Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Số phận bi tráng của 10 nguyên soái “khai quốc công thần” Trung Quốc và 49 bà vợ

Thứ Ba, 16/6/2015 15:02 GMT+7

(PLO) - Ngày 29/7/1955, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Quốc hội) khóa 1 Trung Quốc đã thông qua nghị quyết về việc phong hàm Nguyên soái nước  CHND Trung Hoa cho 10 nhà quân sự đã có công lao lớn trong sự nghiệp kháng nhật, chiến tranh giải phóng, thành lập nhà nước Trung Quốc mới; đồng thời tặng mỗi người 1 Huân chương (HC) Bát Nhất, 1 HC Độc lập tự  do và 1 HC Giải phóng.
Mười vị đó là: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh. 
Tuy nhiên, cùng với lịch sử đầy biến động của Trung Quốc, số phận những vị “khai quốc công thần” này cũng đầy thăng trầm và có những người phải chịu oan khuất nơi chín suối. Cuộc đời và cuộc sống gia đình của họ gần đây mới được mọi người biết đến rộng rãi qua báo chí Trung Quốc…

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Trịnh Kim Thuấn: Nhớ về sân khấu xưa... cải lương xưa...

Phần 1
Nhân có bài viết trên Phây của anh Kha Tiệm Ly về Cải Lương ngày xưa…cũng không xưa lắm, mới 45 năm thôi hà…làm tôi lục lại trong ký ức năm ba chuyện mà mình còn nhớ…
Ba tôi trước đây xem báo tháng, trước 01/11/1963, đọc báo Tiềng Chuông, sau khi Tiếng Chuông đóng cửa thì đọc báo Tia Sáng, mỗi tuần, vào thứ tư có thêm tờ Phụ Nữ diễn đàn, từ năm học lớp tư, lớp ba thì tôi đã mê đọc báo, đọc truyện rồi, giờ có ít chuyện còn nhớ, nhất là giới sân khấu cải lương, chuyện hậu trường.
Vì viết lại theo ký ức, trong tay không có tư liệu gì cả, có thể nhớ sai, nếu có sai sót (do nhớ lộn) xin góp ý và châm chế, tôi cố gắng bớt lộn lầm và lộn không quá bốn lần…
Trước 1963 có các đoàn cải lương nổi tiếng : Hoa Sen, Thanh Minh, Kim Chưởng Thanh Hương, Mai Hoa, Kim Chung….đoàn Kim Chưởng – Thanh Hương, đào chánh là Kim Chưởng và Thanh Hương ; kép chánh là Việt Hùng, Văn Chung…Văn Chung và Thanh Hương là vợ chồng, sau thôi nhau, Thanh Hương nối duyên với kép Hùng Minh, tách ra thành lập đoàn Thanh Hương – Hùng Minh, dạng trung ban.
Trên Trương kịch tràng (Trang kịch trường )1 tờ báo viết : 2 giọng ca nữ hàng đầu thời ấy là Út Bạch Lan và Thanh Hương, Út Bạch Lan có giọng kim, Thanh Hương giọng thổ…ngang nhau, nhưng sắc vóc Thanh Hương kém hơn (hơi thấp)… Việt Hùng – Ngọc Nuôi là đôi vợ chồng chung thủy nhất trong giới “hát ca”.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Cạo cắn linh tinh... 10


Số con khỉ !

