Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

Theo dõi chống Covid, theo kiểu CMCN 4.0 của Vi-en.

TP.HCM báo chỉ còn nửa triệu liều, kêu cứu đề nghị Bộ Y tế rót VX xuống gấp. Bộ Y tế thì bảo còn 1,7 triệu liều. Bình Dương cũng gần hết, đang kêu cứu như vậy.
Trên thì dục đẩy nhanh tiến độ, Bộ Y tế còn đe nơi nào tiêm chậm sẽ điều chuyển cho địa phương khác. Tại BD, tôi thấy dân mạng thôi khoe được tiêm là đoán có vấn đề. Các quận, thành phố như ở Sài Gòn, Bình Dương đang chích cầm canh cho khỏi đứt gãy chiến dịch.
Xem Cổng TT tiêm chủng của Bộ Y tế thì SG được cấp 5 triệu liều, đã tiêm 2,5 triệu liều. Còn Bình Dương được cấp 500 ngàn liều, đã tiêm 170 ngàn liều. Nhiêu đó đã thấy bất hợp lý, hổng lẽ BD triển khai 10 ngày rồi mà như mới bắt đầu 2 ngày thôi.
Rất nhiều người phản ánh trên báo, họ đã tiêm mà tra cứu trên trang của Bộ không thấy tên.
Như cái việc cập nhật tình hình Covid cũng rất lôm côm. Thợ cạo tui quan tâm theo dõi ở Binh Dương thì thấy số liệu người nhiễm hôm nay ở thành phố này cao chót vót, thành phố kia thấp lè tè. Ngày hôm sau thì ngược lại, 4 thành phố của BD cứ vậy mà luân phiên đội sổ.
Đầu tư cho phần mền là tốn chi phí thấp nhất. Ngành Y tế liên quan đến khoa học kỹ thuật mà báo cáo, cập nhật thủ công thì tránh sao khỏi sai sót, chậm trễ. Khác nào con Covid-19 nó đi bằng tên lửa, còn con người thì đạp xe chạy theo, có mà chống vào mắt!
Bó tay. com. Tầm nhìn chiến lược lẽ nào vậy, chắc lỗi tại thằng đánh máy cả.
(Con số TC làm tròn)

"Ai tự phát, ai vô pháp vô thiên"?

Báo chí, truyền hình gọi những người đùm túm nhau chạy xe máy về quê là "tự phát". Không ít người lên án họ "vô pháp, vô thiên", bỏ đi là nguồn lây nhiễm dịch ra nơi khác.
Họ có muốn vậy không?
Cần đặt mình vào hoàn cảnh họ mới hiểu, mình có điều kiện ở yên một chỗ thì cần thấu cảm với người trong cuộc.
Tạm phân ra có 2 đợt đổ xô nhau về quê nhà, tập trung đông người có, lai rai có. Cả 2 lần đều ít nhiều liên quan đến chính sách của nhà nước. Lần đầu, hầu hết là những người lao động tự do, làm các công ty nhỏ không có BHXH... thu nhập kém, bấp bênh nên phải chạy trước. Lần này là những người làm công ty lớn, chế độ lương bỗng, chế độ ổn hay những người làm ăn tự do có đời sống đỡ hơn lớp người đi lượt đầu. Nay chịu đời hết thấu, nhắm mòi không trụ nổi kéo dai phải bức mà đi. Ai đi cũng chấp nhận bỏ lại phương tiện đồ dùng sinh hoạt cần thiết của đời ở trọ mà họ dành dụm qua thời gian mới có tiền mua sắm. Đi là phó mặc hết dịch liệu quay về chỗ cũ, có kiếm được miếng cơm như xưa hay không.
Người ta đã mất lòng tin vào chính quyền, họ sợ đói và bị bệnh không được cứu chữa kịp thời. Chính quyền địa phương ra công văn sẽ hổ trợ đối tượng này đối tượng nọ. Không phủ nhận CQ không làm, nhưng con số người được hưởng trên giấy với thực tế, có trời mà biết bao nhiêu %. Vì nếu đa số được hưởng thì sao trên mạng không ít người kêu ca, hỏi nhau: chỗ bạn có chưa? sao chỗ tui chưa thấy gì? Cụ thể Bình Dương chỗ tôi, từ trước đến nay chưa thấy đồng nào cứu trợ của chính quyền, chờ đến bao giờ?
Ra đi là chấp nhận đầy bất trắc trước mắt, chưa biết khi nào đến được quê nhà. Nếu nhà nước làm được như đã hứa thì chả ai ngu mà đùm túm nhau về trong lúc này. Chính quyền khó khăn về tài chính và nhận lực thì dân ngặt nghèo hơn họ. Cán bộ CNV nhà nước vẫn nhận đủ lương còn dân trắng tay. Chính quyền không cho họ đi làm thì phải nuôi họ chứ dù tiền hổ trợ vẫn là tiền của dân đóng góp, nhưng họ rất cần lúc này, gì thì gì tính sau. Công nhân, người nghèo phải sống trong cảnh may rủi, trông chờ và cứu trợ của dân, chờ hổ trợ từ nhà nước. Chính quyền nói "không ai bỏ lại phái sau", "sống đâu ở yên đấy", sẽ có "hổ trợ". Nếu chính quyền nói nhiều làm ít, muốn phát lúc nào thì phát thì chả phải cả nhà nước và dân đều "tự phát, vô pháp vô thiên", theo tôi thì nhà nước trước dân sau...

