Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt

Lượm lặt ở đám giỗ thủ tướng Võ Văn Kiệt (kỳ 1)
Thế là thời gian lùi thêm 365 ngày nữa để cán đích 9 năm ông Võ Văn Kiệt đi xa.
Đúng hẹn, gã và Huỳnh Sơn Phước người từng cùng Kim Hạnh đình đám báo Tuổi Trẻ một thời, đến nhà GS Tương Lai. Xe của Hiếu Dân con gái cưng của ông Kiệt chờ sẵn. Đón thêm Lê Công Giàu, thế là một mạch đến Nghĩa trang TP viếng mộ ông Kiệt.
Trên xe lại rôm rả chuyện.
Gã nói mới đây Nhà báo Quốc Phong, nguyên phó TBT báo Thanh Niên có kể chuyện ông Vũ Kỳ thư ký riêng cụ Hồ trước khi mất có mời cán bộ Viện Bảo tàng HCM tới ghi âm ông bật mí về những gì liên quan đến tình riêng của cụ Hồ. Trong đó có nói Trung ương tính giới thiệu một cô gái nết na xinh đẹp cho cụ, nhưng rồi một cán bộ trẻ từ Nam bộ ra dự Đại hội Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã rước nàng trước.
Gã khoái tính cách anh hai Nam Bộ này quá.Yêu là bất chấp tất cả.
Gã thú thật có nghe đồn rằng anh hai Nam Bộ này chính là ông Kiệt. Nhưng đây là chuyện vô cùng tế nhị, gã được bác Tương Lai phê cho một trận tơi bời khi một lần vui miệng toe toe chuyện đồn mà bác Tương Lai bảo là "bậy bạ" này. Gã hiểu có thể chuyện đồn đại ấy đối với cha gã một nhà thơ đa tình thì cả nhà gã reo vui và chúc mừng cha gã, nhưng với nhiều gia đình khác nhất là gia đình của những chính khách nghiêm túc thì dễ bị phản ứng quyết liệt. Thôi, tốt nhất bỏ qua chuyện này. Gã cảm thấy có lỗi với người thân của ông Kiệt khi từng truyền bá cái tin đồn thất thiệt ấy. Gã xưa nay vốn dễ mà, có lỗi, chân thành nhận lỗi ngay.

Những ca khúc hay của Mai Hoa - Trọng Đài sáng tác

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa và những năm Pháp thuộc

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng

Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.

Đà Lạt ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp, vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.

Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, những khách sạn Đà Lạt đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa, mang dòng máu lai quý tộc Việt và Pháp.

Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau đây là trên 100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh gia Pháp và một số nhiếp ảnh khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm nay.

Giai đoạn bốn ông nước Nam sợ làm vua

Ở xứ Annam có giai đoạn bốn ông nghe nói được chỉ định làm vua đã hãi và kết cục...

Vua Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho con nuôi là lúc ấy 17 tuổi. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bèn dâng lên Hoàng thái hậu Từ Dụ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức. chỉ phế truất ông vào ngày 23 tháng 7 năm 1883 và giam vua Dục Đức ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện, và cuối cùng là Ngục thất trong Kinh thành Huế. Ở đây, nhà vua bị bỏ đói cho đến chết. Vì chỉ làm vua được ba ngày chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức là theo tên nơi nuôi dạy
Dục Đức Đường.

Hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Nguyễn Phúc Hồng Dật lên làm vua lúc ấy 37 tuổi. Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế), khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi vì sợ chết, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành. Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Vua muốn nhận chính sách bảo hộ để cho yên ngôi, nhưng các quan có nhiều người không chịu, lo ngại cho tính mạng của mình, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Khâm sứ Pháp, tìm cách bãi bỏ các quan Phụ chính đại thần. Không may cho vua Hiệp Hòa, việc này bị Tôn Thất Thuyết phát hiện, hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu, bắt vua Hiệp Hòa uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hòa làm vua được hơn 4 tháng, sử gọi là Phế Đế.

Xem Tam Đảo xưa để biết trình của người Pháp trong quy hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng

[​IMG]

Bàn chân giao chỉ



Cùng khám phá xem vào thời xa xưa, người Việt học hành như thế nào...

“Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống vô cùng đáng quý của Việt Nam từ ngàn đời nay. Nhân dịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy cùng nhìn lại đôi điều thú vị về hệ thống giáo dục thời xưa trên đất nước ta.

Đóng vai người Việt cổ đi học thời xưa 1

Cận cảnh các đôi chân "xấu kinh hoàng" đặc trưng của người xưa

Đôi chân hình gót sen, ngón chân cái đặc trưng của người Giao Chỉ hay ngón chân đà điểu... là đặc điểm của những đôi chân "vang bóng một thời".

Một đôi chân trắng, đẹp, nhỏ xinh luôn là niềm mơ ước của phái đẹp. Nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ, một đôi chân với hai ngón cái to, cong như chân đà điểu hay bàn chân nhỏ khoảng 7,5cm mới được coi là "gót sen vàng". 

Cùng ngược dòng lịch sử và ngắm nhìn những đôi chân từng được coi là quyến rũ một thời. 

1. Tục bó chân để làm đẹp của người Trung Quốc

Đây là một trong những biện pháp kỳ lạ để biến bản thân mình trở nên xinh đẹp, cuốn hút hơn trong mắt cánh mày râu của người Trung Quốc xưa. 

Theo một truyền thuyết có từ thời kỳ Nam Đường (937 - 975) kể lại rằng, vị vua thời này đã đem lòng say mê một cung phi với đôi chân nhỏ gọn như vầng trăng khuyết, quấn trong lụa, uyển chuyển di chuyển trong điệu múa. Vì được vua sủng ái nên cung phi đó được hưởng vinh hoa phú quý. 

