muôn vàn gian
nan và buồn phiền; sau này, khi có ít nhiều từng trải sự đời và kinh nghiệm
trong việc dạy học, nếu con muốn về Sai gòn, thầy sẽ vui lòng làm con toại
ý…!”.
Vì thế, Tôi đến
Tuy hòa với một lòng hăm hở, muốn làm một việc, dù nhỏ nhặt và thầm lặng,
nhưng thật ích lợi cho các em học sinh.
Sáng hôm đầu
tiên Tôi đến dạy hai lớp Đệ Nhị (11) những lớp lớn nhât của trường Nguyễn Huệ
lúc bấy giờ, Tôi đi xích lô đến trường Nguyễn Huệ cũ (Hùng Vương ngày nay).
Con đường đep làm sao: Hai hàng dương liễu xanh rí và thẳng tắp, đây đó nhiều
con chim nhỏ nhảy nhót, ríu rít như muốn chào mừng khách lạ, làm cho lòng Tôi
thêm rộn rã…
Điều làm Tôi hơi
ngạc nhiên là học trò nam nữ phần nhiều đều có vẻ già, to con (có lẽ do Tôi
bé con và gầy). Sau này Tôi được biết, một số các em đã thi hỏng Tú Tài bán,
xin học để thi lại, có em lớn tuổi (gần bằng tuổi thầy giáo) đã
có vợ con; vì ờ quê, khai sụt tuổi để ra thị xã học, trốn lính!
Đẹp một điều là
các em rất lễ phép và chăm học. Mọi người đều xưng “con” với thầy, làm Tôi
suy nghĩ, liệu mình có xứng đáng với niềm tôn kính ấy không? Các em tỏ ra
thông minh, lãnh hội bài giảng một cách đĩnh đạc chứ không láu cá như một số
học sinh mà Tôi gặp khi còn đi thực tập ở các trường lớn tại Sàgòn. Lớp hoc im phăng phắc!
Sau những ngày
đầu xao xuyến và lo lắng, Tôi cảm thấy an tâm và tự tin. Mọi việc dần đi vào nề nếp. Về phía phụ
huynh, Tôi được biết họ lặng lẽ theo dõi tư cách, tác phong và trình độ của
thầy giáo mới. Họ cũng dành thiện cảm và ưu ái, chấp nhận giao nhiệm vụ khó
khăn và thanh cao cho người quyết tâm dẫn dắt trí tuệ và tâm hồn cho con em
họ. Thỉnh thoảng họ mời Tôi đến nhà dự đám giỗ để tìm hiểu và làm quen.
Dần dà, vài phụ huynh còn muốn tiến xa hơn về đời tư của Tôi như muốn gián
tiếp hoặc trực tiếp gá kết Tôi với con, cháu họ.
Nhưng, Tôi đã
xác định lập trường của mình: nơi đây là để dạy học. Môi trường này đối với
Tôi là nghiêm trang như ở nhà chùa: Tu luyện! Tôi sẽ phải ra công tu dưỡng
đạo đức và rèn luyện nghề nghiệp, không thể có ý tưởng và hành vi nào khác.
Và Tôi đã vững vàng giữ vững lời nguyền: không lấy học trò của mình làm
vợ, dù điều này đôi khi làm cho Tôi ray rứt, tiếc rẻ ì không có gì trái đạo
lý. Tôi đã không phạm giới cấm của mình để giữ nghiêm trong việc dạy học .
Tôi đã nói ở
lớp: ”Vì Tôi lớn tuôi hơn các em, nên “đi trước” và làm thầy các em. Nhưng Tôi thấy một số các em, tuy còn
nhỏ tuổi lại có tư cách, tác phong hơn Tôi, khi Tôi ngang tuổi các em, nên
Tôi nể trọng tương lai các em; tuy
nhiên, không vì nghe nói thế mà các em được nhờn Tôi nhé!”
Tôi cũng thường
nói: “Các em cần biết,dưới mắt Tôi chỉ có học trò, chứ không có con trai, con
gái! Các em phải nghiêm chỉnh thực sự, nhất là các nữ sinh, không được dùng
nước mắt để huyễn hoặc hòng khuynh loát Tôi!”
Tôi đã thể hiện công bằng tuyệt đối trong việc dạy học, gọi trả bài và
cho điểm, kề cả quở phạt, la rầy hay tuyên dương, khen thưởng.
Những ngày mải
mê phục vụ day học, Tôi đã để thời gian lặng lẽ trôi qua lúc nào không
hay; không hề nghĩ đến việc xin đổi về
lại nơi xuất phát!
Có một lần,
người bạn thân của Tôi – hồi còn đi học ở Nha trang, lúc ấy ra làm việc tại
Tuy hòa– “phải lòng” một nữ sinh của Tôi đang hoc lớp Đệ Nhất (12), năn nỉ,
nhờ Tôi (khi đó Tôi chưa lập gia đình) đến thưa với cha mẹ cô để xin cầu
hôn…Sau nhiều lần căn vặn anh ta và đắn đo suy nghĩ, Tôi bình tâm đến nhà cô
ấy để thực hiện công tác “ông mai”. Gia đình cô ấy người miền Bắc, bà mẹ già
trông rất lịch lãm và khó tính; sau khi nghe Tôi nói, đã chậm rãi trả lời:
“Tôi không biết bạn của Thầy là người thế nào, nhưng nếu ông ấy là bạn thân
của Thầy, tôi sẵn lòng gả con Th. cho ông ấy”. Nghe thế, Tôi thấy lòng nhẹ nhõm và tự hào
như vừa được thưởng công sau bao năm tận tụy với nghề và giữ gìn đạo hạnh.
Trài nhiều năm
sống ở các địa phương khác nhau, tiếp xúc và nghe luận bàn về nhân tình thế
thái, Tôi thấy người dân Tuy Hòa, Phú Yên hiền hòa, không nhiễu sự, không
thích xăm xoi, bới móc đời tư người khác, nặng tình nghĩa, trọng đạo lý và
giữ thủy chung. Hoc trò Phú Yên chăm hoc, hoc giỏi, sẵn sàng giúp bạn và rất
trọng thầy cô giáo. Quý ở chỗ đạo nghĩa thầy trò đất Phú Yên này rất sâu
nặng và cao thượng. Đây cũng là xác nhận chân thành của các thầy cô vốn
ở Huế, Quảng Trị, Đà Lạt, Nha Trang, Sài Gòn, Mỹ Tho, đã từng dạy hoc tại
đây. Họ luôn luôn ao ước trở về Tuy
Hòa để thăm lại chốn xưa, trường cũ và hoc trò thân yêu…Họ bảo tình nghĩa
thầy trò đất Phú yên này đáng làm gương cho cả nước!