Một khoảng khắc làm nên tên tuổi Trịnh Đức Việt.

Tác giả chụp từ Thảo Điền về phía Bình Thạnh và Quận 1.
(Tối 17/8 và 18/8)







Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Các khu công nghiệp của VN nếu không có Tàu thì sao?

Nếu toàn TQ là nhà máy lớn sản xuất khổng lồ thì VN là nhà máy nhỏ gia công. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, VN có lợi đó. Nhưng sẽ đi về đâu, nếu như:
Không có Tàu Trung Quốc, không có Tàu nội địa VN thì các khu công nghiệp lấy đâu ra nguyên phụ liệu rẻ để gia công SX. Chết là cái chắc. Nền công nghiệp mạnh ai nấy lo. Nền nông nghiệp thì bấp bênh, diện tích thì ngày càng teo tóp. Trong khi đó người Việt mãi mê đất đai, phân lô bán nền, xây dựng hết công trình này đến công trình khác để mua bán lẫn nhau.

Thợ cạo dùng toán tiểu học để giải đề Covid và tìm đáp số nửa mùa.

Số liệu thế giới dựa vào thông tin từng nước công bố, tuy mang tính tham khảo nhưng nó có cơ sở để đặt vấn đề và tìm hiểu con số đó nói lên điều gì?
Tính cả thế giới cho đơn giản và khách quan để có cái nhìn toàn cảnh cho vấn về chung.
Tổng số ca nhiễm vi rút Corona: 191 triệu, hồi phục 174 triệu, chết 4 triệu.
Khái niệm ca nhiễm hiểu là virus xâm nhập vào cơ thể con người, chưa hẳn là đã bị bệnh.
Khái niệm hồi phục hiểu là không còn vi rút trong người, chưa hẳn bị bệnh rồi khỏi.
Khái niệm chết hiểu là đau bệnh chết trong lúc nhiễm virus, chưa hẳn hoàn toàn do vi rút gây ra.
Tổng số người hồi phục trên tổng số nhiễm: 174/191 = 91%.
91% số người hồi phục này trong lúc không có thuốc điều trị Corona. Suy ra thân thể người ta đề kháng tự miễn nhiễm với vi rút rồi lướt qua.
Tổng số chết trên tổng số nhiễm 4/191 = 0,02% là số người chết vì đủ thứ bệnh trong lúc dính vi rút, không chắc do cái nào là chính.
Con số này phản ánh điều gì?
Số người hồi phục và chết, nói chung không lệ thuộc vào nước giàu hay nghèo, có nền y tế hiện đại hay lạc hậu. Mà do nổ lực của chính phủ từng nước dùng biện pháp hạn chế tiếp xúc và người dân ý thức tự giác giãn cách với virus mà thành.
Nhiều nước nghèo, quản lý xã hội lỏng lẻo và nền y tế yếu kém lạc hậu nhưng họ đâu đến nỗi chết "ráo trọi". Bằng chứng là: có những nước khủng hoảng nhân đạo do chiến tranh, đói nghèo... nhưng chưa nghe có nước nào khủng hoảng nhân đạo vì dịch bệnh lần này.
Dịch bệnh gần 2 năm rồi, nhiều nước "lên bờ xuống ruộng", VN bị sau thiên hạ và chả gì khác. Người ta cho rằng biến thể Delta lần này nguy hiểm và lây lan nhanh, tình hình khác trước hoàn toàn. Ok thôi nhưng đã gọi là biến thể thì có thể còn biến thể khác tiếp theo. Nếu các nhà khoa học chưa tìm ra cái gốc mà trị thì con người sẽ tìm cách tự thích nghi với nó, không lẽ cứ ngồi đó mà "khủng khiếp" hoài.
(Góc nhìn của cá nhân. Mình không đồng tình với biện pháp của chính phủ hiện nay nhưng là công dân phải chấp hành thôi chứ chả coi vi rút Corona là cái gì ghê gớm hơn đói nghèo.)

Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy xưa và nay?