Tôi ngồi tính sổ, tổng kết cuộc đời lên bờ xuống ruộng của mình:
- Học 3 trường mẫu giáo, 4 trường tiểu học, 2 trường trung học, 3 trường quân sự, 1 trường nghề. Biết ba mớ nhiều nghề nhưng chả đâu vào đâu. Từng tự học biết tiếng và chữ Lào, Campuchia.
- Cuộc đời đưa đẩy, từng sống ở 12 tỉnh thành. Từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau đã đi chưa sót tỉnh thành nào.
- Làm 25 công việc khác nhau, từ 1 tháng đến vài năm. Từ lính lác, công nhân lên tới sếp, leo chả thiếu bậc nào.
- Học cao nhất là lớp 12, đời dạy là chính. Chức vụ cao nhất là chuyên gia thị đội CPC. 2 lần làm trưởng xưởng gỗ.
- Biết mùi bom đạn từ nhỏ, đi bộ đôi có tham gia giết người. Cận kề cái chết 2 lần, xém chết không dưới 10 lần,1 lần bị thương nhẹ, trầy da tróc vảy không tính. À quên: thêm 2 lần sốt rét đỉnh cao, các bạn hổng thấy Thợ cao hơi cà tửng sao,
- Làm lính được 2 huân chương chiến công, 10 bằng khen, giấy khen không tính. Hai lần sốt rét đỉnh cao chập mạch. Làm công được thưởng 2 lần, bị đuổi việc 2 lần.
- Làm gì cũng với bầu máu nóng, làm dân địch vân, tuyên truyền, tình báo cơ sở và tác chiến đều chơi tuốt!. Từng là tác giả và đạo diễn 2 lần phá tổ chức địch cài vào chính quyền cấp xã. 1 lần chỉ huy xoá xổ đội công tác vũ trang cấp huyện của địch. 1 lần chỉ huy xoá sổ căn cứ lõm của địch trong rừng.

Bài phân tích và nhận định về những cái chết trong vụ Đồng Tâm

Tội ác Đồng Tâm


"Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng ngày 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 03 cán bộ chiến sĩ Công an hi sinh, 01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương."

Cáo buộc đó hoàn toàn sai sự thật. Bởi cuộc tấn công vào thôn Hoành (thuộc xã Đồng Tâm) diễn ra cách xa Sân bay Miếu Môn mấy cây số, lại bắt đầu vào lúc trời còn tối, khi người người còn đang ngủ, và công việc xây dựng hàng ngày tại Sân bay Miếu Môn còn lâu mới được bắt đầu. Vì thế, không thể có chuyện một số đối tượng tấn công lực lượng chức năng trong quá trình xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn vào sáng ngày 9/1/2020.

Song Hỷ


Quan ngự y chăm sóc sức khoẻ triều đình.


Chuyện: Con muốn con hổ cái !

" Xưa có một nhà sư tu hành trên núi cao, đã nhiều năm xa lánh chốn hồng trần, người bằng lòng với cuộc sống đạm bạc rau dưa và tìm sự thanh tịnh trong câu kinh tiếng kệ...Bầu bạn duy nhất của nhà sư là một chú tiểu - thật ra thì có thể gọi là con nuôi theo cách gọi người đời - vì vị sư già đã nhặt được đứa bé từ khi còn là một hài nhi và nuôi nấng mười mấy năm rồi...
“ Tuy ở chốn thâm sơn cùng cốc nhưng với tình thương của một người cha và đức độ của một vị sư nên người đã nuôi dưỡng giáo dục chú tiểu hết khả năng của mình. Chú tiểu có vóc hình của một thanh niên khỏe mạnh, có thể đọc thông viết thạo và thuộc nhiều kinh kệ...
“ Năm chú tiểu được 18 tuổi, vị sư già đưa chú tiểu cùng đi với mình về phố thị, nơi có ngôi chùa lớn thỉnh một số kinh sách và tìm mua vài vật dụng cần thiết mà cả hai không thể tự làm được ở chốn núi rừng.
“ Không lạ gì khi chú tiểu thấy gì cũng hỏi sư phụ, vị sư già vui vẻ trả lời, nào là cái xe đạp, đó là con ngựa, đó là cái máy hát dĩa, này là cái vv ...và con vv... Cái gì con gì chú tiểu cũng tỏ ra thích thú hết . Duy nhất một lần vị sư già trả lời sai sự thật vì một lý do nào đó, là khi chú tiểu cắp tay nải theo sau thầy hướng về Chùa Hồ Sơn, ngang qua ngả tư Duy Tân Hoàng Diệu thấy một thiếu nữ tuổi trăng tròn thướt tha với áo dài trắng ôm cặp sách đi thong thả trên đường, những vệt nắng xuyên qua tàng lá xanh tỏa ánh sao trên mái tóc thề bay bay trong gió nhẹ... Chú tiểu sau một lúc sững sờ, tỉnh lại hỏi thầy con gì ? thì thầy trả lời tỉnh khô " hổ cái đó con " !
“ Sau khi đã hoàn tất mọi việc thầy trò chuẩn bị quay về. Thấy chú tiểu từ lúc xuống phố thích thú nhiều thứ, sư phụ động lòng thương mới bảo " con muốn cái gì, con gì thầy mua cho một thứ để con vui và coi như là kỷ niệm của thầy "

