Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Thực hiện tuy có sai nhưng không thay đổi bản chất.



Nữ thần Apsara độ mạng - trong rủi có cái may.

Có anh lính ở Campuchia lâu sợ sẽ bay gáo, tìm cách thoát ra cuộc chiến mà chưa được. Một lần lính xả hơi đi tham quan, leo đền Angkor Vat, về tới đơn vị quá mệt mỏi nên bảo y tá có thuốc gì cho khỏe. Chú y tá nói em hết thuốc bổ rồi, để em chích cho anh thuốc này một mũi là khỏe.
Chú ta chích thuốc vào ven khủy tay nhưng xuyên qua tới thịt bên dưới. Thuốc không tan được, làm hoại tử thịt. Đi bệnh viên, bác sĩ phải mổ nạo hết thịt hư thúi, chỗ đó thành vết lõm. Hàng ngày có em y tá chăm sóc thay băng. Thấy anh lính hiền lành còn đẹp trai nữa nên cảm mến. Cô hỏi nhỏ anh có muốn xuất ngũ không, em có cách làm cho. Ừ, thế là cô may níu kéo cho da phía trên và dưới khép lại, thành ra cánh tay không duỗi thẳng ra được. Rồi dặn anh cứ để vậy, đừng cố tập duỗi ra vì da đàn hồi giãn lần sẽ thẳng cánh tay.
Về đơn vị, anh lính làm y lời em y tá dặn, băng vải treo cánh tay trước ngực, chỉ huy không thể phân công tác nặng cho lính tay khèo. Để ở đơn vị chả được tích sự gì, chán, 6 tháng sau đành cho đi giám định thương tật. Thế là thành thương binh về đất mẹ. Sau giám định lần 2, anh lính tập co duỗi riết tay thẳng ra được bình thường, chỗ khủy để lại vết sẹo hơi xấu một tí.
Anh không tìm được gặp lại ân nhân của mình để cảm ơn tình thương mến thương. May mắn ở cái thành phố Sài Gòn giàu có nên cứ 2 năm được một chuyến du lịch. Mỗi tháng nhận trợ cấp thương binh được 2 triệu rưỡi, già rồi cũng đỡ khổ. Ăn uống dè xẻng, dành tiền lâu lâu cùng đồng đội đi phượt thăm lại chiến trường xưa. hehe.

"Trời đánh, tránh bữa ăn"

Xem câu chuyện giờ mới kể bên dưới, mình ngạc nhiên có tình huống như vậy ở K. Tốp lính ta đang đói phát hiện địch, hoàn toàn chủ động diệt 6 tên, không sót mống nào. Thế mà anh em đồng lòng bắn uy hiếp để địch chạy thoát nhằm thu nồi cơm và nồi cá đang bốc khói. Vì họ không muốn hưởng sái thức ăn mà trộn máu tanh, họ đã chọn miếng ăn ngon thay vì thành tích.
.........
TRANH ĂN
(Chuyện kể của bộ binh D7 E29 F307)
Đầu năm 1980 tôi được điều động từ C3/D7 về C4 /D7 để tăng cường khẩu B40 cho C4 .
Mùa khô năm đấy chiếc sự ác liệt , ngày nào cũng có thương binh, liệt sĩ . Đang lúc lấn bấn thì C4 của tôi sẩy ra một tai nạn , Trung (kiện) người quảng nam , đi truy quét bị lạc ở anlungvieng , đã 10 ngày chưa Biết sống chết ra sao . Đại đội 4 (C4) cử ba tốp đi tìm kiếm , tốp của tôi do anh Vệ trung đội trưởng ĐK 82 chỉ huy , tôi hoả lực B40, Thắng (xã trưởng) , Việt (điếc), Đính , Ngọc (toác) và Xuân Chinh sát tiểu đoàn . 7 anh em chúng tôi cắt rừng lên Anlungvieng , đã 4 ngày ăn gạo sấy với muối hầm , cổ họng nóng rát , cái đói cái khát đang rình rập từng ngày mà người cần tìm vẫn chẳng thấy đâu , sang ngày thứ năm trời nóng như đổ lửa , chúng tôi xuống sức rất nhanh ,Xuân (trinh sát) động viên cố lên trước mặt có suối tha hồ mát mẻ . Đang lầm lũi tiến lên bỗng Xuân ngồi xuống ,ra hiệu im lặng , cả đội lặng lẽ bò lên , dưới lòng suối cạn có 6 tên pôn pốt đang cười nói hỉ hả , chúng dựng súng theo giá chữ A , cạnh đó một xoong cơm trắng nóng hổi , thơm ngát , trên bếp một nồi cá kho , chúng tát được,đang sắp sôi .
Chúng tôi lùi lại hội ý . Có hai phương án được đề ra .
Thứ nhất giết địch và thu hồi vũ khí, phương án này quá dễ vì chúng tôi đang thế chủ động , chỉ cần 1 phút thôi là xong
Phương án hai chỉ quan tâm đến cái dạ dầy , cơm và cá .
Nếu bắn một phát B40 thôi 6 thằng sẽ đen thui , nhưng cơm và cá cũng bay theo .Anh Vệ quá hiền lành chỉ nói :
-Tụi bay muốn làm gì thì làm đừng để tai tiếng là được .
Mọi người tín nhiệm giao cho tôi chỉ đạo vụ này , tôi giao cho Xuân ném một quả MK3 vào giá súng , tất cả đồng loạt bắn thật rát nhưng ko được bắn trúng địch sợ máu trộn lẫn thức ăn . Tất cả vào vị trí trờ đợi giờ G là lúc xong cá chín , khổ nỗi 6 thằng chúng nó cũng là 6 con ma đói , xong cá sôi góc nào chúng ăn góc đấy , kiểu này ko thể chờ sôi đều được , tôi phát lệnh tấn công ,sau loạt đạn vô hại 6 tên lồm cồm chạy trốn vào rừng lồ ô , chúng tôi lao xuống tiếp quản cơm cá , 6 khẩu súng và chạy theo hướng ngược lại chừng 1km . 7anh em mở tiệc tưng bừng , cơm nóng cá tươi tuyệt vời . Chúng tôi quyết định đào hố trôn vũ khí chiến lợi phẩm , cả đội quán triệt giữ kín vụ này , nếu lộ ra nhẹ cũng kỷ luật ghi lý lịch , nặng là ra tòa án binh tước quân tịch .
Thời gian qua đi ,mọi thứ đi vào dĩ vãng ,Xuân trinh sát hy sinh trên đồi tròn C6 , còn lại 6 anh em lần lượt trở về , cũng huân chương, huy chương như đúng rồi, như chưa từng có chuyện gì xảy ra .
40 năm rồi ko cần bí mật nữa , chuyện mới được kể ra . 6 người lính bên kia chiến tuyến giờ này cũng thành ông nội ông ngoại cả rồi , họ đâu có biết tại sao họ còn sống , họ tưởng bọn tôi bắn trượt .
Nghĩ lại tôi cũng rất vui , sinh và tử chưa hẳn do số phận , trong chiến tranh vẫn có hoà bình.
ĐÀO LONG ĐỖ
(Hồi ức chiến binh F307)

