Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

"Hữu tướng vô tâm, Tướng tùng tâm diệt. Hữu tâm vô tướng, Tướng tự tâm sinh"

Thời trẻ, lão thích đọc sách tìm hiểu tướng số đông tây kim cổ, cho đến khi gặp câu trên, lão đâm nghi hoặc. Nói xà quầng dzậy quề tiền à, thầy coi tướng số để làm gì?.
Lớn hơn chút, suy nghĩ về cuộc đời, nghiệm ra: Nói chung, cùng trong một tích tắc thì thằng ra đời ở một nước châu Phi nghèo đói, không cần coi số đã biết chắc hậu vận nó đã khác với đứa sinh ở nước Âu Mỹ văn minh. Rồi cùng một thời điểm, hai anh chị em đẻ sinh đôi, chắc chắn là cuộc đời chúng sẽ không bao giờ giống nhau. Và "coi mặt mà bắt hình dong" có đúng có sai rất cảm tính, bé cái nhầm khối người. Thôi quên mịa nó đi!
Nhưng mờ thình thoảng lão về quê dịp Tết gặp ông anh kế nghiệp nghề thầy bói của bà Dì để nghe ảnh nịnh cái số của mình. Trước tiên, ảnh nói: chú cần đặt tiền lấy lộc, tỳ hỉ vài chục ngàn cũng được. Mình nghĩ bụng: anh em mà cũng lấy tiền à, tui cho ông mượn cuốn từ điển Hán - Viêt để ông khè bà con kiếm cơm, sao hổng biết?. Vậy chứ, đâu bi nhiêu, thành lệ rồi, đặt thì đặt!.
Ảnh thắp nhang vái tổ, thiện linh linh, địa linh linh chi đó. Xong ra ngồi xem lá số, chỉ tay, bòi bài cho mình... Rồi nhìn mặt lão, ảnh trầm ngâm phán: đời chú khổ, nhiều trắc trở... nhưng đã có sao chiếu mệnh, có quý nhơn phù hộ..., yên chí năm tới sẽ... Lão gật gật, biết tỏng là xạo nhưng cũng sướng cái bụng. Kết thúc, ảnh đem mồi rượu, anh em giao lưu hỉ hả vì lâu ngày không gặp. Rai rai ít thôi rồi về để ảnh còn đong xiền ba bữa Tết.
Âu cũng là mua lấy niềm vui nho nhỏ. Sau đó quên béng mất ông anh đã phán gì, trúng hay trật chỗ nào...
TC

Nhìn anh Phúc niểng đi lạc rất mắc cười!

Nhất là những hình ảnh ở nghi thức ngoại giao, được chụp trong khoảng khắc bằng máy ảnh tự động tốc độ nhanh. Ảnh hay niểng đầu cuối xuống đã đành mà có vẻ như còn lơ đểnh ít chú ý đến xung quanh và người bên cạnh nên cử chỉ thường là chậm một bước so với người khác. Thanh ra nhìn ông Thủ tướng như người "mất sổ gạo"!
Coi tấm hình dưới, TC tưởng là ghép photoshop để chế diễu, tìm hiểu ra thì là thật.
Xem clip có đoạn hai nguyên thủ ra duyệt đội ngũ danh dự. Thấy thủ tướng Lý Khắc Cường đứng bên phải gần tâm của tấm thảm có ý hai vị cùng đi vào khoảng giữa chiều dài tấm thảm đỏ. Sau khi hai nguyên thủ TQ-VN cuối đầu chào quốc kỳ, ông Cường ngước lên thì anh Phúc nhà mình còn cuối đầu. Xong ảnh cũng ngước lên để đi, nhưng bẻ lái ôm cua bước xéo ra mép gần ngoài thảm, buột ông Cường đành đi song hành theo kiểu chả giống ai trên thế giới. haha.
https://www.youtube.com/watch?v=Ax1chwGMc2g
TC

Chiện ông giáo sư trung hoc "ngông" ở Sè Gồng xưa

Khiet Nguyen
Hình chụp ngày 26 tháng Tám 1971. Người đang dằng co với cảnh sát là Trần Tuấn Nhậm, một người khá nổi tiếng vì có tinh thần chống Mỹ - Thiệu. Nhậm ra ứng cử vào Hạ Nghị Viện với chiêu bài này. Bích chương tranh cử của y ta có hình Tổng Thống Richard Nixon với bộ râu Hitler. Cảnh sát tháo gỡ những bích chương này vì nó mang nội dung khiêu khích và xúc phạm nên Nhậm dẫn một bầy đàn em ra đối đầu với cảnh sát. Sau 1975, không rõ tên này có được ban phát cho chức vụ nào hay là không.