Một số ít người lại
tỏ ra hoài nghi dân Tuy Hòa- Phú Yên thiếu tinh thần dấn thân, đấu tranh,
thích an phân, kém tranh luận, giữ mình, chỉ muốn “đi sau” để tránh phiền lụy
và dễ thụ hưởng! Tôi đã bảo, đó là những bình phẩm khá thiên kiến và phiến
diện: Thế nào là dấn thân và đấu tranh? Qua các cuộc kháng chiến giữ nước, dễ
gì dân ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Cần
Thơ,… đã ra đi, cầm súng chống quân thù nhiều bằng nơi đây; đã hy sinh, chết
chóc, thiệt hại, ruộng vườn bị phá hủy, nhà cửa tan nát, gia đình ly tan, cha
mẹ, bà con bị tra tấn tù đày bằng dân Phú yên này? Thế mà khi đất nước hòa
bình, họ có lên tiếng tranh công đâu! Vì đâu?
- Vì vồn bản chất nông dân, cuộc sống dung dị, cẩn trọng, họ kiệm lời,
ít nói. Ở đây lại không có báo chí truyền phát ra cả nước như ở các thành phố
lớn: Họ chỉ biết nói với nhau và âm
thầm phục hồi quê hương thôi. Họ tin vào luật nhân quả: mọi việc rồi ra sẽ
được sáng tỏ! Với bản tính chất phác, họ quan niệm “thấy là hiểu”, không cần
phải giải thich dài dòng, rắc rối! Về
phương diện hưởng thụ, có thể họ là những người chịu thiệt thòi nhất. Cái đó
có thể là do bản chất cố hữu của họ: ít nói, không đòi hỏi và…thiếu báo chí.
Họ chỉ quí trọng những gì do chính mồ hôi, nước mắt của mình làm ra, tức là
“tự lực cánh sinh”, còn những gì từ ngoài mang lai, nếu có thì tốt, không thì
thôi!
Cần nói rõ là
trong thời kỳ “trường kỳ kháng chiến”, mặc dù trước tàn phá ác liệt của
quân thù, dân Phú yên vẫn gắng sức, căng mình dưới bom đạn để bảo đảm lương
thực cho miền Trung thiếu gạo này!
Mặc dù cuộc sống
không dư dả, nhưng tâm hồn họ lúc nào cũng mở rộng, hào sản và trong sáng như
dòng sông Đà Rằng bình thường mùa nắng: cạn trơ đáy, ai cũng nhìn rõ, ai cũng
có thể lội qua được. Nhưng nếu cần, họ biết vùng lên đúng lúc như dòng sông
Ba mùa lũ, khi kéo về mênh mang, tràn bờ, ngập đến dạ cầu Đà Rằng. Phong thủy
của Phú Yên là thế; xem địa lý thiên nhiên để biết nhân văn dân cư địa phương
là thế! Trong quá khứ, biết bao “quan” đến đây tung hoành, làm càn quấy như
vào chỗ không người. Người dân lặng lẽ quan sát, theo dõi. Và cuối cùng họ vùng lên: Đã có “quan nát”
nào hạ cánh an toàn đâu! Chính họ đã vận dụng nhuần nhuyễn chỉ giáo của tiền
nhân “dĩ nhu nhược thắng can cường”
(lấy yếu đuối thắng mạnh bạo). Đó là cứu cánh hài hòa và miên viễn độc đáo
của dân vùng miền Trung này vây!
Từ một
người xa lạ đến nơi này, Tôi đã dần thấm nhập tâm tư tình cảm của người dân
nơi đây, của núi sông này lúc nào không hay.
Mỗi lần từ nơi xa đến Tuy hòa, Tôi đều tự nhũ rằng: “về Tuy hòa, về quê”.
Chính nơi này, Tôi đã đem Anh, Chi, Em và Vợ Tôi từ Qui nhơn, Phan Thiết, Sài
Gòn về. Ba Mẹ Tôi, người Quảng nam, đã đến Bình thuận lâp nghiệp, rồi cuối
cùng cũng định cư ở đất Tuy Hòa này và an nghỉ vĩnh viễn tại nơi đây cùng với
Chị Tôi và có thể cả Chúng Tôi sau này nữa…
Mỗi khi ở xa, về
đến cầu Đà rằng hay nhìn thấy núi Chóp Chài, lòng Tôi khoan khoái, nhẹ
nhàng, hít thở không khí quen thuộc, thân thương, lòng bảo dạ rằng, Tôi đã về
đến……
“Tuy Hòa, quê
hương mến yêu…của Tôi!”
Dương Đình Đống
Khai bút đầu năm
Canh Dần, 2010
________________Nhớ:
· Hai lớp Đệ Nhị A và B năm hoc 62-63
· Khối lớp 12 A, B và C năm học 74-75
Trư ờng Trung học Nguyễn Huệ, Tuy hòa
Cách đây 43 năm, từ Đại học Sư phạm Sài gòn, Tôi được bổ về dạy
tại trường, Trung học Nguyễn Huệ, Tuy hòa.
Sáng hôm ấy, trời thu mát lạnh dễ chịu, trên đường Nguyễn Huệ đến trường, Tôi bảo ông xích lô đạp chậm để Tôi thưởng
thức cảnh vật, nhất là hai hàng dương
liễu xanh tươi, song song và thẳng tắp ở vệ đường sao mà đẹp quá, lại có nhiều chim sẻ nhảy nhót vui nhộn trên
mặt đường, lòng Tôi lâng lâng hớn hở và
tự hào khôn xiết!
Trước khi vào
trường, Tôi rảo mắt, qua hàng rào dây thép gai, nhìn ba dãy lớp trệt cũ, hình chữ U, quét vôi màu hồng, rồi ngước lên tấm bảng to tướng “TRƯỜNG TRUNG
HỌC NGUYỄN HUỆ” đặt trên hai trụ cổng cao ngất cũng màu hồng, như muốn
nuốt chửng “cô dâu mới” lạc lõng này.