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Chuyện giờ mới kể - "yêu nhầm nữ gián điệp TQ".

Nói yêu cho thêm phần số má chứ chỉ đến mức cảm tình nhau rồi bể độ. Chuyện thế này.
Năm 1981, mình được cấp trên cử đi dự đại hội CSTĐ quân khu 5 tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Cô nàng và mình là hai trong số những báo cáo viên thành tích công tác điển hình. Mình là lính nên dĩ nhiên kể chuyện đánh địch còn cô nàng là gương người tốt việc tốt cứu trẻ em sắp đuối nước. Trai tứ chiến gặp gái thuyền quyên, cả hai cùng trạc tuổi, mang quân hàm chuẩn uý. Cô nàng tự giới thiệu: tên Hà Thị Luận làm y tá, mang hai dòng máu dân tộc Tày - Mường ở Hà Giang. Bố là đại tá, phó tư lệnh quân đoàn đang công tác ở biên giới phía Bắc, bị thương do trúng pháo của quân Trung Quốc...
Lần đầu tiên mình thấy lạ một cô gái dân tộc có nước da trắng như trứng gà bóc. Tóc thắt hai bím con rít, răng sưa nhỏ, dáng người nhỏ nhắn, dễ thương. Hớp hồn mình nữa là Luận ăn nói hoạt bát, tế nhị, có học thức, biết văn chương, làm thơ cả chữ Hán. Lần ấy, mình và Luận đang ở hội trường xem văn nghệ, hai bên tán tỉnh đối đáp qua giấy, rồi Luận ứng tác viết tặng mình một bài thơ. Rồi xa nhau... Một lần về phép, mình tìm đến quân y viện 13 Quy Nhơn thăm nàng.
Vậy là trong cùng thời gian ấy, một trùng lặp ngẫu nhiên, mình yêu một cô gái Kh'mer - Lào và đồng thời cảm mến một cô gái Tày - Mường khác và cả hai đều là y tá.
Khi trở về đơn vị ở K, hai bên thỉnh thoảng thư từ thăm hỏi nhau. Thế rồi, chuyện đến như sét đánh ngang tai! Tình cờ mình hỏi một bạn ở đơn vị cấp trên: có biết Luận ở QYV 13. Đồng đội ấy kể: Nghe nói, cô ta là gián điệp, mạo nhận nhân thân lý lích, Trung Quốc cài vào phe Ta, tìm cách kết thân với các sĩ quan để thu thập tin tức tình báo. Cô ta bị quân báo ta phát hiện, bắt giam điều tra. Có điều là cô ta một mực kêu oan và tuyệt thực phản đối... Mình ở xa nên chỉ biết vậy, không có điều kiện để hỏi thêm cho rõ ngọn ngành. Mình đang là sĩ quan đảng viên sợ cô ta khai ra những người từng quen biết. Sợ rắc rối nên mình đốt phi tang thư cùng tấm ảnh và bài thơ có chữ ký tặng.
Công việc đủ thứ chuyện, thời gian qua đi........

Gặp anh chàng "Tây ba lô" người Pakistan lấy vợ Việt.

