Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tích hay đào ngũ? - Cần xác minh, kết luận rõ

Wednesday, 27/11/2013, 09:09:00 AM
Đơn vị cũ, UBND xã và Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa khẳng định quân nhân Nguyễn Ngọc Tình, nguyên quán xã Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, thuộc Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 vẫn còn sống bên đất bạn Cam-pu-chia, trong khi một số đồng đội cùng đơn vị lại khẳng định quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tin, mất tích và cùng gia đình đồng chí Tình kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết chế độ theo luật định. Sự việc đã kéo dài 24 năm, đến nay vẫn chưa có kết luận. 
 
Những thông tin trái chiều

Chúng tôi tìm về thôn Trù Ninh, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) gặp lại những cán bộ xã thời kỳ 1987-1989 để tìm hiểu về thông tin quân nhân Nguyễn Ngọc Tình.

Bà Nguyễn Thị Thởn với bức ảnh của con trai Nguyễn Ngọc Tình.

Trở về từ ký ức: Mối lương duyên Việt-Campuchia hồi sinh người lính tình nguyện

Cập nhật lúc 07:59, Thứ Ba, 28/06/2016 (GMT+7) (QBĐT) - Đối với anh, một chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam “mất tin” năm 1986 tại Campuchia, gia đình nhận giấy báo tử tháng 11-1991, rồi 30 năm sau ký ức chợt thức tỉnh, anh tìm đường trở về Việt Nam, tìm ra gia đình, người thân. Cuộc hội ngộ sau 30 năm đầy máu, nước mắt, nỗi đau và hạnh phúc. Hành trình 30 năm trở về quê hương của anh là câu chuyện dài thấm đẫm nhân sinh.

Giấy báo tử của anh Nguyễn Xuân Thanh.
Giấy báo tử của anh Nguyễn Xuân Thanh.
Họ tên đầy đủ của anh là Nguyễn Xuân Thanh, sinh năm 1962, tên Campuchia là Soocvana, quê quán thôn Xuân Lai, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy. Nguyễn Xuân Thanh nhập ngũ tháng 2-1982, đơn vị: Hòm thư 9R-191, thành phố Hồ Chí Minh, cấp bậc chiến sỹ, nhiệm vụ lái xe đầu kéo, kéo các loại pháo vào trận địa.
Trong những giấy tờ gia đình anh còn lưu giữ được, chúng tôi tìm thấy tấm giấy báo tử do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình ký ngày 20-11-1991 xác nhận chiến sỹ Nguyễn Xuân Thanh “mất tin” tháng 9-1986 nhưng không rõ anh “mất tin”  tại nơi nào trên đất nước Campuchia. Bấm đốt ngón tay từ đó đến khi anh trở về quê hương, vùi đầu vào lòng mẹ già mắt mù lòa vì những tháng năm khóc thương con thì đúng 30 năm chẵn.
Một kỷ vật khác của anh là bức thư gửi cho vợ Nguyễn Thị Lan viết tại tỉnh Xiêm Riệp ngày 31-12-1985, sau chuyến công tác dài hơn 4 tháng. Anh viết: “Hôm nay anh về tuyến sau rửa xe nên có thằng bạn về nước trưa nay, nhân tiện anh ghi vội mấy chữ thăm em và gia đình vì quá lâu rồi Lan ạ!”. 9 tháng sau, gia đình anh ở Việt Nam cùng đồng đội không còn biết một chút gì về anh nữa.

Lão nhớ trường mình học hồi nhỏ thời VNCH,


Sao thấy đơn giản vô cùng: bậc tiểu học chỉ có ông cai trường là người duy nhất không dạy, ổng lo đủ thứ chuyện hậu cần, vệ sinh kiêm bảo vệ.

Lên bậc trung học mới có thêm giám thị và một nhân viên văn phòng trường (không có máy vi tính, làm sổ sách thí mẹ!). Thầy cô, lương đủ sống tà tà, có thời rảnh giao lưu với nhau và với học sinh, không bân rộn nhiều trong việc soạn giáo án, họp hành như như bây giờ.

Vậy mà người ta không đánh giá thấp nền giáo dục VNCH. Tất nhiên, xã hội ngày càng tiến bộ tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh nhưng ngày nay, trả lương cho đội ngũ thấp mà mâm bát phình to, thật nghịch lý.