Tôi nhè nhẹ đệm
từng bước đi trên mô đất cao dẫn vào văn phòng trường, rón rén cố tránh dẫm lên những bụi cỏ tươi mà
Tôi có cảm tưởng như đang chào đón và khích lệ Tôi, trong khi mắt không dám nhìn thẳng vào trụ cờ
trước mặt, như kính sợ sư trang nghiêm
của ngôi trường, “ngôi chùa mà từ nay
Tôi quyết chí xuất gia tu hành, ” nhưng
Tôi liếc rất nhanh và “ghi” rất rõ tất cả những chuyển động của các em đang
chơi dưới sân ở hai bên lối vào trường. Xa
xa, trước các phòng phía tay phải có nhiều em nam nữ lớn hẳn so với phần còn
lại. Đang vui đùa, các em này chợt dừng lại nhin về phía Tôi, rồi
tụ năm, tụ bảy vừa chỉ chỏ, vừa nói gì với nhau. Tôi biết ngay đó là hai lớp Đệ
Nhị A và B, những lớp lớn nhất của trường mà Tôi sẽ “gặp gỡ” sáng nay. Tim Tôi
hồi hộp thêm. Lần này Tôi nhin thăng về các em ấy. Tôi chợt thấy một em cao
nhất trong đám- mà sau này Tôi biết là Phạm Phích- cười nói gì đó với các
bạn rồi đưa tay phải để ngang trước ngực, vừa tỏ cho bạn vừa cho Tôi hiểu là
ông thầy này lùn quá, chỉ cao tới ngực anh ta thôi! Các bạn cười òa…Trong phút
chốc Tôi cảm thấy hoang mang, nhưng lòng tự tin trở lại với Tôi ngay. Tôi chợt
nhớ lời thầy Tôi, giáo sư Rheim, ở ĐHSP Sài gòn vào dịp Tết Nguyên đán trước
đó. Thầy vừa cười vừa thân mât hỏi Tôi:
-Tai sao Anh chọn
nghề dạy hoc này? Anh có lầm không, có ân hận không?
Tôi ngạc nhiên:
-Thưa Thầy, con
không biết! Con thi đậu thì con học thôi ạ.
- Ở bên Pháp, nước tôi, chon sinh viên ĐHSP là rất khó: Sau khi đậu viết
rồi, thí sinh phải vào vấn đáp để giám
khảo loại ra những người không thích hợp với nghề này. Anh: lùn, ốm, đen thế này thì làm sao dominer (chế ngự )
hoc trò? Tôi xem Anh chỉ được có phát âm tốt và thiện chí thôi!
- Thưa Thầy, nước con không có lệ ấy; hơn nữa, trong dân gian có câu “quen
sợ dạ, lạ sợ áo quần” Dĩ nhiên điều Thầy nói
không sai, nhưng đó chỉ là cái nhìn ban đầu (première vue) thôi. Nhưng dạy học
là một quá trình tiếp xúc lâu dài giữa Thầy và Trò, còn cần nhiều yếu tố khác
như kiến thức, tinh thần làm việc, đạo đức nghề nghiệp và cách xử thế nữa, có
lẽ chẳng đến nỗi nào!
-Vous avez raison! (Anh có lý!)
Tôi vững tin điều đó khi nói với ông thầy mà Tôi rất kính trọng và nhớ mãi
…
Một lúc sau, Tôi vào lớp. Cả lớp
đứng dậy trang nghiêm chào thầy giáo mới, thầy Lý Hóa. Tôi tỏ ra không mặc cảm
và thân thiện ngay từ đầu, niềm nở với các em và mời tất cả ngồi xuồng. Tôi đi
qua lại trên bục cao trước bảng xanh để giáo đầu vài câu “lung khởi” vừa cố tìm
em học sinh cao lớn đã “chào Tôi” ở ngoài sân, mặc dù em ấy cố né sau lưng bạn,
nhưng cái đầu cao nghều của em thì không lẩn vào đâu được! Tôi nhẹ nhàng
bước xuống lớp, đi giữa lối đi, nhìn tất cả các em, nam cũng như nữ, và cố tình
chìa cho Phích một cái mỉm cười thân thiện, cởi mở, thông cảm và Tôi thoáng
thấy em ấy tỏ ra một chút bối rối và ân hận!.
Cả lớp im phăng
phắc, chăm chú theo dõi và ghi chép những điều Tôi giảng và vẽ trên bảng. Thế
là bước đầu, hầu như Tôi chiếm được tình
cảm của lớp. Tôi đã chuẩn bị bài giảng đầu tiên rất công phu. Sau gần hai giờ, trong
lúc đang say sưa giảng, bỗng tiếng kẻng báo hiệu đã đến giờ nghỉ. Tôi sẽ ngừng
giảng. Bỗng nghe, lúc đầu vài tiếng lốp bốp, sau đó là tiếng vô tay vang rân của cả lớp…
Thầy Trò chúng tôi chia sẻ nhau những cái nhìn tin tưởng và trìu mến. Rồi nhiều
em dạn dĩ đến gần bàn thầy hỏi
thăm Tôi đủ thứ chuyện, đầy lễ phép và kính trọng.
Lòng Tôi
tràn ngập niềm vui sướng, mắt mờ mờ, lảo đảo bước xuống bục giảng, đi về
phía văn phòng và tự nhủ: “Đống ơi, chưa đủ đâu, còn phải cố gắng nhiều, rất nhiều nữa và suốt
đời!”…
Tôi đã yêu trường
Nguyễn Huệ như yêu nhà mình và yêu học sinh như yêu con em mình vậy. Niềm
tin chỉ có giáo dục mới làm thăng hoa con người càng ngày càng vững vàng trong
Tôi. Với tâm nguyện làm tất cà mọi điều trong khả năng của mình để giúp đỡ các
em hoc sinh.Tôi vui mừng vì Cha Mẹ, Anh Chị Em và Vợ Tôi đều là nhà giáo, một
lòng vun đắp cho việc Học và Dạy.
