19 Tháng 12 2015 lúc 11:06 ·
Ở đây, tôi chỉ kể sơ về anh hùng liệt sĩ của Trung cộng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thời đại Mao Trạch Đông rực rỡ tên vàng đã viết nên trang sử truyền kỳ hiển hách. Từ khi có đảng Cộng sản Trung quốc, anh hùng cách mạng bỗng nở rộ như nấm sau mưa, tô điểm lá cờ hồng vẻ vang, thành những tấm gương chói lọi cho toàn dân đại lục phấn đấu học tập noi theo. Tấm thân cốt nhục bì phu một khi hấp thu được lý tưởng ly kỳ bỗng hóa thành kim cang bất hoại. Những chiến công, thành tích phi thường của các anh hùng cách mạng đã làm đổ nhào những quy luật vật lý, xem khinh những phản ứng sinh lý bình thường, và không thèm đếm xỉa đến logic, đây là thành quả vĩ đại mà toàn thể thế giới của loài người có lương tri cần phải biết đến.
Vì tình hữu nghị giữa hai nước Việt-Trung, vì lý tưởng chung xây dựng xã hội chủ nghĩa quang vinh vĩ đại, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những chiến công vẻ vang của các anh hùng liệt sĩ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Để làm nên những tấm gương liệt sĩ hào hùng này là công khó của vô vàn cán bộ tuyên huấn vô danh, cùng biết bao tinh túy của văn chương bút mực. Từ khi có đảng vinh quang, đất nước Trung Hoa bỗng vặn mình rặn ra không ít anh hùng, sau đây chỉ là vài nét chấm phá của toàn cảnh anh hùng thời đại mới mà thôi.
1/- LÔI PHONG (1940-1962)
Đây là vị anh hùng nổi tiếng nhất trong cả quân sử lẫn đảng sử Trung cộng.
Sáng ngày 15 tháng 8 năm 1962, ở quận Vọng Hoa, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, có một tai nạn đã xảy ra cho chiến sĩ lái xe Lôi Phong, thuộc sư đoàn 10 của Quân khu Thẩm Dương. Trong khi Lôi Phong đứng bên đường làm hiệu lệnh cho lái phụ An Kiều Sơn trở đầu xe, vì sơ ý, anh bạn đồng đội đã khiến xe va vào cột phơi quần áo, cây sào phơi bằng thép rơi xuống ngay đầu khiến Lôi Phong bất tỉnh nhân sự. Sau đó anh đã từ trần ở bệnh viện, do bị bể sọ, xuất huyết não.
Với quyết tâm không để chiến sĩ mình phải chịu cái chết lãng xẹt mà toàn đảng toàn quân toàn dân không thu hoạch được lợi nhuận nào, lập tức từ Trung ương đảng có lệnh cho đảng ủy và quân ủy thành phố Phủ Thuận phải truy phong Lôi Phong là liệt sĩ, và phải cử hành trọng thể đám tang cho anh. Công viên Vọng Hoa được vinh dự đổi tên thành “Công viên Lôi Phong”, và dành hẵn 60% diện tích để xây dựng phần mộ cùng nhà tưởng niệm Lôi Phong.
Lúc này, người ta bỗng phát hiện ra nhiều phẩm chất tuyệt vời của chiến sĩ Lôi Phong. Anh là một người toàn thiện toàn mỹ, trong nhật ký của anh còn ghi lại nghìn vạn việc tốt anh đã làm; và nổi bật hơn hết, Phong là một đảng viên gương mẫu, theo lời Ban tuyên giáo kể lại, hễ rảnh rỗi là anh lại giở “Mao tuyển” ra để tụng đọc lời vàng ý ngọc của Mao bá bá, có cả bộ ảnh hơn 300 bức làm chứng và minh họa cho cuộc đời chuẩn mực của Lôi Phong.
Thời điểm 1963, Trung quốc vừa trải qua trận đói kinh hoàng kéo dài ba năm khiến hàng chục triệu người chết, đất nước đang cần lắm những tấm gương cống hiến tuổi xuân hầu đánh tan sự bi quan tiêu cực, Mao chủ tịch vĩ đại – cầu cho người được đời đời yên nghĩ ở xứ sở của Mác-Lênin, và ma đầu quỷ dữ mười chín tầng địa ngục phải mãi mãi ganh tỵ với người – đã lập tức phát động phong trào học tập “Làm theo gương Lôi Phong” trên toàn quốc.