Cho đến thời TC là lớp kế thừa đi bộ đội còn chứng kiến.
Đa phần lãnh đạo, chỉ huy học vấn tuy thấp nhưng họ chịu khó học hỏi, rèn luyện ở trường đời nên đa phần chữ viết tay, nhìn đẹp và cứng cáp. Họp hành thì có khi bàn cãi gay gắt nhưng đã thống nhất rồi thì phải chấp hành nghiêm túc Lối sống sinh hoạt thực lòng gương mẫu để cấp dưới noi gương. Khác với ngày nay, cấp trên sống xa hoa thì cấp dưới bắt chước theo, trách ai. Chỉ huy thời ấy ra lệnh lạc ngắn gọn, nói ít làm nhiều. Ra một chỉ lệnh hay văn bản, không dài, ý tứ chọn lọc kỹ càng. Còn ngày nay, nói nhiều làm ít. Hầu hết văn bản dài dòng, lôm côm, dễ hiểu nhầm sang khác ý, chưa nói đến quy tắc, lỗi chính tả. Bị người ngoài trên mạng có am hiểu chê cười. Ngày xưa các sếp chọn trợ lý hầu hết giỏi về lãnh vực của mình, tham mưu ra tham mưu, chính trị ra chính trị, là chỗ dựa tin cậy cho lãnh đạo chỉ huy.
Lãnh đạo chỉ huy ngày nay có xu hướng sính dùng những từ hoa mỹ, đao to búa lớn. Quản trị xã hội thời hiện đại nhưng thích vận dụng phương pháp trong chiến tranh và dùng thuật ngữ quân sự để lên gân. Trong khi bản thân chưa biết mùi thuốc súng và cái giá phải trả cho nó là gì.
Ngày xưa, ngay cả khi chiến thắng, mình cũng chưa thấy chỉ huy nào tự mãn, ngạo nghễ kiêu căng như ngày nay.
Thế còn thời VNCH thì sao?
Ai có xem clip chỉ hơn 1 giờ đồng hồ của TT Nguyễn văn Thiệu trả lời trước truy vấn của những "chiến hữu" kết án ông về việc "Di tản chiến thuật" và bỏ nước ra đi. Không bàn nội dung đúng sai, chỉ nói ông đã trả lời điềm tỉnh, ngắn gọn mạch lạc rất xứng danh một Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh QĐ.
Dẫn lại Stt đã đăng về cảm nhận của TC qua thư viết tay (không qua phụ tá) của cựu và đương kiêm tổng thống VNCH thời điểm 25.4.1975.
Trao đổi qua lại giữa hai ông thực chất nó là một sự dàn xếp để ông Nguyễn Văn Thiệu ra đi với danh chính ngôn thuận. Tuy trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng hai ông vẫn tuân thủ pháp quyền và hành xử đâu ra đó, lịch sự lễ phép của người có học với nhau. Một chi tiết đáng lưu ý là cách dùng từ "cựu" và "nguyên" rất hay của TT Trần Văn Hương.
Nội dung:
Kính trình Tổng thống Trần Văn Hương,
Thưa Cụ,
Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
1. Ðại tá Võ Văn Cầm
2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh
7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)
8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)
Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
1. Trung tá Ðặng Văn Châu
2. Thiếu tá Ðinh Sơn Thông
3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
4. Ông Ðặng Vũ (giờ chót không có mặt)
Ðại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
Kính chào Tổng thống
(ký tên Thiệu)
Tổng thống Trần Văn Hương phê thuận,
Ðề ngày 25/4/75
Và ký tên Trần Văn Hương
*******
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương
Quyết định
1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Ðài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.
2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.
Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.
3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.
4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).
Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
(ký tên Hương)
Nguồn: Namrom64




TQ dập dịch cách nào, sao VN chưa thành công?

Không ít người quan tâm thắc mắc, bạn Hà Vũ Hiển đặt vấn đề:

