Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Tủ sách quý hiếm in thời VNCH

Những bìa sách tiêu biểu trong Tủ Sách Tiếng Việt .
                                  Những bìa sách tiêu biểu trong Tủ Sách Tiếng Việt .
Lời giới thiệu của nhà báo Mạnh KimKhông thể không giới thiệu trang web tuyệt vời này:

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Mô hinh dạy học ở ĐH HARWARD áp dụng từ THĐIC thời VNCH

Thien Huynh

Bài của HMT là khái quát về tổ chức và phương hướng của nền giáo dục VNCH, tôi xin phép bổ xung thêm về phương pháp dạy và học thời xa xưa ấy qua câu chuyện “hổn” của chính tôi, “móc họng” GS dạy Việt văn mà Thầy vổ tay khen mới “lọa”, đúng không? Thật ra Ông Thầy bị “lạc đạn” thôi. Lúc ấy sau đảo chính TT Ngô đình Diệm, chương trình Việt văn có 2 phần Kim văn (văn xuôi) và Cổ văn (văn vần) dạy song đôi, bắt đầu từ lớp đệ ngủ (lớp 8 bây giờ) mổi tháng học sinh chia nhóm (theo tổ có sẳn của lớp) soạn bài thuyết trinh trước một tuần (còn gọi là trần thuyết) theo đề tài Thầy đưa theo chương trình, kim văn và cổ văn, Cả nhóm thì cùng soạn, viết đầy 4, 5 tờ giấy đôi caro, nhưng các nhóm là độc lập để tranh hơn thua trong thảo luận, Trong 2 giờ thuyết trình thì bốc thăm hoặc Thầy chỉ định 1 nhóm “chủ xị” thuyết trình, các nhóm còn lại chất vấn, ông Thầy ngồi cuối lớp giám sát 2 giờ …đấu đá. Không bàn cải cách dạy và học nầy trường Đại học Harward và VNCH ai theo ai nhưng các PHIÊN TÒA GIẢ LẬP (như trong phim Hàn quốc “Chuyện tình Harward) hay PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG LHQ GIẢ LẬP (một dạo ồn ào trên mạng về vụ treo cờ Đài loan trong phiên họp giả lập đó) và các buổi thuyết trình của học sinh thời ấy thật sự là “trên cả tuyệt vời”, học sinh tự hoàn thiện cách tra cứu, tìm tòi, thể hiện khả năng dùng từ, trình bày, tranh luận, tự tin…mặt khác cách dạy và học đó rỏ ràng đáp ứng đúng nhu cầu muốn tự khẳng định của tuổi mới lớn, theo khuôn mẩu văn hóa.
Chuyện “hổn” là thế nầy. Lần đầu tôi bị Thầy dạy việt văn « chữi xéo ». trong đề tài « tìm hiểu cách tả cái đẹp của Nguyễn Du trong truyện Kiều », gần cuối buổi thuyết trinh tôi nêu một ý kiến theo kiểu « xỏ lá » bởi nhóm thuyết trình chưa làm rỏ, đại ý là Từ Hải cao ngều ngệu thì đẹp nổi gì khi chiều cao gấp 20 lần chiều ngang, « vai năm tấc rộng thân mười thước cao ». Thúy Kiều thì đẹp như quỉ bởi « mây thua nước tóc tuyết nhường màu da », lại xấu tính, « xề xè nấm đất bên đàng, dào dào ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh » , tè bậy bên mộ Đam Tiên nên bị Đạm Tiên trả thù , ý kiến thuyết trình viên thế nào xin cho biết? Cả lớp một phen cười cợt, nhóm thuyết trình lúng túng đưa mắt về ông Thầy, Ông xem đồng hồ thấy hết giờ, ông Thầy cười cười nói với lớp : « nó lấy cây búa làm bếp để chẻ thì còn gì là tác phẩm nghệ thuật » rồi chấm dứt buổi thuyết trình, cay cú là sau đó tôi bị bạn bè cho 1 biệt danh là tên ở đợ.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Huỳnh Minh Tú
Sách giáo khoa thời VNCH
Sách giáo khoa thời VNCH
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Một trải nghiệm về dạy và học môn Việt văn ở Miền Nam trước 1975

Tiêu Dao Bảo Cự

Tác giả bài viết này là “giáo sư Việt văn” bậc trung học ở Miền Nam trước năm 1975 (các thầy cô giáo dạy trung học được gọi là giáo sư trung học). Trong cuộc thảo luận về đề tài “Ngữ văn trong nhà trường” do Văn Việt nêu ra, tôi thấy trải nghiệm dạy văn của mình có nhiều vấn đề liên quan đến các đề tài được gợi ý trong cuộc thảo luận. Sau 1975 tôi không còn dạy học nên không đủ thẩm quyền góp ý về việc dạy và học văn hiện nay nhưng tôi nghĩ những trải nghiệm của mình trong nghề cũng là một cách so sánh, đối chiếu để góp phần soi sáng thêm về một vấn đề chung mà Văn Việt đã nhấn mạnh tầm quan trọng là “có tác động rất lớn đến tâm hồn con em chúng ta và tương lai văn học nước nhà”.
Bài viết sẽ lướt qua các vấn đề: quá trình đào tạo giáo sư Việt văn, chương trình, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa, hoạt động ngoại khóa, thi cử, mối quan hệ với học sinh và hình ảnh người giáo sư văn chương trong mắt học sinh.

