Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

"Ai tự phát, ai vô pháp vô thiên"?

Báo chí, truyền hình gọi những người đùm túm nhau chạy xe máy về quê là "tự phát". Không ít người lên án họ "vô pháp, vô thiên", bỏ đi là nguồn lây nhiễm dịch ra nơi khác.
Họ có muốn vậy không?
Cần đặt mình vào hoàn cảnh họ mới hiểu, mình có điều kiện ở yên một chỗ thì cần thấu cảm với người trong cuộc.
Tạm phân ra có 2 đợt đổ xô nhau về quê nhà, tập trung đông người có, lai rai có. Cả 2 lần đều ít nhiều liên quan đến chính sách của nhà nước. Lần đầu, hầu hết là những người lao động tự do, làm các công ty nhỏ không có BHXH... thu nhập kém, bấp bênh nên phải chạy trước. Lần này là những người làm công ty lớn, chế độ lương bỗng, chế độ ổn hay những người làm ăn tự do có đời sống đỡ hơn lớp người đi lượt đầu. Nay chịu đời hết thấu, nhắm mòi không trụ nổi kéo dai phải bức mà đi. Ai đi cũng chấp nhận bỏ lại phương tiện đồ dùng sinh hoạt cần thiết của đời ở trọ mà họ dành dụm qua thời gian mới có tiền mua sắm. Đi là phó mặc hết dịch liệu quay về chỗ cũ, có kiếm được miếng cơm như xưa hay không.
Người ta đã mất lòng tin vào chính quyền, họ sợ đói và bị bệnh không được cứu chữa kịp thời. Chính quyền địa phương ra công văn sẽ hổ trợ đối tượng này đối tượng nọ. Không phủ nhận CQ không làm, nhưng con số người được hưởng trên giấy với thực tế, có trời mà biết bao nhiêu %. Vì nếu đa số được hưởng thì sao trên mạng không ít người kêu ca, hỏi nhau: chỗ bạn có chưa? sao chỗ tui chưa thấy gì? Cụ thể Bình Dương chỗ tôi, từ trước đến nay chưa thấy đồng nào cứu trợ của chính quyền, chờ đến bao giờ?
Ra đi là chấp nhận đầy bất trắc trước mắt, chưa biết khi nào đến được quê nhà. Nếu nhà nước làm được như đã hứa thì chả ai ngu mà đùm túm nhau về trong lúc này. Chính quyền khó khăn về tài chính và nhận lực thì dân ngặt nghèo hơn họ. Cán bộ CNV nhà nước vẫn nhận đủ lương còn dân trắng tay. Chính quyền không cho họ đi làm thì phải nuôi họ chứ dù tiền hổ trợ vẫn là tiền của dân đóng góp, nhưng họ rất cần lúc này, gì thì gì tính sau. Công nhân, người nghèo phải sống trong cảnh may rủi, trông chờ và cứu trợ của dân, chờ hổ trợ từ nhà nước. Chính quyền nói "không ai bỏ lại phái sau", "sống đâu ở yên đấy", sẽ có "hổ trợ". Nếu chính quyền nói nhiều làm ít, muốn phát lúc nào thì phát thì chả phải cả nhà nước và dân đều "tự phát, vô pháp vô thiên", theo tôi thì nhà nước trước dân sau...

Tìm kiếm Blog này