"Các phương tiện truyền thông đang đưa tin số người mắc Cúm Tàu nhất là biến chủng Delta tăng vùn vụt trên khắp thế giới nhưng lại không thấy số liệu của Trung Quốc? Hay là Trung Quốc đã miễn dịch?Sau giai đoạn đầu, TQ đã chặn dịch sớm và nhanh, đáng để ta suy nghĩ. Khi chưa có TT thì tạm theo thuyết âm mịu. Anh nghi nghi TQ có cách chặn dịch mà không công bố, kể cả đàn em VN để mặc cả và làm cái thang leo ngôi bá chủ. Còn Phương Tây thì kiêu hảnh chẳng hạ mình. Chờ xem.".
Tôi nghĩ thời gian đầu có thể TQ che dấu dịch Covid-19 nhưng sau đó họ chặn được không cần chia sẻ số liệu với thế giới. TQ đã dập được dịch ở một đất nước rộng với 1,4 tỷ dân, thật đáng nể. Nhưng cái trịch thương, muốn chứng tỏ ta đây là cường quốc số 1 thế giới, đáng chê trách. Có bí quyết gì chăng, thuốc điều trị, vaccine chất lượng cao hay biện pháp phòng chống dịch? Tôi nghĩ không, vì có gì bí mật khi phải triển khai thuốc men và biện pháp đến số dân đông như vậy. Ở TQ vẫn có cơ quan đại diện của các quốc gia khác, vẫn có hàng triệu người mang các quốc tịch khác nhau ở đó. Không lý giải được thì dựa vào thuyết âm mưu trên trời dưới biển, chỉ đi vào ngõ cụt.
Tôi không biết VN có học TQ không? Nhưng coi người nhiễm như là bệnh nhân là đã sai từ gốc. Từ đó triển khai biện pháp cách ly đại trà là thiếu thực tế, TQ thì có đủ tài lực để làm việc đó. Ngoài cái chung thì mỗi nước có hoàn cảnh, đặc thù riêng, nước nghèo không thể ôm đồm bao căn. Gần đây, chính phủ có chủ trương đưa người các tỉnh có nguyện vọng về quê, mình coi đây là một sáng kiến rất đúng và kịp thời trước khi quá muộn. Bài học thương đau đã có. Để dịch lây nhiễm rộng ra cộng đồng là hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của chính quyền địa phương. Dành 21 ngày để sàng lọc, nếu không làm được, tôi mà là thủ tướng thì cách chức ngay chủ tịch nơi đó mà không cần phải xem xét...

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Trường đào tạo quân sự đầu tiên của VN:

Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi.

Có công rất lớn của các sĩ quan Nhật Bản sau 1945 chưa về nước, ở lại giúp huấn luyện quân sự, được gọi là "người Việt Nam mới". Và đặt nền tảng ban đầu cho thiết chế QĐNDVN sau này.
Trường tổ chức thi tuyển thanh niên cả nước. Với người Kinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tốt nghiệp tiểu học hoặc trình độ thấp hơn nhưng có kinh nghiệm thực tế, do đơn vị hoặc chi bộ Đảng giới thiệu. Mục tiêu đào tạo thành chỉ huy từ tiểu đội đến trung đội.
Tướng Nguyễn Sơn làm hiệu trưởng. Giảng dạy chính trị, triết học, lịch sử do các lãnh đạo người Việt, có 2 người Áo giảng môn Triêt. Huấn luyện quân sự do các giáo viên người Nhật đảm nhiệm. Dưới Hiệu trưởng là Tổng đội có các ban chuyên môn và 4 Đại đội. Tổng đội có tổng đội trưởng, phó và chính trị viên là các lãnh đạo người Việt. Mỗi đại đội có 1 giáo viên và 1 trợ giáo người Nhật. Phía người Việt có trợ lý và thông dịch viên. Giảng dạy qua ngôn ngữ Nhật, Việt và cả Trung Quốc. Giữa khoá, nhà trường tổ chức học viên đi thực tế chiến trường Nam Trung bộ...
Ngôi trường chỉ tồn tại trong vòng nửa năm (1.6 - 22.11.1946), đào tạo cấp tốc được khoảng 400 học viên cho Việt Minh. Lúc đầu trường LQTHQN dự tính chương trình đào tạo sĩ quan trong 2 năm kể cả đi thực tập. Nhưng do tình hình chiến sự diễn biến phức tạp nên trường rút ngắn thời gian và mãn khoá trước thời hạn.
Người Nhật huấn luyện cho người Việt biết về nguyên tắc tổ chức quân đội, tinh thần đồng đội, kỹ chiến thuật... Sau đó 11 giáo viên Nhật cùng rất nhiều sĩ quan binh lính khác ở VN lại tiếp tục phục vụ trong QĐNDVN. Có người tham gia quân giới sản xuất vũ khí, có người chuyển ngành... Từ 1954 đến 1960, lần lượt về nước Nhật theo chương trình nhân đạo của Chữ Thập Đỏ hai nước. Nhưng đa số đã hy sinh trong chiến đấu và vì bệnh tật...
(Sưu tầm và tóm tắt từ nhiều nguồn).
Hình Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Bìa sách Nhật... và Những người VN mới cùng gia đình hồi hương về Nhật năm 1960.

"Can trường trong chiến bại"?

19/1/1974 đã bỏ lại:

- 82 quân nhân cần cứu của chiếc tàu HQ-10 đang bị chìm.
- 59 quân nhân đang bơ vơ trên 3 đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh.
.....
Những con số, hình ảnh hy sinh, đầu hàng, bị bắt là thật, kế hoạch phản công là ảo... Người đã mất, lãnh thổ không còn, nổi đau còn đó!
Gì thì gì, bao liệt sĩ đã bỏ mình, di sản của cha ông để lại đã mất - Đó là một thất bại chua cay của Việt Nam. Nói ra không phải để biện hộ hay chỉ trích. Mà chỉ có sự thật và sự thật, hậu thế mới rút ra được bài học xương máu, từ đó bảo vệ được chủ quyền của đất nước.



Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Nhìn tấm hình, thấy thời VNCH cũng văn minh chứ nhỉ!

Nhiều người nghe thời ông Thiệu có ra luật "người cày có ruộng" nhưng mấy người biết cải cách ruộng đất ở miền Nam là cả một quá trình dài, trong đó có tôi vì lúc ấy còn nhỏ.
Ai quan tâm, tham khảo;
https://www.facebook.com/Saigontrongtraitimtoi/posts/2204878919840760




Những hình ảnh đẹp về lễ hội đền Hùng thập niên 1920 do nhiếp ảnh gia Pháp chụp.

(nguyên gốc ảnh trắng đen, nay tô màu lại)

















Cuba thăm lại nơi này chỉ có khóc!

Biểu trưng tình hữu nghị thủy chung trong sáng Cuba - VN, toạ lạc trên khu đất kim cương Hồ Tây HN. Đây là 1 trong 5 công trình KT-XH quà tặng của Cuba cho VN. Nghe bảo được một KTS nổi tiếng nhất của Cuba thiết kế, họ đưa mấy chục KS với chuyên gia sang xây dựng. Toàn bộ được lắp máy lạnh, nội thất có cái mua từ Nhật đem sang, hoàn thành vào năm 1975. Được coi như KS hiện đại bậc nhất vào thời bấy giờ.

Thấy cảnh như vậy là có nguyên nhân. KTS @Huy Đặng Quang kể:
Đến khi tính kết cấu phía kỹ sư Cuba yêu cầu VN cung cấp số liệu địa chất thủy văn hồ Tây để căn cao độ đài cọc, mức nước là trung bình. Chả hiểu phiên dịch hay thế nào ta cấp số liệu mức nước cao nhất thống kê trong 100 năm (chắc cho yên tâm ko bị ngập). Cuba cứ thế tính và thi công, lúc xong cái đài móng bê tông nó cứ thô kệch nhô lên khỏi mặt nước ko chịu chìm, bạn tá hỏa hỏi ra thì mới biết sai số liệu...




"Trời ạ. quyên góp nuôi bộ đội bằng sắn khoai, sống sao nổi!"

Nói đùa thôi. rất cảm động với tấm lòng người dân xứ Quảng, có gì góp nấy, đong bằng lon... Những tờ giấy đã hoen mờ, chứng tích cực kỳ quý hiếm thấm đẫm tình dân hơn vạn lời ca tụng sáo rỗng.

Châu Trà
- người sưu tầm, cho biết:
Đó là danh sách các mẹ, các chị phụ nữ Quảng Nam - Đà Nẵng đóng góp vào những năm 1979 - 80 trong phong trào góp gạo nuôi quân.
Làm mình nhớ lại 1978, lúc học trường HSQ ở Quế Sơn. Một bà mẹ đi thăm con với một bao cát của Mỹ, trong là khoai chà ngào đường. Quê ở Phú Yên chưa đến nỗi vậy nên cảm thấy rất lạ. Thế mà tối tối, anh em nào trong tiểu đội ăn cơm chưa no, xúc một hai muỗng tọng vào họng, uống nước cành hông rồi đi ngủ. Kéo dài được cả tháng.







Nước Lào thời Pháp thuộc từng có đoạn đường xe lửa rất kỳ lạ!

Trên sông Mê Kông có thác Khôn hùng vĩ lớn nhất Đông Nam Á, ở khu vực tiếp giáp giữa Lào và CPC. Hàng ngàn đảo lớn nhỏ xen lẫn với vô số thác, vậy mà người Pháp xây đường sắt trên đảo để làm gì, vận hành cách nào. Bạn thử đoán.

Hình st từ nhiều nguồn trên internet.












Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

10 năm, anh em cùng hội cùng thuyền.

Cùng một thời gian, từ năm 1979 đến 1989, LX can thiệp vào Afghanistan, VN can thiệp vào CPC. Cả hai nước tiến quân vào nước khác không phải là khó... Nhưng:
Khi rút ra thì LX bị đối phương bám theo, chính phủ do mình dựng lên sụp đổ nhanh chóng. Mất uy tín với quốc tế, góp phần làm siêu cường XHCH tan rã...

VN rút quân an toàn, chính phủ dựng lên trụ được và trở thành quốc gia trung lập. Kết cục cũng chả khá hơn, phải sang tận Bắc Kinh để mong ổn định đời sống, kinh tế... 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Dù có chửi Gia Long "cõng rắn cắn gà nhà", không ai có thể phủ nhận

Công lao to lớn hiển nhiên của tiền nhân. Nhà Nguyễn đã làm được cho hậu thế: Thống nhất giang sơn từ Bắc chí Nam. Đất nước có lãnh thổ to lớn nhất trong lịch sử. Và đặt quốc hiệu là Việt Nam dùng mãi đến ngày nay.