Lâu lâu soi gương nhìn mặt mình phát gớm.

Có ai ăn nhậu lâu ngày nó chuyển giới như tui hông? huhu

Chiện thằng lính K ba gai bị bắt cải tạo.

Lâu lắm mới gặp lại thằng bạn cũ. Ba thằng lính có thời đánh nhau ở CPC, cùng xóm chợ Kontum ngày xưa, ngồi nhậu, hàn huyên tâm sự. Sau màn hỏi thăm nhau về đời sống gia cảnh vợ con thì y như thông lệ của đám lính K là chiện bụp xẹt liên tu, bất tận.
Bạn kể, 1976 nó nhập ngũ đi từ Sài Gòn, huấn luyện xong học y tá, biên chế về Sư đoàn 5 (anh cả đỏ của QK7). Năm 1977-78, đơn vị đánh nhau với Kh'mer Đỏ dọc biên giới từ Tây Ninh qua Bình Phước. Một lần đi phép tranh thủ về thăm nhà ở Kon Tum, nấn ná ở lại thì địa phương quậy... Cực chẳng đã, nó đi lên biên giới tìm lại đơn vị. Bị đẩy ra giáp biên đánh nhau tiếp. Cuối năm 78, tham gia chiến địch phản công đánh sang K, truy địch lên tận biên giới Thái. Chốt lại, quần nhau với địch miệt mài đến năm 1981. Nay sống mai chết, khổ cùng cực.
Chịu đời không thấu, chiến hữu rủ cướp nhà dân giàu để có tiền vượt biên sang Thái. Rốt cuộc nó không tham gia còn thằng kia cùng con bồ Kh'mer đi lọt... Có mấy thằng lính bất mãn bỏ đơn vị, mang súng ra ở trong dân, tụ tập với nhau như đám phỉ. Chận đường cướp tiền vàng của dân đi buôn và dân VN vượt biên đường bộ ngang qua khu vực. Sợ chết và quá chán nãn, nó dở chứng ba trợn, không tuân lệnh chỉ huy phân công công tác. Y tá chỉ làm chuyên môn băng bó, không phụ mang đạn súng cối. Bị quân pháp bắt cải tạo ở đấy một thời gian thì đưa về VN, cải tạo ở Bù Gia Mập BP.
Một đêm, nó cùng thằng bạn nữa, hai thằng chui rào đi trốn. Vừa lội bộ vừa cảnh giác né tránh bị bắt lại. Bụng đói cồn cào, chân tay rã rời. Có lúc, xin ngồi nhờ xe ben chở gỗ, người ta không cho vì sợ liên luỵ, xe chạy thì nhảy lên núp. Hai thằng đến được nhà thằng bạn đi cùng ở Bình Dương, mới được ăn uống. Không dám tá túc, nhờ thằng bạn lấy xe đạp chở về Sài Gòn. Lẫn trốn rồi lót tiền làm giấy xuất ngũ, hợp pháp cho mãi đến ngày nay.
Nó bảo mỗi dịp đơn vị tổ chức cựu chiến binh hội ngộ, nó thấy thằng nào mang huân huy chương, kỷ niệm chương hoa hoè hoa sói là nó ghét. Thằng nào có vẻ ta đây, hỏi nó tên gì, đơn vị nào là nó nổi điên chửi tẹt vào mặt... Mình nói: ba tụi mình mỗi người mỗi hướng, đều bị thương nhẹ. Tao bôn sơ vích đỏ đít, ông cháu thì cầu an còn mày thì quậy. Quá may cho mày đấy, 4 năm chiến trận ròng rã mà gáo còn nguyên là phước nhà to lắm đó! Ba thằng lính cười ha hả, cụng ly cái cốp. dzô. dô.