Giữa năm 1975, sau
ngày 30/4, đất nước thống nhất, tất cả Thầy Trò Nguyễn Huệ cùng nhau đi khai
hoang, vỡ hóa ở An hòa, Tuy an; lớp Tôi hướng dẫn được bầu xuất sắc toàn
trường. Nhớ lại những gương mặt hồn nhiên của các em lúc ấy, đến giờ Tôi vẫn còn bồi hồi xúc đông…Ai ngờ đó
là thời kỳ chấm dứt nghề giáo của Tôi cũng như của rất nhiều đồng nghiệp nam nữ
khác… Trường Nguyễn Huệ lúc ấy có 104 giáo sư thì có đến 100 người không còn
được gọi tập trung đi học “bồi dưỡng”vào dịp hè đó, để chuẩn bị cho năm hoc
tới. Chỉ có hai ông Nguyễn Phụng Lãnh và Cao Quang Đức (vừa ra trường đại
hoc) là được gọi vì có cha tập kết, còn
hai ông nữa là Phan Xịa và Ngô Liên Phương, vì có “dây mơ rễ má” gì đó, thì sau
đó cũng được dạy lại, nhưng phải nhận
nhiệm sở rất xa, ở đâu miệt Sơn hòa, Củng sơn…Cả gia đình Tôi 6 người đều không
ai được đi dạy lai . Riêng Tôi, vì xem
chuyện dạy hoc là lý tưởng phục vụ và, vì lúc ấy chưa hiểu rõ, chưa “ngộ” bản chất của nền “giáo dục xã
hội chủ nghĩa”; vì vây, việc không được đi dạy đã làm Tôi quá phẫn
uất nên nhiều đêm liền, nước mắt
chảy ra dầm dề, ướt cả gối, sáng dậy mới hay!
Tháng 8/76 Tôi, Tôi
bị CA đến nhà bắt đi tra khảo, “chụp mũ” phản động và bắt đi tù lao động rất
cực nhọc và khắc nghiệt đến gần 5 tháng mới được cho về với lý do “vô
tội!”. Vừa đến nhà thì anh Lương của Tôi
(cũng là giáo sư Nguyễn Huệ, từ Qui nhơn xin đổi về), vừa ra tù (vì trước đó là
Trung úy trợ y) sau 1 năm ở trại giam Ngân điền, thuộc vùng rừng núi hiểm
trở, nước độc và có sốt rét ác tinh, thuôc huyện Đồng xuân, tỉnh Phú yên. Anh
đau gan nặng do lao động quá sức, thiếu nghỉ ngơi, thiếu thức ăn và thiếu thuốc
men, phải được đưa gấp vào bệnh viên Sùng Chính, Sài gòn (nay là BV Chấn thương,
chỉnh hình) và qua đời ngay trên giường
mổ!
Suốt mấy mươi năm
sau đó, Tôi làm rất nhiều nghề khác nhau: Thợ hồ, thợ mộc, thợ hớt tóc thợ may,
thợ chụp ảnh dạo, thợ nấu nhôm để đúc nồi và đúc vành xe đạp, thợ uốn, hàn
điện, làm vành xe đạp và thợ điện lạnh, kể cả hoc Hoa ngữ, nhưng đều thất bại vì tính
Tôi không thể thích nghi với môi trường xã hội quá ư hỗn tạp, lừa đảo, nịnh hót,
phản bội, bội tín chỉ vì đồng tiền…Riêng các nghề như thợ may,
thợ chụp ảnh, thợ điện lạnh, học Hoa ngữ, Tôi đã học rất bài bản ở trường lớp
trước khi hành nghề, có môn Tôi đã hoc đến 6 tháng hay 1 năm, được cấp bằng hẳn
hoi. Cuối cùng, có người khuyên Tôi nên
làm thợ “chà đồ nhôm” tức là “chôm đồ nhà” đem đi bán; nhưng Tôi lại không thể
làm nghề này được, vì nhà Tôi đâu còn thứ gì giá trị để bán nũa! Thế là Tôi đươc miễn cưỡng hưởng nhàn, ở nhà
nấu ăn và dạy con, sống bám vào thân cò
của bà vợ hiền thục làm nhân viên ở BV Tâm thần! Và Tôi hiểu rằng, Tôi chỉ thành công, tâm đắc
và toại nguyện với nghề đi day hoc mà thôi.
Giờ này nhìn lại
các em học sinh cũ, nhất là các em kế cận năm học 74-75; thấy các em đã trưởng
thành, sẵn sàng dấn thân vào cuộc mưu sinh lập nghiệp và khá thành công trong
các cơ quan chính quyền, trong trường học cũng như trong kinh doanh, kỹ nghệ; chẳng
những thế mà tư duy và kiến thức của các em rất có nền tảng và nhân cách rất
cao. Đó là điều đáng mừng, đáng tự hào. Thành
quả hôm nay phần nào có “dấu ấn” của các Thầy Cô trường Nguyễn Huệ:
“Con hơn Cha, nhà có phước,
Trò hơn Thầy, nước phú cường.”
Riêng Tôi, Tôi vẫn luôn luôn nghĩ đến trường Nguyễn Huệ, mái trường đã gắn
bó đời nhà giáo của Tôi, âm thầm làm tất cả mọi viêc theo khả năng của mình để
động viên, giúp đỡ các em, mong muốn các
em thành công, thành đạt nhiều hơn nữa trong cuộc sống– nhưng phải luôn luôn
giữ gìn nhân phẩm - .
Tuy Hòa, mùa lạnh năm 2005
Thầy Dương
Đình Đống
KỲ THI TÚ TÀI IBM DUY NHẤT
(TẠI
SÀI GÒN NĂM 1974 )
Đó là một kỳ thi đặc biệt,
lạ lùng (có thể gọi là quái đản ) từ trước đến giờ, theo sáng kiến của Ông Bộ Trưởng Giáo Dục Ngô
Khắc Tỉnh và các cố vấncủa ông ta cuối thời Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu .
Trước kỳ thi lối hơn 1 tháng, một
thông cáo từ Bộ Giáo Dục ở Sài gòn, qua Nha Trung, về các trường, yêu cầu chọn gởi về Nha đề nghị các Giám khảo
kỳ thi này phải là các Giáo sư có thành tích công bằng và liêm khiết !