Phong trào bất hủ ấy đã gây nên cơn sốt trong giới trẻ Trung quốc, người người học theo tấm gương Lôi Phong. Lôi liệt sĩ là người rất mực tiết kiệm, sống trong thời đại khốn khó thắt lưng buộc bụng của đất nước đương thời, tuy tay đeo đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền nhưng anh vẫn cặm cụi vá lại từng chiếc vớ rách. Lôi liệt sĩ cũng là người có tình đồng đội thắm thiết, anh thường giúp đỡ giặt đồ cho các chiến hữu. Anh làm những việc tốt trong thầm lặng, không cần ai biết đến, nhưng đều có ảnh chụp lại làm bằng!
Đã có hàng trăm tác phẩm thơ văn nhạc họa phim kịch được sáng tác bởi cảm hứng từ hình tượng cao cả của Lôi Phong.
Hình tượng Lôi Phong vì thế đã khiến bọn phản động cũng như các thế lực thù địch trong và ngoài nước xuyên tạc, chế giễu. Để tát vào mặt chúng, nhân dịp 50 năm kỷ niệm anh hùng Lôi Phong, ngày 05/3/2013, quân khu Thẩm Dương đã tổ chức buổi tọa đàm để công bố toàn bộ sự thật về Lôi anh hùng, với sự có mặt của ông Trương Tuấn, lúc này đã 82 tuổi, là người phóng viên khi xưa đã có cơ duyên chụp được 222 tấm trong số hơn 300 di ảnh ghi lại sinh hoạt thường nhật của Lôi Phong lúc sinh tiền. Nhưng ý trời đã định, ông Trương Tuấn bị đột quỵ chết ngay trong buổi họp báo. Nhân chứng quan trọng nhất đã không còn, quần chúng nhân dân Trung quốc càng đoàn kết siết chặt tay nhau, vững lòng tin vào đảng, thề quyết không nghe theo bọn phản động xàm xí mứng.
2/- VƯƠNG KIỆT (1942-1965)
Đầu tháng 7-1965, quân khu Tế Nam thực hiện buổi diễn tập “địa lôi chiến” tại thôn Trương Lâu thuộc quận Bi Châu thì xảy ra sự cố. Tiểu đội trưởng công binh Vương Kiệt trong khi thị phạm đã bất cẩn khiến gói chất nổ thay thế địa lôi phát nổ. Kiệt bị tan xác, 12 dân quân gần đó cũng bị thương lây.
Giá Vương Kiệt còn sống sau tai nạn tất phải ra tòa vì tội bất cẩn, nhưng may thay, anh đã lìa đời. Khi sự việc được cấp báo lên Lâm Bưu, Lâm nguyên soái do sợ lòng quân xao xuyến, đã trực tiếp chỉ thị phải hóa đau thương thành hành động, biến tai nạn thành chiến tích oai hùng. Vậy là quân sử Giải phóng quân Trung quốc có thêm tấm gương dũng cảm vì nước quên thân vì dân phục vụ: đồng chí Vương Kiệt vì muốn bảo vệ chiến hữu chung quanh, đã liều mình nằm đè lên khối bộc phá, cái chết banh xác của anh là để cho đồng đội được sống còn.
Sau khi Vương Kiệt mất, người ta cũng lập tức phát hiện được nhật ký của người chiến sĩ anh hùng. Trong nhật ký có một câu như lời thề quyết tử: “Chúng ta cần phải một là không sợ khổ, hai là không sợ chết, để làm một người không biết sợ là gì”. Mao bá bá vĩ đại nhân đó đã phê duyệt, lấy 8 chữ vàng “Một không sợ khổ, hai không sợ chết” làm châm ngôn cho giới trẻ toàn quốc học tập.
3/- KHÂU THIẾU VÂN (1926-1952)
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Chí nguyện quân của quân đội Nhân dân Trung quốc đã thi hành sứ mệnh “viện Triều” thần thánh. Nhờ sự viện trợ cao cả này, tuy không giải phóng được trọn vẹn đất nước Triều Tiên, chỉ có một nửa nước là Bắc Triều Tiên được chủ nghĩa xã hội soi sáng cho tiền đồ rực rỡ tiến lên thiên đường nhân loại; còn lại nửa kia – Nam Hàn – phải rên siết đày ải trong tối tăm vực sâu của chủ nghĩa tư bản man rợ cùng căn mạt kiếp.