Hôm qua coi câu chuyện cặp vợ chồng Việt - Jordan, đời sống khá. Làm mình nhớ có lần đang ngồi cùng bạn ở quán nhậu bình dân thì gặp một hoàn cảnh khác. Thấy một anh chàng chạy xe máy cà tàng tới, đõ xịch trước quán, đi vội vào, rảo qua các bàn chào bán món hàng, không biết là gì? Làm tụi mình khá tò mò. Khi đến gần mới thấy rõ người, tuổi chừng trạc dưới ba mươi, dáng nhỏ đen gầy, có râu ria. Đoán không phải là người Việt nên tụi mình chờ anh chàng đến bàn để hỏi thăm chơi.
Anh chàng ghé, chỉ vào món hàng và thao tác cho thấy nó là cái khay xách ly bằng gỗ, có thể xếp lại được như cái đĩa lớn, sản xuất theo kiểu mỹ nghệ Ả rập. Chú vừa nói vừa ra dấu chào mời mua, ra giá 1,5 triệu động/ cái. Bọn mình từ chối, mời chú giao lưu một ly bia. Định mời tiếp ly nữa, chú cảm ơn rồi đi liền, ra dấu xin lỗi và nói: còn đi bán mấy bàn khác đã, rồi sẽ quay lại.
Lát sau y lời hẹn, chú trở lại, bảo món hàng, bớt năm trăm lấy một triệu thôi, một cái. Bọn mình lại mời ly bia nữa, hỏi chuyện tiếp. Chú bảo là người Pakistan, sang VN được 2 năm, lấy vợ có một con nhỏ 1 tuổi, đang sống ở quận 7. Cả bọn cười nói: mới sang VN, sao giỏi thế, có vợ có con liền! Góp ý chú: là đồ này bán gần khu công nghiệp không được đâu.
Hai bên xí lô xí lào, chú í biết rành tiếng Anh, tiếng Việt chỉ dăm câu giao tiếp, còn bọn mình thì biết tiếng Anh ba mớ. Trâm trết nhau không hiểu thì anh chàng nói vào cái điện thoại để nó địch, câu được câu chăng. Rồi chú í lịch sự vội vàng tạm biệt, nói: còn phải đi bán, nuôi vợ con. Thương!
Đi rồi, mình nhận xét với hai người bạn: Thằng Ả rập đó chắc bên nước khổ, khó lấy vợ mới qua VN. Nhưng giỏi, vất vả mưu sinh chí thú làm ăn, sống có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Chứ đâu phải "Tây ba lô" ai cũng như ai.

Một số đoạn hàng rào biên giới Việt - Trung.

Ảnh ấn tượng: Tinh thần của người dân quyết chống quân Trung Quốc xâm lược.

Ông Lục Văn Vình dân tộc Tày cùng 5 người con đang ở một chốt sát với trận địa của địch. Ảnh không dàn dựng của Tạ Hải - TTXVN vào tháng 2/1979 tại bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.


Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Bài phân tích nhận định về những cái chất ở vụ Đồng Tâm của Hoàng Xuân Phú

Tội ác Đồng Tâm


"Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, thành phố Hà Nội theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng ngày 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 03 cán bộ chiến sĩ Công an hi sinh, 01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương."

Cáo buộc đó hoàn toàn sai sự thật. Bởi cuộc tấn công vào thôn Hoành (thuộc xã Đồng Tâm) diễn ra cách xa Sân bay Miếu Môn mấy cây số, lại bắt đầu vào lúc trời còn tối, khi người người còn đang ngủ, và công việc xây dựng hàng ngày tại Sân bay Miếu Môn còn lâu mới được bắt đầu. Vì thế, không thể có chuyện một số đối tượng tấn công lực lượng chức năng trong quá trình xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn vào sáng ngày 9/1/2020.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Sự thật: Virus không thể "chết" được, vậy con người đã ngăn chặn những dịch bệnh nguy hiểm bấy lâu nay bằng cách nào?

