Đơn vị cũ, UBND xã và Bộ CHQS tỉnh Thanh
Hóa khẳng định quân nhân Nguyễn Ngọc Tình, nguyên quán xã Hoằng Đạt,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa, thuộc Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 vẫn còn sống bên
đất bạn Cam-pu-chia, trong khi một số đồng đội cùng đơn vị lại khẳng
định quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tin, mất tích và cùng gia đình đồng
chí Tình kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết chế độ theo luật
định. Sự việc đã kéo dài 24 năm, đến nay vẫn chưa có kết luận.
Những thông tin trái chiều
Chúng tôi tìm về thôn Trù Ninh, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) gặp lại những cán bộ xã thời kỳ 1987-1989 để tìm hiểu về thông tin quân nhân Nguyễn Ngọc Tình.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Phái, nguyên Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt thời kỳ 1987-1989 cho biết: Năm 1988, xã nhận được giấy báo tử của Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đối với đồng chí Nguyễn Ngọc Tình. Tuy nhiên, khi xã chuẩn bị tiến hành lễ truy điệu thì nhận được thông tin từ đồng chí Phạm Hải Thoại ở xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa với nội dung quân nhân Nguyễn Ngọc Tình vẫn còn sống và lấy vợ bên Cam-pu-chia. Lãnh đạo xã cử đồng chí Nguyễn Ngọc Khanh, phụ trách công tác chính sách của xã đi xác minh, xác định thông tin trên là có thực. UBND xã Hoằng Đạt đã lập biên bản báo cáo cấp trên xem xét.
Được biết, sau đề nghị của UBND xã Hoằng Đạt, ngày 22-3-1990, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 125/CS gửi Đảng ủy, UBND xã Hoằng Đạt trả lời về việc quân nhân Nguyễn Ngọc Tình với nội dung: Sư đoàn 339 xác minh, kết luận đối với quân nhân Nguyễn Ngọc Tình: “Quân nhân Tình đã đào bỏ ngũ, lấy vợ sinh sống ở Cam-pu-chia. Phòng Chính trị Sư đoàn 339 đã làm việc với bạn lập hồ sơ đưa quân nhân Tình về nước, nhưng đến ngày 25-9-1989, khi đơn vị cuối cùng rút quân về nước, Sư đoàn 339 vẫn phát hiện thấy quân nhân Tình ở lại và lấy vợ bên Cam-pu-chia”.
Liên tục trong các năm 2000, 2001, gia đình bà Nguyễn Thị Thởn (mẹ của quân nhân Tình) tiếp tục làm đơn gửi đến các cấp, ngành đề nghị làm rõ quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tích hay đào ngũ.
Về những băn khoăn, thắc mắc của gia đình, Thiếu tá Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Chính sách, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ngày 29-8-2002, Phòng Bảo vệ-An ninh (Cục Chính trị, Quân khu 9) có Công văn số 128/CV-BV gửi Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa trả lời về trường hợp quân nhân Nguyễn Ngọc Tình như sau: “Quân nhân Nguyễn Ngọc Tình thuộc biên chế của Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 158, Sư đoàn 339; cấp bậc: Trung sĩ; chức vụ: Y tá. Quân nhân Tình đã đào ngũ lúc đơn vị đóng quân tại huyện Lách, tỉnh Pua Sát, Cam-pu-chia. Đến năm 1986, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 (quê xã Nga Trung, Nga Sơn, Thanh Hóa) và đồng chí Dương Quốc Tuy, cấp bậc: Đại úy; chức vụ: Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 (quê xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Hà Bắc; hiện hai đồng chí này đã nghỉ hưu), phát hiện quân nhân Nguyễn Ngọc Tình ở tỉnh Pua Sát (Cam-pu-chia) đã lấy vợ và sinh sống ở đó. Năm 1988, khi sư đoàn chuẩn bị rút quân về nước, đồng đội, bạn bè, đồng hương có gặp và khuyên quân nhân Tình về Việt Nam, nhưng Tình kiên quyết không về. Đến tháng 9-1989, Sư đoàn rút quân về nước. Như vậy, quân nhân Nguyễn Ngọc Tình đã đào ngũ trong lúc đơn vị đang làm nhiệm vụ chiến đấu và xác định đến thời điểm tháng 9-1989 quân nhân Tình vẫn còn sống và ở lại Cam-pu-chia. Từ sau tháng 9-1989 đến nay, đơn vị không nắm được tung tích của quân nhân Tình.
Ông Đỗ Văn Mười, Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Hiện tại Sở có lưu giấy báo tử lần 1 và số hiệu bằng Tổ quốc ghi công của quân nhân Nguyễn Ngọc Tình. Sau đó, hồ sơ được trả lại Bộ CHQS tỉnh để xác minh, quá trình xác minh không thông báo kết quả lại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, nên không có căn cứ để các cơ quan chức năng tiến hành giải quyết chế độ cho gia đình”.