Trở lại với Khâu Thiếu Vân. Ngày 04/12/1952, “Nhân Dân nhật báo” đăng bài báo tuyên dương tấm gương hy sinh anh dũng của một Chí nguyện quân viện Triều. Với tựa đề “Chiến sĩ vĩ đại Khâu Thiếu Vân”, bài báo cho biết:
Vào lúc nửa đêm 11/10/1952, Khâu Thiếu Vân đang chấp hành nhiệm vụ tiền tiêu ở Bình Khang thuộc Đông Bắc Triều Tiên thì bị quân đội Mỹ bắn đạn lửa trúng phải. Phía sau anh là hơn 500 chiến hữu đang mai phục, để bảo toàn bí mật chiến trường, anh đã nghiến răng nằm bất động mặc cho lửa thiêu cháy đùng đùng trên người. Cảnh tượng bi hùng đó diễn ra trong 30 phút, suốt thời gian đó, anh hùng Khâu Thiếu Vân đã thản nhiên nằm im chết từ từ, mặc cho ngọn lửa thiêu sống.
Tấm gương vĩ đại và cảm động đến vậy mà sau này lại có lắm tên Hán gian phản quốc tỏ ra nghi ngờ, bảo đó là thành tích ngụy tạo, phản khoa học. Chim sẻ muôn đời vẫn là chim sẻ, biết sao nổi chí côn bằng chín vạn dặm. Để đáp lại, Ban quân sử Trung ương đã lý giải: khi người ta đã thấm đẫm lý tưởng anh hùng cách mạng thì kết cấu tâm sinh lý của cơ thể cũng được hoàn thiện nâng cấp, cơ thể sẽ phát huy diệu dụng, giúp người cách mạng chịu đựng được những thử thách khốc liệt nhất mà không hề mảy may đau đớn. Thế là luận điệu của bọn thế lực thù địch đã bị đập tan, chúng đã có được bài học quý: dùng khoa học thường thức, bí kíp quay heo để luận bàn lịch sử là sự lăng nhục tiền nhân!
4/- HUỲNH KẾ QUANG (1931-1952)
Đêm 19/10/1952, theo lời thuật lại của những người tận mắt chứng kiến, Chí nguyện quân Huỳnh Kế Quang đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, vô hiệu hóa 2 khẩu súng máy của giặc. Nhờ vậy Hồng quân Trung quốc đã kịp thời xung phong chiếm được cứ điểm chiến lược.
Huỳnh Kế Quang cũng chỉ là tấm thân máu thịt bình phàm do tinh cha huyết mẹ sinh thành, vậy mà bỗng chốc biến thành gang thép, ít nhất cũng ở phần lồng ngực, đó là nhờ ý chí tiến công cách mạng đã thay da đổi sắt cho anh.
Hiện tượng kỳ vĩ ảo diệu khôn lường này không chỉ xảy ra một lần. Hơn một năm sau, ta lại thấy nó tái hiện ở Việt Nam, và được vong của Iron Man nhập cho lần này là anh hùng Phan Đình Giót, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
5/- LƯU HỒ LAN (1932-1947)
Cô bé này hy sinh lúc mới 14 tuổi, nhưng đã là đảng viên dự bị. Chuyện ghi trong quân sử Trung quốc rằng, vào ngày 21/12/1946, Lan bị giặc bắt. Dù bị tra tấn dã man, Lan vẫn kiên trì thà chết không chịu chỉ anh Điệp cán bộ đang núp trong đống rơm. Ngày 12/01/1947, Tòa án tỉnh Sơn Tây của bọn Tàu Tưởng đã xử tử cô. Nhân dịp này, Mao bá bá đã tặng cho Lan danh hiệu “Sống vĩ đại, chết vinh quang”.
Vậy đó mà sau này, vào tháng 01-2007, tên Hà Ức, giáo sư Đại học Bắc Kinh lại nỡ lòng phanh phui ra rằng 60 năm trước, Lưu Hồ Lan bị dân làng đập chết.