Tám chơi chiện xử em cá bự của Tung Chảo bơi lạc.

Thời chiến tranh, VN tóm được vũ khí, phương tiện hiện đại nào của Mỹ thì giao cho đại ca LX nghiên cứu để sao chép hoặc tìm cách khắc chế. Nay bắt của TQ rồi sao chép thì VN chưa đủ trình độ, giao cho sen đầm Mẽo thì căng à nha, liệu có gan dám giỡn mặt với đại ca Tung Chảo?. Cho nên, biết đâu VN sẽ âm thầm trao trả bé bự bị lạc này lại cho Tung Chảo?
Theo En.wiki thì cũng ngẫu nhiên như vậy, năm 197+ ngư dân TQ vớt được một quả ngư lôi Mark 48 của Mỹ. Từ đó TQ mổ xẻ sao chép nhưng do trình khoa học còn yếu lẫn kinh nghiệm chưa chín nên đã nhiều lần thất bại mới thành công. Có thể TQ nghiên cứu tối ưu bằng cách cóp của Mỹ lẫn Nga. Về hình dáng của ngư lôi các nước khá tương tự nhau, quan trọng là thiết bị ở bên trong tự động tìm và diệt mục tiêu. TQ đã sản xuất và thử nghiệm từ đời từ Yu-1 đến các đời Yu... sau này.
Tuy TQ đã phát triển đến đời Yu-9 nhưng ngư lôi Yu-6 xếp loại hạng nặng - quả do ngư dân Phú Yên vớt xác được là vũ khí chủ lực hiện nay của Hải quân TQ, được phóng đi từ tàu ngầm là chính. Là loại không thuốc nổ dùng để diễn tập, khi bắn thử, ngư lôi có thiết bị định vị và thuốc phát quang nổi lên mặt nước để thu hồi lại. Do trục trặc nên chìm luôn, hải lưu kéo trôi dạt vào bờ biển VN. Nhưng cũng có thể nó là đòn gió, TQ giả vờ bị lạc để đánh lừa Mỹ hoặc dùng để nắn gân Hải quân VN "hãy cái thần hồn!".
TC

Về bài thơ "Vợ tôi dở dại dở khôn..."

Bùi Hoàng Tám
Khoảng năm 1990 khi đó báo Văn Nghệ tổ chức cuộc thi thơ rất hoành tráng. Nhà thơ tật nguyền Đỗ Trọng Khơi được giải nhì với chùm Ánh trăng. Do không đi nhận giải được báo Văn nghệ tổ chức về tận nhà trao giải. Đoàn gồm nhà văn Nguyễn Khắc Trường- Phó TBT trưởng ban thơ Bế Kiến Quốc...
Hôm ấy Hội Văn nghệ Thái Bình tiếp đoàn ở quán cạnh nhà tôi. Dạo đó tôi còn bán thịt chó ở Thái Bình (nhân dân Thái Bình có tặng tôi 2 câu thơ: Thái Bình có chú Bùi Hoàng - Tám bán quán thịt... chó làm thơ hay. Giời ạ tôi làm thơ ra cái... chó gì).
Nhòm qua khe cửa thấy nhà thơ Bế Kiến Quốc đeo kính ngồi quay lưng ra phía ngoài. Tôi bèn gấp mấy bài thơ đưa cho cô con gái khi đó mới 9 - 10 tuổii bảo: Con đem sang đưa cho cái bác đeo kính kia nhé. Nhìn qua khe cửa tôi mong ông giở ra lướt qua cho một cái. Nhưng không. Ông thản nhiên cuộn cuộn nhét vào cái túi như túi dết rồi tiếp tục câu chuyện. Thế là toi rồi. Tôi tự nhủ.
Cũng cần nói thêm ngày ấy được in thơ trên báo Văn Nghệ là niềm mơ ước không chỉ của loại văn sĩ tép riu như tôi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì dạo đó lũ văn sĩ ở Thái Bình mới chỉ có khoảng 5 -6 người (nói như quê tôi là chưa đầy một cỗ) có thơ in trên Văn nghệ. Tôi nhớ có lần chúng tôi đang ba hoa thơ phú một nhà thơ đàn anh ngồi lặng lẽ nghe rồi phán nhẹ một câu: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy mình có bài in trên Văn Nghệ". Thế là chao ôi cả bọn ngồii im như thóc giống. Vì vậy chuyện được in trên Văn nghệ như một chứng chỉ "bảo kê" cho tầm văn chương "vượt qua phà Tân Đệ". Do đó tuy thất vọng nãp nề nhưng tôi không buồn và cũng mau quên "niềm vinh quang" ảo tưởng đó đi.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Ngày 2/12/1978, thành lập Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia

tại huyện Snuol, tỉnh Kratie

K76 Chúng tôi viết về chúng tôi: 1969-1976

Từ năm 1965 chiến tranh đã lan rộng tại các vùng quê của tòan Tỉnh Phú yên. Dòng người tản cư về Thị xã Tuy hòa từ các quận trong tỉnh ngày càng nhiều, lứa chúng tôi đa phần về thị xã học tiểu học là theo dạng ấy…
Niên khóa 1968 – 1969 chúng tôi hầu hết đang theo học lớp nhất. Có một số ít các bạn có đủ điều kiện cần thiết thì được vào học ở ngôi trường tiểu học tốt nhất Tỉnh Phú Yên thời ấy là Trường nam tiểu học Tuy hòa . Còn phần nhiều học ở các trường nhỏ có tên gọi Trường tiểu học Bình nhạn, Bình An, Bình Kiến…hay khiêm tốn hơn thì học ở ngôi trường nhỏ bé mới thành lập như là Trường Ấp Tân sinh Bình hòa, Trường Ấp Tân sinh Bình tịnh …Một số đông các bạn học ở các trường nông thôn của các quận mà chiến tranh chưa lan tràn để chính quyền phải đóng cửa trường lớp…Còn một số rất ít thì đang học lớp tiếp liên tại Trường Bình Mỹ, ôn luyện 2 môn Toán và Quốc Văn chờ ngày thi để một lần nữa hy vọng được trúng tuyển vào lớp đệ thất của trường công duy nhất của Thị xã .
Thực trạng thời ấy trong lòng Thị xã có nhiều trường tư thục, việc dạy và học cũng rất tốt như Trường Trung học Đặng Đức Tuấn của nhà dòng Công giáo, Trường Trung học Bồ Đề của giáo hội Phật giáo, Trường Trung học Tân Dân, Trường Trung học Văn Minh… nhưng tất cả đều vướng cái khó cho phụ huynh học sinh là phải…đóng tiền !
Niềm ao ước của chúng tôi và gia đình là thi đậu vào Trường Trung học Nguyễn Huệ
Năm trước khi chúng tôi vào trường là niên khóa 1968 – 1969 ( K75) Trường Trung học Nguyễn Huệ tuyển lựa được rất ít học sinh vào học lớp đệ thất, đó là lớp đàn anh gần kề khóa chúng tôi, ước chừng khoảng 200 học sinh trong hàng ngàn thí sinh dự thi vào trường của toàn Tỉnh Phú Yên tạo một áp lực khủng khiếp cho lứa học trò chúng tôi và cho cả các bậc phụ huynh …Nam sinh chúng tôi mơ được mặc bộ đồng phục toàn trắng, nữ sinh mơ được mặc chiếc áo xanh màu xanh biển để dự lễ chào cờ và học trung học trong ngày thứ 2 hàng tuần…

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Một mình sống 13 ngày trong vòng vây quân thù

