Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (V)

Trên cơ sở những kết quả giúp Bạn đã đạt được trên các mặt công tác, ngày 14 tháng 7 năm 1982, Bộ Quốc phòng chỉ đạo rút một bộ phận Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia về nước. Đây là đợt rút quân đầu tiên theo Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ba nước Đông Dương lần thứ 6 diễn ra từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 6 năm 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh). Sư đoàn bộ binh 317 (Quân khu 7) và một số đơn vị hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia - được lệnh trở về Tổ quốc đã được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều phần thưởng cao quý1.
------------------------------------
1. Từ tháng 3 năm 1979 đến tháng 7 năm 1982, Sư đoàn 317 đánh 2.342 trận lớn nhỏ, loại khỏi chiến đấu 5.935 tên; giúp Bạn xây dựng 5 huyện, 79 xã, 669 ấp. Sư đoàn được Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia tặng Huân chương Bảo vệ hạng Nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Quân công hạng Nhất. 244 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công các loại.
--------------------------

Nhân chứng, tư liệu bổ sung:

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (IV)

Chương II.

SÁT CÁNH TRUY QUÉT TÀN QUÂN ĐỊCH. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1981 - 1985)

1. Giúp Bạn củng cố thế trận, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Cuối năm 1980, đầu năm 1981, sau hơn một năm rút lực lượng chủ lực còn lại lên đứng chân ở biên giới giáp Thái Lan, địch tiến hành củng cố, bổ sung thêm quân số trang bị cho các sư đoàn chủ lực. Chúng đưa một bộ phận lực lượng (khoảng 1/3 quân chủ lực) vào các địa bàn xung yếu của 7 tỉnh biên giới phía Tây nhằm xây dựng các "căn cứ lõm" trong dân, đồng thời đẩy mạnh hoạt động du kích ở 12 tỉnh nội địa.

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (III)

Ở hướng Quân khu 7, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc tổng tiến công, Quân khu được giao phụ trách địa bàn Báttambang - Xiêm Riệp và 4 tỉnh phía đông thủ đô Phnôm Pênh (Svâyriêng, Côngpông Chàm, Côngpông Thom, Krachiê). Trên địa bàn này, Khơme đỏ đã tập hợp tàn quân với khoảng từ 22.000 đến 25.000 quân, phân bố trên các địa bàn như sau: - Xiêm Riệp khoảng 6.000 quân, hoạt động tại các khu vực Ampin, núi Hồng, tây bắc Crolanh, Anlongveng.

Báttambang khoảng 8.000 quân ở Xixôphôn, Thơmapuốc, Poipét, Pailin, nam đường 10 và ven Biển Hồ.

- Bắc Côngpông Chàm, Côngpông Thom có khoảng 5.000 quân (gồm tàn quân ba sư đoàn 603, 280, 310 và lực lượng ba vùng 41, 42, 43).

- Các sở chỉ huy của Quân khu Trung tâm, Mặt trận đường 7, 2 sư đoàn mới thành lập (512, 515) tập hợp lại ở đông đường 6 dọc tuyến sông Chinít, sông Xan, tây núi Chi, tạo thành các cụm đóng quân từ 200 đến 1.000 tên.

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (II)

2. Cùng các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia giải phóng đất nước thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pôt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đến tháng 12 năm 1978, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Ta chẳng những đập tan các cuộc tấn công của địch, giữ vững địa bàn, mà còn giúp Bạn phát triển nhiều lực lượng, mở rộng địa bàn và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Quân Pôn Pốt tiếp tục lâm vào thế bị động phải đối phó cả ở ngoài biên giới và ở trong nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước trong nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở nhiều nơi đang chuyển thành cao trào dưới sự lãnh dạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Nhìn chung, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường phát triển thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia.

Tài liệu: Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại K (I)

Chương I

QUÂN TÌNH NGUYỆN VÀ CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VIỆT NAM GIÚP CÁCH MẠNG CAMPUCHIA GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC KHỎI CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1978-1980)

1. Quá trình hình thành các lực lượng vũ trang cách mạng và Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia chống chế độ diệt chủng Pôn Pốt.


Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (17-4-1975), nhân dân Campuchia hy vọng sẽ được sống độc lập, hoà bình và hoà hợp dân tộc để xây dựng đất nước. Nhưng cách mạng Campuchia đã bị lực lượng Khơme đỏ, do tập đoàn Pôn Pốt[1] - Iêng Xari đứng đầu phản bội. Đây là (.028) giai đoạn lịch sử đặc biệt: dân tộc Campuchia đứng trước thảm họa diệt chủng; đồng thời cũng hết sức khó khăn, phức tạp dối với các lực lượng yêu nước chân chính, nhất là lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.