Những kiểu “phát hiện” tầm phào như vậy là thường, bởi chúng ta đều biết rõ, ánh sáng chói lọi của chủ nghĩa Mác-Lê khiến bọn gian tà ganh tỵ căm ghét cùng cực; đã vậy, trên thế gian lại có một bọn cực rảnh, kêu bằng “thế lực thù địch”, bọn này chả mần ăn gì, chỉ biết rình mò các nước xã hội chủ nghĩa từng phút từng giây để đặt điều xuyên tạc đường lối chủ trương cũng như lịch sử đảng. Chúng ta, nếu muốn thành con ngoan trò giỏi thì nên tránh xa bọn đơm đặt bỉ ổi vô lương đó.
Điều nực cười là chuyện tên thợ điêu khắc tạc bức tượng em Lan vào năm 1986, Vương Triều Văn. Khi bức tượng hoàn thành, Hắn đã cất tiếng rên rỉ ai oán: “Đây không phải tác phẩm của tôi!” Lý do hắn đưa ra là, trong nguyên bản của hắn, tượng Lưu Hồ Lan vì là cô bé 14 nên ngực chỉ mới nhú, còn khi hoàn thành thì bộ ngực cô bỗng phổng phao như của một thiếu phụ. Lần đầu tiên trong lịch sử, lại có kẻ cả gan định cân đo thể tích của vú để luận anh hùng! Vương Triều Văn há không biết rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay đã ký Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, và niên kỷ của Lưu Hồ Lan đã được đảng âm thầm đính chính thành 22 tuổi cho phù hợp với tình hình mới rồi sao? Được đảng cho tận hưởng tuổi xuân thêm những 8 năm, hẳn hương hồn bậc anh thư cũng ngậm cười nơi chín suối.
* * * * * * *
Lịch sử Trung cộng còn nhiều lắm những tấm gương lẫm liệt hy sinh vì đại nghĩa, những thần tích ly kỳ, như Lữ Hỷ Đạt, một chiến sĩ thông tin, trong Chiến dịch Cam Lĩnh đã hai tay nắm hai đầu dây cáp điện thoại, dùng chính cơ thể mình làm dây dẫn nối tiếp đường dây để bảo đảm thông tin liên lạc trên mặt trận được thông suốt. Đó là bà lão người Mãn hơn 60 tuổi Triệu Hồng Văn Quốc được phong làm “Mẹ chiến sĩ”, bà nổi tiếng sát thủ hai tay hai súng làm quân Nhật kinh hoàng. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hàng trăm tấm gương anh hùng khiến mỗi lần đọc đến ta lại nghe máu nóng sôi trào, tinh thần xung phong rần rật chỉ muốn nhào lên chết mẹ một lần vì lý tưởng cho xong, trong phạm vi một bài viết ngắn thật không tài nào kể hết ra được.
Thời kháng chiến chống Nhật, có câu chuyện đầy tính nhân văn được truyền tụng suốt vùng Đông Bắc. Đơn vị Hồng quân Trung cộng nọ một hôm phát hiện có binh sĩ xâm hại tiết hạnh một cô gái. Hai mẹ con thiếu nữ được mời đến để nhận diện kẻ vi phạm quân kỷ. Một người lính bước ra nhận tội, anh thú nhận rằng mình không có ý định gian dâm, mà chỉ vì hiếu kỳ. Hơn 20 tuổi rồi, nhưng anh vẫn chưa được nhìn thấy thân thể phụ nữ, nên anh đã rình cô gái tắm. Mong được nhìn thấy một lần cho biết, để ngày mai ra trận có chết cũng cam tâm.
Nghe đến đây, thủ trưởng đơn vị chưa kịp xử phạt thì cô gái vụt cởi bỏ hết y phục, đứng thẳng trước đoàn quân, cho toàn thể chiến sĩ Giải phóng quân được mãn nhãn nhìn ngắm những đường cong tuyệt mỹ Hóa công đã tạo nên. Thủ trưởng nghiêm trang ra lệnh cho đoàn quân đứng nghiêm chào cô gái. Quân và dân nhìn nhau nghẹn ngào tình cá nước.