Thông tin liên quan mới đây trích từ báo Giaoduc:
"Tính bình quân cứ 8 thày cô có một cán bộ quản lý; 4,57 thày cô có một nhân viên phục vụ?
Tổng cộng, nói theo kiểu dân gian thì cứ 2,92 thày cô có một người “ăn theo”.
Vậy ngân sách dành cho giáo dục thực chất bao nhiêu phần trăm dành trả lương cho giáo viên?"

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Ls ko tự bảo vệ đc mình thì ko nói đến chuyện cứu ai được đâu.

ĐOÀN LUẬT SƯ CHUẨN BỊ KỶ LUẬT TÔI
Sáng nay 18/8/2017, tôi nhận được Thông báo của Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, về việc xem xét kỷ luật tôi vì đăng bài viết trên Facebook cá nhân.
Trước đây tôi có nhiều bài viết về nghề luật sư, để mọi người hiểu rõ hơn về đội ngũ luật sư hiện nay: luật sư không có vai trò gì đối với công lý, chỉ là vật trang trí cho đẹp phiên tòa, để người khác nhìn vào phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là “Cò chạy án” để lừa người dân lấy tiền.
Các bài viết trên Facebook cá nhân là quyền tự do ngôn luận của mỗi người, không liên quan gì đến hoạt động nghề nghiệp luật sư, nhưng Đoàn luật sư xem xét kỷ luật tôi theo sự chỉ đạo từ phía cơ quan nội chính và an ninh là không đúng pháp luật, nhằm trù dập và bịt miệng tôi không cho nói sự thật.
Luật sư có cái miệng để nói, nhưng không cho tôi nói sự thật về bản chất nghề nghiệp của mình để mọi người trong xã hội biết, thì làm sao nghề luật sư ở Việt Nam phát triển được ?
Đoàn luật sư hãy làm đúng chức năng cao quý của mình là bảo vệ đồng nghiệp, đừng tự biến mình thành tay sai của cơ quan an ninh nhằm trù dập tôi.
Không biết sắp tới Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên sẽ kỷ luật tôi bằng hình thức nào ? mong cộng đồng hãy lên tiếng bảo vệ tôi !

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có tin cậy?

- Wiki là trang trích dẫn, tổng hợp thông tin trên mạng, có chèn links nguồn và mỗi thanh viên đều có quyền chỉnh sửa, nếu nội dung hợp lý sẽ được duy trì. Nội dung có thể sẽ được bổ sung tư liệu, thay đổi góc nhìn theo thời gian. Nguồn trích dẫn chủ yếu lấy từ tin chính thống nên hạn chế về mặt khách quan.

- Bài được tạo ra từ cá nhân, nhóm có cùng ngôn ngữ của một nước, do đó tính trung lập là tương đối, nhất là liên quan đến chính trị, ví dụ bài trên En.wiki, Zh.wiki. Vi.wiki... về cùng một sự kiện như "hải chiến" Hoàng Sa, Gạc Ma thì nội dung có thể khác nhau. 

- Đối với một vấn đề nào đó liên quan đến sự kiện, nhân vật nhạy cảm thì người ta có thể sử dụng thông tin một chiều (thay vì đa chiều - trung lập) để lèo lái dư luận nhận thức theo định hướng nào đó. 

- Nó có thể bị thao túng vì danh lợi, chẳng hạn cá nhân bỏ tiền thuê người viết tiểu sử - "sự nghiệp..." cho wiki để PR cho bản thân họ và thông qua đó dẫn đến từ khóa top tìm kiếm vì wiki là trang hoạt động mạnh trên Google.

- Hầu hết bài liên quan đến kiến thức nhân loại, sự kiện, nhân vật... nước ngoài, nếu nguồn tiếng Việt hạn chế thì người ta lược dịch chủ yếu từ trang wiki tiếng Anh và... 

- Riêng về ảnh trên wiki được quy định rất chặc chẽ khi đưa lên, phải có nguồn gốc rõ ràng, phải là tác giả ảnh hoặc được phép của tác giả và tuân theo thông lệ bản quyền quốc tế.