Đúng vậy, bạn không nhìn lầm đâu. Virus không thể chết, vì chúng chưa bao giờ sống cả. Kể cả virus corona Vũ Hán cũng vậy.

Từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỉ 19, virus - những thực thể nhỏ bé đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Chẳng những sở hữu cấu trúc tối giản đến không ngờ, cách virus tồn tại cũng chẳng giống ai. Chúng luôn phải kí sinh, sống nhờ vào kẻ khác, mượn những bộ máy phức tạp của vật chủ để nhân lên.
GIF.
Vấn đề nằm ở chỗ virus hoàn toàn rơi ra ngoài định nghĩa về sự sống. Chúng chưa bao giờ thực sự sống, và điều này dẫn đến chuyện chúng không thể chết, kể cả với virus corona tại Vũ Hán. Nhưng nếu vậy thì những dịch bệnh do virus gây ra từ trước đến nay bị dập tắt bằng cách nào? Virus đã biến đi đâu mất nhỉ?

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Ba năm làm dâu ở sa mạc Trung Đông của cô gái Việt

Ba năm cầu nguyện kinh Hồi giáo, ăn thịt cừu và đeo khăn che đầu, Dung thấy cuộc sống nơi đây không đáng sợ như cô tưởng.

Dung Hoàng, 26 tuổi đang sống ở ngoại thành thủ đô Amman, của Jordan. Tuy sống ở đất nước sùng đạo và mọi thứ hoàn toàn khác ở Việt Nam, nhưng cô đã dần thích ứng và đang có cuộc sống hạnh phúc. Vợ chồng Dung có một bé trai 1,5 tuổi và chuẩn bị chào đón con thứ hai. Dưới đây là chia sẻ của Dung về những thú vị khi sống ở đất nước đạo Hồi.
Đầu năm 2014 tôi nhận được một lời kết bạn từ một Facebook có hình đại diện là diễn viên Al Pacino - người từng đóng vai Bố già. Thấy thú vị, tôi nhận lời, nhưng khá tò mò khi trên tường facebook của người này không có thông tin gì. Sau đó, anh ấy nói, vì biết tôi là người Hải Phòng nên muốn kết bạn. Trước đây thuyền của anh gặp bão phải vào Hải Phòng lánh nạn hơn ba tháng. Dù sự việc đã qua vài năm nhưng anh vẫn còn ấn tượng tốt đẹp về mảnh đất này.

Chúng ta hiểu gì về đạo Hồi?

Hôm qua tôi vô tình nghe hai bạn trẻ chắc là sinh viên hay cùng lắm chỉ mới ra trường ra dáng trí thức ngồi bàn tán về tình hình thời sự quốc tế mà tâm điểm là vụ khủng bố ở Paris và những tội ác do IS gây ra.
Chuyện không có gì đáng nói nếu các bạn đó không có những câu nói cực kỳ thiếu muối kiểu như: “Từ ngày thằng cha Bin Laden sáng lập ra Hồi giáo tới nay, thế giới chả có ngày nào yên” hay “Hồi giáo là cái đạo gì mà đi thờ con heo?” và cuối cùng một bạn kết luận: “Mỗi lần thấy ông bà già tao coi phim “Cô dâu tám tuổi” là tao muốn đập mẹ cái TV. Bộ ổng bả không biết đây là tụi Hồi giáo mọi rợ sao mà còn coi?”
Thực sự là tôi hơi bị choáng về sự “nguy hiểm” của hai bạn trẻ kia, chém gió cứ như đúng rồi. Chả trách có quá nhiều trẻ trâu lên trang facebook ảo của IS mà chửi bới thách thức.
Ở VN chúng ta phần lớn không theo đạo Hồi và cũng ít chịu ảnh hưởng từ đạo Hồi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản nhất về một tôn giáo lớn với 20% dân số thế giới.
Tôi đã từng sống ở Pakistan một thời gian đủ lâu để hiểu được một số điều thú vị về đạo Hồi cũng như những người theo đạo này. Sau này khi ở Mỹ, tôi cũng chơi với nhiều bạn đến từ Pakistan, Bangla Desh và Kuwait. Đạo Hồi khác xa với những hiểu biết hạn hẹp của chúng ta. Đôi khi tôi nghĩ, một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh cũng chính là sự ngu xuẩn của nhân loại luôn kỳ thị và chỉ trích vô cớ những gì không giống mình trong khi bắt người khác phải tôn trọng văn hóa của mình.