Trường Nguyễn Huệ
Tuy hòa sau đó chọn duy nhất mình Tôi, mà
sau này, trước khi lên đường đi làm
nhiệm vụ Tôi mới được biết! Theo Sự vụ lệnh,
Tôi được cử làm Giám thị ở trường THPT Lương văn Can ở quận 8 và làm
Giám khảo tại Nha Trung học, số 7 Nguyễn Bĩnh Khiêm, quân ISài gòn. Như một người lính, phải lên đường làm nhiệm vụ khi thằng con thứ
hai của Tôi mới sinh được mấy ngày, và nhà Tôi quá yếu đuối và cô đơn. Ra đi mà lòng
ray rứt, bàng hoàng, chẳng
thấy vinh dự chút nào. Lại nữa trường
Tôi hiếm gì Giáo sư công bằng và liêm khiết.
Cử như thế chỉ gây thêm đố kỵ giữa các đồng nghiêp mà thôi!
Sau mấy ngày làm
Giám thi mệt đừ, bọn Giám khảo chúng tôi
khắp cả nước, từ Quảng trị đến Cà mau được
tập trung tại hội trường Nha Trung hoc, gần
Sở thú.
Buổi làm việc đầu
tiên của tất cả Giám khảo là họp công tác tại hội trường lớn của Nha. Nơi này rất thiếu các
tiện nghi tối thiểu như đèn, bàn ghế, quạt máy,
micro, loa…Tất cả các giám khảo
lối vài trăm người đều phải ngồi trên các dãy ghế dài của học trò, kê tạm bợ.
Phía đầu dãy được kê vài cái bàn
thôkhông có khăn trải, 3 cái ghế dựa đơn
sơ và một micro !
Theo mọi năm thì
ban Chủ khảo chỉ có hai vị, đó là ông
Giám đốc Nha Trung học, Chánh chủ khảo và ông Giám đốc Nha khảo thíPhó chủ khảo. Nhưng kỳ thi này, đặc biệt lại có thêm môt người thứ ba: Ông
này được ông Giám đốc NhaTrung học giới thiệu là Công cán Ủy viên của Bộ Giáo
duc, làm Chánh chủ khảo-ngồi giữa-còn hai
bên là Giám đốc Nha Trung học và Giám đốc Nha Khảo thí (là thầy Nguyễn Kim Linh, cựu giáo sư trường Gia long về môn Sinh vật)
đều là Phó Chủ khảo!
Ông Công cán Ủy
viên này, ở Pháp mới về, nghe đâu là cháu của ông Bộ Trưởng Ngô Khắc
Tình, và hình như chưa là Nhà giáo. Ông này rất trẻ so với hai “cụ”Giám đốc lùn, nhò
con, loắc choắc,
có vẻ”ta đây”, và hách xì xằng ! Sau
đôi lời giới thiệu của ông Giám đốc Nha Trung học, Ông Công cán Ủy viên liền xô ghế ra phía sau, đứng dậy phát biểu: “:Thưa quí vị Giám Khảo, vì đây là kỳ thi đặc biệt mới, rất quan trọng, xin quí vị lưu ý chấm cho thật đàng hoàng, vì các vị Giám thị trong kỳ thi vừa qua làm việc rất bê bối, tất
trách…” Ông ấy nói không dè dặt“muc hạ vô nhơn”(xem dưới mình không còn ai) một hồi, rồi ông ta ngồi
xuống
Không khí hội
trường bỗng chùng xuống. Một không khí
im lặng khó chịu vì hình như mọi người đều có cảm tưởng mình vùa bị mắng khéo!Riêng
Tôirất nóng lòng. . !. Chờ
vài phút không thấy ai có phản ứng, Tôi, chẳng đặng đừng, giơ tay xin nói. Lúc bấy giờ Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng, trước mặt Tôihàng mấy trăm người, phần nhiều là các đàn anh, đàn
chị, lão luyện trong nghề. Ông Giám đốc Nha Trung học bảo Tôi chờ đưa
cái micro duy nhất ở bàn chủ tọa xuống, nhưng Tôi bảo không cần vì Tôi có thể nói lớn, nói khỏe đủ cho cả hội trường nghe!Mọi người
có vẻ ngạc nhiên, nhìn Tôi.
Có lẽ họ đều nghĩ anh chàng “vô danh tiểu tốt”này sắp phát biểu “tầm vơ”gì
đây, mất thì giờ!.
Tôi bình tĩnh, dõng dạt nhấn mạnh từng lời:”Thưa ông Công
cán Ủy viên Chánh Chủ khảo, thưa hai vị Phó Chủ khảo, thưa các đồng nghiệp Giám khảo, Chúng Tôi hiện là Giám khảo mà chỉ mấy hôm trước đây là Giám thị kỳ thi Tú Tài IBM
toàn quốc. Chúng Tôi phần lớn đã làm việc quên mình cho kỳ thi này. Dĩ nhiên kỳ thi đươc tổ chức rộng khắp cả
nước với rất nhiều địa bàn phức tạp khác nhau,
rất khó đạt kết quả vẹn toàn như mong muốn của tất cả mọi người. Thế nhưng ông Công cán Ủy viên đã bảo tất cả Giám thi, dĩ
nhiên trong số ấy có Chúng Tôiđều beâ boái tất trách!. Vơ đủa cả nắm như thế là sai; điều này nếu
xãy ra thì chỉ một số ít trong đại đa số
Giám thị. Vì thế, Tôi đề nghị ông xin lỗi Chúng Tôi và rút lại
lời nói hớ ấy. Nếu ông không cho là mình
nói sai, không chịu rút lại lời nói ấy
thì Tôi đề nghị tất cả quí vị Giám khảo ở đây rút về hết, để cho
ông Công cán Ủy viên một mình làm Giam khảo vì chỉ ông ấy là người duy nhất
không be boi, tất trách.
Nói đến đây, Tôi ngừng lời.
Bỗng cả hội trường
vỗ tay ầm ầm như sấm dậy vì Tôi đã gãi đúng chỗ ngứa, thỏa lòng tự ái chính đáng và danh dự của mọi
người. Cả hai ông Phó Chủ khảo cũng vỗ
tay-không dè dặt- lại còn nhếch mép cười.
Hình như hai ông này gần lại đây,
khi cộng tác với ông Công cán đã
thấy ông này tuổi còn trẻ“non jeu’ mà quá “láo” và chưa có cách phản ứng. !