Vì vậy về ảnh: đáng tin, về thông tin phổ thông: có thể tin cậy, về thông tin nhạy cảm: chỉ có tính tham khảo.
--------------

(lưu từ fb TC)

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam


Bản quyền hình ảnhBLOOMBERGImage captionThủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc nhà máy lọc dầu Dung Quất hồi 2009

Kể từ sau quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam thành lập Tổng công ty dầu khí Việt Nam năm 2006, đây là ngành có thế mạnh cho nguồn thu ngân sách Việt Nam nhờ hoạt động ở vùng có tiềm năng khá ở Biển Đông.

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Hoàng Xuân Phú: Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh


Hoàng Xuân Phú
Xa Tổ quốc gần nỗi đau Tổ quốc
Trải nỗi lòng mong nhẹ bớt nỗi đau
Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách - vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như "trẻ nhỏ đua đòi". Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng "đầu thú".

Thiên hạ sẽ dùng tên TXT để đề cập một diễn biến hiếm có trong lịch sử ngoại giao, mà đọng lại là hình hài đích thực của kiểu pháp quyền sản xuất tại Việt Nam. Vốn dĩ, thi hành công vụ kiểu giang hồ là chuyện thường ngày ở xứ "dân chủ vạn lần tư bản". Song lần này đặc sản "luật rừng" được xuất khẩu sang khối Cộng đồng chung Châu Âu, và công diễn giữa trung tâm Thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức.


Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Nguyễn Văn Thiệu dưới mắt Phạm Xuân Ẩn

Để khỏi phải nói qua nói lại với một số còm men có thể có xung quanh cái tút này, tôi xin có vài lời lưu ý : Việc mô tả các tướng tá chính khách Việt Nam cộng hòa, trong đó có ông Nguyễn Văn Thiệu, là đám ngụy tề tay sai bất tài tham nhũng đồi bại trên sách báo từ lâu chẳng những không có tác dụng “tuyên truyền giáo dục” gì mà còn hạ thấp chiến thắng mùa Xuân năm 1975. Thắng một đám bất tài vô lại thì có gì đáng tự hào đâu mà gọi là chiến thắng vĩ đại! Nhưng nói thật để để cao chiến thắng trong một thời gian dài trên sách báo chính thống là chuyện không hề dễ.
Loạt ký sự về Phạm Xuân Ẩn đăng trên Thanh Niên năm 2001 lẽ ra có 53 kỳ, nhưng có 1 kỳ không đăng được do Tổng Biên tập đi vắng. Nó có tựa đề là “Nguyễn Văn Thiệu dưới mắt Phạm Xuân Ẩn”. Vì là câu chuyện “nhạy cảm”, nên tôi gọi cho anh Nguyễn Công Khế, phân tích cho anh nghe Thanh Niên có thể gặp phản ứng gì từ nội dung bài báo, anh bảo đợi anh về xem kỹ lại trước khi đăng. Nhưng không đợi được, loạt Ký sự phải đăng liên tục hàng ngày, nên bài này phải gác lại rồi trôi luôn.
Bản thảo bài báo tôi không còn giữ, sau này tôi đã lấy từ đó vài chi tiết để lồng vào bài báo “Tầm vóc Phạm Xuân Ẩn” đăng trên Thanh Niên số Xuân, đó là bài báo cuối cùng tôi viết về ông Ẩn mà ông được đọc. Nay xin viết lại câu chuyện này.
Tôi hỏi ông Ẩn : Ai là tướng lĩnh giỏi nhất quân đội Việt Nam Cộng hòa ? Ông nói ngay : Nguyễn Văn Thiệu. Ông Ẩn quen biết cựu Tổng thống VNCH khi ông Thiệu còn là trung tá. Chính ông đã làm thủ tục đưa trung tá Thiệu đi học quân sự ở Mỹ. Ông kể, khi khám sức khỏe để bổ sung hồ sơ đi học, ông Thiệu bị đau răng. Viên thiếu tá quân y bảo với ông Thiệu, muốn có hồ sơ sức khỏe tốt thì tại Quân y viện cái răng đó phải nhổ bỏ, nếu muốn giữ cái răng thì phải đến phòng nha khoa tư của chính viên sĩ quan quân y này. Ông Ẩn khuyên ông Thiệu rằng cái răng còn giữ được thì nên tốn một ít tiền để giữ cái răng, nhưng ông Thiệu dứt khoát : “Không phải tôi sợ tốn tiền mà tôi không thể chấp nhận một sĩ quan lợi dụng việc công để tư lợi thối nát như nó”. Hôm sau ông Thiệu đến Quân y viện nhổ phắt cái răng. Kể lại chuyện đó, ông Ẩn kết luận : “Ông Thiệu là người cương trực”.