Chuyện này sau được quay thành phim rất cảm động, nhưng cũng không sao tránh khỏi bọn phản động phanh phui, rằng đó chỉ là có con mẹ điên thường không chịu bận áo quần và đã bị lính ta hiếp, vậy thôi.
Gì thì gì, sao cũng được, chúng ta nên nhớ nằm lòng, rằng: một con điên cũng có thể làm nên kỳ tích, và mỗi sinh mạng chúng ta biết đâu có cơ duyên sẽ nhờ đảng mà được phong anh hùng nêu gương liệt sĩ, vinh danh đời đời, à ha!
Vì tình hữu nghị giữa hai nước Việt-Trung, vì lý tưởng chung xây dựng xã hội chủ nghĩa quang vinh vĩ đại, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những chiến công vẻ vang của các anh hùng liệt sĩ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Để làm nên những tấm gương liệt sĩ hào hùng này là công khó của vô vàn cán bộ tuyên huấn vô danh, cùng biết bao tinh túy của văn chương bút mực. Từ khi có đảng vinh quang, đất nước Trung Hoa bỗng vặn mình rặn ra không ít anh hùng, sau đây chỉ là vài nét chấm phá của toàn cảnh anh hùng thời đại mới mà thôi.
1/- LÔI PHONG (1940-1962)
Đây là vị anh hùng nổi tiếng nhất trong cả quân sử lẫn đảng sử Trung cộng.
Sáng ngày 15 tháng 8 năm 1962, ở quận Vọng Hoa, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, có một tai nạn đã xảy ra cho chiến sĩ lái xe Lôi Phong, thuộc sư đoàn 10 của Quân khu Thẩm Dương. Trong khi Lôi Phong đứng bên đường làm hiệu lệnh cho lái phụ An Kiều Sơn trở đầu xe, vì sơ ý, anh bạn đồng đội đã khiến xe va vào cột phơi quần áo, cây sào phơi bằng thép rơi xuống ngay đầu khiến Lôi Phong bất tỉnh nhân sự. Sau đó anh đã từ trần ở bệnh viện, do bị bể sọ, xuất huyết não.
Với quyết tâm không để chiến sĩ mình phải chịu cái chết lãng xẹt mà toàn đảng toàn quân toàn dân không thu hoạch được lợi nhuận nào, lập tức từ Trung ương đảng có lệnh cho đảng ủy và quân ủy thành phố Phủ Thuận phải truy phong Lôi Phong là liệt sĩ, và phải cử hành trọng thể đám tang cho anh. Công viên Vọng Hoa được vinh dự đổi tên thành “Công viên Lôi Phong”, và dành hẵn 60% diện tích để xây dựng phần mộ cùng nhà tưởng niệm Lôi Phong.
Lúc này, người ta bỗng phát hiện ra nhiều phẩm chất tuyệt vời của chiến sĩ Lôi Phong. Anh là một người toàn thiện toàn mỹ, trong nhật ký của anh còn ghi lại nghìn vạn việc tốt anh đã làm; và nổi bật hơn hết, Phong là một đảng viên gương mẫu, theo lời Ban tuyên giáo kể lại, hễ rảnh rỗi là anh lại giở “Mao tuyển” ra để tụng đọc lời vàng ý ngọc của Mao bá bá, có cả bộ ảnh hơn 300 bức làm chứng và minh họa cho cuộc đời chuẩn mực của Lôi Phong.
Thời điểm 1963, Trung quốc vừa trải qua trận đói kinh hoàng kéo dài ba năm khiến hàng chục triệu người chết, đất nước đang cần lắm những tấm gương cống hiến tuổi xuân hầu đánh tan sự bi quan tiêu cực, Mao chủ tịch vĩ đại – cầu cho người được đời đời yên nghĩ ở xứ sở của Mác-Lênin, và ma đầu quỷ dữ mười chín tầng địa ngục phải mãi mãi ganh tỵ với người – đã lập tức phát động phong trào học tập “Làm theo gương Lôi Phong” trên toàn quốc.