Cần xác minh, kết luận rõ
Theo bà Thởn (mẹ của quân nhân Nguyễn Ngọc Tình) kể lại, từ thông tin của xã và đơn vị, bà đã cùng với con trai Nguyễn Ngọc Ninh và con dâu Trịnh Thị Chiến tìm gặp các cựu chiến binh, những người cùng chiến đấu với con trai mình, như ông Phạm Hải Thoại, ở thôn Long Thành, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, (người trước đây chính quyền xã Hoằng Đạt cho rằng, đã báo tin về việc quân nhân Tình vẫn còn sống). Tuy nhiên, khi viết giấy xác nhận ngày 10-10-2001 (có xác nhận của UBND xã Hoằng Sơn), ông Thoại đã viết: “Tôi cùng tham gia chiến đấu với anh Nguyễn Ngọc Tình ở xã Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Anh Tình đã hy sinh tại chiến trường Cam-pu-chia. Vậy tôi viết xác nhận này đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết chế độ liệt sĩ cho đồng chí Nguyễn Ngọc Tình”.
Trong đơn đề nghị của Thiếu tá Dương Quốc Tuy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 158 viết: “Văn bản số 128/CV-BV của phòng Bảo vệ - An ninh (Cục Chính trị, Quân khu 9) là thiếu chứng cứ. Thời kỳ năm 1986, tôi cùng các ban của cơ quan Trung đoàn 158 đã lập biên bản, trình Phòng Chính trị, Sư đoàn 339 là đồng chí Tình mất tích, đề nghị làm công tác chính sách hậu phương quân đội. Sau đó, năm 1987, tôi chuyển về Phòng Tham mưu của Sư đoàn làm nhiệm vụ. Đến năm 1990, sư đoàn rút quân đợt cuối cùng về nước, chúng tôi không phát hiện thêm gì về trường hợp đồng chí Tình. Bởi vậy, tôi đề nghị Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa làm công tác chính sách cho đồng chí Tình và bà Nguyễn Thị Thởn đã có 16 năm chờ đợi”.
Như vậy, đã có sự sai lệch trong thông tin giữa các cơ quan chức năng đi thẩm tra, xác minh với những xác nhận của các cựu chiến binh cùng đơn vị với đồng chí Nguyễn Ngọc Tình.
Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm tiến hành thẩm tra, xác minh quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tin, mất tích hay đào ngũ, để có kết luận rõ ràng trả lời gia đình.
Bài và ảnh: DUY THÀNH
Nguồn: Nghiatinhdongdoi
Chúng tôi tìm về thôn Trù Ninh, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) gặp lại những cán bộ xã thời kỳ 1987-1989 để tìm hiểu về thông tin quân nhân Nguyễn Ngọc Tình.
Bà Nguyễn Thị Thởn với bức ảnh của con trai Nguyễn Ngọc Tình. |
Đồng chí Nguyễn Ngọc Phái, nguyên Chủ tịch UBND xã Hoằng Đạt thời kỳ 1987-1989 cho biết: Năm 1988, xã nhận được giấy báo tử của Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đối với đồng chí Nguyễn Ngọc Tình. Tuy nhiên, khi xã chuẩn bị tiến hành lễ truy điệu thì nhận được thông tin từ đồng chí Phạm Hải Thoại ở xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa, Thanh Hóa với nội dung quân nhân Nguyễn Ngọc Tình vẫn còn sống và lấy vợ bên Cam-pu-chia. Lãnh đạo xã cử đồng chí Nguyễn Ngọc Khanh, phụ trách công tác chính sách của xã đi xác minh, xác định thông tin trên là có thực. UBND xã Hoằng Đạt đã lập biên bản báo cáo cấp trên xem xét.
Được biết, sau đề nghị của UBND xã Hoằng Đạt, ngày 22-3-1990, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 125/CS gửi Đảng ủy, UBND xã Hoằng Đạt trả lời về việc quân nhân Nguyễn Ngọc Tình với nội dung: Sư đoàn 339 xác minh, kết luận đối với quân nhân Nguyễn Ngọc Tình: “Quân nhân Tình đã đào bỏ ngũ, lấy vợ sinh sống ở Cam-pu-chia. Phòng Chính trị Sư đoàn 339 đã làm việc với bạn lập hồ sơ đưa quân nhân Tình về nước, nhưng đến ngày 25-9-1989, khi đơn vị cuối cùng rút quân về nước, Sư đoàn 339 vẫn phát hiện thấy quân nhân Tình ở lại và lấy vợ bên Cam-pu-chia”.
Liên tục trong các năm 2000, 2001, gia đình bà Nguyễn Thị Thởn (mẹ của quân nhân Tình) tiếp tục làm đơn gửi đến các cấp, ngành đề nghị làm rõ quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tích hay đào ngũ.