Sau đó vài người
cũng phát biểu gay gắt chê trách ông Công cán Ủy viên
Một lúc, sau ông Công cán Ủy viên nhẹ nhàng kéo ghế (lần
nầy không xô ghế ào ào như lần trước ), xin
lỗi tất cả Giám khảo vì mình đã sai lầm,
xin rút lại lời nói hớ và mong ước
kỳ chấm bài lần này sẽ diễn ra tốt đẹp
Tôi vô tình trở
thành “cái đinh” ngoài ý muốn. Nhiều
người hỏi tên của Tôi và trường của Tôi.
Tôi chỉ trả lời đó là trường Nguyễn Huệ,
Tuy hòa, còn
tên Tôi không đáng nói, cứ hỏi “gà điên”
dạy Lý Hóa và Triết là biết ngay! Nhiều người sau này lại còn vui vè nhường chỗ
ngồi cho Tôi trên xe buýt công vụ khi xe chở Giám khảo đi và về từ Nha
Khảo thí đến cơ quan D. A. O, cơ
quan của Mỹ ở Tân Sơn Nhứt, nơi có các
máy IBM to đùng như các tủ đứng
*
Buổi họp được giải tán lúc gần 11 giờ trưa. Mọi người tranh nhau ra về vì sẽ trở lại họp
lúc 1giờ rưỡi chiều. Trong khi Tôi đang
lầm lũi bước ra gần tới cổng Nha thì một người sau gốc cây to bên trong cổng
xìa ra chận Tôi lại:Té ra ông ta đã “phục kích “ Tôi từ rất lâu trước đó.
Trước sự ngỡ ngàng của Tôi, ông
ta nói ngay: “Chào thầy Đống, tôi tên là
Phong, nhà ở gần chợ Tuy hòa và làm nghề
thu thuế chợ. Tôi biết thầy chấm thi Tú Tài ở đây. .
. ”Nghe thế Tôi biết ngay ý định
của ông ta…. Ông ta mời Tôi ghé ngoài
cổng uống nước để tiện nói chuyện . Nhưng
Tôi từ chối:”Cảm ơn ông, bây giờ đã hơn
11 giờ rồi và đến 1 giò rưỡi Tôi phải làm viêc trở lai, không
thể đi uống nước được. Ông cần gì cứ nói
mau vì Tôi phải về nhà gấp!” Tôi vừa đi vừa nói và ông ta phải vừa kẹp nách cái
tép dầy cộm vừa lê giép chạy theo…Ông ta bảo năm ngoái ông ta có một thằng con
thi Tú tài, đã mất ba trăm ngàn đồng mà
vẫn rớt;năm nay ông ta lại có thêm thằng nữa đi thi Nếu rớtchúng no sẽ phải bi
gọi vào trường Hạ sĩ quan Ñoàng ñeáNha trang rồi sau đó phải ra tác chiến thì
chẳng những chúng nó bị khổ thân mà gia đình ông ấy cũng sẽ điêu đứng. Ông ấy giành nói luôn -như để nhữ Tôi -Năm
nay giá cả đắc đỏ, hơn nữa ở đây Thầy
lại có lắm bạn bè, tôi xin gởi thầy số
tiền bằng hai lần năm ngoái để thầy mời các thầy khác đi ăn và bồi dưỡng thêm để
giúp giùm hai cháu kẽo tội nghiệp. Tôi
vội ngắt lời ông :”Các cháu thi cử thế nào,
có bỏ bài thi không ?”Ông ấy đáp”Theo chúng nó kể lại thì chúng nó làm
bài khá, không bỏ bài nào !”. Tôi bảo”Thế thì chúng nó sẽ đậu cả, ông đừng lo!”Khi ấy chúng tôi đã đi bộ tới
gần cổng Sở thú và Tôi dừng lại chờ đón taxi.
Thấy ông ấy không yên tâm. Tôi. bảo
:”Trước đây nhiều người dư đoán kết quả thi kỳ này lối 75 % ;gần lại đây, vì bị báo chí công kích tơi bời nên Tôi nghe
“ở trên Bộ” ngầm ra lệnh cho đậu đến hơn 85 %,
vì thế nếu các con của ông không bỏ bài thi Tôi chắc chắn chúng nó sẽ
đậu cả, đừng mất tiền vô ích. Với Tôisố tiền ông định đưa ra là quá lớn. , nghề
giáo của Tôi có mơ cũng không thấy. Nhiều
người cứ nhắm mắt “ hốt’ càng, nhưng Tôi
không bao giờ làm như vậy!Nhưng ông phải hứa với Tôi rằng khi chúng nó đậu, ông phải chi 50 ngàn đồng, được không ? Ông ấy vôi đỡ lời “Nhiều nữa còn
được, huống chi chừng ấy. Tôi có thể đưa cho Thầy 100 ngàn ngay bây giờ !Tôi phì cười:”Không
phải đưa cho Tôi mà đưa cho các con của ông kìa Khi chúng nó đậu, ông
phải đưa cho chúng nó, chỉ 50 ngàn thôi, không cần nhiều hơn để chúng nó mua vé máy
bay vào Sài gòn dọ xem và tìm trường thi vào đại học, phần tiền còn lại cho chúng nó chi tiêu trong
những ngày ở đấy”. Tôi nói thêm”Tôi biết
nhiều phụ huynh chịu mất số tiền lớn để làm các việc tào lao như hối lộ, đút 1oùt này nọ, còn những việc thiết thực thì tiếc rẽ với con
từng đồng. ” Tôi cũng nói”Ông đưa tên
chúng nó đây;khi chúng nó đậu, Tôi sẽ đánh điện về để cho cả nhà mừng, Và Tôi nói cho ông biết Tôi chỉ đánh điện khi
kết quả đã được niêm yết tại Sài gòn. Vì là người trong cuôc, Tôi sẽ biết kết quả trước, nhưng làm như thế Tôi không vi phạm luật thi
và không ai có thể trách móc gì Tôi được. Các con của ông vẫn sẽ là những thí sinh ở Tuy hòa biết kết
quả sớm nhất đấy!”. Ông ấy thấy Tôi
không nhận tiền, rất ức lòng vì không
cám dỗ được Tôi và không thể làm gì hơn,
bèn rút trong tép ra miếng giấy đã
ghi sẵn tên hai đứa là Nguyễn Ñöùc và Nguyễn Nhöït, sinh ngày……….