Phong trào bất hủ ấy đã gây nên cơn sốt trong giới trẻ Trung quốc, người người học theo tấm gương Lôi Phong. Lôi liệt sĩ là người rất mực tiết kiệm, sống trong thời đại khốn khó thắt lưng buộc bụng của đất nước đương thời, tuy tay đeo đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền nhưng anh vẫn cặm cụi vá lại từng chiếc vớ rách. Lôi liệt sĩ cũng là người có tình đồng đội thắm thiết, anh thường giúp đỡ giặt đồ cho các chiến hữu. Anh làm những việc tốt trong thầm lặng, không cần ai biết đến, nhưng đều có ảnh chụp lại làm bằng!
Đã có hàng trăm tác phẩm thơ văn nhạc họa phim kịch được sáng tác bởi cảm hứng từ hình tượng cao cả của Lôi Phong.
Hình tượng Lôi Phong vì thế đã khiến bọn phản động cũng như các thế lực thù địch trong và ngoài nước xuyên tạc, chế giễu. Để tát vào mặt chúng, nhân dịp 50 năm kỷ niệm anh hùng Lôi Phong, ngày 05/3/2013, quân khu Thẩm Dương đã tổ chức buổi tọa đàm để công bố toàn bộ sự thật về Lôi anh hùng, với sự có mặt của ông Trương Tuấn, lúc này đã 82 tuổi, là người phóng viên khi xưa đã có cơ duyên chụp được 222 tấm trong số hơn 300 di ảnh ghi lại sinh hoạt thường nhật của Lôi Phong lúc sinh tiền. Nhưng ý trời đã định, ông Trương Tuấn bị đột quỵ chết ngay trong buổi họp báo. Nhân chứng quan trọng nhất đã không còn, quần chúng nhân dân Trung quốc càng đoàn kết siết chặt tay nhau, vững lòng tin vào đảng, thề quyết không nghe theo bọn phản động xàm xí mứng.
2/- VƯƠNG KIỆT (1942-1965)
Đầu tháng 7-1965, quân khu Tế Nam thực hiện buổi diễn tập “địa lôi chiến” tại thôn Trương Lâu thuộc quận Bi Châu thì xảy ra sự cố. Tiểu đội trưởng công binh Vương Kiệt trong khi thị phạm đã bất cẩn khiến gói chất nổ thay thế địa lôi phát nổ. Kiệt bị tan xác, 12 dân quân gần đó cũng bị thương lây.
Giá Vương Kiệt còn sống sau tai nạn tất phải ra tòa vì tội bất cẩn, nhưng may thay, anh đã lìa đời. Khi sự việc được cấp báo lên Lâm Bưu, Lâm nguyên soái do sợ lòng quân xao xuyến, đã trực tiếp chỉ thị phải hóa đau thương thành hành động, biến tai nạn thành chiến tích oai hùng. Vậy là quân sử Giải phóng quân Trung quốc có thêm tấm gương dũng cảm vì nước quên thân vì dân phục vụ: đồng chí Vương Kiệt vì muốn bảo vệ chiến hữu chung quanh, đã liều mình nằm đè lên khối bộc phá, cái chết banh xác của anh là để cho đồng đội được sống còn.
Sau khi Vương Kiệt mất, người ta cũng lập tức phát hiện được nhật ký của người chiến sĩ anh hùng. Trong nhật ký có một câu như lời thề quyết tử: “Chúng ta cần phải một là không sợ khổ, hai là không sợ chết, để làm một người không biết sợ là gì”. Mao bá bá vĩ đại nhân đó đã phê duyệt, lấy 8 chữ vàng “Một không sợ khổ, hai không sợ chết” làm châm ngôn cho giới trẻ toàn quốc học tập.
3/- KHÂU THIẾU VÂN (1926-1952)
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Chí nguyện quân của quân đội Nhân dân Trung quốc đã thi hành sứ mệnh “viện Triều” thần thánh. Nhờ sự viện trợ cao cả này, tuy không giải phóng được trọn vẹn đất nước Triều Tiên, chỉ có một nửa nước là Bắc Triều Tiên được chủ nghĩa xã hội soi sáng cho tiền đồ rực rỡ tiến lên thiên đường nhân loại; còn lại nửa kia – Nam Hàn – phải rên siết đày ải trong tối tăm vực sâu của chủ nghĩa tư bản man rợ cùng căn mạt kiếp.