Người lão nể phục nhất là ông Nguyễn Văn An,

kể từ ngày VN thống nhất, trong hàng lãnh đạo cấp ủy viên Bộ Chính trị.

Ông là người đem lại sinh khí dân chủ, đặt nền tảng tiến bộ cho hoạt động của Quốc hội.
Ông là người dám chỉ rõ công khai mọi sai lầm của Đảng bắt nguồn từ gốc do "Lỗi hệ thống" và đưa ra khái niệm "Vua tập thể".
Ông kiến nghị Đảng thay đổi cơ chế, sửa đổi Hiến pháp theo hướng dân chủ thực chất, đề xuất cần đưa Đảng vào hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, cần có luật để Đảng tránh bao biện, làm thay.

Không ít người cho rằng ông nghỉ hưu rồi mới dám nói, chưa hẳn vì suy nghĩ không phải một sớm một chiều, chắc rằng 2 nhiệm kỳ ở vị trí ủy viên BCT, ông đã đấu tranh về mặt lý luận trong nội bộ nhưng dư luận không biết vì nguyên tắc Đảng không được công khai. Tất cả đều vô vọng, tiếng nói của ông thành lạc lõng trong số đông. Tuy nhiên ý kién của ông không phí, nó tạo tiền đề cho người khác nhận thức lại và suy nghĩ về tương lai đất nước.

Theo lão, ông là nhân vật hiếm hoi trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao có chính kiến rõ ràng. Ông có lòng tự trọng, sống có trách nhiệm, về hưu ông vẫn đau đáu nỗi niềm với đất nước.
Ông không xuất hiện trước công chúng khác với một số ông bị thiên hạ chửi rủa, xem thường nhưng vẫn chường mặt nhân dịp lễ lạc nào đó.

Lão nghĩ chính danh "Sĩ phu Bắc Hà" là thế đó!
(lưu từ FB)

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Saigon bây giờ…



Đỗ Hồng Ngọc

Saigon bây giờ không thấy có người đẹp nữa! Xưa ra đường cứ thấy người ta vừa chạy xe vừa… ngoái đầu lại nhìn. Bây giờ ra đường người con gái nào cũng trùm kín mặt, mang vớ dài tay, găng tay kín mít, áo khoác sùm sụp, đầu đội mũ bảo hiểm, chỉ chừa hai con mắt lom lom qua kính bảo hộ… !

Ở trên cao nhìn xuống người người dày đặc, từng luồng từng luồng cuồn cuộn trôi đi, lâu lâu cụng mũ bảo hiểm một cái rồi mạnh ai nấy đi, cứ như đàn kiến. Đi bộ trên đường nhiều khi gặp người chào hỏi thân thiện mà chẳng biết ai là ai, đến lúc như chợt nhớ ra họ mới gỡ khẩu trang cười lỏn lẻn. May thay, con gái Saigon bây giờ tuy che mặt mà lại hở đùi! Họ mặc quần short thật ngắn ra đường bất kể sáng trưa chiều tối. Nhờ đó mà cũng có thể nhìn ra người đẹp! Có điều hơi nguy hiểm cho giao thông công cộng vì đường sá không thông thoáng như xưa. Áo dài thì khó mà tìm thấy nữa rồi- trừ trên sân khấu và sàn diễn thời trang. Con gái vì thế mà không còn yểu điệu, dịu dàng, tha thướt nữa. Ngay cả những ngày lễ tết, ở đường hoa Nguyễn Huệ rực rỡ vậy mà cũng khó tìm thấy một tà áo dài. Mọi người trở nên hấp tấp, vụt chạc, căng thằng hơn bao giờ hết. Cái lý do vì sao mất áo dài rồi phải trùm kín mít cả người như vậy thì ai cũng biết. Bụi khói mù trời. Không khí hừng hực. Môi trường đô thị ngày càng xấu đi. Cây xanh tàn rụi. Cao ốc vùn vụt bốc lên!

Tìm kiếm Blog này