Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Vài nhận thức về Quốc hiệu Việt Nam thời trung đại

Phan Quang

Trong nhận thức về mặt địa lý người Trung Quốc gọi vùng đất nay là miền Bắc Việt Nam (cái nôi của Đại Việt - Việt Nam) là Lĩnh Ngoại (vùng Lưỡng Quảng được gọi là Lĩnh Nam). Họ coi đây là trời nữa ở ngoài trời đất Trung Hoa.
Trên vùng đất mới mẻ (châu thổ sông Hồng) một quốc gia mới được lập nên. Tên gọi của quốc gia ấy cũng liên tục biến đổi, phản ảnh những ý chí nguyện vọng khác nhau của đấng quân vương.
Các quốc hiệu có thành tố Việt. Việt Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Cự Việt, ... tất cả đều có từ bất biến là Việt. Các từ như Đại, Đại Cồ, Cự đều hàm ý to lớn, tức là từ thậm xưng có thể thay đổi tùy theo nhận thức của Chính quyền.
Tuy nhiên chữ Việt ở đây không có bộ mễ (dân lúa nước - cái này phải nói cho rõ ràng như vậy). Chữ Việt này có bộ Tẩu và Qua (越). Choang tộc Quảng Tây cũng xưng là Lạc Việt (雒 越).
Tên gọi Việt Nam được dùng nhiều trong các văn bản, minh văn. Nhưng chỉ trở thành tên gọi chính thức khi Gia Long không còn thấy thỏa mãn với cái tên An Nam quốc. Ông mong muốn đặt tên nước, nhận thụ phong là Nam Việt Quốc Vương. Sau khi thương thảo với nhà Thanh, hai bên thống nhất Quốc hiệu nước ta là Việt Nam (1804).
Những quốc hiệu không có từ Việt. Đại Ngu tên quốc hiệu thời Hồ, ý nói nước kế thừa thịnh trị Ngu Thuấn. Không ngạc nhiên lắm khi những dòng họ Lý, Trần, Hồ "đều được nhập khẩu" trở thành quân vương Đại Việt. Lý, Trần đều gốc Mân (nay là Phúc Kiến). Bản thân Hồ Quý Ly cũng cho rằng mình dòng dõi Ngu Thuấn.
Đại Nam: Người Phương Tây xưng tụng là đế quốc Đại Nam (hay Đại Nam Đế Quốc). Đây là một quốc gia hùng mạnh dưới các thời Minh Mạng, Thiệu Trị và những năm đầu thời Tự Đức (trong khoảng 30 - 35 năm).
Khác với vua cha (Gia Long hoàng đế), Minh Mạng chán ghét tên gọi Việt Nam, ông cho rằng Quốc hiệu này không xứng đáng với vị thế và sự rộng lớn của lãnh thổ mà ông cai trị. Đại Nam thời Minh Mạng (1820 - 1841) đã có sự bành trướng vĩ đại về mặt lãnh thổ và ý chí Hán nhân.
Tên giao dịch quốc tế: Giao Chỉ, An Nam. China trung đại với tư cách là "thiên quốc phương Đông" đã phong cho quân vương nước ta làm Giao chỉ quận vương. Sau khi vua ta mất, thì phương Bắc mới truy phong là Giao Chỉ quốc vương. Một trường hợp cá biệt là Đinh Liễn con Đinh Bộ Lĩnh dù chưa làm Vua nhưng đã được Tống triều phong là Giao Chỉ Quận Vương.
Đến Lý Anh Tông, năm 1164, Tống triều phong nhà vua làm An Nam quốc vương (安南国王). Từ đó nước ta có danh xưng trong ngoại giao là An Nam (sự yên ổn ở phương nam).
Sự kiện nhận thụ phong năm 1164 được đánh giá là thành công vượt bậc của ngoại giao triều Lý. Lần đầu tiên các hoàng đế Trung Quốc chính thức thừa nhận địa vị quốc gia của Việt (Đại Việt) chứ không còn là Quận nữa.
Thời nhà Mạc, Minh triều "hạ cấp" vua Mạc xuống làm An Nam Đô Thống sứ (1527 - 1593).
Khi người Pháp vào cai trị họ gọi ta là giống An Nam mít (Annamite). Sau này danh từ Annamite lại trở thành tính từ hàm ý chỉ sự dốt nát, cổ hủ, ưa mê tín, thích những điều nhảm nhí. Ví dụ câu: Đúng là cái dân An Nam mít! Đồ An Nam mít!
Trong lịch sử Việt Nam chỉ có Trịnh Tráng được phong làm An Nam phó vương. Trong nước, ông được vua Lê phong là Thanh Đô Vương khi chết được đặt thụy hiệu Nghị Vương, miếu hiệu Văn Tổ.
Đàng Ngoài, Đàng Trong (1558 - 1778) Đàng Ngoài còn được gọi là Vương quốc An Nam dưới sự cai trị của Lê Trịnh. Kinh đô Đàng Ngoài được gọi là Tonking (Đông Kinh).
Đàng Trong còn gọi là vương quốc Quảng Nam (Quảng Nam quốc), tên quốc tế là Cochinchina. Đây là vùng lãnh thổ do Chúa Nguyễn cai trị.
Chúa Nguyễn từng có ý định xưng Vương, tách ra khỏi Đại Việt (An Nam) tuy nhiên nhà Minh không tán đồng. Chúa Nguyễn vẫn phải nhận sắc phong và dùng niên hiệu của nhà Lê (Lê Trung Hưng). Về mặt lý thuyết, chính quyền chúa Nguyễn được coi là quan nhà Lê cai trị ở vùng đất phía Nam.
Một điều đặc biệt là cả ba dòng họ Lê, Trịnh, Nguyễn đều xuất xứ Thanh Hóa tức là dân Trại. Trại một nhà đã chia đôi thiên hạ! Nhóm Lê Trịnh bắc tiến và bị Kinh hóa vận hành quốc gia theo kiểu China, tự gọi Kinh đô của mình là Tràng An (hay Trường An). Dòng Trại họ Nguyễn Nam tiến và lập ra xứ Đàng Trong đa chủng tộc.
Phải đến năm 1802, quá trình tái thống nhất quốc gia mới được Gia Long hoàng đế hiện thực hóa. Mô hình một quốc gia hai chế độ đã không còn, gắn với đó là quốc hiệu Việt Nam.

https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3462429153836919

Tìm kiếm Blog này