Trở lại với Khâu Thiếu Vân. Ngày 04/12/1952, “Nhân Dân nhật báo” đăng bài báo tuyên dương tấm gương hy sinh anh dũng của một Chí nguyện quân viện Triều. Với tựa đề “Chiến sĩ vĩ đại Khâu Thiếu Vân”, bài báo cho biết:
Vào lúc nửa đêm 11/10/1952, Khâu Thiếu Vân đang chấp hành nhiệm vụ tiền tiêu ở Bình Khang thuộc Đông Bắc Triều Tiên thì bị quân đội Mỹ bắn đạn lửa trúng phải. Phía sau anh là hơn 500 chiến hữu đang mai phục, để bảo toàn bí mật chiến trường, anh đã nghiến răng nằm bất động mặc cho lửa thiêu cháy đùng đùng trên người. Cảnh tượng bi hùng đó diễn ra trong 30 phút, suốt thời gian đó, anh hùng Khâu Thiếu Vân đã thản nhiên nằm im chết từ từ, mặc cho ngọn lửa thiêu sống.
Tấm gương vĩ đại và cảm động đến vậy mà sau này lại có lắm tên Hán gian phản quốc tỏ ra nghi ngờ, bảo đó là thành tích ngụy tạo, phản khoa học. Chim sẻ muôn đời vẫn là chim sẻ, biết sao nổi chí côn bằng chín vạn dặm. Để đáp lại, Ban quân sử Trung ương đã lý giải: khi người ta đã thấm đẫm lý tưởng anh hùng cách mạng thì kết cấu tâm sinh lý của cơ thể cũng được hoàn thiện nâng cấp, cơ thể sẽ phát huy diệu dụng, giúp người cách mạng chịu đựng được những thử thách khốc liệt nhất mà không hề mảy may đau đớn. Thế là luận điệu của bọn thế lực thù địch đã bị đập tan, chúng đã có được bài học quý: dùng khoa học thường thức, bí kíp quay heo để luận bàn lịch sử là sự lăng nhục tiền nhân!
4/- HUỲNH KẾ QUANG (1931-1952)
Đêm 19/10/1952, theo lời thuật lại của những người tận mắt chứng kiến, Chí nguyện quân Huỳnh Kế Quang đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, vô hiệu hóa 2 khẩu súng máy của giặc. Nhờ vậy Hồng quân Trung quốc đã kịp thời xung phong chiếm được cứ điểm chiến lược.
Huỳnh Kế Quang cũng chỉ là tấm thân máu thịt bình phàm do tinh cha huyết mẹ sinh thành, vậy mà bỗng chốc biến thành gang thép, ít nhất cũng ở phần lồng ngực, đó là nhờ ý chí tiến công cách mạng đã thay da đổi sắt cho anh.
Hiện tượng kỳ vĩ ảo diệu khôn lường này không chỉ xảy ra một lần. Hơn một năm sau, ta lại thấy nó tái hiện ở Việt Nam, và được vong của Iron Man nhập cho lần này là anh hùng Phan Đình Giót, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
5/- LƯU HỒ LAN (1932-1947)
Cô bé này hy sinh lúc mới 14 tuổi, nhưng đã là đảng viên dự bị. Chuyện ghi trong quân sử Trung quốc rằng, vào ngày 21/12/1946, Lan bị giặc bắt. Dù bị tra tấn dã man, Lan vẫn kiên trì thà chết không chịu chỉ anh Điệp cán bộ đang núp trong đống rơm. Ngày 12/01/1947, Tòa án tỉnh Sơn Tây của bọn Tàu Tưởng đã xử tử cô. Nhân dịp này, Mao bá bá đã tặng cho Lan danh hiệu “Sống vĩ đại, chết vinh quang”.
Vậy đó mà sau này, vào tháng 01-2007, tên Hà Ức, giáo sư Đại học Bắc Kinh lại nỡ lòng phanh phui ra rằng 60 năm trước, Lưu Hồ Lan bị dân làng đập chết.
Những kiểu “phát hiện” tầm phào như vậy là thường, bởi chúng ta đều biết rõ, ánh sáng chói lọi của chủ nghĩa Mác-Lê khiến bọn gian tà ganh tỵ căm ghét cùng cực; đã vậy, trên thế gian lại có một bọn cực rảnh, kêu bằng “thế lực thù địch”, bọn này chả mần ăn gì, chỉ biết rình mò các nước xã hội chủ nghĩa từng phút từng giây để đặt điều xuyên tạc đường lối chủ trương cũng như lịch sử đảng. Chúng ta, nếu muốn thành con ngoan trò giỏi thì nên tránh xa bọn đơm đặt bỉ ổi vô lương đó.
