Lịch sử ngày càng được phơi bày, một điều khá rõ là Trung Quốc đã hình
thành âm mưu thôn tính từ trước và chuẩn bị kỹ càng công phu để đánh úp
cụm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa do VNCH lúc ấy đang chiếm giữ. Ngược
lại VNCH hoàn toàn bị động về chiến lược, không dự kiến trước tình huống
nếu bị TQ đánh chiếm thì sẽ dùng chiến thuật nào để đối phó. Về phía
VNDCCH không coi trọng sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không thấy hết
quyền lợi giá trị sâu xa của quần đảo Hoàng Sa, bị mất về tay TQ thì
chuyện lấy lại gần như không tưởng.
Các cường quốc đánh đổi cho nhau quyền lợi của quốc gia lệ thuộc âu cũng
là chuyện xưa nay, tất nhiên nếu Mỹ không đi đêm với TQ thì TQ không dễ
gì hốt gọn được Hoàng Sa. Nhưng đổ thừa Mỹ bán đứng, vì Mỹ mà VNCH mất
Hoàng Sa thì chưa hẳn đúng.
Hãy đặt vấn đề, cho rằng VNCH đủ sức dùng không quân công kích tiêu diệt
hải quân đối phương, hổ trợ hải quân nhà tái chiếm Hoàng sa thì việc gì
sẽ xảy ra? Có thể VNCH sẽ làm được nhưng với tiềm lực của một siêu
cường, làm sao TQ chịu nằm yên chấp nhận thua trận, mất đi miếng bánh
béo bở vừa mới cướp được. Tất nhiện TQ sẽ huy động tối đa hải lục không
quân đánh quân VNCH để giành lại. VNCH không có sự yểm trợ của Mỹ, chắc
chắc rằng không đủ sức chịu nổi cuộc chiến mở rộng, kéo dài trên biển.
Nếu lúc ấy, VNCH liều lỉnh phản công TQ, tức là chấp nhận đơn độc đương
đầu trên hai mặt trận, đất liền và biển. Thắng TQ thì không có cửa nhưng
chắc chắn rằng Miền Bắc sẽ nuốt Miền Nam, thống nhất đất nước nhanh hơn
nữa chứ không phải đến năm 1975. Đó là gốc vấn đề, là nguyên nhân chính
mà Bộ chỉ huy quân lực VNCH cân nhắc, Tổng thống Thiệu đã quyết định bỏ
kế hoạch phản công TQ tái chiếm Hoàng Sa.
Túm lại, nói nôm na là anh em mãi oánh nhau giành quyền làm chủ giang
sơn nên thằng hảo háng hàng xóm nhân cơ hội đó mới cướp của nả ông bà để
lại ở bờ rào. Thằng em la làng, rượt theo thằng ăn trộm thì sợ thằng
anh hốt của trong nhà, còn thằng anh nín thinh không dám đòi vì đang cần
thằng kia để triệt thằng em.
Buồn ngàn năm...
Thợ cạo