Tại sao người Do Thái thông minh?

Người Do thái thông minh, đó là sự thật. Tuy nhiên, sự thông minh này không chỉ diễn ra trong 1 thế hệ mà được chứng minh di truyền quá nhiều đời.


Chúng ta hay nói rằng người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là nhận định vô căn cứ mà đã được chứng minh bằng khoa học.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

Cạo cắn linh tinh... 9


Dzẫy đi. dẫn dắt chi cho mệt !


Đầu năm, Phú Đặng tặng sách



Hỗn láo. Đảng đã 90 tuổi rồi nhé....

(An Van Tao)

Nhớ, một vật bất ly thân.

Thời ở K, tấm bản đồ quân sự gần gũi hàng ngày đối với chỉ huy và những người lính có phận sự. Mình lấy làm lạ và khâm phục, làm sao mà Mỹ làm được bản đồ chính xác như thế. Đi bất cứ nơi đâu, dù là thật xa đi nữa, tưởng như chưa từng có con người từng hiện diện, vậy mà đều thấy trên bản đồ có cái gì thì mặt đất có cái đó... Được biết bản đồ UTM của Mỹ dựa trên nền bản đồ Đông Dương cũ thuộc Pháp. Mỹ dùng máy bay chụp không ảnh, nhiều tấm ghép lại. Rồi họ cử người đi thực địa xác minh làng bản, suối khe... để bổ sung chi tiết ấy vào BĐ. Làm cách nào mà nhân viên thám sát đến những nơi thâm sơn cùng cốc, chưa từng có ai đặt chân đến...
Ảnh là bìa cuốn nhật ký ở K của Trương Công Mùi có bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình”.
Mình có một cuốn y như thế, đóng ghép lại từ sổ tay với giấy rời. Viết dăm đoạn rồi thôi. Vì tính mình không tỷ mẫn, vả lại băn khoăn liệu có dám nói sự thật suy nghĩ những diễn biến quanh mình không. Nó sẽ đụng chạm đến anh em đơn vị và cấp chỉ huy. Nếu nó lọt vào tay cấp trên thì có thể trở thành chuyện chính trị, bị đánh giá tư tưởng có vấn đề. Nếu là đoàn viên thì chặn không kết nạp đảng, là sĩ quan đảng viện có thể bị kỷ luật. Mà chỉ nói đến cái hay, cái đẹp, cái khí thế hào hùng của lính thì không thật là chính mình. Mà lúc ấy, mấy ai để tâm lưu giữ ký ức cho ngày sau. Chính vì vậy, mình không tin tính chân thực trong "nhật ký" của người trong cuộc được in thành sách.


Thơ Thạch Quỳ - Với con

Với con
Con ơi con, thức dậy giữa ban ngày
Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
Qua con đường đất đến con đường rải đá
Cha e con đến lớp muộn giờ.
Con ơi con, nàng Bạch Tuyết trong mơ
Không thể nào yêu con thay mẹ được
Vì thế nếu khuy áo con bị đứt
Thì nói lên để mẹ khâu cho.
Và con ơi, trên ấy Ngân Hà
Có thể rồi con sẽ lên đến được
Nhưng đêm nay con cần phải học
Bốn phép tính cộng trừ hoặc đọc một trang thơ.
Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con
Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng
Thì con hỡi hãy khêu lên cho rạng
Ngọn bấc đèn con hãy vặn to lên.
Con ơi con, trái đất thì tròn
Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật
Tất cả đấy đều là sự thật
Nhưng cái bánh đa vừng tròn, điều đó thật hơn!
Mẹ hát lời cây lúa ru con
Cha cày đất làm nên hạt gạo
Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo
Bác công nhân quai búa, quạt lò.
Vì thế những lời cha dặn dò
Cũng chưa hẳn là điều đúng nhất
Cha mong con lớn lên chân thật
Yêu mọi người như cha đã yêu con.
Tháng 6/1979
Thạch Quỳ