Điều nực cười là chuyện tên thợ điêu khắc tạc bức tượng em Lan vào năm 1986, Vương Triều Văn. Khi bức tượng hoàn thành, Hắn đã cất tiếng rên rỉ ai oán: “Đây không phải tác phẩm của tôi!” Lý do hắn đưa ra là, trong nguyên bản của hắn, tượng Lưu Hồ Lan vì là cô bé 14 nên ngực chỉ mới nhú, còn khi hoàn thành thì bộ ngực cô bỗng phổng phao như của một thiếu phụ. Lần đầu tiên trong lịch sử, lại có kẻ cả gan định cân đo thể tích của vú để luận anh hùng! Vương Triều Văn há không biết rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay đã ký Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, và niên kỷ của Lưu Hồ Lan đã được đảng âm thầm đính chính thành 22 tuổi cho phù hợp với tình hình mới rồi sao? Được đảng cho tận hưởng tuổi xuân thêm những 8 năm, hẳn hương hồn bậc anh thư cũng ngậm cười nơi chín suối.
* * * * * * *
Lịch sử Trung cộng còn nhiều lắm những tấm gương lẫm liệt hy sinh vì đại nghĩa, những thần tích ly kỳ, như Lữ Hỷ Đạt, một chiến sĩ thông tin, trong Chiến dịch Cam Lĩnh đã hai tay nắm hai đầu dây cáp điện thoại, dùng chính cơ thể mình làm dây dẫn nối tiếp đường dây để bảo đảm thông tin liên lạc trên mặt trận được thông suốt. Đó là bà lão người Mãn hơn 60 tuổi Triệu Hồng Văn Quốc được phong làm “Mẹ chiến sĩ”, bà nổi tiếng sát thủ hai tay hai súng làm quân Nhật kinh hoàng. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hàng trăm tấm gương anh hùng khiến mỗi lần đọc đến ta lại nghe máu nóng sôi trào, tinh thần xung phong rần rật chỉ muốn nhào lên chết mẹ một lần vì lý tưởng cho xong, trong phạm vi một bài viết ngắn thật không tài nào kể hết ra được.
Thời kháng chiến chống Nhật, có câu chuyện đầy tính nhân văn được truyền tụng suốt vùng Đông Bắc. Đơn vị Hồng quân Trung cộng nọ một hôm phát hiện có binh sĩ xâm hại tiết hạnh một cô gái. Hai mẹ con thiếu nữ được mời đến để nhận diện kẻ vi phạm quân kỷ. Một người lính bước ra nhận tội, anh thú nhận rằng mình không có ý định gian dâm, mà chỉ vì hiếu kỳ. Hơn 20 tuổi rồi, nhưng anh vẫn chưa được nhìn thấy thân thể phụ nữ, nên anh đã rình cô gái tắm. Mong được nhìn thấy một lần cho biết, để ngày mai ra trận có chết cũng cam tâm.
Nghe đến đây, thủ trưởng đơn vị chưa kịp xử phạt thì cô gái vụt cởi bỏ hết y phục, đứng thẳng trước đoàn quân, cho toàn thể chiến sĩ Giải phóng quân được mãn nhãn nhìn ngắm những đường cong tuyệt mỹ Hóa công đã tạo nên. Thủ trưởng nghiêm trang ra lệnh cho đoàn quân đứng nghiêm chào cô gái. Quân và dân nhìn nhau nghẹn ngào tình cá nước.
Chuyện này sau được quay thành phim rất cảm động, nhưng cũng không sao tránh khỏi bọn phản động phanh phui, rằng đó chỉ là có con mẹ điên thường không chịu bận áo quần và đã bị lính ta hiếp, vậy thôi.
Gì thì gì, sao cũng được, chúng ta nên nhớ nằm lòng, rằng: một con điên cũng có thể làm nên kỳ tích, và mỗi sinh mạng chúng ta biết đâu có cơ duyên sẽ nhờ đảng mà được phong anh hùng nêu gương liệt sĩ, vinh danh đời đời, à ha!