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Lượt sử ly tán của người Chăm

Campuchia có 210.000 người
Chạy sang tỵ nạn CPC nhiều đợt thời phong kiến, ở rải rác nhiều nơi, tập trung dọc sông Mê Kông và vùng Biển Hồ, CPC ngày nay có tỉnh còn mang tên Kompuong Cham (Bến người Chăm), họ thạo tiếng Khmer hơn tiếng Chăm gốc và tiếng Việt. Cũng trong chiến tranh phong kiến một bộ phận về VN định cư ở An Giang, Tây Ninh, tuỳ làng họ nói tiếng Khmer và tiếng Mã Lai nhưng tất cả đều dùng chữ viết Mã Lai. Hầu hết theo đạo Hồi .

Việt Nam có 150.000 người
Ở lại lãnh thổ vương quốc Chăm Pa, sống rải rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,... . Đa số theo đạo Ba La Môn. Thế kỷ XI, Nhà Lý bắt tù binh Chăm đưa ra Bắc mấy vạn người, họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài và bị người Việt đồng hoá gần như hoàn toàn nên mới có làng Chăm trong lòng Hà Nội ngày nay.

Malaysia có 10.000 người
Vào thế kỷ XVII, người Chăm vượt đại dương qua sống ở Kelantan - Malaysia và gaia đoạn năm 1975-78, một bộ phận từ Campchia chạy tỵ nạn khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Trung Quốc có 6.000 người
Đây là bộ phận tỵ nạn chiến tranh khỏi vương quốc đầu tiên từ thế kỷ VII - X.

Thái Lan có 4.000 người
Vào thế kỉ XVIII, người Chăm chạy loạn từ Camuchia qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok và một số vượt biên chạy sang Thái sau 1975

Hoa Kỳ có 3.000 người

Pháp có 1.000 người

Vượt biên từ VN và CPC sau 1975 và đi bằng con đường hợp pháp.

Cái nóp - ăn cơm mới nói chuyện cũ

Hội nghị khoa học “về văn hóa, văn nghệ truyền thống và dân ca đồng bằng sông Cửu long” tổ chức tại Cần thơ (3/1983) có mươi dòng định nghĩa về cái nóp. Tuy nhiên, do để “gọn nhẹ hóa” vấn đề, định nghĩa chưa thể hiện được đầy đủ về cái nóp.
Xưa kia miền tây Nam bộ – vùng đất u u minh minh, muỗi kêu sáo thổi – chưa có mùng. Khi đi ngủ, người ta hun khói đuổi muỗi, bù mắc và dùng bó cọng dừa “vụt” chúng. Nếu một mình trong bưng, họ ngủ “mùng nước”: trầm mình dưới sình, lấy tàu lá (ví dụ lá sen) úp lên mặt, thế là ngủ “ngon”. Rồi vài trăm năm gần đây, người dân miền tây phát minh ra “nóp”. “Nóp” được khâu từ cái “đệm” – một loại chiếu không dệt từ cói. “Đệm” được đan từ cọng “bàng”, loài cỏ dại cọng dài, dai sợi, hằng hà sa số ở miền tây.

Vật liệu
: Khi cọng bàng dài hơn mét trở lên, người ta chống xuồng đi thu hoạch, mang về phơi khô rồi giã trên “thớt” (tạm gọi vậy). Thớt là một khúc gỗ to, dài chừng 2 mét hơn, mặt trên (và mặt dưới) đẽo phẳng làm mặt thớt. Cứ hai người một thớt, họ đặt bó bàng lên thớt và đứng lên trên, mỗi người một đầu, dùng chân đè bó bàng rồi dùng chày giã. Đêm đêm “tiếng ai giã bàng nhịp nhàng như tiếng người ca” ngân lên khắp xóm. “Cụp cùm cum”, “cụp cùm cum”.
Đan “đệm”:
Bàng giã xong trở thành vật liệu đan đệm. Người ta đan lóng đôi, lóng ba (nong đôi, nong ba) thành cái đệm. Đệm tính theo “vuông” nhưng đơn vị thương mại thì theo “mét tới” với khổ tiêu chuẩn (khoảng 2 mét). Dân miền tây nói nằm “đệm” êm hơn, mát hơn nằm chiếu cói. 
Khâu “nóp”: Người ta gập đôi cái “đệm” theo chiều “tới” sao cho nửa trên (sau sẽ là "mùng") dài hơn nửa dưới (sau sẽ là “chiếu nằm”) chừng 2 tấc “tới”. Phần 2 tấc "dư" gọi là “lưỡi gà”. Họ khâu mép trên và mép dưới của 2 đầu lại, thế là thành cái “nóp” với 3 phía kín và 1 phía cửa.
Ngủ nóp: Người ta trải nóp xuống, ngậm nước phun lên nóc nóp và dùng tay phủi khắp người để xua đàn muỗi, bù mắc đang bu đặc quanh người, rồi “lăn” vô nóp. Vô trong rồi, kẻ đó gập “lưỡi gà” lại, gài vô phần “chiếu nằm” và yên giấc. Người ta giải thích phun nước cho mát, nhưng có người nói, do “đệm” đan không đều, có kẽ hở, bù mắc chui vô, nên phải phun nước để bàng nở ra bít kẽ đan.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Phương ngữ Kỳ Anh (từ điển tiếng Nghệ - Tĩnh)

Thỉnh thoảng mình hay viết những câu chuyện của địa phương và dùng phương ngữ cho hợp với ngữ cảnh câu chuyện. các bạn mình đọc cũng "nỏ hiểu chi trơn"...