Nguyễn Đình Thi 
(Ghi theo lời kể của Trung đội Trưởng Trần Văn Quý - C9/D6/E24 , quê Quyết Tiến - Xuân Viên - Yên Lập - Phú Thọ)
Bị thương ở mắt , tôi phải trở về hầm y tá băng bó vết thương , nhưng địch vẫn tiếp tục tấn công vào chốt của Đại đội , tôi lại bị tiếp một mảnh đạn ĐKZ xuyên qua hàm . 4 ngày qua đại đội tôi cùng Tiểu đoàn chốt giữ ở đây - bản Pờ Lon ( CPC ) bị địch bao vây vo tròn . Nhìn xung quanh chỗ nào cũng thấy lố nhố địch . Mấy lần Tiểu đoàn tổ chức giải vây cho Đại đội tôi nhưng vẫn không thành . Hôm vào đây đêm 29/2/1978 , quân số đại đội tôi là 86 người , đến hôm nay 4/3/1978 , mới có 4 ngày , Đại đội giờ chỉ còn 16 người . Sáng nay 4/3/1978 , trời chưa sáng , địch lại hò hét , nổ súng tấn công vào chốt chúng tôi . Đạn địch nổ tứ phía . Biết không thể cầm cự được nữa vì người còn ít , súng đạn còn lại không đáng là bao . Tôi bàn với anh Quyền đại đội trưởng :
- Không thể giữ được nữa đâu anh , ở lại đây sẽ chết hết ! Giờ em chạy ra hướng cửa mở , hút địch về hướng đó . Anh cùng anh em còn lại rút theo hướng khác !
Nói xong , tôi lao lên khỏi hầm chạy về hướng cửa mở nơi có Kỷ và Ngọc của Trung đội tôi đang chốt giữ ở đó , kêu lớn :
- Kỷ ơi ! Ngọc ơi ! rút thôi ! mọi người bắt đầu rút rồi ! Tôi cố kêu thật to để Kỷ và Ngọc biết vì trước đó không có cách nào báo cho Kỷ và Ngọc được .
Phát hiện tiếng tôi kêu và chạy , địch quay súng hướng về phía tôi , bắn như vãi đạn . May quá tôi không dính một viên đạn nào . Chạy thêm chừng 200m thì mệt quá không thể chạy được nữa , thấy một bụi le to bị đạn đổ rạp , tôi chui vội vào trong đó nằm , vơ vội ít lá ở ngoài nấp lỗ vừa chui vào và phủ một ít lá lên người để chúng không nhìn thấy . Nằm trong bụi le tôi nghe rõ tiếng chân bọn chúng đi lùng sục ở phía ngoài , tôi nghĩ phen này mình chắc chết , nhưng may làm sao chúng không phát hiện ra tôi nằm trong đó . Chiều hôm đó chúng lại đi lùng sục , tới bụi le chỗ tôi nằm chúng bắn một loạt đạn , do chúng bắn hơi cao tôi lại nằm sát đất nên may quá tôi không sao . Cả ngày hôm đó tôi vẫn nằm im trong bụi le . Tôi biết thế là mình đã nằm trong vòng vây quân thù rồi ! Bao nhiêu ý nghĩ , bao nhiêu câu hỏi cứ xoay quanh tôi . Làm thế nào để thoát được chúng trở về Việt Nam ? Làm thế nào để sống trong những ngày tới ? vì trong tôi lúc này không có một thứ gì ! Vũ khí không , lương thực không , nước không , trong khi vết thương của tôi vẫn rỉ máu , đau nhói . 3 ngày đầu tôi phải nằm im trong bụi le đổ , không dám ra ngoài vì địch liên tục đi lùng sục . Cái đói , cái khát lúc này cũng hành tôi thật dữ dội .

Nhận xét một chút về 3 nhân vật trong hình 12/1980 tại Hoàng Cung:

Ông mặc áo trắng đứng thứ hai từ trái qua, là Đại sứ Ngô Điền. Người nho nhã trí thức, làm đại sứ lâu nhất (10 năm), am hiểu nhất về dàn Lãnh đạo cấp cao của CPC. Ông là "thầy" kèm cặp Hun Sen từ bộ trưởng ngoại giao thành thủ tướng vang danh thiên hạ. Ngày ông về, ra đi không kèn không trống, Lãnh đạo bạn tránh mặt không tiễn ông.
Ông mặc áo trắng đứng giữa hai nữ bộ đội VN là Heng Somrin - Chủ tịch nước. Ông có tướng rất đặc trưng Khmer, ít nói... Lúc ấy, TC thấy mấy anh mặc thường phục đứng xớ rớ trong Hoàng Cung, tưởng là người CPC nên bắt chuyện chơi hóa ra là dân Thanh Hóa. TC hỏi sao vậy? Ảnh nói: do ổng chưa tin người CPC. Thời gian này, bảo vệ vòng trong vẫn còn là cảnh vệ VN, vòng ngoài là bộ đội VN kết hợp CPC.
Ông mặc áo trắng bìa phải, ấy là Bu Thong - người dân tộc thiểu số. Trong dàn lãnh đạo CPC, ổng là người ly khai với chế độ Khmer Đỏ qua VN sớm nhất, trung thành nhất với VN. Đã lãnh đạo dẫn quân dân huyện Ven Sai tỉnh Ratanakiri chạy sang Kon Tum từ năm 1975. Có điều ít cái chữ nên chỉ dừng lại ở vị trí ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.