Xâm mình - những điều cần biết

Xăm mình là lưu lại những hoa văn họa tiết trên da. Việc xăm mình do nhiều nguyên nhân, ý nghĩa khác nhau: tình yêu, thẩm mỹ, đức tin, lý tưởng, quan niệm sống, hoặc có khi chỉ là theo trào lưu hoặc... lấp cái thẹo.
Chấp nhận xăm mình tức là đã quyết định “phá tướng”, thay đổi ít nhiều tướng mạo của mình. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau, tùy theo hình xăm đó có thích hợp với mình hay không. Tút này chỉ là đề cập về qui ước xăm mình trong giới hắc đạo, để anh chị em dấn thân vào chốn giang hồ hiểm ác lưu ý, tránh phải chịu đòn oan, hoặc có khi trầm trọng hơn, chuốc lấy họa sát thân.
Trước hết, chớ ngông cuồng tự đại, tưởng rằng mình có quyền trên thân thể của mình, muốn xăm đồ hình gì là tùy sở thích cá nhân. Không phải đâu là không phải đâu, đều có quy định về thứ bậc của những hình xăm đa nghen, mình thuộc đẳng cấp, thực lực cỡ nào thì xăm đồ hình theo thực lực, đẳng cấp đó, chớ khá đèo bồng. Khi muốn xăm một hình, việc đầu tiên nên làm là hỏi kỹ thuật viên xăm mình (ở đây gọi tắt “thầy xăm”), xem thực lực mình có xứng với hình xăm đó chăng. Chớ tự ý cãi thầy xăm càn, nếu tiếm vượt, xăm hình vượt quá đẳng cấp, thực lực, tức tự rước lấy phiền phức không nhỏ. Ngoài phép tắc tôn ti ra, khi xăm mình, giới hắc đạo còn có những kiêng kỵ khác.
CHÚA, PHẬT, BỒ TÁT
Xăm chân dung đấng cứu thế, bậc giác ngộ, là thuộc về đức tin, ngụ ý phó thác thân mình tuân ý bề trên. Với loại đồ hình này không nên xăm trước ngực, nếu làm vậy là đại bất kính. Chân dung các ngài phải được vẽ rõ ràng đầy đủ ngũ quan, thể hiện được vẻ từ ái, khoan dung. Sau khi xăm loại này, người được xăm phải trai tịnh bảy ngày đầu, tránh ra vào những nơi kém sạch sẽ. Giang hồ tin rằng đã chọn hình xăm tôn giáo phải hành sự quang minh, tránh những hành vi lừa lọc, hèn hạ; bằng không sẽ chịu cái chết rất dữ.

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Mao Trạch Đông và Hiến pháp

Khoảng 5, 6 năm nay, trên các trang mạng Hoa ngữ xuất hiện bài nói chuyện về Hiến pháp của Mao Trạch Đông. Lời lẽ trong diễn văn đanh thép không được phép công bố công khai này khiến người ta đọc/ nghe mà sững sờ.
Nhận thấy nội dung phát biểu này thể hiện trung thực tư tưởng vô pháp vô thiên của “người cầm lái vĩ đại” của Trung cộng, xin tạm dịch ra đây.
_______
CHỈ CÓ BỌN NGU XUẨN HOẶC THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG MỚI ĐÒI CHẤP HÀNH HIẾN PHÁP ĐỂ MƯU THOÁT KHỎI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
“Trong chúng ta có nhiều đồng chí cứ mê tín vào Hiến pháp, cho Hiến pháp là phương thuốc thần kỳ để trị nước, nên đã có ý định khuôn đảng vào vòng trói buộc của Hiến pháp. Tôi nào giờ chưa từng tin tưởng pháp luật, càng không tin gì ở Hiến pháp, và tôi muốn phá bỏ thứ mê tín Hiến pháp đó. Bọn Quốc dân đảng chẳng đã từng có Hiến pháp, trông cậy vào đó, để rồi bị chúng ta đánh đuổi chạy tuốt ra Đài Loan đó sao? Còn đảng ta tuy không có Hiến pháp, vô pháp vô thiên, rốt cuộc chẳng đã giành được thắng lợi đó sao? (…) Đảng vĩ đại, quang vinh và chính nghĩa vốn không hề có chủ trương chế định ra Hiến pháp, chẳng qua sau khi lập quốc thì phải nghiên cứu thể chế các nước Tây Âu, mà phần lớn họ đều có Hiến pháp. Hơn nữa, lúc ấy đang tình huống các phần tử trí thức Trung quốc chưa hoàn toàn thuần phục để thành công cụ tốt cho đảng. Nên nhằm để cải tạo, giáo dục quần chúng nhân dân, củng cố sự lãnh đạo của đảng, ta mới phải chế định Hiến pháp mà thôi. Về bản chất, việc định ra Hiến pháp là phủ định quyền lãnh đạo của đảng, nó cực kỳ có hại về mặt chính trị.
“Tất nhiên, giờ thì Hiến pháp cũng đã chế định rồi, còn chấp hành hay không, chấp hành tới mức nào, thì vẫn phải lấy chỉ thị của đảng làm chuẩn. Chỉ có bọn ngu xuẩn hoặc thành phần phản động mới đòi chấp hành Hiến pháp để thoát khỏi sự lãnh đạo của đảng”.
(Trích bài nói chuyện trong Hội nghị Thảo luận Hiến Pháp – 1954).

Tìm kiếm Blog này