Giấy báo tử đối với quân nhân Nguyễn Ngọc Tình. |
Về những băn khoăn, thắc mắc của gia đình, Thiếu tá Vũ Kiên Cường, Trưởng ban Chính sách, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ngày 29-8-2002, Phòng Bảo vệ-An ninh (Cục Chính trị, Quân khu 9) có Công văn số 128/CV-BV gửi Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa trả lời về trường hợp quân nhân Nguyễn Ngọc Tình như sau: “Quân nhân Nguyễn Ngọc Tình thuộc biên chế của Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 158, Sư đoàn 339; cấp bậc: Trung sĩ; chức vụ: Y tá. Quân nhân Tình đã đào ngũ lúc đơn vị đóng quân tại huyện Lách, tỉnh Pua Sát, Cam-pu-chia. Đến năm 1986, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 (quê xã Nga Trung, Nga Sơn, Thanh Hóa) và đồng chí Dương Quốc Tuy, cấp bậc: Đại úy; chức vụ: Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 (quê xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Hà Bắc; hiện hai đồng chí này đã nghỉ hưu), phát hiện quân nhân Nguyễn Ngọc Tình ở tỉnh Pua Sát (Cam-pu-chia) đã lấy vợ và sinh sống ở đó. Năm 1988, khi sư đoàn chuẩn bị rút quân về nước, đồng đội, bạn bè, đồng hương có gặp và khuyên quân nhân Tình về Việt Nam, nhưng Tình kiên quyết không về. Đến tháng 9-1989, Sư đoàn rút quân về nước. Như vậy, quân nhân Nguyễn Ngọc Tình đã đào ngũ trong lúc đơn vị đang làm nhiệm vụ chiến đấu và xác định đến thời điểm tháng 9-1989 quân nhân Tình vẫn còn sống và ở lại Cam-pu-chia. Từ sau tháng 9-1989 đến nay, đơn vị không nắm được tung tích của quân nhân Tình.
Ông Đỗ Văn Mười, Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Hiện tại Sở có lưu giấy báo tử lần 1 và số hiệu bằng Tổ quốc ghi công của quân nhân Nguyễn Ngọc Tình. Sau đó, hồ sơ được trả lại Bộ CHQS tỉnh để xác minh, quá trình xác minh không thông báo kết quả lại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, nên không có căn cứ để các cơ quan chức năng tiến hành giải quyết chế độ cho gia đình”.
Cần xác minh, kết luận rõ
Theo bà Thởn (mẹ của quân nhân Nguyễn Ngọc Tình) kể lại, từ thông tin của xã và đơn vị, bà đã cùng với con trai Nguyễn Ngọc Ninh và con dâu Trịnh Thị Chiến tìm gặp các cựu chiến binh, những người cùng chiến đấu với con trai mình, như ông Phạm Hải Thoại, ở thôn Long Thành, xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa, (người trước đây chính quyền xã Hoằng Đạt cho rằng, đã báo tin về việc quân nhân Tình vẫn còn sống). Tuy nhiên, khi viết giấy xác nhận ngày 10-10-2001 (có xác nhận của UBND xã Hoằng Sơn), ông Thoại đã viết: “Tôi cùng tham gia chiến đấu với anh Nguyễn Ngọc Tình ở xã Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Anh Tình đã hy sinh tại chiến trường Cam-pu-chia. Vậy tôi viết xác nhận này đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết chế độ liệt sĩ cho đồng chí Nguyễn Ngọc Tình”.
Trong đơn đề nghị của Thiếu tá Dương Quốc Tuy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 158 viết: “Văn bản số 128/CV-BV của phòng Bảo vệ - An ninh (Cục Chính trị, Quân khu 9) là thiếu chứng cứ. Thời kỳ năm 1986, tôi cùng các ban của cơ quan Trung đoàn 158 đã lập biên bản, trình Phòng Chính trị, Sư đoàn 339 là đồng chí Tình mất tích, đề nghị làm công tác chính sách hậu phương quân đội. Sau đó, năm 1987, tôi chuyển về Phòng Tham mưu của Sư đoàn làm nhiệm vụ. Đến năm 1990, sư đoàn rút quân đợt cuối cùng về nước, chúng tôi không phát hiện thêm gì về trường hợp đồng chí Tình. Bởi vậy, tôi đề nghị Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa làm công tác chính sách cho đồng chí Tình và bà Nguyễn Thị Thởn đã có 16 năm chờ đợi”.
Như vậy, đã có sự sai lệch trong thông tin giữa các cơ quan chức năng đi thẩm tra, xác minh với những xác nhận của các cựu chiến binh cùng đơn vị với đồng chí Nguyễn Ngọc Tình.
Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm tiến hành thẩm tra, xác minh quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tin, mất tích hay đào ngũ, để có kết luận rõ ràng trả lời gia đình.
Bài và ảnh: DUY THÀNH
Nguồn: Nghiatinhdongdoi