TC - Có thiệt hông dzẫy mấy cha, rồi nó đi đường nào nhỉ?

Hèn nào lính lác xơ múi chỉ được ba cái đồ vớ vẩn!

"Trong quá trình truy kích địch, quân tình nguyện Việt Nam thu được chiến lợi phẩm đều giao ngay cho bạn. Ngày 26-10-1979, Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay mặt Chính phủ Việt Nam bàn giao cho bạn số chiến lợi phẩm do Quân đoàn 3 thu được của Pol Pot ở biên giới Campuchia - Thái Lan gồm: hơn 7.000kg vàng, bạc, đá quý, nhiều hòm đồ trang sức, ngà voi, đồng hồ; hơn 30.000 khẩu súng, gần 6 triỉệu viên đạn và hàng nghìn xe các loại2"

Bài thơ: Cõng vợ

Cõng vợ
Đường xa lắm còn mấy con dốc đứng
Vợ ta say, nó chẳng chịu về
Thì ta cõng trên vai ta bước
Phía sau lưng vòng vọng tiếng khèn bè
Đường xa lắm, vợ ta còn say lắm
Uống rượu thì say thôi, ta cõng vợ về
Ta không cõng ta sợ thằng khác cõng
Ta cũng say ta cõng vợ ta say
Đường xa thế chân ta đang mỏi
Cái vợ trên vai nó cứ hát điệu then
Ừ thì kệ, nó say thì ta cõng
Nó đã cõng trên vai mấy mặt con rồi
Đường xa thế dốc cao mây cuốn
Nhà ta kia lưng lững giữa suối ngàn
Ta cõng vợ ngược dốc cao ngược núi
Ngược bóng đêm sấp ngửa giữa thế gian
Rồi đợi nhé, tuần trăng sau xuống núi
Tuần trăng sau phiên chợ lại có rồi
Đợi khi đó ta say thì vợ cõng
Chân của chồng thành chân vợ....thế thôi
Ảnh và thơ Nguyễn Quang Vinh

TC - "Cái giá sau mùi thuốc súng!"

Các Cựu chiến binh thân yêu cùng Các bạn trẻ!

Đa phần các bạn trẻ ngày nay hiểu đại khái từng có hai cuộc chiến gần đây: Một Chiến tranh Biên giới Tây Nam, sau đó quân Việt Nam vượt biên giới tiến công sang nước Campuchia và Chiến tranh Biên giới Phía Bắc. Vì lẽ đơn giản nhà trường chỉ dạy qua loa cho có lệ, gọi là lịch sử! Tôi không có ý định để lèo lái chính trị, không phân tích sâu cuộc chiến. Mà đơn giản tìm một sự đồng cảm trong tình người, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc mình. Và nói về trách nhiệm của Chính phủ là người thay mặt dân đối xử với những người đã cống hiến, kế thừa truyền thống giữ nước của cha ông.

Thế hệ chúng tôi những người cầm súng trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc chiến đó khắc cốt ghi tâm hai ngày cùng trong năm 1979: ngày 07 tháng 1 giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng và ngày 17 tháng 2 chống Trung Quốc xâm lược vào phía Bắc lãnh thổ nước ta. Thời gian thật không chỉ là cột mốc hai ngày này mà kéo dài mười mấy năm từ 1975 đến 1989. Viết đến đây thôi, tôi đã xúc động đến rươm rướm nước mắt, nhớ lại đồng đội của mình đã ngã xuống và những bạn bè cùng chung ngọt xẻ bùi với mình. Những đồng đội trở về, giờ đây họ sống chết ra sao?.
Thiết nghĩ cuộc chiến đã đi qua, trở thành một phần lịch sử. Trong xử lý tình huống và lựa chọn đối sách để giải quyết vấn đề "trong lúc dầu sôi lửa bỏng", có đúng có sai là chuyện thường tình. Chính trị đương nhiên là âm mưu thủ đoạn, nhưng không cần phủ màn huyền bí như đạo giáo. Trung ương Đảng chắc đã mổ xẻ phân tích mổ xẻ trong nội bộ nhưng ở mức độ nào đó, Nhà nước cần công khai cho người dân biết - đó mới là Chính quyên chuyên nghiệp và hiện đại! Để thiên hạ không nghĩ rằng có gì đó khuất lấp, để cho Thế hệ trẻ hiểu cuộc chiến mà ta phải tự vệ, qua đó sẽ ý thức hơn về an ninh Tổ quốc và làm chủ tình thế trong tương lai.