Những thứ cần nếm trước khi chết ở Nha Trang

...
Những thứ cần nếm trước khi chết (1)
Nói vậy cho nó đao to búa lớn, hưởng ứng tinh thần ngày báo chí cách mệnh chứ thực ra tôi chỉ muốn viết về vài món ngon ở Nha Trang, những thứ mà từ phong vị riêng của nó cho đến cảm xúc của tôi, tôi đều trân trọng để riêng trong một ngăn ký ức. Vậy thì dễ cho bạn rồi, chỉ cần đến Nha Trang là bạn sẽ được nếm thử những món ăn mà tôi kể, chúng không cầu kỳ và khan hiếm, đầy ở Nha Trang, một thành phố duyên hải xinh đẹp trên một đất nước duyên hải xinh đẹp.
(Xin lưu ý là bài viết chỉ mang ý kiến chủ quan cá nhân, của một người con Nha Trang xa quê đã hơn 20 năm, không có nội dung quảng cáo.)
1.
Món đầu tiên tôi đã từng giới thiệu với bạn, đó là: Bánh Mì Nha Trang
2.
Đến Nha Trang phải uống café. Thực ra Nha Trang không trồng café, café ở Nha Trang cũng phải mua từ Ban Mê Thuột nên cách pha chế và hương vị cũng đậm đà như café Ban Mê. Nhưng tôi uống café Nha Trang nhiều nên tôi biết, café Nha Trang vẫn là thứ café ngon nhất thế giới vì nó được pha chế ở Nha Trang.

Bản đồ mại dâm thế giới & thực trạng ở một số nước


  Mời ông Dương Trung Quốc nhìn bản đồ:
 Màu đỏ: Mại dâm là bất hợp pháp. Trong số này có Hoa Kỳ (Bang duy nhất ở Mỹ là Nevada cho hợp pháp mại dâm), Nga, Trung Quốc và phần lớn các nước trên thế giới.

 Màu xanh lá cây: Mại dâm là hợp pháp và được quy định. Chỉ có 5 nước ở Bắc Âu là nước phát triển, 15 nước hợp pháp hóa mại dâm còn lại phần lớn đều là những nước ở Nam Mỹ, châu Phi, là những nghèo có pháp luật lỏng lẻo, tội phạm lũng đoạn chính quyền và nạn buôn người diễn ra công khai.

 Màu xanh nước biển: Mại dâm (trao đổi tình dục bằng tiền) là hợp pháp, nhưng các hoạt động có tổ chức (chẳng hạn như nhà thổ và môi giới) là bất hợp pháp, mại dâm không được quy định.

 Màu đen: Không có dữ liệu.

Tiền tiết kiệm “bốc hơi” sau 30 năm

06/11/2014 09:50 GMT+7
TT - Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng quyết định đi lãnh tiền. Tuy nhiên, kết quả bà nhận cuốn sổ không còn đồng nào.
Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.

Hoàng Sa mất - Tại ải tại ai?

Xem tranh cãi về việc Không quân VNCH có hay không khả năng phản công TQ để giành lại Hoàng Sa? Thợ cạo cho rằng mỗi bên đều có cái lý của mình, tuy nhiên nó chỉ là quyết tâm, kỷ thuật và chiến thuật.
Lịch sử ngày càng được phơi bày, một điều khá rõ là Trung Quốc đã hình thành âm mưu thôn tính từ trước và chuẩn bị kỹ càng công phu để đánh úp cụm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa do VNCH lúc ấy đang chiếm giữ. Ngược lại VNCH hoàn toàn bị động về chiến lược, không dự kiến trước tình huống nếu bị TQ đánh chiếm thì sẽ dùng chiến thuật nào để đối phó. Về phía VNDCCH không coi trọng sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không thấy hết quyền lợi giá trị sâu xa của quần đảo Hoàng Sa, bị mất về tay TQ thì chuyện lấy lại gần như không tưởng.

Các cường quốc đánh đổi cho nhau quyền lợi của quốc gia lệ thuộc âu cũng là chuyện xưa nay, tất nhiên nếu Mỹ không đi đêm với TQ thì TQ không dễ gì hốt gọn được Hoàng Sa. Nhưng đổ thừa Mỹ bán đứng, vì Mỹ mà VNCH mất Hoàng Sa thì chưa hẳn đúng.
Hãy đặt vấn đề, cho rằng VNCH đủ sức dùng không quân công kích tiêu diệt hải quân đối phương, hổ trợ hải quân nhà tái chiếm Hoàng sa thì việc gì sẽ xảy ra? Có thể VNCH sẽ làm được nhưng với tiềm lực của một siêu cường, làm sao TQ chịu nằm yên chấp nhận thua trận, mất đi miếng bánh béo bở vừa mới cướp được. Tất nhiện TQ sẽ huy động tối đa hải lục không quân đánh quân VNCH để giành lại. VNCH không có sự yểm trợ của Mỹ, chắc chắc rằng không đủ sức chịu nổi cuộc chiến mở rộng, kéo dài trên biển.

Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc

Nguyễn Hòa Bình (tổng hợp)
10:58' PM - Thứ tư, 30/04/2014
Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc...
Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.
Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.
Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.
Sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.
Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.

Tìm kiếm Blog này