Dù có chửi Pháp "thực dân xâm lược", không ai có thể phủ nhận công lao to lớn hiển nhiên của Pháp: Kéo VN ra khỏi tầm ảnh hưởng nghìn đời của TQ. Làm cho VN có biên giới quốc gia rõ ràng. Giúp VN tiếp cận văn minh phổ quát của nhân loại. Nước ta có chữ Viết độc lập và dễ hiểu.

20 năm sau vẫn vậy, chứng tỏ sức ì của đảng CSVN rất lớn.

Chính quyền các cấp qua công tác thực tiễn thấy những bất cập trong chính sách của đảng, người ta phản ảnh, đề nghị thay đổi nhưng đâu vẫn vào đấy. Riết rồi số đông cán bộ không còn chủ động, sinh ù lì dựa dẫm vì đã có đảng lo, đã có tập thể chịu trách nhiệm. Hãy xem lãnh đạo chính quyền các địa phương nói gì?
Ông Bảy Nhị kể trong bài viết gửi báo Tuổi trẻ, ở hội nghi Chính phủ năm 2001.
Ông Nguyễn Minh Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang:
“Sự trì trệ của bộ máy là do cơ chế tổ chức. Cụ thể là tôi làm chủ tịch tỉnh mà không có quyền thay đổi cán bộ sở, kể cả trưởng phòng. Và ngay như hiện nay, đến Thủ tướng cũng không dễ cách chức được tôi, vì tôi là do tỉnh ủy cử và nhất là do Bộ Chính trị quản lý”.
Ông Đoàn Mạnh Giao, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
“Ông nói hay quá, tôi thay cậu tài xế mà cũng không được”.
Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch TP Đà Nẵng:
“Tôi thấy đại hội vừa xong, phân công cấp ủy viên mới rồi, hay cơ quan đang ổn định biên chế công tác, bỗng dưng rút người ra đi học. Làm vậy khác nào đội banh có 11 người, ông rút ra một người không đá thì đội hình còn lại làm sao mà đá? Còn nói cách chức cán bộ thì cỡ trưởng phòng thôi, mới bàn mà nó nghe thì nó tính cách chức mình trước rồi”.
Ông Hồ Minh Phương, chủ tịch tỉnh Bình Dương:
“Thơ ông Tố Hữu có câu: Đảng ta có trăm tay (tai) nghìn mắt. Câu này suy ra: Đảng ta có 50 người làm mà có đến 500 người ngồi nhìn thì ai mà dám làm, làm sao chịu nổi?!”.
__________
Sau này, ông Nguyễn Bá Thanh trước khi về trung ương còn nói:
"Không ở đâu có sợi dây kinh nghiệm dài như ở Việt Nam".

Kinh Việt và Tàu bản copy sau trước

Phan Quang
Ngay trong thời hiện đại bạn sẽ thấy Kinh Việt và Tầu có những điểm giống nhau kỳ lạ. Giống về tâm thức chứ không đơn thuần là cái xác bề ngoài.
Tàu coi họ là văn minh Trung Hoa, ánh sáng 5 ngàn năm. Việt lập thuyết Bách Việt coi Hà Đồ Lạc Thư, Kinh Dịch thảy đều là của mình, Tầu chỉ là đứa học mót, đoạt khống!
Người Tầu từ 20 năm trước có trào lưu Hán phục, Giờ Kinh Việt có trào lưu Việt phục. Tâm tính, cách nghĩ y xì đúc nhau, yêu nước như nhau, hành xử cũng hệt nhau.
Tầu gọi mình là Hán tộc, Việt có trào lưu Việt tộc. Trào lưu này chứng minh sự tinh túy, thuần chủng của người Kinh Việt.
Cũng phải nói rõ hơn khi người Việt lập quốc thì Choang tộc là khu trái độn giữa Việt và Tống. Choang (ở ta gọi là Tày, Nùng, Thái) cũng tiếp xúc với văn hóa văn minh China sớm hơn ta, nhưng họ lại không bị Hán hóa.
Ta thì từ tâm tính tới cách hành xử hệt anh Tầu con. Nhiều người Việt tỏ ra khinh Cham. Họ kiên quyết bài bác bàn tay khối óc của Cham góp vào văn minh sông Hồng.
Hầu hết những gì mà người Việt hiện đại đang dùng để chống Tầu, khẳng định tình yêu dân tộc, quốc gia đều hệt anh Tầu. Chỉ khác là Tầu luôn đi trước, ta lũi cũi đi sau học mót.
Nếu nói là không có di truyền chi phối từ Hán tộc (văn hóa Hán) thì mới là lạ.
Không sòng phẳng với mình, không dám vượt lên tồn đọng quá khứ, loay hoay trong vòng hào quang ảo và giá trị của một lịch sử sáng tạo. Đó cũng là nguồn cơn của những bí bách tư tưởng của người Việt Nam hiện đại.
Ta bước qua đời nhau, để làm nhau đau!