Bài thơ: Mẹ ta trả nhớ về không


Ấn tượng của tôi về các dân tộc mình từng tiếp xúc ở CPC

(nói gọn chưa hẳn đúng)
Người Kh'mer cư trú tại chỗ thận thiện hơn người từ vùng dưới đồng bằng lên.
Người gốc Hoa sợ sệt, xun xoe bợ đỡ chỉ huy và bộ đội để yên thân buôn bán làm ăn.
Người gốc Việt, số ít sợ địch trả thù nên che giấu thân phận, đa số xảo, ranh mảnh.
Người DT thiểu số nghèo nhất, ít nói, gần gũi, họ là chỗ dựa cho bộ đội VN đánh địch.
Ở CPC gần 7 năm, mình không chơi thân với bất kỳ gia đình người Việt nào vì không thích tích cách của họ tuy đồng cảm với nạn nhận của chế độ Kh'mer Đỏ.

Tôi nghĩ gì nhân ngày 27/7.

Ngoài việc tưởng nhớ đồng đội hy sinh, ban bè chung lưng đấu cật quần nhau với địch. Tôi nghĩ đến ngày xưa, lũ chúng tôi ốm o gầy mòn, phần nhiều cân nặng chừng 40 kg nên đội mũ cái đầu lọt thỏm vào trong. Chẳng ai muốn đội mũ cối vì đội là còn phải đánh nhau... Thời nay hoà bình, quan chức dân sự khi đi ra nắng không người che dù thì thích đội mũ cối hay mũ tai bèo với khuôn mặt chành bành. Như chứng tỏ ta đây luôn nhớ về truyền thống... Có thật vậy không?!



Quá trình trình tiến hoá chữ ký và logo của Cạo.

Từ chuyện xem chữ ký của anh Phó chủ tịt Quảng Nam, ký sai chỗ mà còn ngoáy dài ngoằng như hàng rào cắm chông. Lão chê nếu ký nhiều như thế thì bong gân tay mất mà không thể làm quan nhà đất được. Ngẫm lại mình thì sao?
Thời trẻ đi học, chắc như phần đông các bạn cũng như mình tập ký sao cho nó thật oách. Mình tạo ra mấy chữ ký lận, tượng trưng họ và tên, đá lên móc xuống, sao như rồng bay phượng múa mà phải có cá tính khác người nữa cơ. Còn bày đẹt tạo logo 4 phương tung hoành nhưng cương thổ rõ ràng, thế mới ghê. hehe. Mà chỉ ký vào nhật ký vớ vẩn hay thơ thẩn vẽ vời linh thôi chứ hiếm khi được ký văn bản.
Khi ra đời đi bộ đội, lâu lâu mới ký vào sơ yếu lý lịch hay báo cáo, đề nghị... Mình nghĩ ký cho lắm cũng đếch ra tiền thì việc gì phải gò chữ, mờ biết đâu tới số làm quan ký tá nhiều thì cần phẹt cho nhanh. Tầm nhìn xa ngàn dặm, chứ bộ! Thế là mình bỏ hết nét trước sau, bỏ luôn gạch đít, chỉ còn mỗi 2 chữ Hg, dùng cho mãi đến ngày nay. Tuy chỉ hai mẫu tự thôi nhưng ký trước sau chả giống, nó chán đời phẹt đại cho xong vì tư duy vũ như cẩn, ký cho lắm tắm cũng ở truồng.
Đại khái nó như thế này.
Khộ. Mấy em giao dịch viên NH sợ gặp anh nào có chữ ký thế nài, đếm nét ná thở. Con đường hoạn lộ cũng khó ăn dày, làm dân vận thì được chứ làm quan nhà đất thì ký sổ hồng sổ đỏ cả đống có mà bong gân tay.

Nhìn đôi mắt vua Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại

 chắc là của người Chăm mình.

Bảo Đại

Tìm kiếm Blog này