Nhìn về Thanh - Nghệ

Thứ Sáu, ngày 17 tháng 5 năm 201338nhận xét

Người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giờ bị kỳ thị. Đi đâu cũng thấy người ta nói ghét dân Thanh Nghệ Hà, cầm hồ sơ xin việc mà giọng điệu, cái hộ khẩu ở vùng này thì coi như trượt rớt từ vòng đầu. 

Thanh - Nghệ - Hà mà thực chất là hai xứ Thanh, Nghệ (tức là hai vùng đất có những khu biệt về Văn hóa). Trải khoảng ngàn năm tạo dựng, đi kèm theo đó là những tương đồng và dị biệt về lịch sử, văn hóa hình thành nên cốt cách, tâm tính con người.

Khu biệt văn hóa
Thanh - Nghệ được ví như Việt Nam thu nhỏ. Cái gì Việt Nam có thì Thanh -  Nghệ cũng có. Lịch sử hai vùng này ước chừng trên ngàn năm, nghĩa là tương đương với lịch sử Việt Nam (từ Ngô Vương lập quốc đến giờ). Dân số ước chừng trên 8 triệu người, bằng gần 10% dân số Việt Nam.

Cả hai xứ đều là biên thùy trọng trấn của Vương quốc Đại Việt khi xưa. Là đất căn bản đế vương, Thanh - Nghệ quan trọng đến nỗi: Thanh Nghệ còn, Quốc gia còn, Thanh Nghệ mất Quốc gia mất.

Có ít nhất hai vương triều, hai nhà Chúa mà gốc tích là từ Thanh Hóa - người "làm vua" gần đây nhất mà xứ Thanh có được là ông Lê Khả Phiêu (nguyên TBT BCH Trung ương Đảng CSVN). Văn thần võ tướng xứ Nghệ bạt ngàn. Bắc sông Lam thiên về võ tướng, nam sông Lam thiên về văn thần. 

Cụ Hồ cũng là người xứ Nghệ (nguyên gốc Quỳnh Lưu).

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Cái chết của con tê giác cuối cùng ở VN

bbc.com
Chris Baraniuk
Trong một khu rừng rậm nhiều đồi dốc ở phía tây nam Việt Nam, con tê giác cái đơn độc từng có thời dạo bước. Đó là con tê giác cuối cùng trong phân loài của nó, và đây là nơi nó sinh sống.
Cát Lộc, khu vực phía bắc của Vườn Quốc gia Cát Tiên, là một phần của nơi từng bị tàn phá bởi Chất Da cam trong Cuộc chiến Việt Nam. Ngày nay, nơi này nổi tiếng là khu bảo tồn động vật hoang dã, cũng là nơi nhiều nỗ lực bảo tồn thất bại.
Con tê giác cuối cùng hàng ngày đi lang thang qua hàng ngàn hec-ta rừng, một khoảng cách rộng hơn rất nhiều mà loài động vật ăn cỏ này thường di chuyển.
Nhưng như thế là nó còn có nơi để chạy. Có nhiều lạch nước và sông để tắm và rất nhiều thức ăn - như cây mây, một loại cây dây leo mọc khắp nơi trong rừng.
Nhưng một ngày nọ, tay thợ săn ngắm bắn nó qua khẩu súng bán tự động - và bóp cò.
Chúng ta không biết liệu con tê giác có biết ai là kẻ giết nó hay không, và cũng không biết nó đã bị bắn bao nhiêu phát.
Khi tiếng súng vang lên, vọng khắp khu rừng cũng là lúc chốt lại sự tuyệt chủng của loài tê giác Java ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sự tuyệt chủng đã không xảy ra ngay lập tức. Dù bị thương, con tê giác vẫn chạy thoát. Và từ đó, suốt một thời gian, nó biến mất sau cánh rừng xanh dày đặc che chở nó.
Vận mạng của loài tê giác Java ở Việt Nam, một phân loài tê giác có tên là Rhinoceros sondaicus annamiticus, khi đó đã được Sarah Brook theo dõi sát sao.
Brook là nhà bảo tồn của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã WWF. Hàng ngày, bà phải vật lộn với địa hình khắc nghiệt ở vườn quốc gia Cát Lộc - đồi dốc và thảm thực vật dày đặc - với một chú chó đánh hơi, được huấn luyện để theo dõi mùi phân tê giác.

Tìm kiếm Blog này