https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3477774728969028

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Vài nhận thức về Quốc hiệu Việt Nam thời trung đại

Phan Quang

Trong nhận thức về mặt địa lý người Trung Quốc gọi vùng đất nay là miền Bắc Việt Nam (cái nôi của Đại Việt - Việt Nam) là Lĩnh Ngoại (vùng Lưỡng Quảng được gọi là Lĩnh Nam). Họ coi đây là trời nữa ở ngoài trời đất Trung Hoa.
Trên vùng đất mới mẻ (châu thổ sông Hồng) một quốc gia mới được lập nên. Tên gọi của quốc gia ấy cũng liên tục biến đổi, phản ảnh những ý chí nguyện vọng khác nhau của đấng quân vương.
Các quốc hiệu có thành tố Việt. Việt Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Cự Việt, ... tất cả đều có từ bất biến là Việt. Các từ như Đại, Đại Cồ, Cự đều hàm ý to lớn, tức là từ thậm xưng có thể thay đổi tùy theo nhận thức của Chính quyền.
Tuy nhiên chữ Việt ở đây không có bộ mễ (dân lúa nước - cái này phải nói cho rõ ràng như vậy). Chữ Việt này có bộ Tẩu và Qua (越). Choang tộc Quảng Tây cũng xưng là Lạc Việt (雒 越).
Tên gọi Việt Nam được dùng nhiều trong các văn bản, minh văn. Nhưng chỉ trở thành tên gọi chính thức khi Gia Long không còn thấy thỏa mãn với cái tên An Nam quốc. Ông mong muốn đặt tên nước, nhận thụ phong là Nam Việt Quốc Vương. Sau khi thương thảo với nhà Thanh, hai bên thống nhất Quốc hiệu nước ta là Việt Nam (1804).
Những quốc hiệu không có từ Việt. Đại Ngu tên quốc hiệu thời Hồ, ý nói nước kế thừa thịnh trị Ngu Thuấn. Không ngạc nhiên lắm khi những dòng họ Lý, Trần, Hồ "đều được nhập khẩu" trở thành quân vương Đại Việt. Lý, Trần đều gốc Mân (nay là Phúc Kiến). Bản thân Hồ Quý Ly cũng cho rằng mình dòng dõi Ngu Thuấn.
Đại Nam: Người Phương Tây xưng tụng là đế quốc Đại Nam (hay Đại Nam Đế Quốc). Đây là một quốc gia hùng mạnh dưới các thời Minh Mạng, Thiệu Trị và những năm đầu thời Tự Đức (trong khoảng 30 - 35 năm).
Khác với vua cha (Gia Long hoàng đế), Minh Mạng chán ghét tên gọi Việt Nam, ông cho rằng Quốc hiệu này không xứng đáng với vị thế và sự rộng lớn của lãnh thổ mà ông cai trị. Đại Nam thời Minh Mạng (1820 - 1841) đã có sự bành trướng vĩ đại về mặt lãnh thổ và ý chí Hán nhân.
Tên giao dịch quốc tế: Giao Chỉ, An Nam. China trung đại với tư cách là "thiên quốc phương Đông" đã phong cho quân vương nước ta làm Giao chỉ quận vương. Sau khi vua ta mất, thì phương Bắc mới truy phong là Giao Chỉ quốc vương. Một trường hợp cá biệt là Đinh Liễn con Đinh Bộ Lĩnh dù chưa làm Vua nhưng đã được Tống triều phong là Giao Chỉ Quận Vương.
Đến Lý Anh Tông, năm 1164, Tống triều phong nhà vua làm An Nam quốc vương (安南国王). Từ đó nước ta có danh xưng trong ngoại giao là An Nam (sự yên ổn ở phương nam).
Sự kiện nhận thụ phong năm 1164 được đánh giá là thành công vượt bậc của ngoại giao triều Lý. Lần đầu tiên các hoàng đế Trung Quốc chính thức thừa nhận địa vị quốc gia của Việt (Đại Việt) chứ không còn là Quận nữa.
Thời nhà Mạc, Minh triều "hạ cấp" vua Mạc xuống làm An Nam Đô Thống sứ (1527 - 1593).
Khi người Pháp vào cai trị họ gọi ta là giống An Nam mít (Annamite). Sau này danh từ Annamite lại trở thành tính từ hàm ý chỉ sự dốt nát, cổ hủ, ưa mê tín, thích những điều nhảm nhí. Ví dụ câu: Đúng là cái dân An Nam mít! Đồ An Nam mít!
Trong lịch sử Việt Nam chỉ có Trịnh Tráng được phong làm An Nam phó vương. Trong nước, ông được vua Lê phong là Thanh Đô Vương khi chết được đặt thụy hiệu Nghị Vương, miếu hiệu Văn Tổ.
Đàng Ngoài, Đàng Trong (1558 - 1778) Đàng Ngoài còn được gọi là Vương quốc An Nam dưới sự cai trị của Lê Trịnh. Kinh đô Đàng Ngoài được gọi là Tonking (Đông Kinh).
Đàng Trong còn gọi là vương quốc Quảng Nam (Quảng Nam quốc), tên quốc tế là Cochinchina. Đây là vùng lãnh thổ do Chúa Nguyễn cai trị.
Chúa Nguyễn từng có ý định xưng Vương, tách ra khỏi Đại Việt (An Nam) tuy nhiên nhà Minh không tán đồng. Chúa Nguyễn vẫn phải nhận sắc phong và dùng niên hiệu của nhà Lê (Lê Trung Hưng). Về mặt lý thuyết, chính quyền chúa Nguyễn được coi là quan nhà Lê cai trị ở vùng đất phía Nam.
Một điều đặc biệt là cả ba dòng họ Lê, Trịnh, Nguyễn đều xuất xứ Thanh Hóa tức là dân Trại. Trại một nhà đã chia đôi thiên hạ! Nhóm Lê Trịnh bắc tiến và bị Kinh hóa vận hành quốc gia theo kiểu China, tự gọi Kinh đô của mình là Tràng An (hay Trường An). Dòng Trại họ Nguyễn Nam tiến và lập ra xứ Đàng Trong đa chủng tộc.
Phải đến năm 1802, quá trình tái thống nhất quốc gia mới được Gia Long hoàng đế hiện thực hóa. Mô hình một quốc gia hai chế độ đã không còn, gắn với đó là quốc hiệu Việt Nam.