Người đương cuộc "sau MÁU không có HOA HỒNG" như những thế hệ từng tham gia chống Pháp, chống Mỹ. Vì sao?. Các bạn biết đến đâu? - chính là câu trả lời về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến đó. Nói quên thì không hoàn toàn nhưng cố tình lờ đi. Quan hệ ngoại giao tế nhị, nhạy cảm đến độ ấy sao? Liệu ai sẽ tiếp tục cầm súng và bảo vệ cho cái gì? Nếu cha chú của họ mới đây thôi, sau cuộc chiến đã không còn ai nhớ, vinh quang nào cho cái quá khứ hào hùng kia, so với chiều dài lịch sử Dân tộc là còn nóng hổi, mà người ta đã vội quên!.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Tính cách người các tỉnh tại Trung Quốc

trung quoc.jpg
Dương Danh Hy
1. Người Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam. Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm,(đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Hà Bá đỡ mấy thằng tui khi sắp rơi vào miệng nước tử thần.

Mùa mưa năm 1979, Đại đội 4 chúng tôi đóng quân ở bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Đơn vị có một chiến sĩ liên lạc tên Trúc bị bênh sốt xuất huyết. Do Vũ y tá non nghề không biết được - đây là bênh có nguy cơ tử vong cao. Để lính nằm đơn vị một tuần, sau thấy nặng dần, đái ra máu, mới đề nghị Ban chỉ huy đưa đi bệnh viện. Tôi lúc ấy là trung đội phó, mới tập tành biết võ vẽ chèo thuyền nên xung phong một tay chèo, phụ trách viêc đưa bệnh nhân đi viện. Đi gồm có: Tôi, Y tá, Bệnh nhân và một chiến sĩ dân nghề biển giỏi. Chúng tôi mượn thuyền dân về, tổ chức chèo đi, Vũ y tá không biết bơi ngồi giữa, Bệnh nhân nằm trên sàn thuyền, Tôi đứng trước chèo mũi, Chiến sĩ đứng sau giỏi chèo lái.
Mùa nước lớn, nước đục ngầu phù sa, chảy cuồn cuộn. Thuyền chúng tôi xuôi dòng dọc bờ, đến quãng ngả ba sông hợp lưu giữa con sông Sê Kông có nguồn từ Lào và con sông Sre Pốc từ Việt Nam sang. Chỗ nhập chung phía trên, cách thị xã Stungtreng 4 km, rồi chảy vào sông cả Mê Kông. Đến ngả ba, chúng tôi bẻ lái thuyền, cắt ngang sông để qua bờ phía bên kia là Thị xã Stung Treng, nơi có bệnh viện 21 của Mặt trận 579. Tính là nước chảy mạnh, qua đoạn này thuyền trôi xéo dần về phía cuối là vừa…
Ai dè, đến giữa sông, chúng tôi cảm thấy tay chèo càng lúc càng nặng, mũi thuyền chúi thấp dần, nghe tiếng nước sôi rào rạt ngày càng lớn. Chúng tôi ngó dáo dát, nhìn xem đó là hiện tượng gì?. Thì mẹ ơi! trước mắt phía trên gần đó là một lòng chảo nước to gần bằng cái sân bóng mini ngày nay. Không ai nói với ai, rụng rời hồn vía lên mây!. Tôi khản giọng hét với chiến sĩ lái: chèo mạnh tay vào, cố lên, cố lên... Chúng tôi đem hết sức bình sinh chèo thuyền, với tôi đúng hơn là đập mái chèo xuống nước để nâng thuyền lên, rướn tới. Còn chú cầm lái nạy dầm chèo, ráng bẻ hướng thuyền chệch ra khỏi guồng nước. Tai tôi nghe nước ào ào. ù ù, có lúc như lặng thinh, nhìn vào dòng chảo thấy nó xoáy hình trôn ốc, cuộn vào tâm. Khi thuyền bị kéo vào cách mép lòng chảo đâu chừng dăm mét, nghe nước êm ả lạ thường, kinh hoàng không thể tả!.

Tìm kiếm Blog này