số ký danh……. . Vẫn chưa bỏ thói xấu của dân “quen chạy mánh”, ông ta cố tình cho Tôi thấy những xấp tiền
lớn, mới (hình như vừa rút ra ở ngân
hàng ra ) và nói:”Thầy cho tôi gởi ít tiền để đánh điện tín “. Tôi nói ;”Bạc triệu của ông mà Tôi còn không
thèm huống gì chừng ấy. Công đi xem kết quả
và tiền đánh điện tínxem như Tôi dùng để mừng cho chúng nó”. Nói đoạn,
Tôi nhìn đồng hồ thấy quá trưa, Tôi
chào ông ấy và lên taxi về nhà. Ngoái
lại. Tôi thấy ông ấy còn đang tầng ngầng
ngóng theo xe Tôi. Chắc ông ấy suy nghĩ
lung lắm: Tiếc rằng con cá Đống không thèm cắn mồi quá béo bở của me-xừ Phong thu
thuế chợ Tuy hòahoặc mừng vì của “hoạnh tài’ chắc chiu bấy lâu nay do mánh mung
vẫn còn nguyên venlại thêm hoang mang lo số phận hai đứa con sẽ ra sao;rồi sao…!
(que sera, sera!)
Quả thực như lời Tôi
phỏng đoán: Hai đứa nhỏ sau đó đều đâu Tú Tài IBM. Riêng thằng lớn, Nguyễn Ñöùc đậu hạng Bình thứ. Tôi đã đánh điện báo tin cho ông Phong biết. Chắc ông ấy mừng lắm, vừa không mất tiền, và được hốt cả “hai mâm”
Kỳ thi này kéo dài
hơn cả tháng. Tôi nóng lòng về nhà thăm
vợ con-nhất là đứa con mới sinh, Tôi đã
khoán trắng mẹ nó yếu đuối…cho cha mẹ anh chi em Tôi ở nhà.
Vì Tôi là người duy nhất của trường tham dư kỳ thi, nênTôi phải ở lại chờ lãnh kết quả thi, có chữ ký của Ban Chủ khảo chính thức gởi về
trường Nguyễn Huệ Tuy hòa để thông báo cho tất cả học sinh công cũng như tư
trong toàn tỉnh Phú yên. Điều này làm
cho Tôi thấy khổ sở chứ không thấy hãnh
diện về trách nhiệm.
Sáng hôm ấy Tôi ở
Sài gòn đi máy bay DC3 về đến sân bay Đông tác Tuy hòa vào khoảng 10 giờ sáng . Ngồi trên máy bay Tôi thấy hàng hàng lớp lớp
học sinh đã có mặt trước nhà ga máy bay.
Khi thấy Tôi vừa ló mặt ở cửa máy bay,
chuẩn bị bước xuống đất thì các em đều hò reo inh ỏi!. Rồi thì các em cởi xe chạy theo ô tô của Air Việt Nam Tuy
hòa, hộ tống Tôi về trạm. Sau dó Tôi về nhà. . Rất
nhiêu hoc sinh đứng ngoài đường Lê Quí Đôn trước nhà Tôi. Nhưng Tôi không thể trả lời kết quả riêng cho
từng cá nhân mà bảo các em hãy qua trường Nguyễn Huê đợi xem…. Tôi mi vợ và con mới hơn tháng quầy quả qua
trường Nguyễn Huệ giao các kết quả thi cho anh Quế, Hiệu trưởng rồi mới quay về nhà .
Ngay khi về nhà, cháu gái của Tôi bảo có một ông vừa đi xe
vespa đến, đưa một hộp cứng bao giấy, trên có
một chai cũng bao giấy, bảokính biếu
thầy Đống Qua mô tả hình dạng của nó, Tôi
biết đó là quà của ông Phong gởi. . , Tôi
biết trong các lớp giấy gói ấy là hộp bánh và chai rượu, không rõ có bao thư tiền hay không. .
. . Tôi bảo cháu :”Ai cho phép mày nhận quà. Mày hãy đem các thứ ấy trả ngay cho ông ấy và
bảo, nếu. ông
không nhân, Thầy con sẽ không cho con
vào nhà”
Đến cuối năm 1976, khi ở tù về Tôi được nghe ông Phong đánh
tiếng rằng:”Nêu ai tố cáo thầy Đống có hối lộ,
thì ông ấy sẽ làm chứng là thầy Đống trong sạch”Tôi cười mỉa, bảo, ”Tôi
có ăn hối lộ đâu mà tố”. Té ra ông ấy đã
từng”nằm vũng”!
*
Cho đến năm 1974, từ IBM đối với người Việt ta còn quá xa lạ, kể cả giới học đường.
Nói đi thi Tú Tài IBM mà hầu như nhiều thầy trò chưa thể mường
tượng ra !Trước đó vài năm các thầy cô “tiến bộ’đã cho học sinh làm “trắc
nghiệm’-mà các em quen gọi là “a, b, c khoanh”,
nghĩa là các thầy cô-nhất là các bộ môn như vănsử, địa, triết
(thuôc nhóm văn chương và xã hội) có dùng lối trắc nghiệm này ra đề cho học
sinh ở lớp cho “dễ chấm, chấm mau”. Với lối này,
mỗi câu hỏi có 3 hoăc 4 câu đáp mà học sinh sẽ phải chọn câu đúng nhất
khoanh lại (hay đánh chéo). Còn các câu
hỏi có tính cách tự luân như Toán, lý, Hóa, Sinh
vật rất ít khi dùng vì hơi khó ra đề (Khó và mất nhiều công sức chứ không phải
không thể !). Trong trường Nguyễn Huệ
nhiều thầy Toán, Lý, Hóa đă ra các đề thi trắc nghiệm cho học sinh. Ví dụ,
đề Toán có 3 hoăc 4 đáp án khác nhau ứng với a, b, c
hay a, b, c, d
;thí sinh phải tự giải và chọn câu chính xác nhất. Điều này buộc thí sinh phải biết cách giải
bài chẳng những thế, còn phải giải cho thật đúng trước khi đánh
dấu vào các ô chữ, chứ không thể nhắm
mắt đánh cầu may như trong các đề văn chương hoăc xã hội được.
Có lẽ Bộ Giáo
Dục muốn giới trí thức, nhất là học sinh, sinh viên mình mau mau bắt kịp thế giới văn
minh bên ngoài nên cho áp dụng ngay từ năm 1974 lệ thi Tú Tài IBM, thi cho tất cả 8 môn hoc;Văn, Sử, Địa, Triết,
Toán, Lý, Hóa và Sinh vật .