Thơ Cạo






Sông kia bơi dọc bơi ngang
Ngược về chốn cũ đất mang tình người
Xa rồi một thuở mấy gang
Bao giờ ta đến lang thang một mình



Thơ Vạn Lộc - Anh giờ như áng mây bay bên trời

Sáu mươi năm mình bên nhau
Cả hai mái tóc trắng màu thời gian
Giờ anh, một nhánh xuân tàn
Lòng em con nước bàng hoàng lệch trôi
Trăm năm đã gọi phai phôi
Anh như mây xám bên trời đang bay
Cầm tay anh, những ngón tay
Guộc gầy năm tháng, đong đầy yêu thương
Đã qua bao nỗi đoạn trường
Các con, các cháu muôn phương an lành
Em cùng anh gieo mùa xanh
Bây giờ hương chín thơm nhành xuân vui
Anh nhắm mắt, ngắm xa xôi
Có nghe sâu thẳm những lời em không
Có nghe sóng đôi dòng sông
Thu Bồn biêng biếc, mênh mông câu hò
Hương Cần ngăn ngắt sông Bồ
Để em liều bước lên đò bỏ quê
Sáu mươi năm một hẹn thề
Đời mình trọn nghĩa phu - thê đá vàng
Dẫu đã biết hợp rồi tan
Lòng em vẫn thấy muôn vàn thương đau
Trọn tình hai chữ đậm sâu
Rồi mai ai sẽ bên cầu nước xoay
Bàn tay, sẽ vắng bàn tay
Anh giờ như áng mây bay bên trời


Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Nhớ lại vụ Công án Bia sơn ở đèo Cả Phú Yên.

Việt nam chết chắc rầu!
Một con Corona nhập từ Tàu qua, thêm 2 con chủng mới ở Khánh Hoà và Quảng Nam. Công đầu thuộc về lính của tư lệnh Nhạ phát hiện. Chết là cái chắc, ơà con ui !  

Ấn tượng với cái cửa hàng bán thuốc ở miệt vườn miền Tây.

Có 6 người đứng bán, 1 kế toán, 2 ông bà chủ đôn đốc. Khách hàng ra vô nờm nợp...
Ô Môn, Cần Thơ. ảnh chụp mờ sáng ngày 29 Tết.

Vé số chiều xổ đây, mấy anh ơi.



(nhăn răng phục vụ các anh mọi lúc mọi nơi. hehe)
ảnh CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG

Mấy sáng kiến cải thiện đời sống quái chiêu của đám lính ở K.