https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3462429153836919

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Tôi thật sự ấn tượng ngạc nhiên với nghi lễ và tiếp khách ở CPC.

Rất sớm, sau khi Campuchia bị Khmer Đỏ diệt chủng, đất nước vẫn trong tình trạng chiến tranh nhưng họ hồi sinh rất nhanh chóng.

22/12/1980, nhân ngày thành lập QĐNDVN, Thượng sĩ tui có vinh dự được Mặt trận 579 chọn và cử đi Phnom Penh dự metting và giao lưu với các cơ quan trung ương CPC. Có hai đoàn song song cùng về Thủ đô, gọi là Các LLVT Ưu tú là đoàn quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia. Khi đến các cơ quan Bạn, hai đoàn đi xe kẽ nhau, mục đính là nhằm để truyên truyền cho Bạn hiểu thêm về quân VN. Kiểu như "ôn nghèo kể khổ, tình quân dân thắm thiết". Sĩ quan với lính lác, hầu hết từ gốc rạ mà ra, sang xứ người ở rừng sống với dân nghèo, về Thủ đô nên cái gì cũng lạ lẫm. Ở đâu, đi đâu, làm gì nhất nhất đều được sự chỉ dẫn lèo lái của các phái viên bên Tổng cục Chính trị cử trợ lý đối ngoại đi kèm. Từ cách bắt tay chào hỏi cho đến cách cầm muỗng nĩa để ăn...
Lần đâu tiên, nhìn thấy chùa vàng chùa bạc, cung điện hoàng gia nguy nga tráng lệ. Thấy sân vận động Olympic hoành tráng. Điện Chomka Môn nơi chiêu đãi khách của chính phủ rất đẹp và hiện đại. Thấy những khu biệt thự kiểu Pháp rất phong cách, chẳng cái nào giống cái nào. Được thưởng thức ca múa nhạc cổ truyền của dân tộc Khmer...Thấy Thủ đô mới hồi sinh mà choáng ngợp, không ngờ chính phủ Campuchia đã được như thế.
Đến các cơ quan Bộ và ngang cấp bộ, tuy cơ sở vật chất của họ không lớn nhưng đón đoàn lính hết sức trọng thị, khiêm nhường và thân tình. Được dàn nữ tiếp viên xinh đẹp chào đón, choàng vòng hoa, cư xử lịch sự lễ phép, đâu ra đó, không có gì gọi là cập rập. Lần đâu tiên, lên xe xuống cộ, biết thế nào là tiệc ngồi, tiệc đứng buffet...
Họ tiếp đón những người lính một cách thân thiện nhưng vẫn giữ đúng nghi thức ngoại giao. Ngẫm lại, hoá ra mình coi trời bằng vung, có thể họ thua mình về cái tế nhị khéo léo nhưng ngược lại, mình thua xa họ về nghi lễ ngoại giao trong tiếp đón và đãi khách. VN tiếp xúc với các nền văn minh lớn của thế giới nhưng toàn là học ba mớ. CPC học hỏi ứng xử từ nền văn hoá Pháp, dù trí thức có bị diệt chùng thì lớp sau vẫn nhớ mà kế thừa bền vững.

















Tìm kiếm Blog này