Theo qui định, các thí sinh phải dùng bút chì 2B, loại bút chì có nét mềm và tương đối đậm màu
để đánh dấu tréo (x ) vào các ô tròn phía dưới các chữ a, b, c, d (hay A,
B, C, D)`. Hoc
sinh không được dùng các loại bút bi, bút
mưc hay các loại bút chì 1B, 3B vì như
thế. máy không thể chấm được và chỉ có
thể chấm tay, bằng mắt thường thôi (chỗ
này con người hơn máy móc!). Vì thế, cần các Giám khảo (người) chấm bài. Mặt khác trên mỗi tờ giấy thi mỗi môn của thí
sinh (tờ A4) có ghi rõ tên, ho. , ngày
tháng, năm sinh của thí sinh cùng địa
chỉ và không thể cắt phách được. Các
Giám khảo có thể nhìn vào đó mà biết rõ bài thi của ai, ở đâu:Vì thế đòi hỏi Giam khảo hết sức liêm
chính!
Giám khảo Chúng
Tôi được chia làm 3 tốp, mỗi tốp lại chia riêng làm 8 bộ môn:Văn, Triết,
Sử, Đia, Toán, Lý, Hóa và Sinh vật, Khi chấm bài
thì bộ môn nào ngồi tách biệt theo bộ môn đó. Bộ Giáo Dục không có máy IBM. Máy phải thuê của Mỹ, cơ sở đóng ở Tân Sơn Nhất, rất
rộng lớn, có tường rất cao, nằm bên kia đường Trường sơn (tên đường
mới bây giờ), đối diện với
phi trường Tân Sơn Nhất. Mỗi tốp như vậy
làm việc mỗi ngày lối 5 giờ::Từ 6 đến 11 giờ;12 đến 17 giờ, và 18 đến 23giờ. Ăn uống tự túc . Các tốp phải có mặt ở số 7 Nguyễn Bĩnh Khiêm
1 giờ trước khi vào ca của mình. Các tốp
được sắp xếp luân phiên các ca cho công bằng và đỡ chán Đến giờ địnhcác chiếc
xe hải âu màu vàng của Mỹ, do chính các
tài xế nguời Mỹ lái, chạy không ngừng từ đó vào thẳng căn cứ D. A. O
Người. Mỹ rất kỷ luật, đúng giờ,
nhất là tuyệt đối giữ im lặng và bí mật:Suốt cả tháng làm việc, từ các tài xế đến các nhân viên trong căn cứ, không
hề nói chuyện với bất cứ ai trong ChungTôi.
Chúng Tôi được thông báo mang theo áo ấm và ai ngồi đâu phải ngồi chỗ đó
suốt buổi làm việc, không được chạy lộn
xộn, không được nói chuyện ồn ào.
. Muốn vào phòng máy phải đi qua 3 dãy nhà, đúng hơn là 3 luồng nhà nối tiếp nhau;mỗi
luồng có độ lạnh khác nhau, lạnh dần từ
ngoài vào trong . Nhà trong cùng nơi đặt
máy là nơi lạnh nhất. Ngày đầu, Giám khảo nào tự thấy mình khỏe, không đem theo áo ấmkhi gặp phải cái lạnh
khủng khiếp nơi phòng để máy phải run lập cập,
thất kinh!Nhà đăt máy to bằng nửa
sân vân độngđặt hàng vài trăm cái máy IBM to và cao bằng những tủ đứng lớn quay
lưng vào nhau. (Bây giờ tiến bô hơn rất
nhiều, các loai máy ấy rất nhẹ, có thể xách tay!). Chỉ những người Mỹ lo việc chạy máychấm bài
nhưng trong lúc Chúng Tôi làm việc thì không thấy bóng dáng người Mỹ nào cả mà
chỉ thấy nhiều chồng bài đã xếp sẵn chờ đợi Chúng Tôi:Đó là những bài bị máy
thải ra, phải chấm lại bằng tay . Còn những bài được máy chấm thì để đâu không
biết và cũng không được hỏi!
Như những pho
tương ngồi chấm bài suốt 4, 5 giờ, không được đi vệ sinh, Chúng
Tôi thật kiệt sức sau mỗi buối chấm! Và cứ thế,
ngày nào cũng như ngày nào. Điều
may mắn là thỉnh thoảng máy bị trở ngại.
Mà mỗi lần như vậy phải nghỉ việc một vài ngày để chờ thợkhi thì ở Phi luật Tân, khi
thì ở Nhật qua sửa. Trong những trường
hợp đó Chung Tôi phải tập trung ở Nha Trung học chờ, trông
như những người thất nghiệp, thiếu gạo
nấu, thảm ơi là thảm !
Một Ban khác, gồm các Hiệu Trưởng và Giám học làm việc bí
mật tại Nha Khảo thí, lo việc vào điểm, cộng điểm và hoàn tất kết quả
Theo chỗ Tôi
được biết, số lượng bài do máy thải ra để chấm tay là hơn 60% !
:Kết quả kỳ thi này, thí sinh đậunghe dâu đến hơn 85%:Coi như bất
cứ thí sinh nào không bỏ thi đều đâu tuốt .
Rõ ràng kỳ thi bi phá sản !!
Những người có thẩm quyền ở Bộ Giáo tuyên bố sẽ
không tổ chức thi Tú Tài IBM nữa, nghĩa là “bỏ của chạy lấy người’, hay là “đánh trống bỏ dùi”!
Nhưng Tôi lại
nghĩ khác. Cuộc thi IBM đó đã đươc tổ
chức nóng vôi. Nhiều người trong Ban Tổ
chức đã tưởng “dễ ăn”hấp tấp, không
nghiên cứu tỉ mỉ từ khâu tổ chức thi đến khâu chấm bài. Đã vậy,
bản thân Bộ Giáo Duc lại không có máy chấm, không hiểu cơ chế máy chấm và cách chấm, không có người được tham gia vào điều hành
máy chấm thí làm sao khỏi bị “phá sản”!
Ngày nay ở các
nước tiên tiến người ta đều cho các thí sinh thi trắc nghiệm cả. Phải chặng vì nóng vội và muốn tỏ ta nhanh, giỏi
hơn người mà “đi trước hóa đi sau”?!
Tháng 7 năm 2013
Thầy Dương Đình Đống
Nguồn: Chimvenuinhan