Xuân về no đủ nhớ lúc cơ hàn:
Chuẩn lương thực, mỗi thằng được 21kg/ tháng nên chả đói bao giờ. Tết năm 80 được cấp gạo Thái Lan hạt to và dẻo (chôm viện trợ nhân đạo của LHQ). Mối lần nấu cơm ăn không hết, dư đổ thì tiếc, lính ta đem cơm nguội trộn men, ủ thành cơm rượu. Buồn tình hổng biết làm chi, vô bếp múc vài muỗng tọng vào mồm. Phê vãi !...
Bột mì viện trợ do Trên cấp cho lính có hai loại, nếu của Canada (chôm hàng của viện trợ cho dân) thì trắng tinh, có điều ít khi đến với lính chiến. Ở cơ quan nhồi bột làm bánh bao nhân sắn nước (củ đậu) cùng gia vị rồi hấp lên, ăn khá ngon. Còn của Liên Xô thì quá tệ, hầm sì lẫn mọt, lính thường nhào thành cục, nặn bèn bẹt đem luột, cực chẳng đã phải ăn, gặm chán thì vứt tứ tung. Bổn cũ soạn quài, nuốt hết muốn dô nên lính ta nảy ra sáng kiến nhồi bột nhuyễn rồi đem quấn quanh ống cây nứa cho nó mỏng ra, đem nướng. Vậy mà ăn thơm thơm đỡ ngán....
Vài bận, dân quân bắn cho nguyên một con bò rừng. Lính nấu kiểu chặt to kho mặn nêm bột ngọt thế thôi, chục thằng ăn ngất ngư, răng muốn lung lay luôn. Còn lại mấy cái đùi, lính ta đem ra tủ lạnh thiên nhiên bảo quản, cột thả neo chỗ hòn đá giữa suối có dòng nước chảy để thịt không hư. Ăn được cả tuần...
Có những lần hết đồ ăn, lính ta bí thế, bèn ra dân xin chuối vừa chín hườm hườm đem kho với mắm bò hốc. Rất tanh, thằng nào chê ráng chịu, mấy thằng ăn tạp chơi tuốt, no bụng. Theo quan niệm có còn hơn không, đưa đẩy cũng qua một bữa...

Ghi nhớ vài chi tết về nạn dich SARS tại VN năm 2003.

Có 63 người nhiễm bệnh thì trong đó có 35 người bị là y bác sĩ, tất cả đều công tác tại Bệnh việt Việt - Pháp Hà Nội. Có 6 người chết, 1 bác sĩ của Tổ chức Y tế Thế giới là Carlo Urbani làm việc tại VN, sau đó chết tại Thái Lan, người có công phát hiện, báo cáo cho WHO và khuyến cáo chính phủ VN. 5 người còn lại bị chết, có 2 bác sĩ người Pháp (1 người gốc Việt), 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng người Việt.
Tất cả đều bị lây vi rút từ bệnh nhân đầu tiên là ông Johny Chen, người Mỹ gốc Hong Kong. Có người do điều trị chăm sóc cho bệnh nhân, có người do làm việc gần khu vực. Do ban đầu chưa biết đấy là chủng vi rút mới nên sơ suất trong việc tiếp xúc với bệnh nhân.
Tất cả bệnh nhân nhập viện đều được điều trị khỏi. Việt Nam là nước đầu tiên công bố đã khống chế dịch SARS. "Bí quyết" của Việt Nam chỉ điều trị triệu chứng, rồi mở rộng cửa sổ, cửa đi của buồng bệnh cho thông thoáng.
Từng có đề nghị truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho những nhân viên y tế đã mất trong dịch SARS năm ấy nhưng chưa được chấp thuận.
Một bảo vệ Bệnh viện Việt Pháp, thắp hương miếu thờ 6 bác sĩ, nhân viên y tế đã qua đời vì đại dịch SARS 2003 .
(Tóm tắt từ nguồn báo Tuổi trẻ và En.wiki...)

Thơ và ảnh: viếng đồng đội

Tớ đến muộn
Bạn ơi bạn ở chỗ nào
Rừng xanh hiểm trở toàn rào với cây
Cuối cùng tớ cũng đến đây
Nhớ lại ký ức những ngày tháng nao
Lòng đau xúc động nghẹn ngào
Bao nhiêu kỷ niệm tớ nào có quên
Hôm qua xe chạy tuyến trên
Tớ đi nhầm tuyến thế nên muộn giờ
Để bạn phải đợi phải chờ
Giữa nơi rừng rậm bơ vơ một mình
Bạn ơi nếu bạn có linh
Báo mộng tớ biết chỗ mình nằm nha
Tớ sẽ đưa bạn về nhà
Với cha với mẹ với bà với ông
Ở nhà vợ bạn đang mong
Bao năm tìm kiếm mà không thấy gì
Nước mắt cứ chảy trên mi
Tớ có quà nhé nhận đi bạn hiền

Tác giả: Trương Đình Đại

Tìm kiếm Blog này